Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

04/05/2019

Trung Quốc : quyền đánh cá, con đường tơ lụa mới, Tân Cương

Tổng hợp

 Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông (RFA, 04/05/2019)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 4/5 lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông được áp dụng từ ngày 1/5 đến ngày 16/8/2019.

danhca1

Hình minh hoạ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại Hà Nội - AFP

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý à bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982", bà Hằng được truyền thông trong nước trích lời cho biết.

Trước đó, Tân Hoa Xã loan tin cho biết từ ngày 1/5, Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một loạt các vùng biển bao gồm Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông từ bắc vĩ tuyến 12. Tân Hoa Xã cho hay lệnh cấm sẽ được thực thi nghiêm ngặt trong 24 giờ một ngày.

Đây là lệnh cấm được Trung Quốc áp dụng vào hè hàng năm từ năm 1999 trở lại đây với lý do để bảo vệ sự phát triển của nguồn cá.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và không làm phương hại đến chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của các nước có lien quan.

"Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quàn đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam tren các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế", bà Hằng nói.

Người phát ngôn BNG cũng khẳng định lệnh cấm của Trung Quốc đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông được ASEAN và Trung Quốc ký vào năm 2002 (DOC).

Biển Đông là vùng nước tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trung Quốc là nước đòi phần lớn chủ quyền tại vùng nước này với đường đứt khúc 9 đoạn. Toà Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường đứt khúc này.

******************

Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông (VOA, 02/05/2019)

Trung Quốc va ra lnh cm đánh bt cá trong thi gian hơn 3 tháng mùa hè Bin Đông, bao gm c qun đo Hoàng Sa và mt phn Vnh Bc B ca Vit Nam.

tq3

Trung Quốc va ra lnh cm đánh bt cá trong thi gian hơn 3 tháng mùa hè Bin Đông.

Bộ Nông nghip Trung Quốc bt đu thc thi lnh cm đánh bt cá trên Bin Đông bt đu t ngày 1/5 đến ngày 16/8, trong phm vi t 12 đ vĩ Bc tr lên.

Trang South China Morning Post dẫn ngun tin t truyn thông Trung Quc cho biết, theo lnh cm này, các tàu đánh cá trong và ngoài nước s b lc lượng bo v b bin Trung Quc giám sát 24/24 v mi hành vi vi phm.

Trang VnExpress cho biết thi gian và đa đim cm đánh bt cá năm nay ca Trung Quc được đưa ra ging năm ngoái. "Trung Quc ngang nhiên áp dng lnh cm này với ngư dân trong nước và ngư dân nước khác, tuyên b s tăng cường tàu chp pháp giám sát hai ti ba ln mt ngày đ bt và x pht các trường hp b coi là vi phm", trang VnExpress cho biết.

Hàng năm từ năm 1999 đến nay, Trung Quc đu đơn phương ban hành lệnh cm đánh bt cá trên Bin Đông, nơi nước này ngang nhiên tuyên b ch quyn bng "đường 9 đon" bt chp s phn đi ca Vit Nam và các nước trong khu vc.

Vào mùa hè năm ngoái, sau khi Trung Quốc đưa ra lnh cm đánh bt cá Bin Đông, người phát ngôn Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng đã lên tiếng phn đi và kiên quyết bác b quyết đnh đơn phương này ca phía Trung Quc, cho rng quy chế này "xâm phm ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, vi phm các quyn và li ích pháp lý của Vit Nam".

******************

Trung Quốc trọng thị nước nào, qua tường thuật báo chí ? (BBC, 02/05/2019)

BBC Monitoring tìm hiểu thái độ trọng thị hay không của Trung Quốc với các nước, thể hiện qua tường thuật của truyền thông nhà nước về diễn đàn Cấp cao Hợp tác quốc tế "Một vành đai, một con đường".

tq4

Tổng thống Nga Vladimir Putin được Trung Quốc trọng thị

37 nước đã tham dự diễn đàn lần thứ hai, bế mạc tại Bắc Kinh hôm 27/4.

Trong số lãnh đạo đến Bắc Kinh có tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Italy Giuseppe Conte.

Với Trung Quốc, hai người này có mặt là rất quan trọng.

Truyền thông nhà nước dành nhiều dòng về hai nhân vật này, ca ngợi quan hệ truyền thống Nga - Trung, và khen ngợi Rome đồng ý tham gia sáng kiến.

Ngược lại, Anh chỉ gửi bộ trưởng tài chính Philip Hammond, và ông này bị báo chí Trung Quốc thờ ơ.

Tường thuật lớn về Nga

Bài báo nổi nhất về ông Putin đưa ra ngày 27/4. Bức hình ông bắt tay ông Tập Cận Bình được in trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, tờ báo cao nhất trong đảng cộng sản.

Đây là ưu tiên đặc biệt cho lãnh đạo nước ngoài, vì Nhân dân Nhật báo thường chỉ đăng hình Tập Cận Bình nổi bật một mình trên trang nhất.

Ông Putin không chỉ lên trang nhất, ông còn xuất hiện cả trong trang hai.

Trong bài báo, chủ tịch Tập tặng bằng tiến sĩ danh dự của đại học Thanh Hoa cho tổng thống Nga.

Diễn văn của ông Tập gọi ông Putin là "lão bằng hữu".

tq5

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte dự hội nghị

Italy là bạn mới

Hồi tháng Ba, Trung Quốc có thành công khi Italy là nước đầu tiên trong G7 ủng hộ dự án.

Truyền thông Trung Quốc, tại hội nghị, cũng tập trung vào Italy, với hình ông Conte gặp ông Tập được in trong trang hai Nhân dân Nhật báo, một ngày sau Putin.

Tập trung vào Tập Cận Bình

Theo dân mạng xã hội ở Hong Kong và Đài Loan, tên ông Tập được nhắc 15 lần trong các dòng tít phụ trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo hôm 26/4, khi hội nghị khai mạc.

Tờ báo này tường thuật chi tiết ông Tập đã gặp các lãnh đạo nước ngoài hôm đó.

Tờ báo nêu danh sách các nước, xếp theo thứ tự quan trọng về mặt biên tập cho tờ báo.

Đó là : Mông Cổ, Serbia, Kenya, Uzbekistan, Philippines, Cyprus, Belarus, Ai Cập, UAE, Việt Nam, Hungary, Malaysia, Papua New Guinea và Indonesia.

Còn trong trang hai cũng cùng ấn bản, gương mặt ông Tập xuất hiện trong 13 tấm hình bắt tay các lãnh đạo.

Ai bị thờ ơ ?

Một số lãnh đạo Châu Âu gặp ông Tập trong các ngày sau.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa và Tổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer có cuộc gặp ngày 29/4, ba ngày sau khi Tập gặp Putin.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng gặp ông Tập ngày 29/4.

Bộ trưởng tài chính Anh Philip Hammond không gặp ông Tập.

*******************

HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ giám sát người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 02/05/2019)

Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để giám sát những hành động "hoàn toàn hợp pháp" của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

tq6

Công an Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước một người Duy Ngô Nhĩ, trong lúc lực lượng an ninh theo dõi các hoạt động trên đường phố ở Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 24/03/2017.© Reuters/Thomas Peter/File Photo

Bắc Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh "đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai", tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các "trung tâm huấn nghệ", chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.

Xếp loại 36 cách ứng xử khác nhau

Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.

Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên "Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc", Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 782 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)