Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

09/01/2020

Biển Đông : Indonesia và Nhật Bản, đảo Thị Tứ và vùng biển Việt Nam

Tổng hợp

Indonesia đề nghị Nhật Bản đầu tư vào quần đảo Natuna để đối phó với Trung Quốc (RFA, 10/01/2020)

Tổng thống Joko Widodo của Indonesia hôm thứ Sáu 10/1 đề nghị Nhật Bản đầu tư vào nghề cá, năng lượng và du lịch ở quần đảo Natuna của Indonesia.

bd1

Hình chụp hôm 10/1/2020 từ Phủ Tổng thống Indonesia : cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi (trái) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) - AFP

Reuters loan tin cùng ngày trích thông cáo của Văn phòng Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Tổng thống Indonesia đã đưa ra lời mời đầu tư các cơ hội kinh tế với phía Nhật Bản như trên.

Lời đề nghị này được đưa ra vào khi có những căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh vào vùng biển quanh Natuna từ hồi tháng 12 đến nay.

Trong buổi đàm thoại với Tổng thống Joko Widodo, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi không nhắc tới cụ thể tên Trung Quốc, nhưng nói nước Nhật cảnh giác với tình hình Biển Đông.

Năm ngoái Nhật đã đầu tư 7,26 triệu USD để xây một chợ cá ở Natuna được đặt tên là Tsukiji theo tên một chợ nổi tiếng ở Tokyo.

Hôm 8/1, tổng thống Joko Widodo cũng đã có chuyến thăm đến quần đảo Natuna để khẳng định chủ quyền của Indonesia ở vùng nước này sau vụ việc một số tàu Hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc xuất hiện ở đây nhiều lần từ cuối tháng 12/2019.

Trung Quốc không đòi Natuna thuộc về nước này nhưng nói vùng nước gần Natuna là nơi các ngư dân Trung Quốc vẫn đánh bắt cá. Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn tự vẽ ra trên Biển Đông, đi qua vùng nước gần Natuna.

Một người phát ngôn của quân đội Indonesia nói những tàu cá của Trung Quốc đã rời khỏi vùng nước sau chuyến tuần tra của ông Joko Widodo.

*******************

Biển Đông : Trung Quốc giăng đội tầu cá quanh đảo Thị Tứ (RFI, 09/01/2020)

Trong khi Jakarta phải triển khai thêm tầu chiến và bính lính đến vùng biển Natuna, gần Biển Đông, để sẵn sàng đáp trả việc tầu cá Trung Quốc, được tầu hải cảnh hộ tống, thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Indonesia, Philippines cũng phải đối đầu với lực lượng tầu cá hùng hậu của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ, ở quần đảo Trường Sa.

bd1

Ảnh minh họa : Đội tàu cá của Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô chuẩn bị ra khơi hồi tháng 8/2017. STR / AFP

Ngày 08/01/2020, phó đô đốc Rene Medina, người đứng đầu Bộ Chỉ huy miền Tây Philippines, cho biết có đến 38 tầu Trung Quốc neo đậu suốt đêm 07/01 tại ba dải cát, nằm giữa đảo Thị Tứ (Philippines gọi là đảo Pag-asa), hiện do Philippines kiểm soát và đá Subi, bị Trung Quốc quân sự hóa.

Trả lời trang Inquirer, phó đô đốc Medina cho biết vẫn tiếp tục theo dõi các tầu nước ngoài hoạt động trong vùng thuộc quyền tài phán của Philippines và sẽ phản ánh đến các cơ quan ngoại giao liên quan.

Tầu thuyền Trung Quốc hoạt động gần đảo Thị Tứ thường xuyên hơn kể từ năm 2018 sau khi Philippines xây một dải đất và một cảng biển ở trên đảo. Năm 2019, chính quyền Manila đã nhiều lần gửi công hàm ngoại giao phản đối sự hiện diện của tầu cá, được cho là đội dân quân biển của Trung Quốc. Đội tầu này lầm lũi chiếm ưu thế ở Biển Đông mà không gây đáp trả quân sự, theo một bản báo cáo của Nghị Viện Philippines năm 2019.

Trung Quốc đóng tầu tuần tra lớn nhất

Cũng nhằm mục đích uy hiếp các nước bé trong khu vực, Trung Quốc khởi công đóng tầu tuần tra dân sự lớn nhất, dài 165 mét, rộng 20,6 mét. Theo trang South China Morning Post ngày 08/01, con tầu trị giá 97 triệu đô la là đơn đặt hàng của Cục An Toàn Hàng Hải Quảng Đông, theo dự kiến được hạ thủy vào tháng 09/2021.

Có trọng lượng 10.700 tấn, con tầu mới sẽ nặng gấp đôi tầu lớn nhất hiện nay của Trung Quốc là Hải Tuần 01 (Haixun 01, 5.418 tấn) và có thể chứa được nhiều loại máy bay trực thăng. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết nhiệm vụ của tầu tuần tra mới sẽ rất đa năng, từ các hoạt động khẩn cấp, thực thi pháp luật đến các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ, thậm chí là xử lý ô nhiễm.

Thu Hằng

*******************

Hà Nội ‘xác minh’ tin tàu Trung Quốc ‘kéo về hướng Việt Nam’ (VOA, 09/01/2020)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng hôm 9/1 lên tiếng sau khi xut hin tin "tàu 35111 ca Trung Quc đang kéo v hướng Vit Nam" tiếp sau vng chm vi Indonesia".

bd2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 9/1 lên tiếng xác nhận thông tin tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc đang tiến gần về khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam - AP

"Chúng tôi sẽ xác minh thông tin như bn hi", bà Hng tr li câu hi ca phóng viên trong nước trong cuc hp báo thường kỳ. "Xin khng đnh các lc lượng chc năng Vit Nam luôn giám sát cht ch mi hot đng trên vùng bin Vit Nam được xác đnh bi Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982. Mi hot đng trên vùng bin ca Vit Nam cn tuân th các quy đnh có liên quan ca Vit Nam và các quy đnh ca Công ước Liên hp quc v Lut Bin 1982".

Cùng ngày, Reuters dẫn li quân đi Indonesia nói rng các tàu tuần duyên cũng như đánh cá ca Trung Quc đã ri vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia quanh qun đo Natuna giáp Bin Đông sau khi Tng thng Joko Widodo ti đó đ khng đnh ch quyn lãnh hi.

Khi được mt phóng viên hi v quan đim ca Vit Nam v "tình hình Natuna" vi vic "Indonesia đưa tàu và máy bay ra khi tàu Trung Quc xâm phm vùng đc quyn ca Indonesia", bà Hằng nói rng "mi hot đng trên bin cn tuân th các quy đnh ca Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982, tôn trng ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca quc gia ven bin đi vi các vùng bin được xác lp phù hp vi Công ước Liên hợp quc v Lut Bin 1982, không làm phc tp tình hình, có đóng góp thiết thc, phù hp, tích cc, thúc đy vic duy trì hòa bình, n đnh và tăng cường quan h hu ngh, hp tác ti khu vc".

Cũng liên quan tới vn đ Bin Đông, khi được hi v phnng v vic "Malaysia đã đ trình lên Liên Hp Quc v bn đ gii hn thm lc đa ca nước này Bin Đông", phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói rng "Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và chng c lch s đ khng đnh ch quyn đi vi qun đo Hoàng Sa và quần đo Trường Sa".

"Là quốc gia thành viên ca Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982 (UNCLOS), Vit Nam được hưởng đy đ ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán quc gia đi vi các vùng bin ca mình được xác lp phù hp vi công ước lut bin. Đng thi, Vit Nam cũng bo lưu quyn ch quyn đi vi thm lc đa m rng bên ngoài 200 hi lý khu vc gia Bin Đông như đã nêu ti Công hàm gi y ban Ranh gii Thm lc đa năm 2009", bà Hng nói.

****************

Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc quay lại vùng biển Việt Nam (RFA, 09/01/2020)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 9/1 lên tiếng xác nhận thông tin tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc đã vào Biển Đông và hiện Việt Nam đang theo dõi sát tình hình.

bd3

Indonesia điều 8 tàu chiến cùng 4 máy bay chiến đấu ra khu vực có tàu Trung Quốc đi vào vùng biển quanh quần đảo Natuna.

Trước đó vài ngày, trên mạng xã hội đã loan truyền thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đang tiến gần về khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Hôm 8/1, chuyên gia hàng hải Ryan Martinson đã đăng trên Twitter hình ảnh đường đi của tàu hải cảnh Trung Quốc gần Bãi Tư Chính.

Bà Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới tại cuộc họp báo ở Hà Nội rằng : "Các lực lượng chức năng của Việt Nam bám sát Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ quy định của Việt Nam và UNCLOS 1982".

Trước đó tàu hải cảnh 35111 cũng đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia gần quần đảo Natuna, phía tây nam quần đảo Trường Sa. Vụ việc đã khiến Indonesia phản đối và điều thêm tàu chiến, máy bay cùng dân quân biển ra đối phó.

Tàu 35111 cũng đã vào vùng biển của Việt Nam gần Bãi Tư Chính hồi năm ngoái để quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 650 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)