Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

19/11/2019

Việt Nam phải tỏ ra can đảm hơn ở Biển Đông

Tổng hợp

Trung Quốc và tham vọng tàu sân bay (RFI, 19/11/2019)

Theo thông báo của hải quân Trung Quốc ngày 18/11/2019, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đang trên đường đến Biển Đông sau khi băng qua eo biển Đài Loan.

biendong1

Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Ảnh chụp tại cảng Đại Liên ngày 14/11/2019. Reuters

Hải quân Trung Quốc khẳng định, tại Biển Đông, tàu sân bay này sẽ chỉ tiến hành "các cuộc thử nghiệm khoa học và thao dượt bình thường", chứ "không nhắm vào mục tiêu cụ thể nào" và hoạt động này "không có liên quan gì đến tình hình hiện nay". Tuy nhiên, hành động nói trên không chỉ là nhằm phô trương sức mạnh của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này, mà còn một lần nữa phản ánh tham vọng của Bắc Kinh muốn bắt kịp Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không mẫu hạm.

Theo chủ thuyết quân sự mới do chủ tịch Tập Cận Bình đề ra, quân đội Trung Quốc trong những năm qua đã cắt giảm quân số từ 2,3 triệu người xuống còn 2 triệu, nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh đã đẩy mạnh phát triển hải quân và không quân. Riêng về lực lượng hải quân, theo báo chí chính thức Trung Quốc, được trang mạng The Diplomat trích dẫn, Trung Quốc dự kiến sẽ sở hữu khoảng từ 5 đến 6 hàng không mẫu hạm trong những năm tới.

Tàu sân bay tự đóng đã sẵn sàng được bàn giao

Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc đóng hiện vẫn chưa được đặt tên, mà chỉ được biết là thuộc lớp "Type 002". Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, chiếc tàu sân bay này tàu dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020, nhưng vào năm 2018 đã được cho chạy thử từ căn cứ ở cảng Đại Liên, nơi mà chiếc tàu được đóng. Theo trang mạng The Dipomat, dựa theo báo chí chính thức Trung Quốc, sau khi hoàn tất thành công 8 đợt chạy thử trên biển, chiếc Type 002 đã sẵn sàng cho lễ bàn giao vào trước cuối năm 2019.

Cho tới giờ người ta biết rất ít chi tiết về chương trình đóng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, do đây là bí mật nhà nước. Chính phủ Bắc Kinh chỉ cho biết là chiếc hàng không mẫu hạm mới được thiết kế dựa trên những kinh nghiệm từ chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, mua lại của Ukraina từ năm 1998 và được Trung Quốc tân trang lại.

Để biết thêm về chương trình hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, các nhà quan sát hiện chỉ có thể dựa trên các ảnh vệ tinh. Tuy nhỏ hơn chiếc Liêu Ninh, nhưng hàng không mẫu hạm Type 002 lại có hệ thống radar tối tân hơn và được biết là có thể chở theo chiến đấu cơ Thẩm Dương J-15, mệnh danh "Cá Mập Bay" ( Flying Shark ), vì năm 2018 người ta đã nhìn thấy loại chiến đấu cơ này trên hàng không mẫu hạm.

Theo chuyên gia về an ninh quốc gia và quốc phòng Kyle Mizokami, trong một bài viết đăng ngày 10/11/2019 trên trang mạng The National Interest của Mỹ, các chuyên gia tin rằng Type 002 có thể chở theo nhiều chiến đấu cơ hơn chiếc Liêu Ninh, cụ thể là có thể mang theo tổng cộng từ 32 đến 36 chiếc J-15. Chiếc Liêu Ninh là hàng không mẫu hạm chủ yếu sẽ được sử dụng cho việc huấn luyện, thao dượt, còn Type 002 sẽ là tàu sân bay tác chiến đầu tiên của Trung Quốc.

Thêm hai chiếc đang được đóng

Cũng theo chuyên gia Kyle Mizokami, một hàng không mẫu hạm thứ ba thuộc một lớp khác, Type 003, hiện đang được đóng tại một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Khác với Type 002, Type 003 được biết là được thiết kế hiện đại hơn, tương tự như hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford của Hoa Kỳ và HMS Queen Elizabeth của Anh, cụ thể là sẽ có khả năng phóng những chiến đấu cơ nặng hơn, tức là những máy bay chở theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn, và như vậy tàu sân bay này sẽ được sử dụng như là một căn cứ để triển khai lực lượng chiến đấu khi cần thiết. Hiện các chuyên gia chưa biết kích thước của Type 003 như thế nào, mà chỉ đoán rằng hàng không mẫu hạm này rộng hơn và có khả năng tác chiến cao hơn Type 002.

Theo Kyle Mizokami, những thông tin đáng tin cậy còn cho biết là tàu sân bay thứ tư của Trung Quốc cũng hiện đang được đóng ở cảng Đại Liên. Chiếc này thuộc lớp Type 004, có thể chở theo nhiều máy bay hơn, không chỉ có các chiến đấu cơ như J-15 hay J-31, mà còn cả phi cơ kiểm soát và báo động sớm KJ-600, trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm, máy bay không người lái tàng hình. Với những đặc tính như vậy, ít ra là về mặt lý thuyết, Type 004 sẽ là không thua kém gì các hàng không mẫu hạm lớn của Mỹ.

Phát triển chiến đấu cơ cho tàu sân bay

Bên cạnh việc đóng các hàng không mẫu hạm, hải quân Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển các chiến đấu cơ thế hệ mới cho tàu sân bay.

Hiện giờ, họ chỉ có 24 chiến đấu cơ J-15, không đủ để trang bị cho các chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên cũng như cho những chiếc khác đang được đóng và cho các đơn vị huấn luyện trên bộ. Theo Kyle Mizokami, chiến đấu cơ tương lai có thể sẽ được thiết kế dựa trên các chiếc Thành Đô J-20 hay J-31/FC-31, hai chiến đấu cơ mới thế hệ thứ năm của Trung Quốc.

Chuyên gia Kyle Mizokami dự đoán rằng Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đóng xong cả bốn hàng không mẫu hạm trước năm 2022. Nhưng có nhiều câu hỏi đang được đặt ra mà chưa có lời giải đáp : Bắc Kinh xây dựng lực lượng này nhằm mục đích gì ? Hải quân Trung Quốc muốn đóng tổng cộng bao nhiêu hàng không mẫu hạm ? Lực lượng tàu sân bay ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc là nhằm bảo vệ những lợi ích của họ hay là nhằm mở rộng các lợi ích đó ?

Nhưng đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam, đó là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng có thể sẽ được triển khai để bảo vệ Biển Đông. Cụ thể, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 18/11/2019, sau lễ bàn giao trước cuối năm 2019, chiếc Type 002 là sẽ trú đóng tại cảng Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam để "bảo vệ hòa bình và chủ quyền trên Biển Hoa Nam ( Biển Đông )".

Thông tin nói trên được đưa ra đúng vào ngày mà phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ( Wu Qian ) lên tiếng yêu cầu Mỹ "ngưng phô trương sức mạnh" và "chấm dứt các hành động khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng" tại vùng Biển Đông.

Dường như Trung Quốc không muốn để cho các hàng không mẫu hạm của Mỹ tiếp tục "một mình một cõi" ở Biển Đông và vùng biển này dường như sẽ là nơi mà Bắc Kinh thể hiện rõ nhất tham vọng của họ về lực lượng tàu sân bay.

Thanh Phương

**********************

Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần đấu tranh mạnh hơn trong đối sách chống Trung Quốc (RFI, 18/11/2019)

Căng thẳng Hà Nội-Bắc Kinh trong vụ Bãi Tư Chính trên Biển Đông đã tạm lắng sau khi tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam trở về nước hôm 23/10/2019. Trong bài nhận định "Việt Nam cần ‘đấu tranh’ mạnh hơn ở Biển Đông - Vietnam Needs to ‘Struggle’ More in the South China Sea", của chuyên gia phân tích Derek Grossman thuộc trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 15/11/2019.

biendong1

"Việt Nam cần ‘đấu tranh’ mạnh hơn ở Biển Đông - Vietnam Needs to ‘Struggle’ More in the South China Sea", của chuyên gia phân tích Derek Grossman

Bài này sau đó được đăng trên trang blog của Rand Corporation, tác giả đã không ngần ngại cho rằng chiến lược an ninh mà Việt Nam áp dụng đã không thành công trong việc ngăn chặn các hành vi bức hiếp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo ông Grossman, cho đến nay, để bảo đảm lợi ích quốc gia của mình, Việt Nam đã áp dụng chiến lược an ninh gọi là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" với tất cả các nước – kể cả với Trung Quốc. Trong cuộc đối đầu mới đây với Trung Quốc tại Biển Đông trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam cũng đã sử dụng chiến lược cố hữu đó.

Chiến lược hợp tác và đấu tranh nào trong vụ Bãi Tư Chính ?

Câu hỏi đặt ra là chiến lược hợp tác và đấu tranh đồng thời đó đã được Việt Nam áp dụng như thế nào trong vụ Bãi Tư Chính.

Chuyên gia Mỹ trước hết nhắc lại sự vụ là kể từ đầu tháng 7, Bắc Kinh đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đội tàu hải cảnh bảo vệ tiến vào vùng biển của Việt Nam để buộc Hà Nội đình chỉ hoạt động của giàn khoan Hakuryu-5 ở gần Trường Sa. Thoạt đầu, Việt Nam đã giữ im lặng trong gần hai tuần lễ, nhưng vô ích vì tàu Trung Quốc rõ ràng đã không rời đi.

Trong hai tháng tiếp theo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lần lượt đưa ra các tuyên bố càng lúc càng cứng rắn, nêu đích danh Trung Quốc là kẻ xâm lược và yêu cầu Bắc Kinh đình chỉ ngay lập tức các hành vi sách nhiễu liên tục gần Bãi Tư Chính và cho tàu chạy ngang chạy dọc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bên cạnh các tuyên bố, theo ghi nhận của chuyên gia Grossman, Hà Nội còn triển hạn hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 từ ngày 30/07 đến ngày 15/09.

Tuy nhiên, các động thái của Việt Nam hoàn toàn vô hiệu đối với Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn tăng cường hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

Và như vậy, đến tháng 10, các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam bắt đầu lên tiếng, mà nổi bật nhất là tuyên bố ngày 15/10 của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản kiêm chủ tịch nước Việt Nam.

Theo chuyên gia Grossman, tuyên bố của ông Trọng là một ví dụ điển hình về chiến lược "vừa hợp tác vừa đấu tranh" của Việt Nam. Một mặt, ông để mở cánh cửa hòa giải, khi kêu gọi duy trì một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, nhưng một mặt khác, ông khẳng định sẽ không bao giờ lùi bước trên các vấn đề chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Hợp tác nhiều hơn đấu tranh

Trên đây là một số ví dụ biểu hiện vế "đấu tranh" trong đối sách chống Trung Quốc của Việt Nam trong vụ Bãi Tư Chính. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Derek Grossman, các động thái cụ thể hóa vế "hợp tác" còn nhiều hơn.

Theo chuyên gia Grossman, Việt Nam đã cố gắng tiếp xúc với Bắc Kinh "ít nhất 40 lần" trong suốt thời gian tàu Trung Quốc hoành hành trong vùng biển Việt Nam.

Không những thế, Việt Nam còn cử Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch qua Trung Quốc tham dự Diễn Đàn An Ninh Hương Sơn của Trung Quốc, một diễn đàn an ninh đa quốc gia được Bắc Kinh dùng để quảng bá cho yêu sách của họ về Biển Đông.

Sau cùng, cũng theo chuyên gia Mỹ, Việt Nam cũng đã tách biệt vấn đề Biển Đông với các lãnh vực hợp tác khác với Trung Quốc để khỏi phương hại đến quan hệ song phương. Thậm chí Việt Nam vẫn cử tàu Cảnh Sát Biển tham gia chiến dịch tuần tra chung hàng năm với lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ (23-25/10) vốn đã được lên lịch từ trước.

Công luận quốc tế không còn quan trọng đối với Trung Quốc ?

Đến ngày 23 tháng 10, tàu Hải Dương Địa Chất 8 rời Việt Nam, trở về Trung Quốc. Một số nhà quan sát khẳng định rằng Hà Nội đã "thắng" trong cuộc đọ sức vì vẫn "giữ vững lập trường",nhưng theo chuyên gia Mỹ, phân tích như vậy quá sớm và có thể không chính xác.

Để giải thích cho nhận xét của mình, ông Grossman trước hết nêu bật thực tế là Bắc Kinh đã thách thức sự hiện diện của giàn khoan Hakuryu-5 cho đến cùng. Chỉ sau khi giàn khoan này rời đi thì Trung Quốc mới cho rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Trung Quốc có vẻ như sẵn sàng ở lại lâu dài. Vào tháng 8, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 đã rời Bãi Tư Chính, nhưng chỉ để ghé Đá Chữ Thập do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa để được tiếp tế nhiên liệu rồi quay lại. Các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng tại Trung Quốc có những cơ sở hạ tầng quân sự cho phép Bắc Kinh thức hiện những chiến dịch tuần tra dài ngày hơn bất kỳ đối thủ tranh chấp chủ quyền nào khác.

Ngoài ra, những lời tố cáo cũng không còn tác dụng với Trung Quốc. Chuyên gia Grossman đã so sánh vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào tháng 05/2014, với vụ Bãi Tư Chính hiện nay.

Vào khi ấy, Bắc Kinh đã cho cắm giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Sau một loạt đụng độ - bao gồm cả các vụ tàu đe dọa lẫn nhau và đâm vào nhau, Trung Quốc đã rút giàn khoan đi. Về mặt công khai, Trung Quốc tuyên bố là công việc của giàn khoan đã được hoàn thành trước thời hạn, nhưng có nhiều khả năng là vào lúc đó Bắc Kinh lo ngại trước sự lên án quốc tế, đặc biệt là từ khối Đông Nam Á ASEAN và từ Washington.

Ngày nay, công luận quốc tế dường như ít quan trọng hơn nhiều đối với Trung Quốc. Theo ông Grossman, trong một cuộc trò chuyện gần đây giữa ông và một người đối thoại tại Việt Nam, Hà Nội từng cho rằng Bắc Kinh sẽ lùi bước trong vụ Bãi Tư Chính trước lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vì sợ vụ việc tác hại đến sự kiện lớn đó.

Thế nhưng, ngay cả một cảnh báo nghiêm khắc từ phía Mỹ lên án hành vi bắt nạt của Trung Quốc cũng không lay động Bắc Kinh. Thậm chí họ còn làm mạnh hơn nữa khi tiếp tế nhiên liệu cho chiếc Hải Dương Địa Chất 8 rồi đưa trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính.

Nhận định chung của chuyên gia Derek Grossman là "Chiến lược ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ của Hà Nội lần này đã không đạt kết quả.

Theo chuyên gia Mỹ, ‘hợp tác’, trong tình huống tốt nhất chỉ là vô thưởng vô phạt, còn xấu nhất là phản tác dụng vì lẽ tách biệt Biển Đông với các lãnh vực khác trong quan hệ song phương, đồng nghĩa với việc để cho mọi việc đâu vẫn vào đấy, bất chấp hành vi bức hiếp của Trung Quốc.

Còn về ‘đấu tranh’, việc vạch mặt chỉ tên để bêu xấu Trung Quốc giờ đây không còn tác dụng nữa.

Việt Nam cần đẩy mạnh vế đấu tranh, tăng cường quan hệ quốc tế

Câu hỏi mà chuyên gia Derek Grossman đặt ra là trong tình hình như vừa kể, chiến lược chống Trung Quốc của Việt Nam sẽ phải ra sao ?

Đối với chuyên gia Mỹ, Hà Nội có thể xem xét khả năng tiếp thêm sức mạnh cho vế đấu tranh trong chiến lược cố hữu của mình - mà không làm phương hại đến thế cân bằng tế nhị của chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Khả năng tăng cường vế đấu tranh, theo ông Grossman, có thể là nâng cấp quan hệ với Washington lên hàng "đối tác chiến lược". Một thông báo như vậy sẽ báo hiệu rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng một lợi ích chiến lược lâu dài – một lời thách thức kín đáo gởi đến Trung Quốc. Hà Nội vẫn có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ biết rằng Washington có thể xen vào các cuộc khủng hoảng Biển Đông tương lai một cách cụ thể hơn là những lời nói suông hiện nay.

Hà Nội cũng có thể tiếp tục phát triển và tăng cường mạng lưới quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Thúc đẩy được khối nước đó lên tiếng trong cuộc khủng hoảng tiếp theo với Trung Quốc - lần này không nước nào làm như vậy - sẽ là một thách thức, nhưng không phải là không thể được. Theo ông Grossman, có một cách để đảm bảo sự hỗ trợ của các kể trên là Hà Nội cởi mở hơn trong việc thảo luận với họ về các thách thức an ninh và cách đối phó.

Trở ngại chính cho cách tiếp cận này là chính sách quốc phòng "3 Không" của Việt Nam : không tham gia các liên minh quân sự, không cho nước ngoại đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước thứ hai để chống lại một nước thứ ba. Tuy nhiên, theo ông Grossman, Việt Nam đã âm thầm tìm cách lách chính sách này trong quá khứ gần đây. Ví dụ, vào tháng 5 năm 2018, Việt Nam đã tập trận với Ấn Độ và đang tiến hành một loạt các hoạt động quân sự với Washington nhưng không mang danh nghĩa "liên minh".

Đối với chuyên gia Mỹ, nếu muốn gửi cho Trung Quốc một thông điệp thực sự nghiêm khắc, Việt Nam có thể tham gia – trong tư cách là đối tác đối thoại - vào cơ chế Đối Thoại An Ninh Bộ Tứ (hay Quad) bao gồm 4 nước Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Triển vọng này, tuy nhiên, chắc chắn còn rất xa vời đối với Hà Nội.

Những lựa chọn khác

Tuy nhiên, ở một mức thấp hơn, để tăng thêm sức "đấu tranh" chống Trung Quốc Việt Nam còn có vô số lựa chọn khác

Chuyên gia Grossman nêu một số ví dụ : Việt Nam có thể ngừng kiểm duyệt thông tin trong nước về các vụ va chạm giữa tàu thuyền đánh cá Trung Quốc và Việt Nam… Việt Nam cũng có thể, như Philippines đã làm, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về các yêu sách Biển Đông quá mức của Bắc Kinh.

Hà Nội có thể không khoan nhượng trong tiến trình đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử với Trung Quốc trong tư cách là chủ tịch ASEAN, và nêu bật những vi phạm của Trung Quốc với tư cách là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – cả hai chức vị mà Việt Nam sẽ nắm giữ trong năm 2020.

Sau cùng, Việt Nam cũng có thể hợp tác ít hơn với Trung Quốc để cho thấy rằng các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh đã khiến toàn bộ quan hệ song phương gặp nguy hiểm.

Chuyên gia Mỹ kết luận : "Trước một Bắc Kinh ngày càng tự tin và quyết đoán, có lẽ đã đến lúc Việt Nam phải nghĩ đến việc điều chỉnh lại một cách cẩn thận đối sách Trung Quốc của mình để cho phép tăng phần "đấu tranh" và bớt phần "hợp tác".

Mai Vân

*******************

Hà Nội lên án Bắc Kinh ‘không tuân thủ luật pháp quốc tế’ (Người Việt, 18/11/2019

Hà Nội gián tiếp lên án Bắc Kinh "không tuân thủ luật pháp quốc tế" khi đơn phương, không tôn trọng lợi ích của các nước khác dẫn đến nguy cơ leo thang căng thẳng, "đối đầu".

biendong2

Bản đồ Biển Đông với 9 vạch "lưỡi bò" ngang ngược của Trung Quốc. (Hình : Wikipedia)

Đài VOV thuật lại bài phát biểu của Tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN diễn ra sáng Chủ Nhật, 17/11/2019, tại Bangkok, Thái Lan.

Theo nguồn tin vừa kể, ông Lịch thấy được thuật lời "đề cập căng thẳng vừa qua (trên Biển Đông) là do có những hành động đơn phương, không tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nước khác".

Người ta hiểu ngay ông ám chỉ việc Trung Quốc cho nhóm tài hải giám, dân quân biển hộ tống tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt thời gian hơn hai tháng, từ đầu tháng Bảy đến giữa tháng Chín, cản trở, quấy rối hoạt động dò tìm và khai thác dầu khí của Việt Nam.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền chiếm hơn 80% Biển Đông theo những cái vạch tưởng tượng nối lại giống hình "lưỡi bò" mà nhiều khu vực liếm rất sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khu vực, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 13/07/2016, Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan, phán quyết tuyên bố chủ quyền "lưỡi bò" của Trung Quốc là phi lý và không có giá trị, theo đơn kiện của Philippines.

Tuy nhiên, cậy sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ trong khu vực, Bắc Kinh tuyên bố không tôn trọng phán quyết. Mất chỗ dựa pháp lý, Bắc Kinh lại lươn lẹo tuyên bố các vùng biển "lưỡi bò" đó là do "tổ tiên để lại" và tiếp tục cản trở Việt Nam khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

Tại cuộc họp nói trên ở Bangkok, ông Ngô Xuân Lịch được VOV thuật lời gián tiếp lên án Trung Quốc, "không tuân thủ luật pháp quốc tế, diễn giải hoặc chỉ áp dụng luật pháp quốc tế khi có lợi cho mình sẽ gây ra sự nghi kỵ, mất lòng tin với nhau và thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ leo thang căng thẳng, đối đầu".

VOV dẫn lời ông Lịch : "Một ví dụ dễ thấy nhất là những căng thẳng trên Biển Đông vừa qua là do có những hành động đơn phương, không tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nước khác, không phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã dẫn đến nguy cơ đe doạ hòa bình ổn định khu vực và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước ngoài khu vực".

Ngày hôm sau, Thứ Hai, 18 Tháng Mười Một, 2019, trong phiên họp mở rộng cấp Bộ trưởng quốc phòng giữa ASEAN và các đối tác khu vực (Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ), người ta lại thấy ông Lịch nói : "Những căng thẳng vừa qua trên Biển Đông cho thấy, một khi luật pháp quốc tế không được tôn trọng, an ninh và ổn định khu vực nói chung và trên biển nói riêng sẽ bị đe dọa".

Tân Hoa Xã tường thuật Bộ trưởng quốc phòng Wei Fenghe (Ngụy Phụng Hòa) tham dự cuộc họp ngày Chủ Nhật ở Bangkok, giữa các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, tảng lờ những lời đả kích của ông Ngô Xuân Lịch. Chỉ thấy Tân Hoa Xã đưa tin : "Trung Quốc và ASEAN cam kết củng cố hợp tác quốc phòng để bảo vệ ổn định khu vực".

Nhưng các hãng tin quốc tế từ CNN đến AP, Reuters đều đưa tin, trong cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa với Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper, hai bên đã có những bất đồng ý kiến về Biển Đông.

Khi bị ông Esper đả kích Trung Quốc ngày càng gia tăng chèn ép, ức hiếp các nước nhỏ trong khu vực, ông Ngụy Phụng Hòa đã đòi Mỹ "chấm dứt khoe cơ bắp trên Biển Đông và đừng kích thích gia tăng căng thẳng trên Biển Đông". (TN)

******************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Esper lên tiếng bênh vực Việt Nam trước sự bá quyền của Bắc Kinh (VOA, 18/11/2019)

Hôm 18/11, Trung Quốc đã hi thúc quân đi Hoa Kỳ "ngng phô trương sc mnh" trên Biển Đông đang có tranh chấp. Cùng lúc Washington lên tiếng bênh vc Hà Ni trước hành đng ca Bc Kinh cn tr Vit Nam khai tác du khí Bin Đông.

biendong3

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.

Người phát ngôn ca B Quc phòng Trung Quc, Đi tá Ngô Khiêm (Wu Qian), nói vi các phóng viên Bangkok rằng Bin Đông là mt trong nhng vn đ được tho lun trước đó trong cùng ngày khi Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper có cuc gp ln đu tiên vi Bộ trưởng quốc phòng Trung Quc Ngy Phượng Hòa. Hai bên gp nhau hơn na tiếng bên l Hi ngh Bộ trưởng quốc phòng ASEAN m rng hôm 18/11.

"Chúng tôi đồng ý tiếp tc hi đàm và tiếp xúc thường xuyên", B trưởng Esper nói vi các phóng viên trong mt cuc hp báo ngn. "Chúng tôi tiếp tc đt được tiến b trong các vn đ", ông Esper nói thêm.

biendong4

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper.

Phát ngôn viên Ngô nói tại mt cuc hp báo rng hai nhà lãnh đo quc phòng đã có mt cuc gp g "rt tích cc và mang tính xây dng" và đã đng ý trên nhiu khu vc. Nhưng ông nói rõ rằng Bắc Kinh thy khó chu trước s hin din ca Hi quân Hoa Kỳ Bin Đông. Ông Ngô nói rng B trưởng Ngy đã tái khng đnh cam kết ca Trung Quc trong vic bo v "ch quyn lãnh th và quyn li hàng hi" trên Bin Đông.

"Phía Trung Quốc cũng kêu gi phía Hoa Kỳ ngng th uy cơ bp Bin Đông và không kích đng, leo thang căng thng Bin Đông", ông Ngô nói thông qua mt phiên dch viên Trung Quc.

Được hi c th hơn v s phn đi ca Trung Quc, ông Ngô nói rng Hoa Kỳ nên "ngừng can thip vào Bin Đông và ngng khiêu khích quân s", cũng theo AP.

Ông Jonathan Hoffman, người phát ngôn ca B trưởng Esper, nói trong mt tuyên b sau đó rng Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ "tái khng đnh rng Hoa Kỳ s c máy bay, tàu đ tun tra bt c nơi nào lut pháp quc tế cho phép - và chúng tôi s bo v và khuyến khích các quc gia có ch quyn khác hành đng tương t".

Trong bài phát biểu ti kỳ hp ASEAN –US hôm 18/11, B trưởng Esper nói rng Trung Quc đã "tăng cường s dng cái mà h gi là ‘tàu dân quân hàng hi’" đ xua đui các thy th và ngư dân Philippines, Indonesia, Malaysia và Vit Nam, cũng như s dng lc lượng bo v b bin đ ngăn chn Vit Nam "khoan du và khí đt t nhiên ngoài b bin ca nước này", theo hãng tin Kyodo.

"Thông qua các hành động khiêu khích lp đi lp li đ khng đnh đường chín đon, Bc Kinh đang ngăn cn các thành viên ASEAN tiếp cận hơn 2,5 nghìn t đôla d tr năng lượng, đng thi châm ngòi cho s bt n và tăng nguy cơ xung đt", Esper nói.

"Hành vi này tương phn vi trt t da trên quy tc mà tt c chúng ta đang cùng nhau thc hin và vun đp trong hơn 70 năm qua", ông Esper nói thêm.

Bộ trưởng Esper cho biết "các hành đng Bin Đông ca Bc Kinh đưa ra mt thách thc hàng hi đòi hi mt gii pháp đa phương".

Hôm 17/11, trong bài phát biểu ti Hi nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN ti Bangkok, Bộ trưởng quốc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lịch cũng đ cp đến vn đ Bin Đông, nói rng "căng thng va qua là do có nhng hành đng đơn phương, không tôn trng li ích hp pháp và chính đáng ca các nước khác", theo Infonet.vn.

*******************

Biển Đông và vai trò của Mỹ : Tâm điểm Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (RFI, 17/11/2019)

Thủ đô Thái Lan, trong hai ngày liên tiếp 17-18/11/2019, đón các Bộ trưởng quốc phòng của 10 nước ASEAN và 8 quốc gia khác, dự các cuộc họp về an ninh khu vực. Căng thẳng Biển Đông là chủ đề chính tại hai hội nghị, Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat) và Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus).

biendong5

Đại diện Hoa Kỳ tham gia một hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng. Hội nghị tổ chức tại Manila hồi 2017. NOEL CELIS / AFP

Trong bài diễn văn khai mạc phiên họp Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng 10 nước thành viên ASEAN ngày 17/11, phó thủ tướng Thái Lan, Prawit Wongsuwan, bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác giữa các nước thành viên để giải quyết các thách thức đối với an ninh khu vực.

Theo tờ NHK World của Nhật Bản, cuộc họp ngày hôm nay tập trung thảo luận về tình hình Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Ngoài ra, hồ sơ phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên cũng là một chủ đề khác trong chương trình nghị sự.

Giới quan sát nhận định các nước thành viên ASEAN dường như đang nỗ lực tìm kiếm một thế cân bằng trong quá trình thảo luận các vấn đề có liên quan đến Trung Quốc, sao cho không làm tổn hại đến các mối kinh tế giữa khối ASEAN và Trung Quốc, vốn dĩ ngày càng trở nên chặt chẽ.

Tuy nhiên, tờ South China Morning Post trích dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng "những lo ngại về các hành động ngày càng hiếu chiến của Bắc Kinh tại Biển Đông và sự vắng bóng của các lãnh đạo Mỹ trong những sự kiện ngoại giao quan trọng tại Đông Nam Á có lẽ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận trong phiên họp cuối tuần này".

Thứ Hai, 18/11/2019, lãnh đạo quốc phòng 10 nước ASEAN có một phiên họp mở rộng với Bộ trưởng quốc phòng 8 nước khác như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Minh Anh

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 527 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)