Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

28/03/2017

Biển Đông : Bắc Kinh không ngần ngại để lộ ý gian

tổng hợp

Trung Quốc sắp hoàn tất các đường băng ở Trường Sa (RFA, 28/03/2017)

Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng 3 sân bay để đáp các máy bay chiến đấu ở khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Một báo cáo của Minh bạch Hàng hải thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Hoa Kỳ, được công bố vào ngày 27 tháng 3, nhận định như vừa nêu.

bd1

Các cơ sở Trung Quốc xây trên bãi Chữ Thập do Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Hoa Kỳ chụp qua vệ tinh hôm 9/3/2017. Photo courtesy of csis.org

Báo cáo của CSIS dựa vào những bức hình vệ tinh chụp được và đi đến kết luận các đường băng, nhà vòm chứa máy bay, khu vực đặt radar và công trình để tên lửa đất đối không kiên cố đã hoàn tất hoặc gần hoàn tất.

Các cơ sở này được xây dựng trên ba bãi đá là Subi, Vành khăn và Chữ Thập. Việt Nam hiện đòi chủ quyền đối với toàn bộ các bãi này.

Theo báo cáo, tại mỗi đảo, Trung Quốc đã xây dựng đủ số nhà vòm bằng bê tông có thể chứa đến 24 phản lực cơ chiến đấu và 4 hoặc 5 máy bay loại lớn hơn như máy bay ném bom hoặc máy bay cảnh báo sớm.

Hiện Trung Quốc đang sử dụng một sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại đây hơn một năm qua, Trung Quốc cho bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 ; và ít nhất một lần đưa tên lửa hành trình chống tàu thuyền đến đảo này.

CSIS cho rằng các đường băng và các thiết bị hiện đại cùng giàn radar mà Trung Quốc lắp đặt tại Trường Sa và Hoàng Sa sẽ cho phép quân đội Trung Quốc hoạt động gần như trên toàn bộ biển Đông. Các cơ sở mới ở Trường Sa cũng cho phép nước này triển khai các vũ khí quân sự bao gồm máy bay chiến đấu, giàn phóng tên lửa di động đến quần đảo Trường Sa vào bất cứ lúc nào.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về báo cáo mới này của CSIS.

Trước đó Trung Quốc đã phủ nhận những cáo buộc từ Hoa Kỳ cho rằng nước này đang quân sự hóa khu vực biển Đông. Hồi tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng các thiết bị quân sự được đặt trên các đảo là để đảm bảo tự do hàng hải.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vào ngày 28 tháng 3 nói rằng bà không biết chi tiết báo cáo của CSIS nhưng vẫn khẳng định quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền Trung Quốc cho nên Trung Quốc có toàn quyền trong việc triển khai các vũ khí phòng vệ ra các đảo.

**********************

Trung Quốc 'sắp xây xong các đảo nhân tạo' (BBC, 28/03/2017)

Phúc trình của một viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho hay Trung Quốc đã gần hoàn tất việc xây dựng trên ba đảo nhân tạo ở Biển Đông, cho phép triển khai máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác.

bd2

Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, sau khi phân tích các hình ảnh từ vệ tinh mới nhất, đã kết luận rằng trên các đảo đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, Trung Quốc đã xây xong hoặc sắp xong đường băng, nhà để máy bay, cơ sở radar và kho chứa hỏa tiễn đất đối không.

Phúc trình ra hôm thứ Hai 27/3 dường như là chỉ dấu rõ ràng nhất từ trước nay về việc Trung Quốc thông qua việc xây dựng cải tạo đảo đang củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Các đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập đều thuộc quần đảo Trường Sa và đều bị bốn bên tranh chấp là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, nhưng do Trung Quốc kiểm soát.

Trên các đảo đá này, theo CSIS, Trung Quốc đã xây dựng mỗi nơi đủ nhà chứa cho 24 chiến đấu cơ và bốn chiếc máy bay cỡ lớn hơn như máy bay ném bom hoặc máy bay cảnh báo sớm.

Cơ sở tương tự đã được thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt tên lửa đất đối không di động HQ-9 hơn một năm nay, và ít nhất một lần đã phóng tên lửa hành trình chống hạm.

Các cơ sở và thiết bị tân tiến trên các đảo nhân tạo này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông.

Phúc trình của CSIS viết : "Bắc Kinh nay có thể chuyển vũ khí khí tài, kể cả phi cơ chiến đấu và dàn phóng hỏa tiễn di động, tới Trường Sa bất cứ lúc nào".

Kế hoạch xây dựng bảy đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc đã gặp chỉ trích từ Hoa Kỳ và một số nước khác, vốn cho là Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông và thay đổi hiện trạng địa lý để củng cố chủ quyền.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, nói là chỉ xây dựng với mục đích hòa bình, nhất là để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền lưu thông qua khu vực này.

Bắc Kinh cũng nhiều lần cam kết tự do hàng hải đối với tàu bè các nước đi qua Biển Đông.

Tháng trước Ngoại trưởng Trung Quốc nói nước này và khối Asean đã đạt được dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, nhưng chưa thấy nước Asean nào phản ứng đồng ý hay bác bỏ.

*************************

AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa

bd3

Ảnh vệ tinh do AMTI công bố ngày 14/03/2017 cho thấy các căn cứ mà Trung Quốc xây dựng trên đá Subi, Trường Sa, Biển Đông - MANDATORY CREDIT CSIS/AMTI DigitalGlobe/Handout via REUTERS

Kế hoạch của Trung Quốc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần như hoàn tất. Bắc Kinh có thể bố trí máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Trên đây là nhận định của một cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington công bố hôm thứ Hai 27/03/2017.

Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều "ăng-ten" ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi . Như vậy, Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ đại pháo cho đến tên lửa ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Greg Poling, với hai "ăng-ten" mới này, Trung Quốc chuẩn bị các động thái mới trong nay mai.

Tại hai quần đảo tranh đoạt với Việt Nam và Philippines, Bắc Kinh đã xây dựng xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc. Bốn tiền đồn này, với phi đạo và ra-đa cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông.

Từ một năm nay, Trung Quốc bố trí tên lửa phòng không HQ-9 ở Phú Lâm và ít nhất một lần đưa tên lửa chống hạm ra đảo này. Vệ tinh còn phát hiện các cơ sở có mái che "đóng mở" ở ba đảo Chữ Thập và Subi và Vành Khăn, bảo vệ các dàn tên lửa di động. Đảo Chữ Thập còn có cơ sở đủ lớn để chứa 24 máy bay quân sự.

Được Reuters đặt câu hỏi, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ, Gary Ross từ chối bình luận các thông tin này, viện lý do Lầu Năm Góc không bình luận "tin tình báo".

Tuần qua, khi thăm viếng Úc, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vẫn tuyên bố "không có ý đồ quân sự hóa Biển Đông" mà chỉ muốn "bảo vệ lưu thông hàng hải quốc tế".

Tú Anh

***********************

Trung Quốc sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người (RFI, 28/03/2017)

bd4

Lính Hải quân của khu trục hạm Trung Quốc "Ích Dương - Yancheng" lúc cập bến San Diego, California, Mỹ, trong 6 ngày viếng thăm vào tháng 12/2016. Bill Wechter / AFP

Theo tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Quốc có kế hoạch tăng lực lượng hải quân từ 20.000 lên 100.000 quân. Tờ báo dẫn một nguồn tin nội bộ ẩn danh và các chuyên gia được phỏng vấn, lực lượng này có thể trú đóng ở nước ngoài, trong đó có cảng Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, và Gwadar, ở miền tây nam Pakistan.

Hải quân Trung Quốc đang dần mở rộng tầm vóc trong những năm gần đây. Vùng hoạt động cũng được dần dà trải rộng ra, từ các hoạt động ở vùng duyên hải Trung Quốc – trong đó có việc bảo việc lợi ích của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông và Biển Đông, chuẩn bị cho khả năng đổ bộ tấn công Đài Loan – cho đến những nhiệm vụ mang tính toàn cầu.

"Hải quân Trung Quốc có thể được tăng lên đến 100.000 quân, gồm sáu lữ đoàn trong thời gian tới, để hoàn thành các nhiệm vụ mới của đất nước chúng tôi" - một nguồn tin nói với South China Morning Post. Nguồn tin này cũng cho biết hai lữ đoàn tác chiến đã sẵn sàng được điều sang hải quân, làm tăng quân số của hai lữ đoàn đang thiếu người từ 12.000 lên 20.000.

Mỗi lữ đoàn hải quân được chia làm một trung đoàn thiết giáp và hai tiểu đoàn lính thủy. Lữ đoàn được trang bị xe tăng lội nước ZBD05 và xe tăng trang bị pháo tự hành ZLT05. Loại ZBD05 được cho là một trong những kiểu chiến xa lội nước nhanh nhất, có thể chạy đến 45 km/h trên biển.

The Diplomat dẫn trang tin chuyên về quốc phòng IHS Jane’s cho biết, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cũng có thể xem xét trang bị cho các lữ đoàn hải quân loại chiến xa lội nước Norinco ZTL-11 trang bị súng cối 105 ly, có thể mang theo hỏa tiễn chống tăng tầm bắn 5.000 mét, tấn công được trực thăng bay thấp.

Trung Quốc đang chuẩn bị tăng lực lượng cơ giới thủy quân lục chiến (AMID) từ hai lên bốn lữ đoàn, tức từ 30.000 lên 60.000 quân. Mỗi lữ đoàn được trang bị đến 300 thiết giáp và xe lội nước, trong đó có ZBD05 và ZLT05, cũng như các chiến xa hạng nặng đầy đủ trang thiết bị.

Tuy nhiên hiện hải quân và thủy quân lục chiến chưa có hệ thống chỉ huy chung.

Trong khi Trung Quốc có thể tăng cường hai lực lượng này, điểm yếu nhất vẫn là năng lực vận chuyển lính thủy đánh bộ. Theo ước lượng của RAND Corporation, quân đội Trung Quốc có thể huy động 89 tàu đổ bộ trong năm 2017, kể cả năm chiếc tàu đổ bộ cấp Ngọc Châu (Yuzhao) Type 071, cho đến hai chiếc tàu đổ bộ lớn hơn cấp Tây Sa (Xisha) Type 081.

Tàu Type 071 có thể vận chuyển đến 600 quân và từ 15 đến 20 xe bọc thép, còn Type 081 loại lớn nhất chở được 900 đến 1.100 lính thủy và 30 đến 40 thiết giáp (cùng với 8 trực thăng). RAND ước lượng tổng năng lực vận chuyển một chiều của Trung Quốc đến cuối năm 2017 là 2,7 sư đoàn hay khoảng 40.000 quân.

Tuy nhiên, ước tính này dựa trên kịch bản xâm lược Đài Loan, không áp dụng cho việc triển khai các đơn vị hải quân rộng rãi hơn trên toàn cầu. Dù vậy, đến giai đoạn này Trung Quốc chắc chắn có khả năng tiến hành thành công các chiến dịch đổ bộ lên những hòn đảo có diện tích trung bình tại Biển Đông, hoặc xa hơn nữa.

Thụy My

********************

Trung Quốc đề xuất cơ chế khu vực mới cho các nước ven Biển Đông (VOA, 28/03/2017)

bd5

Thứ trưởng Ngoi giao Trung Quc Lưu Chn Dân (nh tư liu, 2016)

Hôm thứ By, ti Din đàn v châu Á t chc ti thành ph Bác Ngao, tnh Hi Nam, Th trưởng Ngoi giao Trung Quc Lưu Chn Dân hi thúc các quc gia ven Bin Đông thiết lp mt cơ chế hp tác mi.

Tân Hoa Xã dẫn li ông Lưu phát biu : "Cơ chế này s là nền tảng đ tăng cường s tin tưởng ln nhau, tăng cường hp tác và chia s li ích trong khi không can thip vào vn đ ca mi quc gia".

Vẫn theo Tân Hoa Xã, ông Lưu cho rng : "Điu đó s đóng góp cho nhng trao đi trong các lĩnh vc như phòng chng thiên tai, cứu h hàng hi, bo v môi trường, đa dng sinh hc, nghiên cu khoa hc và an toàn hàng hi".

Ông Lưu nhn mnh là cơ chế được đ xut s "b sung" cho các mi quan h khu vc hin hu. Đáng chú ý, cơ chế này s nm ngoài khuôn kh Hip hi Các Quc gia Đông Nam Á và các din đàn đa phương hin có gia Trung Quc và ASEAN, k c Tuyên b v Cách ng x ca các Bên Bin Đông (DOC) năm 2002.

Đáng chú ý, ông Lưu không nêu rõ cơ chế mà ông đ xut s có bt kỳ vai trò gì trong vic giúp gii quyết tranh chp hay không. Tân Hoa Xã cn thn lưu ý rng đ xut ca ông Lưu vn có nghĩa là "các tranh chp v lãnh th và quyn tài phán" cn được gii quyết "thông qua tham vn và đàm phán gia các nước trc tiếp liên quan" – đó là quan đim ca Trung Quc by lâu nay v Bin Đông.

Hiện chưa rõ liu đ xut ca ông Lưu có gây được s chú ý ca quc gia Đông Nam Á nào hay không, đc bit là các nước có tranh chấp Bin Đông như Vit Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Hoa Kỳ dưới thi tng thng Donald J. Trump dường như ít quan tâm hơn đến các vn đ ca Đông Nam Á, so vi chính quyn ca Tng thng tin nhim Barack Obama.

Theo The Diplomat, Tân Hoa Xã

Quay lại trang chủ
Read 671 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)