Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

27/03/2019

Mở rộng đường lưỡi bò, khai trừ Mạnh Hoàng Vĩ, nhà tù Tân Cương

Tổng hợp

Bắc Kinh có ý định mở rộng đòi hỏi chủ quyền bên ngoài đường lưỡi bò ở Biển Đông (RFA, 27/03/2019)

Trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ hôm 21/3 có bài viết nhận định Trung Quốc có khả năng sớm tuyên bố đường cơ sở thẳng qua toàn bộ các thực thể ở Biển Đông bất chấp luật quốc tế.

tq1

Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông - AFP

Trang AMTI viết rằng "Trung Quốc không hề che giấu ý định cuối cùng sẽ tuyên bố đường cơ sở thẳng quanh phần còn lại của những thực thể tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa".

Đường cơ sở được các quốc gia ven biển áp dụng để xác định vị trí và chiều rộng của các vùng biển để từ đó xác định chủ quyền trên biển căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Hiện khu vực Biển Đông cùng các thực thể tại đây là vùng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Theo AMTI, từ năm 1996, Trung Quốc đã tuyên bố một loạt đường cơ sở thẳng qua quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm được từ Việt Nam vào năm 1974. Đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tuyên bố ở khu vực quần đảo này khiến Trung Quốc mở rộng phần lãnh hải qua việc áp dụng đường cơ sở thẳng đối với toàn bộ các thực thể thuộc quần đảo, thay vì vẽ riêng với từng thực thể như quy định của luật quốc tế. Không những thế, Trung Quốc cũng tuyên bố tất cả vùng nước phía trong của những đường cơ sở thẳng này là vùng nội thủy của Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc khẳng định các tàu thuyền và máy bay nước ngoài không có quyền đi qua vùng nước và vùng trời khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả khi ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo.

Hoa Kỳ sau đó đã tuyên bố phản đối Trung Quốc. Philippines và Việt Nam cũng phản đối.

Hoa Kỳ lập luận rằng, theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), các nước ven biển như Trung Quốc không được áp dụng đường cơ sở thẳng. Đường này chỉ có thể áp dụng với các quốc đảo như Philippines và Indonesia. Vào năm 2016, sau khi có phán quyết của tòa Trọng Tài quốc tế về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông, Hoa Kỳ cũng một lần nữa khẳng định lập trường của mình về đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc đưa ra.

Theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, việc áp dụng đường cơ sở thẳng của Trung Quốc cũng không được chấp nhận. Không những thế, phán quyết của tòa còn quy định các phân khúc đường cơ sở không thể dài quá 100 miles và tỷ lệ vùng nước và đất trong đường cơ sở không thể vượt quá 9/1. Tuy nhiên đường cơ sở mà Trung Quốc vẽ ra ở Hoàng Sa dù không quá 100 miles nhưng lại có tỷ lệ là 1.891/1, theo AMTI.

Vào tháng 7/2016, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế và một lần nữa khẳng định chính sách của nước này từ năm 1958 là áp dụng đường cơ sở thẳng đối với tất cả các khu vực Dongsha Qundao (hay còn gọi là Pratas), Xisha Qundao (Hoàng Sa), Zhongsha Qundao (bãi cạn Scarborough và bãi Macclesfield), Nansha Qundao (Trường Sa), cùng tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc.

AMTI dự đoán có thể có 4 khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra đường cơ sở thẳng đối với phần còn lại của Biên Đông như sau :

Khả năng 1 : Trung Quốc sẽ phớt lờ tất cả các quy định trong UNCLOS và bao gồm tất cả các thực thể ở Quần đảo Trường Sa vào đường cơ sở của mình, tức là bao gồm cả Trường Sa, bãi Luconia và James Shoal của Malaysia và Vanguard Bank, cùng những thực thể nửa chìm nửa nổi thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Khả năng 2 : Trung Quốc sẽ bao gồm tất cả quần đảo Trường Sa vào các phân khúc của đường cơ sở với chiều dài lớn hơn 100 miles.

Khả năng 3 : Trung Quốc sẽ vẽ các đường cơ sở quanh các thực thể nổi và bãi cạn lúc chim lúc nổi.

Khả năng 4 : Trung Quốc sẽ bao gồm chỉ những nhóm thực thể nổi trong các đường cơ sở.

Theo AMTI, động cơ để Trung Quốc tueyen bố đường cơ sở thẳng ở quần đảo Trường Sa là để gia tăng đòi hỏi chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa đối với các thực thể, dù phán quyết của Tòa Trọng tại quốc tế trước đó xác định các thực thể này khong phải là các đảo để có thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Nói tóm lại, dù với khả năng nào thì với đường cơ sở thẳng, đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này đã vẽ ra trên biển trước đó.

*******************

Đảng Cộng sản Trung Quốc khai trừ cựu lãnh đạo Interpol Mạnh Hoành Vĩ (VOA, 27/03/2019)

Trung Quốc khai tr khỏi Đng Cng sn và truy t cu giám đc Interpol, ông Mnh Hoành Vĩ, đng thi bãi nhim ông khi các chc v công quyn, cơ quan chng tham nhũng ca Trung Quc cho biết hôm th Tư 27/3.

tq2

Ông Mạnh Hoành Vĩ khi còn là Giám đc Interpol, 8/5/2018

Ông Mạnh ch là mt trong s ngày càng nhiu quan chc Trung Quc b bt trong chiến dch chng tham nhũng ca Ch tch Tp Cn Bình. Nhng người ch trích cho rng chiến dch này đang được s dng như mt cách đ loi b các k thù chính tr.

Trong một tuyên bố, y ban k lut ca Đng Cng sn nêu ra các ti trng và hành đng pháp lý áp dng vi ông Mnh, bao gm : ông Mnh vi phm pháp lut, không thc hin các quyết đnh ca đng ; ông b cáo buc là nhn hi l và s dng các khon tin đó đ chi tr cho "lối sng xa hoa" ca gia đình ông ; ông còn b cáo buc là lm dng chc v đ làm li cho v và đm bo công vic cho bà ; bin pháp áp dng là tch thu "thu nhp bt hp pháp" ca ông và bãi nhim ông khi chc th trưởng công an.

Hồi mùa thu năm ngoái, ông Mạnh mt tích sau khi đi t Pháp v Trung Quc. Ngay sau đó, chính quyn Trung Quc thông báo cho Interpol rng ông Mnh t chc giám đc Interpol và b cáo buc v ti nhn hi l. Ông Mnh tr thành người Trung Quc đu tiên lãnh đo t chc cnh sát quốc tế sau khi ông thăng tiến qua hàng ngũ b máy an ninh ca Trung Quc.

n mt triu quan chc Trung Quc đã b kết án trong khuôn kh mt chiến dch chng tham nhũng quy mô đã kéo dài 6 năm qua, t khi ông Tp Cn Bình lên nhm chc Ch tch. Trong khi Bắc Kinh tuyên b chiến dch này là mt cách thc đ xóa s các hot đng ti phm, các nhà phân tích li cho rng chiến dch này cũng đang b s dng đ loi b các đi th chính tr ca ông Tp.

(DW, Financial Times)

**********************

Tân Cương : Cứ 6 người dân, có 1 người bị đi cải tạo (RFI, 26/03/2019)

"Công lý cho người Duy Ngô Nhĩ", "Chấm dứt diệt chủng"… Sau cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm Chủ nhật, hôm qua thứ Hai 25/03/2019, ngày chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chính thức viếng thăm nước Pháp, đến lượt khoảng mấy trăm người Duy Ngô Nhĩ xuống đường để đòi hỏi vấn đề nhân quyền ở Tân Cương phải được nêu ra với ông Tập Cận Bình.

tq3

Người Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động biểu tình trước tháp Eiffel, Paris ngày 25/06/2019 phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Reuters/Benoit Tessier

Tháng Năm năm ngoái, sau khi tiến hành một cuộc điều tra công phu trong một thời gian dài, ông Adrian Zenz, chuyên gia người Đức về Tân Cương, đã ước tính khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở "khu tự trị" phía tây Trung Quốc đã bị tống giam, trong khuôn khổ một chiến dịch "cải tạo về chính trị" được đưa ra vào năm 2017. Phân tích của ông được củng cố với nhiều nhân chứng.Ngay cả một số ngôi sao như Ablajan Awut (được coi là Justin Bieber của người Duy Ngô Nhĩ) và cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Erfan Hezim cũng bị "mất tích".

Tuần trước tại Genève, trong một cuộc hội thảo được tổ chức bên lề Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà nghiên cứu Adrian Zenz đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng bắt người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo đã tăng lên rất nhanh trong năm 2018, cho rằng đây là một sự "diệt chủng về văn hóa".

Bắc Kinh biện minh đó là những chương trình "huấn nghệ", "tiêu diệt tư tưởng cực đoan". Theo Trung Quốc, đã có "12.995 kẻ khủng bố" bị bắt giữ trong những năm gần đây, "30.645 người bị trừng phạt vì các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp".

Chuyên gia : Số người Duy Ngô Nhĩ bị cải tạo đã lên đến 1,5 triệu

Trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức nước Pháp, chuyên gia Adrian Zenz khi trả lời phỏng vấn báo Libération đã lấy làm tiếc rằng Paris đã không tham dự hội nghị ở Genève.

Libération : Theo ước lượng của ông, hiện nay có khoảng 1,5 triệu người Hồi giáo bị giam giữ tại Tân Cương. Ông dựa trên cơ sở nào để đưa ra con số đó ?

Adrian Zenz : Dựa theo rất nhiều dữ liệu có sẵn trên mạng (văn bản chính thức, số liệu thống kê, thông tin kỹ thuật và kinh tế, thông cáo tuyển dụng, những hình ảnh vệ tinh…). Tất cả đều cho thấy việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ tăng nhanh trong năm 2018. Số lượng các trại cải tạo đã tăng lên rất nhiều, và chi tiêu cho những hoạt động của nhà tù, trại cải tạo chính trị đã cao gấp bốn lần. Tình hình này giúp tôi có thể ước lượng được tỉ lệ : cứ sáu người dân ở Tân Cương thì có một người bị bắt đi cải tạo, và tất cả các gia đình đều có người bị giam cầm như thế.

Những người có đến Tân Cương trong những tháng gần đây khẳng định các cửa tiệm, đường phố dường như vắng bóng người dân, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 45. Một số người bị giam trong các điều kiện tệ hại, như đã có một số bằng chứng về tra tấn.

Libération : Cầu thủ nổi tiếng gốc Duy Ngô Nhĩ Erfan Hezim sau nhiều tháng mất tích đã xuất hiện trở lại. Như vậy đã có những người được trả tự do ?

Adrian Zenz : Theo tuyên bố của một quan chức Trung Quốc tuần trước, có thể hy vọng sẽ diễn ra một đợt tha tù. Nhưng những trường hợp như vậy khá hiếm hoi. Những người được ra khỏi trại cải tạo thường bị quản thúc tại gia hay bị cưỡng bức lao động, thường là trong các nhà máy dệt may. Chính quyền cam đoan những người này được trả lương tương xứng. Tuy nhiên đã có nhiều lời chứng cho thấy điều kiện làm việc hầu như là nô lệ, bị hạn chế tối đa tự do, chẳng hạn mỗi tháng chỉ được nghỉ mỗi một ngày.

Libération : Cộng đồng quốc tế chừng như chưa nhận định được tầm vóc của hiện tượng. Điều này sẽ thay đổi chăng ?

Adrian Zenz : Trong một thời gian dài, có rất ít phản ứng, do kiểm duyệt của Bắc Kinh. Nhưng còn vì các nước phương Tây lo ngại sẽ không nhận được vốn đầu tư từ Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn còn có những lá bài đối với Châu Âu, và nhiều "đồng minh" trên thế giới. Nhưng trước những nhân chứng và các bằng cớ ngày càng chồng chất, thế giới phương Tây bắt đầu thức tỉnh.

Trong hội nghị ở Genève, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Hà Lan và Canada đã lại đòi hỏi Trung Quốc để cho một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương. Tiếc rằng Pháp không tham gia hội nghị này, mặc dù có rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Pháp. Một số người tị nạn Duy Ngô Nhĩ sau khi đi Trung Quốc đã biến mất hẳn, không thấy quay lại Pháp, số khác thì thân nhân bị giam cầm.

Libération : Ông giải thích thế nào về sự im lặng của thế giới Hồi giáo ?

Adrian Zenz : Hồi tháng Hai, Thổ Nhĩ Kỳ đã tố cáo việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ – một dân tộc theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ - là "nỗi nhục cho nhân loại". Nhưng đây chỉ là một ngoại lệ. Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thậm chí vừa mới cảm ơn Trung Quốc đã "chăm sóc rất tốt người Hồi giáo". Đây không hẳn là vì lý do kinh tế : đa số các quốc gia Hồi giáo là các nước độc tài, hoặc bản thân có những vấn đề riêng về nhân quyền.

Libération : Nhiều trẻ em mà cha mẹ bị đi cải tạo bị đưa vào trại mồ côi, tại đó các em bị tẩy não…

Adrian Zenz : Hiện có rất ít thông tin về điều này. Tuy nhiên bộ máy tuyên truyền Trung Quốc khoe khoang rằng các trẻ em "được cho vào trường nội trú" để "không bị ảnh hưởng bởi các phụ huynh cực đoan". Mục đích là nhằm tiêu diệt nền văn hóa và ngôn ngữ của cả một dân tộc, và kiểm soát hoàn toàn về ý thức hệ. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, thậm chí những người Duy Ngô Nhĩ đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo cũng bị đi cải tạo. Và cho dù Hồi giáo cực đoan cũng có hiện diện tại Tân Cương, nhưng ít quan trọng hơn rất nhiều so với những gì chính quyền Bắc Kinh khẳng định.

Libération : Tân Cương là một phòng thí nghiệm để thử nghiệm các công nghệ kiểm soát dân chúng ?

Adrian Zenz : Vâng, những công nghệ tiên tiến mà công an sử dụng để giám sát và dùng cho việc tẩy não có thể được áp dụng cho các khu vực khác ở Trung Quốc, nơi có những mầm mống kháng cự chống lại đảng Cộng Sản. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng khi tấn công vào văn hóa và tín ngưỡng, thì sẽ phản tác dụng, có thể làm tăng lên những dạng thức chống đối mang tính bạo lực.

Libération : Chưa chính phủ nào đòi trừng phạt Bắc Kinh vì đàn áp Tân Cương

Adrian Zenz : Trong nỗ lực đồng hóa, còn có những chiến dịch mang tên "Thăm viếng nhân dân", "Trở nên người thân trong gia đình". Khoảng một triệu cán bộ đảng đến ở trong các gia đình Hồi giáo nhiều ngày. Trên các tấm ảnh tuyên truyền, có thể thấy cán bộ "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với dân Tân Cương. Đôi khi chỉ có phụ nữ trong nhà vì người chồng đã bị đưa vào trại cải tạo. Để không bị chụp mũ "cực đoan", họ đành phải cố tỏ ra tươi cười, uống bia, ăn thịt heo.

Axel Jumahong, người gốc Duy Ngô Nhĩ, chủ một cửa hàng nữ trang ở Paris, khi về thăm Tân Cương cũng bị sách nhiễu, bị buộc lấy mẫu ADN dù đã mang quốc tịch Pháp. Ông kể : "Thật kinh khủng, chúng tôi phải làm tất cả những điều mà người Hồi giáo không thích. Từ Hotan cho đến Kashgar, khắp nơi đầy những nhà thổ và cơ sở mát-xa Trung Quốc, rất dễ dính SIDA. Cocain, bạch phiến, ma túy đá…được bán tự do cho cả học sinh trung học".

...Chưa có chính phủ nào công khai nêu ra khả năng trừng phạt quốc tế đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Theo nhà Trung Quốc học Marie Holzman, tình trạng này khiến người ta nhớ lại thời kỳ đen tối của cuộc "Cách mạng văn hóa" do Mao Trạch Đông tung ra năm 1966.

Bà nói : "Tất cả đều ít nhiều bị trói tay bởi tiền của Trung Quốc. Từ sau cái chết trong tù của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba vào mùa hè năm ngoái, nhà cầm quyền Bắc Kinh chừng như càng phóng tay đàn áp. Gần như đây là việc diệt chủng, Hán hóa người Duy Ngô Nhĩ. Nghị Viện Châu Âu đã lên tiếng tố cáo, nhưng ai sẽ quan tâm đến ?"

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 497 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)