Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

09/03/2019

Trung Quốc gia tăng nổ lực để kiểm soát toàn bộ Biển Đông

Tổng hợp

Trung Quốc huy động ngân quỹ để kiểm soát Biển Đông (VOA, 09/03/2019)

Các quan chức Bc Kinh được mong đi s ly ngân qu t các ngun phi quc phòng trong năm nay đ cng c kim soát quân s trong vùng Bin Đông có tranh chp sau khi Quc hi nước này đ xut gim chi tiêu quc phòng chính thc.

bien1

Hải quân Gii phóng quân Trung Quc tun tra trên đo Phú Lâm thuc qun đo Hoàng Sa

Trung Quốc s tăng ngân sách quc phòng lên 7,5% trong năm nay, theo báo cáo d tho ngân sách đ trình lên phiên hp Đi hi đi biu Nhân dân Toàn quc hôm 5/3. Vic tăng ngân sách này s đưa chi tiêu quốc phòng ca Trung Quc lên mc 177,6 t đô la. Ngân sách này tăng 8,1% hi năm ngoái.

Nhất quán vi tp quán trước đây, chính quyn s bo v và có kh năng s m rng s hin din quân s áp đo ca h trên Bin Đông bng cách huy đng ngân qu ca các cơ quan dân s và thm chí ca các công ty tư nhân, các hc gi cho biết.

"Sự bành trướng ca Trung Quc Bin Đông là mt n lc toàn din", Oh Ei Sun, nghiên cu viên cao cp ti Vin Quan h Quc tế Singapore, nói. "Nó liên quan đến quân đi nhưng cũng có phần ca khu vc tư".

"Do đó chúng ta có thể thy s st gim nh trong các hot đng thun là quân s nhưng các n lc đòi ch quyn mt phm vi rng ln trên Bin Đông thì tôi nghĩ là s vn din ra", ông nói.

Các học gi cho biết Hi quân ca Gii phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã đưa vic kim soát Bin Đông thành mt ưu tiên vi s lượng tàu ca h đã tăng t 512 trong năm 2012 lên 714 tàu vào thi đim hin nay.

Và hải quân Trung Quc đã được h tr. Tp đoàn Du khí Hi dương Quc gia (CNOOC) đã hỗ tr cho tuyên b ch quyn ca Bc Kinh vi vic khoan thăm dò nhng vùng bin có tranh chp vi Vit Nam, và các công ty tư nhân có tr s Trung Quc đã bi đp đo đ giúp chính ph có ch đng trên nhng bãi cát không th nào cư trú được.

Hai năm trước, Vin Nghiên cu Thanh hc thuc Vin hàn lâm Khoa hc Trung Quc và Đi hc Đng Tế Thượng Hi nói rng h s xây dng ‘mng lưới quan sát dài hn’ cho Bin Đông và Bin Đông Trung Hoa. CNOOC và Cc Đa chn Trung Quc cũng tham gia vào các cuộc thảo lun v mng lưới vn s chia s d liu vi các nước khác. D án này s cng c cơ s pháp lý cho tuyên b ch quyn trên bin ca Trung Quc, các nhà phân tích cho biết.

"Giải phóng quân Nhân dân Trung Quc điu hành các doanh nghip tích lũy thu nhập đ mua các sn phm quân s và các ngun thu nhp khác có th được ly t b khoa hc đ h có th thc hin kho sát dưới danh nghĩa ngoi giao khoa hc", ông Stephen Nagy, giáo sư quan h quc tế ti Đi hc Công giáo Quc tế Tokyo, cho biết.

Rất nhiều d án xây dng cơ s h tng ca quân đi Trung Quc ‘được phác tho đ có công dng kép và ly tin t các ngân qu phi quc phòng đa phương và quc gia,’ theo mt nghiên cu ca Vin Nghiên cu Chiến lược Quc tế. Các đơn v phi quc phòng phi hoàn trả chi phí cu tr thiên tai cho b quc phòng, nghiên cu cho biết.

Chính phủ Trung Quc s bán trái phiếu ca B Tài chính Hoa Kỳ nếu h cn thêm tin, ông Termsak Chalermpalanupap, nhà nghiên cu thuc Vin nghiên cu Đông nam Á Yusof Ishak Singapore, cho biết.

*******************

Một loạt sự việc sau vụ 'Trung Quốc vây bãi cát' gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa (BBC, 08/03/2019)

Sau vụ đảo Thị Tứ ở bị thuyền Trung Quốc chặn lối vào, phát biểu mới nhất của Hoa Kỳ về hiệp ước phòng thủ chung đã gây ra phản ứng từ chính Philippines vì ngại kéo vào xung đột với Trung Quốc.

bien2

Tháng 12/2015 : người Philippines xếp hình thành dòng chữ 'CHINA OUT' Trung Quốc hãy cút đi - trên bãi cát ở đảo Thị Tứ

Phát biểu ở Manila hôm 1/03/2019 bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Teodoro Locsin, Bộ trưởng Mike Pompeo của Hoa Kỳ đã nói :

"Mọi tấn công vũ trang vào quân lực Philippines, máy bay, tàu thuyền của nhà nước ở Biển Nam Trung Hoa sẽ kích hoạt các trách nhiệm trong Điều 4, Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng".

Phát biểu này được nêu ra không lâu sau khi có tin tàu thuyền Trung Quốc "ào vào" đảo Thị Tứ, điều mà Philippines nói là không phải sự thật.

Tuy nhiên, trước đó, ông Roberto del Mundo, thị trưởng Kalayaan có quyền quản trị Thị Tứ, cho hay các tàu thuyền Trung Quốc "đuổi tàu cá Philippines ra khỏi một bãi cạn bên ngoài đảo, cách 3 km, trong khoảng thời gian cả tháng 1 và 2".

Philippines nói việc này "chưa tới mức quấy rối" nhưng phía TQ đã chặn lối vào điểm mà ngư dân Philippines coi là nơi đánh cá của họ.

Nhưng ông Pompeo đã tranh thủ chuyến thăm Philippines, sau khi rời Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Triều, để nói thẳng rằng "việc xây cất của Trung Quốc trên các đảo là đang đe dọa chủ quyền Philippines".

Lời ông Pompeo được cho là chuyển biến quan trọng trong cách nhìn của Hoa Kỳ về tranh chấp Biển Đông.

Hồi 2018, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó của Mỹ, ông James Mattis từ chối xác nhận đảm bảo an ninh cho Philippines ở mức mà ông Pompeo nêu ra.

Tuy thế, chính Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lại nói hôm 05/03 rằng Hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ cần được xem lại.

ABS-CBN TV đưa tin ông Delfin Lorenzana nói về hiệp ước có 67 năm qua rằng nó "có thể gây hiểu nhầm và hỗn loạn khi có khủng hoảng".

bien3

Xây cất của Trung Quốc trên Đá Subi, cách đảo Thị Tứ không xa

Bộ trưởng Ngoại giao Locsin cũng nói chính việc Hoa Kỳ "đưa ngày càng nhiều chiến hạm qua lại vùng Biển Tây Philippine nên họ sẽ nhiều khả năng dính líu vào chiến tranh mà chúng ta không hề muốn".

Nhưng nếu hiệp ước quốc phòng đẩy Philippines "can dự vào cuộc chiến có nổ súng (shooting war)" thì đó là điều nước này không mong muốn, ông nói.

Được biết hôm 04/03, hai pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ từ Guam lại bay vào Biển Đông và tới gần các đảo tranh chấp.

Lần cuối Hoa Kỳ cử B-52 vào vùng này là tháng 11/2018.

Đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ -Thái Bình Dương nói quân lực Hoa Kỳ quan sát thấy nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ và máy bay ném bom hơn so với năm ngoái trong vùng biển tranh chấp.

Vụ việc quanh Đảo Thị Tứ

Theo trang Rappler của Philippines (06/03/2019), đánh giá của giới quan sát hồi đầu năm nói hàng chục tàu 'dân quân' Trung Quốc tiến vào vùng gần đảo Thị Tứ (Thitu, hay Pag-asa) ở vùng Biển Tây Philippine trong Biển Đông.

bien4

Philippines muốn xây sửa đường băng trên đảo Thị Tứ

Các thuyền Trung Quốc có lúc lên tới 95 chiếc, có lúc rút xuống 24 chiếc, và họ tiến vào sau khi Philippines bắt đầu xây cất trên hòn đảo này.

Các thông tin trên do chương trình 'Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) thuộc Viện nghiên cứu quốc tế chiến lược CSIS ở Washington công bố.

Các thuyền TQ bắt đầu có mặt ở khoảng giữa Đá Subi và đảo Thị Tứ (diện tích 37km vuông) từ tháng 7/2018.

Nhưng đỉnh cao là tháng 12/2018, khi "có 95 thuyền TQ xuất hiện hôm 20/12, và giảm xuống 42 thuyền vào ngày 26/01", theo AMTI mà trang Rappler trích dẫn.

Theo AMTI, đây là hoạt động đáp trả việc Philippines sửa chữa đường băng trên đảo Thị Tứ, nơi có vài trăm dân thường sinh sống cùng một đơn vị quân đội, từ tháng 5/2018.

bien5

Thuyền nhỏ của Philippines bên ngoài đảo Thị Tứ - ảnh tư liệu

Được biết công tác này sẽ chỉ hoàn tất "trong phần đầu năm 2019", theo trang Daily Inquirer của Philippines trích Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana hôm 04/02.

Hiện chưa rõ là các thuyền 'dân quân' của Trung Quốc còn ở quanh đảo Thị Tứ hay không.

Hôm 05/03, báo Úc vẫn có bài nói về "chiêu bài dùng dân quân cướp đảo mới nhất của Trung Quốc" để nói về việc này.

Bài 'China's latest island grab : Fishing 'militia' makes move on sandbars around Philippines' Thitu Island' nhắc lại các vụ việc lấn và xây cất vùng đảo TQ thực hiện từ những năm qua và đặt câu chuyện Thị Tứ vào bối cảnh Quốc hội Trung Quốc họp tuần này ở Bắc Kinh.

Một quan chức cao cấp TQ phát biểu ở Bắc Kinh rằng "bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không phải là đe dọa cho nước khác", theo bài của AFP trên ABC.

Cũng trong năm 2019, các nước trong vùng tiếp tục đầu tư vào hải quân và nhất là hạm đội tàu ngầm dù không nói thẳng là vì vấn đề Biển Đông.

Trong tháng 2/2019, Úc ký với Pháp hợp đồng đóng 12 tàu ngầm động cơ diesel, trị giá 35 tỷ USD.

Cùng tháng, Singapore nhận một trong bốn tàu ngầm Type 212 từ Đức và Ấn Độ sắp ký với Nga hợp đồng 3 tỷ USD thuê tàu ngầm lớp Akula.

Báo chí Việt Nam

Truyền thông Việt Nam trong dịp này cũng xuất hiện một số tin bài liên quan đến các diễn biến mới nhất về Biển Đông.

Báo Tuổi Trẻ Online hôm 07/3 đưa tin về cuộc họp liên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Philippines gần nhất và cho hay :

"Tại cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam - Philippines ở Manila ngày 6-3, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Lopez Locsin và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi và chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông".

Và báo tờ này đưa thêm một số chi tiết bình luận về bối cảnh và liên quan chủ quyền của Việt Nam với hòn đảo :

"Cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông có dấu hiệu quay trở lại những ngày qua, trong đó có những tin đồn liên quan đến đảo Thị Tứ.

"Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng phi pháp".

Trước đó, hôm 06/3, Dân Trí trong bài báo đưa tin về cuộc họp giữa lãnh đạo ngành ngoại giao hai nước thành viên Asean này cho biết thêm một số chi tiết :

"Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin, ngày 6/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm Philippines và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam - Philippines.

"Hai bên trao đổi sâu và cùng chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp, kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả".

***********************

Biển Đông : Malaysia-Philippines kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa bình (RFI, 08/03/2019)

Biển Đông là một trong những điểm được đề cập trong chuyến thăm Philippines của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Trong cuộc họp song phương ở phủ tổng thống Malacañang ngày 07/03/2019, lãnh đạo hai nước kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, dựa trên quy tắc, đồng thời hứa bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

bien6

Tổng thống Philippines Duterte (trái) và thủ tướng Malaysia Mahathir tại Manila, ngày 07/03/2019. Reuters/Eloisa Lopez

Theo trang Manila Bulletin, thông cáo chung của lãnh đạo hai nước cũng nhấn mạnh đến "việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong nỗ lực thúc đẩy an ninh và hợp tác hàng hải, xây dựng niềm tin, sự tin cậy giữa các bên liên quan".

Ngoài ra, thủ tướng Malaysia và tổng thống Philippines cũng "bày tỏ hy vọng của chính phủ hai nước về một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) hiệu quả ở Biển Đông". Văn kiện này vẫn đang được các nước ASEAN và Trung Quốc đàm phán.

Lãnh đạo hai nước đều đồng ý rằng các tranh chấp về lãnh thổ và quyền tài phán cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, và phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

Mahathir : Trung Quốc cần xác định lại yêu sách ở Biển Đông

Tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông hàng hải, không bị cản trở tại vùng Biển Đông tiếp tục được thủ tướng Malaysia nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn đài ABS-CBN tại Manila ngày 07/08.

Ông Mahathir Mohamad cho rằng Bắc Kinh nên xác định lại "cái gọi là quyền sở hữu" của họ ở Biển Đông để các nước trong khu vực, cũng đang đòi hỏi chủ quyền, có thể thu lợi trong vùng biển giầu tài nguyên này. Theo ông, nếu không có hạn chế và trừng phạt, thì "các yêu sách của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến chúng tôi(Malaysia)".

Thu Hằng

Quay lại trang chủ
Read 553 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)