Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

24/04/2019

Kim Jong-un tìm gặp Putin để nhờ giúp giải quyết bế tắc

Tổng hợp

Kim Jong-un đến Nga họp thượng đỉnh với tổng thống Putin (RFI, 24/04/2019)

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un hôm 24/04/2019 đến vùng Viễn Đông của Nga để gặp gỡ tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên. Đang trong ngõ cụt ngoại giao với Washington, Bình Nhưỡng muốn xích lại gần đồng minh cũ Moskva.

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được đón tiếp tại nhà ga Vladivostok, miền Viễn Đông Nga, ngày 24/04/2019. Reuters/Shamil Zhumatov

Sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội, đây là lần đầu tiên Kim Jong-un đi gặp một nguyên thủ nước khác. Chuyến tàu đặc biệt của lãnh tụ Bình Nhưỡng dừng lại trước nhà ga Vladivostok vào 8 giờ sáng (giờ GMT) ngày 24/4. Ông Kim được trải thảm đỏ đón tiếp, với các quan chức Nga và ban quân nhạc, những phụ nữ mặc trang phục dân tộc tặng bánh mì và muối theo truyền thống. Cờ Nga và Bắc Triều Tiên được treo đầy trên đảo Rousski đối diện với cảng Vladivostok, nơi diễn ra cuộc họp.

Theo hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA, ngoại trưởng Ri Yong Ho tháp tùng ông Kim khẳng định quan điểm của Bình Nhưỡng "không hề thay đổi" sau thượng đỉnh ở Hà Nội. Điện Kremlin cho biết sau khi hai nguyên thủ gặp gỡ, sẽ có một cuộc họp mở rộng, tuy nhiên dự kiện không có thông cáo chung hay một thỏa thuận nào được ký kết.

Sau nhiều lần ông Putin đưa ra lời mời, Kim Jong-un giờ đây mới đáp ứng. Kể từ tháng 3/2018, ông Kim đã bốn lần gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ba lần gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và hai lần gặp tổng thống Mỹ Donald Trump.

Quan hệ Bình Nhưỡng - Moskva có từ thời Liên Xô cũ : chính Moskva đã đưa ông nội của Kim Jong-un (Kim Chính Ân) là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) lên cầm quyền, tích cực ủng hộ Bắc Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Kim Il-sung đã lợi dụng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Liên Xô để có được sự nhượng bộ của hai láng giềng hùng mạnh. Những năm gần đây, Bắc Kinh lợi dụng việc Bình Nhưỡng nguội lạnh với Moskva để gia tăng ảnh hưởng, trở thành đồng minh thân cận nhất đồng thời là đối tác thương mại hàng đầu.

Ngay sau khi đắc cử tổng thống, ông Vladimir Putin đã tìm cách bình thường hóa quan hệ Nga-Triều, và đã ba lần gặp Kim Jong-il (Kim Chính Nhật), cha của Kim Jong-un.

Nhà thương thuyết chính về nguyên tử Bắc Triều Tiên bị cách chức

Reuters ngày 24/4 dẫn tin từ Yonhap cho biết, ông Kim Yong-chol, cánh tay mặt của Kim Jong-un, đứng đầu bộ phận phụ trách đàm phán với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, không còn giữ chức vụ này. Kim Yong-chol lâu nay là người đối thoại chính của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và đóng vai trò chính trong việc tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai ở Hà Nội.

Thụy My

******************

Thượng đỉnh Nga–Triều : Kim Jong-un thêm một lần phá thế cô lập (RFI, 24/04/2019)

Hôm 24/04/2019, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Vladivostock, thành phố viễn đông của nước Nga để gặp tổng thống Vladimir Putin vào ngày mai. Cuộc gặp thượng đỉnh mang nhiều mục tiêu cho cả Matxcova và Bình Nhưỡng. Một trong những mục tiêu của Bình Nhưỡng là tăng cường quan hệ kinh tế với Matxcova, thoát khỏi vòng vây cấm vận kinh tế của quốc tế trong lúc mà quan hệ ngoại giao với Washington bế tắc.

kim2

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un nói chuyển với thống đốc vùng Primorsky Oleg Kozhemyako khi ông đến nhà ga Vladivostok ở miền viễn đông Nga ngày 24/04/2019. Reuters/Shamil Zhumatov

Ý đồ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Bắc Triều Tiên-Nga này đã được thông báo chỉ vài ngày sau khi thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội thất bại cùng với những nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm thoát khỏi cấm vận kinh tế bị Washington dập tắt.

Cải thiện kinh tế đất nước vẫn luôn là mối quan tâm đầu tiên của lãnh đạo Bắc Triều Tiên và ông đã nhìn thấy ở nước Nga lúc này một lối thoát khả dĩ nhất. Bởi lẽ mỗi khi đề cập đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, Kremlin và cá nhân tổng thống Nga Putin luôn tỏ lập trường phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế với Bình Nhưỡng. Vậy Kim Jong-un đến Nga với mối quan tâm chính nào ?

Theo cách ví của AFP thì ông Kim Jong-un lần đầu tiên đến Nga gặp ông Putin, nhưng ông không phải là người Bắc Triều Tiên duy nhất có mặt ở Nga, đất nước đang sử dụng hàng chục nghìn lao động Bắc Triều Tiên giá rẻ nhưng lại là một nguồn thu ngoại tệ lớn cho Bình Nhưỡng từ lâu nay.

Đó chính là một trong mối quan tâm chính của chủ tịch Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Putin trong vài giờ ngày mai.

AFP dẫn các số liệu chính thức của Nga, hơn 10.000 lao động Triều Tiên hiện vẫn đang làm việc ở Nga, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác gỗ và mỏ hay xây dựng trong vùng Viễn Đông, và họ sẽ phải về nước vào cuối năm nay theo nghị quyết 2397 của Liên Hiệp Quốc tháng 12/2017 về cấm vận Bắc Triều Tiên. Nghị quyết Liên Hiệp Quốc gia hạn 2 năm để các lao động Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài phải về nước. Đội ngũ nhân công này – trước đây được thống kê vào khoảng 50.000 người – cung cấp cho Bình Nhưỡng một nguồn thu mà giới chức Mỹ ước tính lên đến hàng trăm triệu đô la. Đây là một khoản ngoại tệ không nhỏ cho Bình Nhưỡng.

Tuần trước, một số quan chức Bình Nhưỡng đã lên tiếng đề nghị Matxcova tiếp tục sử dụng nhân công Bắc Triều Tiên hiện làm việc ở Nga sau hạn chót lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Nga vốn thường xuyên ủng hộ nới lỏng trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên, hơn nữa đây là nguồn nhân lực rẻ tiền. Nhà nghiên cứu Ahn Chan Il tại Hàn Quốc, bản thân từng đào thoát khỏi miền Bắc, nhận định : "Moskva có thế có những mục tiêu dài hạn. Quan trọng trước mắt là tiếp cận nguồn nhân lực Bắc Triều Tiên rẻ tiền trước tính đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thậm chí các dự án lớn, nếu một khi lệnh trừng phạt được gỡ bỏ".

Gần đây, nhiều quan chức Nga đã thi thoảng nhắc tới các dự án lớn – trong đó có các tuyến đường sắt tới Châu Âu, đường ống dẫn dầu khí trên Bán đảo Triều Tiên, dù tất cả chỉ là trong tương lai nhưng sẽ thành hiện thực nếu Nga tạo điều kiện cho các nhu cầu cấp bách của Kim Jong-un lúc này là cải thiện kinh tế cho đất nước.

Trên bán đảo Triều Tiên thì miền Bắc là nơi tập trung nhiều khoáng sản tài nguyên hơn miền Nam. Hiện tại trao đổi với Trung Quốc chiếm tới 90% quan hệ buôn bán quốc tế của Bắc Triều Tiên. Nga chưa có được dấu ấn lớn, tỷ trọng quan hệ buôn bán với láng giềng Bắc Triều Tiên vẫn chỉ ở mức vài chục triệu đô la. Nhưng trái lại, trước khi có lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc, Nga là nguồn nhập khẩu năng lượng quan trọng của Bắc Triều Tiên. Mátxcova từ lâu đã có tham vọng mượn bán đảo Triều Tiên để chuyển khí đốt sang Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí cả tới Đài Loan. Năm 2011, cha của lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay, Kim Jong-il đã tới Siberi gặp tổng thống Nga lúc bấy giờ là Dmitri Medvedev thảo luận về một dự án ống dẫn khí và đường dây tải điện xuyên quốc gia. Nhưng ông Kim Jong-il đã qua đời sau đó 3 tháng và các dự án đó bị bỏ rơi.

Các đây hơn 1 năm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã có bước đột phá ngoại giao ngoạn mục để thoát khỏi cô lập quốc tế và bắt tay với Hàn Quốc, đồng thời mở cửa đối thoại phi hạt nhân hóa với Washington và thắt chặt quan hệ với Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc dù là đồng minh cận kề lâu năm, nhưng đang bị chi phối bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bình Nhưỡng không khỏi lo lắng khi bị phụ thuộc vào nước láng giềng lớn này. Mục tiêu hòa giải, hợp tác làm ăn liên Triều, hướng tới một tương lai thống nhất 2 miền thì vấp phải quan hệ liên minh quân sự Mỹ-Hàn. Seoul sẽ không bao giờ dám vượt qua lệnh cấm vận miền Bắc nếu chưa có đèn xanh của Mỹ.

Chọn hướng nước Nga lúc này có thể là một giải pháp một lần nữa giúp Bình Nhưỡng thoát thế cô lập và nếu thành công thì có khi đó lại là một áp lực trở lại với nước Mỹ của tổng thống Trump trong các cuộc đàm phán hạt nhân tương lai.

Anh Vũ

*********************

Ông Kim Jong-un tới Nga gặp Tổng thống Putin (VOA, 23/04/2019)

Chủ tch Triu Tiên Kim Jong-un s thăm Nga đ tham d cuc gp thượng đnh vi Tng thng Vladimir Putin, truyn thông Bc Hàn mi xác nhn.

kim3

Bức ảnh ghép Tổng thống Putin và Chủ tịch Kim Jong-un.

Reuters cho rằng vi chuyến công du Nga này, ông Kim đang tìm cách cng c s hu thun ca nước ngoài cho các kế hoạch phát trin kinh tế vì vic đ v cuc hp thượng đnh vi M hi tháng Hai Hà Ni dn ti đình tr đàm phán vi Washington v chuyn ni lng các bin pháp trng pht.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA nói rng chuyến thăm s "sm" din ra, nhưng không cho biết c th v thi gian hoc đa đim.

Trong khi đó, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói vi các phóng viên hôm 22/4 rng ông Putin s gp ông Kim vào cui tháng Tư.

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quc, người ta đã nhìn thy ông Kim Chang Son, tr lý chính ca ông Kim Jong-un, ti Vladivostok hôm 21/4, dn ti đn đoán rng hi ngh thượng đnh gia hai người s được t chc ti thành ph này vào khong thi gian t ngày 24 tới 25/4.

NK News, một nhóm theo dõi Triu Tiên, đăng các hình nh trên trang web hôm 22/4, cho thy các công nhân treo c Nga và Triu Tiên ti Đi hc Far Eastern Federal Vladivostok.

Reuters dẫn li giáo sư Artyom Lukin ti đi hc này nói rng sau thất bi ngoi giao ti hi ngh thượng đnh vi Tng thng Trump Hà Ni, ông Kim nhiu kh năng mun chng t rng ông vn được các nhà lãnh đo khác trên thế gii tìm ti và rng ông có nhiu s la chn khác.

Mai Vân

Quay lại trang chủ
Read 555 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)