Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

31/03/2017

Hàn quốc : quyền tư pháp được tuyệt đối tôn trọng

Tổng hợp

Bắt bà Park Geun-hye và bài toán kiểm soát quyền lực (GDVN, 31/03/2017

Đây chỉ là giọt nước tràn ly, ung nhọt tới ngày phải vỡ trong câu chuyện kiểm soát quyền lực.

Sáng sớm ngày 31/3, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bị bắt sau khi Tòa án Quận trung tâm Seoul phê chuẩn lệnh bắt theo yêu cầu của các Công tố viên, với cáo buộc hàng loạt tội danh : đòi hối lộ, lạm dụng quyền lực, lộ bí mật quốc gia...

Bước ngoặt mới đối mặt với vòng lao lý ập đến chỉ 3 tuần sau khi bà Park Geun-hye bị phế truất chức vụ Tổng thống bằng phán quyết luận tội lịch sử của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, và cũng chỉ vỏn vẹn 10 ngày sau khi bị thẩm vấn.

Korea Times ngày 31/3 cho biết, với quyết định bị bắt sáng nay, bà Park Geun-hye đã trở thành cựu Tổng thống Hàn Quốc thứ 3 bị bắt, sau cựu Tổng thống Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan những năm 1990.

Các Công tố viên cáo buộc bà Park Geun-hye thông đồng với bạn thân Choi Soon-sil để buộc hàng chục tập đoàn kinh tế phải "tặng" tổng cộng 70 triệu USD cho 2 cơ sở đáng ngờ, Mir và K-Sports đều được điều khiển bởi Choi Soon-sil.

park1

Bà Park Geun-hye bị bắt và áp giải đến trại giam sáng sớm hôm nay 31/3, ảnh : Korea Times.

Bà Park Geun-hye bị buộc tội có dính lứu đến một "danh sách đen" hơn 9000 nghệ sĩ, nhà văn, nhà làm phim và các ngôi sao trong làng giải trí Hàn Quốc chỉ trích chính phủ của bà, cấm các cơ quan chính phủ hỗ trợ tài chính cho các đối tượng trong "danh sách đen".

Các Công tố viên cáo buộc cựu Tổng thống đã lạm dụng quyền lực, gây sức ép cho các phụ tá phải sa thải các quan chức Bộ Văn hóa nào phản đối các biện pháp phân biệt đối xử với những người trong "danh sách đen".

Park Geun-hye cũng bị cáo buộc can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động quản lý doanh nghiệp của các tập đoàn như Hyundai Motor, POSCO và KT bằng cách gây sức ép họ phải ký hợp đồng với các công ty của Choi Soon-sil [1].

Bình luận đáng chú ý từ Thời báo Hoàn Cầu

Thời báo Hoàn Cầu ngày 31/3 có bài xã luận bình luận về sự kiện bà Park Geun-hye bị bắt. Một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc này bình luận :

"Park Geun-hye chỉ trong chớp mắt từ Tổng thống Hàn Quốc biến thành nghi phạm, là minh chứng nữa cho lời nguyền 'kết cục khó có hậu' của lãnh đạo quốc gia này.

Từ năm 1948 đến trước khi bà Park Geun-hye lên nắm quyền, Hàn Quốc đã trải qua 10 đời Tổng thống.

Trong số đó 3 người bị lật đổ, 1 người bị ám sát, 1 người tự tử vì bị điều tra, 2 người bị phạt tù sau được ân xá, 3 người còn lại uy tín cũng thấp vì cáo buộc để gia đình, quyến thuộc nhận hối lộ.

Đời Tổng thống nào gần như cũng xảy chuyện, vài vị Tổng thống những năm gần đây đại đa số đều không chống lại được sự thẩm tra nghiêm minh của pháp luật, điều này đã dẫn đến hai phán doán khác nhau về giá trị quan :

Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, đến Tổng thống còn bị pháp luật truy tố khi phạm tội, đó là thắng lợi của dân chủ. Đó là minh chứng cho thấy ý chí dân chủ của Hàn Quốc rất lớn mạnh.

Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, dân chủ ở Hàn Quốc đã vận hành không tốt, hàng loạt vấn đề xã hội lớn như giới tài phiệt thao túng kinh tế - chính trị, đã không giải quyết được.

Chính vì vậy Tổng thống mới trở thành "dê tế thần", tạo nên vòng xoáy không lối thoát.

Hàn Quốc là xã hội mà của cải tập trung cao độ vào một nhóm người. Đại bộ phận GDP của quốc gia này đến từ 10 doanh nghiệp hàng đầu, gọi là các chaebol.

Hoạt động phân phối lợi ích thương mại bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cấu kết giữa thương gia và chính quyền. 

Trong bối cảnh chưa có những cải cách triệt để tầm quốc gia, xử phạt Tổng thống trở thành một biện pháp đề "xì" áp lực dư luận xã hội.

Các quan chức cấp cao Hàn Quốc rất ít bị giám sát bởi các cơ chế mang tính thể chế, điều này mới khiến cho Choi Soon-sil can thiệp chính sự, lũng đoạn suốt một thời gian dài mà không có sự can thiệp nào mang tính thể chế.

Xã hội Hàn Quốc không chỉ cần một phán quyết với bà Park Geun-hye, mà cần cái lớn hơn là kiểm soát quyền lực, cải cách sâu sắc mối quan hệ giữa quan chức với thương gia" [2].

Cái kết tất yếu của việc buông lỏng kiểm soát quyền lực

park2

2 cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan phải hầu tòa trong phiên tòa ngày 26/8/1996, ảnh : Korea Times.

Góc nhìn và ẩn ý của Thời báo Hoàn Cầu khi bàn về thể chế chính trị Hàn Quốc xin được gác lại một bên, qua một vài nhận xét trích dẫn phía trên, người viết nhận thấy :

Những nhận định của tờ báo này về việc kiểm soát quyền lực, đặc biệt là quan hệ đan xen phức tạp giữa chính khách với doanh nhân là một bài toán, một chủ đề nóng của không chỉ xứ sở kim chi, mà còn đặt ra với không ít quốc gia, dân tộc khác.

Cá nhân người viết cho rằng, đây là những thách thức mang tính sống còn không chỉ với số phận chính trị của một chính khách, mà còn với tương lai của cả một quốc gia.

Theo dòng sự kiện được Korea Times thống kê lại các sự kiện dẫn đến việc bà Park Geun-hye bị bắt giữ, thì khởi đầu của bi kịch là vụ đài truyền hình JTBC ngày 24/10/2016 công bố một máy tính bảng của Choi Soon-sil.

Máy tính bảng này cho thấy bà Choi Soon-sil đã chỉnh sửa các bài phát biểu của Tổng thống Park Geun-hye [3], mọi việc bắt đầu vỡ lở và ngày càng tồi tệ từ đây. 

Tuy nhiên, người viết đồng tình với Thời báo Hoàn Cầu ở nhận định, đây chỉ là giọt nước tràn ly, ung nhọt tới ngày phải vỡ trong câu chuyện kiểm soát quyền lực.

Kết cục bà Park Geun-hye phải đối mặt hôm nay, có nguồn gốc từ quyết định của cha mình từ mấy chục năm trước. Theo Wikipedia :

"Sau cuộc binh biến năm 1961, Tổng thống Park Chung Hee quyết định cải tạo tình trạng nghèo nàn của đất nước bằng một công cuộc công nghiệp hóa thần tốc thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có sẵn – các chaebol. 

Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển công nghiệp, chaebol thực hiện các kế hoạch này. Để các chaebol yên tâm thực thi nhiệm vụ, chính phủ chủ động cho các chaebol vay với lãi suất rất thấp thông qua các ngân hàng nhà nước.

Các ngân hàng quốc doanh còn được lệnh phải bảo lãnh nợ nước ngoài cho các chaebol, để họ có thể vừa thoải mái tiếp cận nguồn tín dụng trong nước, vừa "vô tư" đi vay nợ nước ngoài. 

Tổng thống Park cũng giảm thuế đánh vào các chaebol, đặc biệt là các công ty xây dựng, khi chính phủ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc" [4].

Vai trò trụ cột của các chaebol trong việc biến nền kinh tế Hàn Quốc từ nghèo nàn lạc hậu thành con rồng Châu Á là không thể phủ nhận, thậm chí nó trở thành đặc trưng của kinh tế - chính trị Hàn Quốc đương đại.

Nhưng mặt trái của việc tập trung nguồn lực quốc gia vào một số tập đoàn mà không có cơ chế giám sát, quản lý quyền lực hiệu quả đã đến lúc phải trả giá.

Nếu so sánh về xuất phát điểm nền kinh tế cũng như những bối cảnh địa chính trị phức tạp, thì có lẽ Hàn Quốc và Đài Loan không khác nhau là bao. Ngày nay, cả hai đều trở thành "con rồng Châu Á" về kinh tế.

Tuy nhiên Đài Loan không dựa trên các trùm tài phiệt hay còn gọi là các chaebol như Hàn Quốc, sự tăng trưởng của nền kinh tế Đài Loan [5] bền vững và ổn định hơn Hàn Quốc.

Bắt bà Park Geun-hye là sự kết thúc khủng hoảng hay mới chỉ khởi đầu ?

Đoạn kết bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu đặt ra thật đáng suy ngẫm :

"Bất luận bà Park Geun-hye có bị phạt tù hay không, hoặc sẽ phải ngồi tù bao nhiêu năm, rất có khả năng sự kiện bà bị phế truất và truy tố sẽ được người ta nhớ kỹ như dấu mốc của một thời đại đặc thù ở Đông Bắc Á.

Hiện tại câu hỏi đặt ra là, liệu sự kiện bà Park Geun-hye có phải dấu chấm hết cho những biến động trên bán đảo Triều Tiên, hay đây mới chỉ là sự bắt đầu của một thời kỳ bất ổn mới ?" [2].

Cá nhân người viết cho rằng, tác động của sự kiện cựu Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất và truy tố có lẽ chủ yếu giới hạn trong phạm vi chính trường Hàn Quốc.

Còn bán đảo Triều Tiên là bàn cờ chính trị của các siêu cường, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ so găng, mà Hàn Quốc hay Triều Tiên chưa chắc đã có thể nắm quyền chủ động.

Tuy nhiên, bất cứ chính khách nào kế tục bà Park Geun-hye trở thành Tổng thống chính thức thứ 12 của Hàn Quốc cũng cần phải giải quyết điểm yếu mấu chốt mang tính thể chế, đó là kiểm soát quyền lực, nếu không muốn bi kịch tái diễn.

Tất nhiên đây là công việc rất khó khăn và phức tạp, 2 đời Tổng thống Hàn Quốc cũng đã từng nỗ lực nhưng chưa thành công là ông Kim Dae-jung và người kế nhiệm Roh Moo-hyun [4].

Nhưng nếu không thay đổi, sự tồn vong của một trong những "con rồng Châu Á" sẽ phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức sống còn khi nội bộ bất ổn kết hợp với những biến động khó lường từ bàn cờ địa chính trị Triều Tiên.

Quyền lực một khi không được giám sát bởi cơ chế hiến định, bằng hệ thống pháp luật minh bạch và hiệu quả với sự tham gia sâu rộng của các tầng lớp xã hội, thì nó không chỉ dẫn đến sự tha hóa.

Quyền lực không kiểm soát hay mất kiểm soát có thể dẫn tới sự sụp đổ của cả một thể chế, thậm chí là sự xóa sổ một quốc gia trong một số tình huống nhất định, khi quốc gia ấy nằm trong bàn cờ địa chiến lược của các siêu cường.

Hồng Thủy

Nguồn : GDVN, 31/03/2017

Tài liệu tham khảo :

[1]http://www.koreatimes.co.kr/www/nation/2017/03/251_226702.html

[2]http://opinion.huanqiu.com/editorial/2017-03/10350955.html

[3]http://www.koreatimes.co.kr/www/nation/2017/03/251_226405.html

[4]https://vi.wikipedia.org/wiki/Chaebol

[5]https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0i_Loan#Kinh_t.E1.BA.BF

******************

Cựu tổng thống Hàn Quốc bị bắt giữ về cáo buộc tham nhũng (VOA, 31/03/2017)

Các quan chức Hàn Quc hôm th Sáu đã bt gi Tng thng Park Geun-hye đã b trut quyn liên quan ti các cáo buc tham nhũng và lm quyn.

park3

Cựu Tng thng Hàn Quc Park Geun-hye đến Tòa án Qun Trung tâm Seoul dự một bui nghe chng theo yêu cu bt gi bà ca công t viên, Seoul, Hàn Quc, ngày 30 tháng 3, 2017.

Tòa án Quận Trung tâm Seoul ra lnh bt gi bà Park v cáo buc hi l, lm quyn, cưỡng ép và rò r bí mt ca chính ph. Lnh này được ban hành sau mt bui nghe chng kéo dài ti Seoul hôm th Năm.

Bà Park bị cáo buc cho phép mt người bn tng tin t các công ty đ đi ly nhng ưu ái v chính tr. Bà ph nhn nhng cáo buc này, nhưng năm ngoái bà tuyên b s chu trách nhim nếu b kết ti.

Bà là cựu tng thng th ba ca Hàn Quc b bt gi vì nhng cáo buc hình s, theo thông tn xã Yonhap ca Hàn Quc.

Bà Park bị trut quyn sau mt cuc biu quyết lun ti ca quc hi vào ngày 10 tháng 3. Cuộc bu c tng thng mi được n đnh vào ngày 9 tháng 5.

Người bn ca bà Park, Choi Soon-sil, b bt vào tháng 10 năm 2016 vì b nghi ng gây nh hưởng không tha đáng đi vi các vn đ quc gia.

******************

Cựu Tổng thống Hàn Quốc ăn cơm tù, tự giặt quần áo trong trại giam (Dân Trí, 31/03/2017)

Là con gái của một tổng thống và bản thân cũng là tổng thống, bà Park Geun-hye đã có gần 2 thập niên sống tại dinh tổng thống rộng lớn ở thủ đô Seoul. Nhưng giờ đây, bà sẽ bị giam giữ trong một buồng giam chật hẹp, ăn các suất cơm chỉ 1,3 USD và phải tự giặt quần áo.

park4

Cựu tổng thống Park Geun-hye được áp giải tới trung tâm giam giữ ngày 31/3 (Ảnh : EPA)

Một tòa án tại Hàn Quốc ngày 31/3 đã yêu cầu bắt giữ nhà lãnh đạo bị phế truất như một nghi phạm hình sự trong vụ bê bối lạm quyền và tham nhũng quy mô lớn. Động thái này diễn ra sau khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ủng hộ việc phế truất bà hôm 10/3, khiến bà trở thành tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc.

Cựu Tổng thống Park đối mặt với nhiều cáo buộc, từ tham nhũng đến lạm dụng quyền lực, theo các công tố viên điều tra vụ bê bối mà bà và người bạn gái thân thiết Choi Soon-sil là tâm điểm.

Guardian đưa tin, bà Park giờ đây sẽ ngồi tù cùng các nhân vật tiếng tăm khác liên quan tới vụ bê bối, trong đó có người bạn thân Choi Soon-sil và người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-yong, tại trung tâm giam giữ Seoul ở thành phố Uiwang, thuộc tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul hơn 20km về phía nam.

Trung tâm bao gồm các phòng giam - khu nam và khu nữ tách biệt nhau - và các cơ sở khác, phía sau hàng rào dây thép gai và một bức tường cao cùng các đài quan sát đặt rải rác.

Trong số những người từng bị giam giữ tại trung tâm có các nhân vật "máu mặt" trong lĩnh vực kinh tế và chính trị của Hàn Quốc, như một cựu tổng thống được quân đội hậu thuẫn bị giam giữ vào những năm 1990 vì tội nhận hối lộ, một cựu trùm tình báo và chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-won, người lãnh đạo tập đoàn lớn thứ 3 của Hàn Quốc.

Hầu hết các tù nhân tại trung tâm dùng chung các phòng giam rộng 12m2 dành cho 6 người, nhưng các nhân vật cấp cao ở trong các phòng giam dành cho riêng từng người vì các lo ngại về an ninh.

Buồng giam riêng rộng 6,5m2 có một tấm đệm có thể gập lại đặt trên sàn, một tivi, một tủ nhỏ, nhà vệ sinh và cây nước nóng-lạnh. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết do vị thế của bà Park nên cựu Tổng thống có thể được dành một buồng giam rộng hơn.

Các tù nhân cũng có thể sử dụng các phòng tắm nóng công cộng 2 lần mỗi tuần.

Ba bữa ăn được phục vụ mỗi ngày, có giá 1,440 won (tương đương 1,3 USD) mỗi bữa. Các tù nhân phải ăn trong phòng giam của họ và rửa khay đựng thức ăn tại bồn rửa bát trước khi nộp lại. Thức ăn từ bên ngoài không được phép chuyển vào.

Các tù nhân phải mặc đồng phục - của phụ nữ là màu xanh. Họ phải dậy lúc 6 giờ sáng và đi ngủ lúc 9 giờ tối. Mỗi ngày các tù nhân phải tập thể dục ngoài trời 1 giờ. Trong thời gian ban ngày, các tù nhân cũng có thể bị các công tố viên thẩm vấn, hoặc gặp gỡ luật sư của họ.

Giới chức nhà tù không áp dụng bất kỳ giới hạn thời gian nào đối với việc gặp gỡ luật sư, vì thế một số tù nhân giàu có đã lợi dụng quy định này để gặp gỡ các luật sư của họ tại một khu vực thăm nom.

Bà Cho Yoon-sun, cựu Bộ trưởng văn hóa của cựu Tổng thống Park và hiện đang bị xét xử vì thiết lập một danh sách đen gồm các nghệ sĩ chỉ trích bà Park để cắt giảm các khoản hỗ trợ từ chính phủ đối với họ, có chồng là một trong những luật sư bào chữa cho mình.

Theo tạp chí JoongAng tại Seoul, bà Cho sống với chồng tại khu vực thăm nom từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều.

Là một cựu luật sư kiêm quan chức ngân hàng và từ lâu nổi tiếng về phong cách sống xa hoa, bà Cho được cho là gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống trong tù khi từ chối ăn cơm tại nhà bếp của trung tâm giam giữ và chủ yếu ăn hoa quả.

Hiện chưa rõ bà Park có nhận được hưởng bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào tại trung tâm giam giữ hay không, nhưng vụ bắt giữ bà được xem là một sự hổ thẹn nữa trong cú "ngã ngựa" của một phụ nữ vốn được xem là "công chúa chính trị" của Hàn Quốc.

An Bình

*************************

Vì sao người dân Hàn Quốc muốn tống giam cựu Tổng thống Park Geun-hye ? (Dân Trí, 31/03/2017)

Thời báo Hàn Quốc ngày 31/3 đăng bài bình luận cho rằng lý do bà Park bị bắt là vì cựu Tổng thống đã né tránh sự thật và không tôn trọng người dân.

Một trong những lý do chính mà Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra khi phế truất Tổng thống Park Geun-hye hồi đầu tháng này, là việc bà đã không giữ đúng cam kết hợp tác với các công tố viên trong cuộc điều tra bê bối tham nhũng liên quan tới người bạn thân Choi Soon-sil.

park5

Chuyên viên trang điểm có mặt tại nhà riêng của bà Park trước phiên xét xử ngày 30/3/2017. Chính những động thái nhỏ này lại khiến người dân Hàn Quốc tin rằng bà Park tắc trách, không thực sự ăn năn. Anh : Yonhap.

Thay vào đó, theo cáo trạng, bà đã tìm cách che giấu sự thật và buộc những thân tín của mình phải nói dối. Đây là một phần lý do khiến hơn 70% người dân Hàn Quốc tin rằng bà Park phải ngồi tù trong thời gian xét xử kể cả khi đã bị truất quyền.

Nỗ lực tuyệt vọng để không bị tống giam

Bà Park từng tránh các buổi thẩm vấn và từ chối có mặt tại phiên xét xử của Tòa án Hiến pháp. Vì thế, việc bà có mặt tại phiên xử ngày 30/3 được cho là một "cố gắng tuyệt vọng để không bị tống giam".

Thế nhưng khi xuất hiện tại phiên tòa ngày 30/3, bà Park tiếp tục lựa chọn né tránh sự thật bằng cách im lặng.

Thân tín của bà Park đã đề nghị tòa cho bà đi vào phòng xử từ bãi đỗ xe ngầm để né tránh truyền thông, nhưng tòa đã từ chối yêu cầu này.

Bị buộc phải đi vào từ cửa lớn, nhiều người đã dự đoán bà Park sẽ nói một vài câu "lấy lệ".

Nhưng không. Bà Park không nói một câu nào với báo giới, lướt qua đám đông phóng viên ngoài phòng xử mà không dừng lại và phớt lờ mọi câu hỏi của họ bất chấp việc đây có thể là cơ hội cuối cùng để bà nói lời xin lỗi, bày tỏ sự ăn năn hay nói lời thanh minh.

Nhiều người cho rằng hành động đó của bà là không tôn trọng người dân.

Phản ứng sai lầm để mất niềm tin của người dân

Những lời giải thích trước đây của bà cũng đã không thể thuyết phục được người dân mà chỉ làm họ thêm thất vọng.

Theo một thăm dò dư luận của Realmeter tuần trước, có đến 72,3% người được hỏi cho rằng bà Park nên ngồi sau song sắt trước khi bị xét xử, trong khi chỉ có 25,1% không đồng ý với ý kiến này.

Chính cách phản ứng và thái độ của bà Park đối với vụ bê bối liên quan tới người bạn thân Choi Soon-sil đã đánh mất tình cảm của công chúng, khiến họ bắt đầu "chán ngấy" nhà lãnh đạo này.

Khi bê bối ngày càng lan rộng, người ta bàng hoàng vì những cáo buộc rằng bà Park đã để người bạn thân, vốn không có chức vị nào trong chính phủ, được can dự vào những vấn đề "quốc gia đại sự", được tiếp cận tài liệu mật và bòn rút tiền của các tập đoàn lớn.

Nhưng người dân Hàn Quốc còn "sốc" hơn vì phản ứng của bà Park với những cáo buộc đó. Bà bác bỏ tất cả nhưng bằng chứng sau đó càng cho thấy những gì bà nói là dối trá. Bà Park lúc ấy lại bắt đầu thay đổi cách giải thích vấn đề một chút.

Ban đầu bà cam kết sẽ tuân theo quy trình thẩm vấn của cơ quan công tố, nhưng khi thực sự đối mặt với nó thì lại bác bỏ. Bà Park sau đó cam kết sẽ trả lời câu hỏi của một hội đồng độc lập nhưng cuối cùng vẫn không làm. Nhà Xanh của bà lúc ấy cũng hết lần này tới lần khác từ chối các yêu cầu khám xét của các điều tra viên.

Tất cả những hành động đó đi ngược lại với lời hứa ban đầu của bà Park rằng sẽ hợp tác trong cuộc điều tra để khẳng định sự thật. Hành động "nói một đằng, làm một nẻo" của bà Park bị xem là một nỗ lực nhằm che giấu sự thật và hủy mọi bằng chứng.

Những gì mà người dân Hàn Quốc muốn biết là "sự thật" về những cáo buộc đối với bà, nhưng cựu Tổng thống Park Geun-hye từ chối trả lời câu hỏi của họ mà chỉ khăng khăng dựa vào vị thế của bản thân trong khi uy tín của bà lao dốc không phanh.

Một trong những cáo buộc rằng bà Park đã không làm tròn bổn phận của mình vào cái ngày xảy ra thảm kịch chìm phà Sewol năm 2014 đã được khơi lại trong phiên luận tội cựu Tổng thống.

Người dân Hàn Quốc muốn biết bà đã làm gì với vai trò của một nguyên thủ quốc gia trong suốt 7 giờ đầu tiên vô cùng quan trọng của vụ chìm phà này, nhưng cựu Tổng thống đã không thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng để rồi điều duy nhất người ta phát hiện ra là bà đã mất hàng giờ để… làm tóc.

Người dân Hàn Quốc sao có thể không tức giận khi biết sự thật đó ?

Bê bối của bà Park khiến cả một dân tộc bối rối và đẩy cả đất nước vào sự chia rẽ giữa những người ủng hộ và phản đối bà.

Đã có những người biểu tình thiệt mạng.

Nhưng bà Park không tỏ ra hối tiếc hay xin lỗi, mà thay vào đó tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến Pháp về việc truất quyền bà và cho rằng mọi chứng cứ của điều tra viên đều là giả.

Hành vi vô lý của những người ủng hộ bà Park cũng khiến phần còn lại của dư luận cảm thấy khó chịu. Luật sư bảo vệ cho bà Park trong phiên xét xử của Tòa án Hiến Pháp bị cho là "ăn nói thô lỗ và hành động lập dị". Một trong số họ, ông Kim Pyung-woo đã xúc phạm thẩm phán khi phàn nàn về quy trình ở tòa. Hai luật sư của bà cũng tỏ ra năng nổ hơn trong các cuộc biểu tình phản đối truất quyền ở trên phố hơn là trong phòng xử.

Trước khi bà Park bị bắt, ngày 29/3, một số nghị sỹ ủng hộ bà Park đã thu thập đủ 82 chữ ký vào bản kiến nghị lên Tòa án quận trung tâm thủ đô Seoul, yêu cầu họ không phê chuẩn lệnh bắt này với lý do quyết định này là "quá khắt khe và thậm chí sẽ gây ra nhiều sự bối rối hơn trong xã hội"./.

Diệu Hương/VOV.VN 

(theo Korean Times)

Quay lại trang chủ
Read 803 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)