Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

04/08/2020

Bản đồ biên giới Việt-Cam, Malaysia điều tra giá thép Việt Nam

RFA tồng hợp

Việt Nam và Campuchia trao đổi bản đồ biên giới (RFA, 04/08/2020)

Việt Nam và Campuchia chính thức trao đổi bản đồ biên giới theo tỉ lệ 1/25.000, vào ngày 1/8, tại cửa khẩu Mộc bài, Tây Ninh.

campu1

Đại diện của Campuchia và Việt Nam tại lễ ký kết trao đổi bản đồ biên giới 1/25.000, ngày 1/8/2020 - Courtesy : baotayninh.vn

Tờ Phnom Penh Post, vào ngày 4/8 dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Biên giới Campuchia, ông Var Kimhong cho biết buổi lễ giao nhận bản đồ biên giới được tiến hành vào ngày 1/8 dựa trên cơ sở 500 bản đồ thực địa và đã được đại diện của hai nước bao gồm Phó Chủ tịch Ủy ban Biên giới Campuchia, bà Koy Pisey và Phó Chủ tịch Ủy ban Biên giới Việt Nam, ông Fung Thelong kiểm tra và xác nhận trước khi đồng ký tên vào hiệp ước.

Hiệp ước biên giới Việt Nam-Campuchia được ký kết với 84% cắm mốc phân giới hoàn chỉnh và còn 16%, tương đương 1.270 km đang chờ hoàn thành.

Bà Koy Pisey được Phnom Penh Post dẫn lời rằng đây là những bản đồ hiện đại trong kỷ nguyên 4.0 và rất dễ sử dụng vì hiển thị rõ ràng các đường biên giới, các mốc biên giới cũng như thực trạng địa lý.

Báo giới Việt Nam vào ngày 1/8 loan tin việc hai nước hoàn thành công tác giao nhận bộ bản đồ biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia là cơ sở quan trọng giúp thúc đẩy tổ chức lễ trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định Biên giới Quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký ngày 5/10/2019 có hiệu lực.

Tuy nhiên, Phnom Penh Post cho biết ngay sau khi lễ giao nhận bản đồ Việt Nam-Campuchia diễn ra, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), đã bị Tòa án Tối cao Cammuchia giải thể, phổ biến một tuyên bố cho rằng Vương quốc Campuchia bị mất đất trong hiệp ước theo bản đồ mới 1/25.000 do Việt Nam vẽ ra.

Chủ tịch Ủy ban Biên giới Campuchia, ông Var Kimhong, trong cuộc phỏng vấn với Phnom Penh Post vào ngày 1/8, lên tiếng bác bỏ tuyên bố của CNRP, nói rằng tuyên bố đó là vô căn cứ và không có nghiên cứu.

Ông Var Kimhong cho biết thêm là các bản đồ mới do Công ty Bloom Info của Đan Mạch sản xuất và sau đó Công ty Niras đã tiếp tục hoàn thành vào năm ngoái. Tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất đã được Campuchia và Việt Nam kiểm tra. Và, hai nước đều có kế hoạch trình bản đồ lên Liên Hiệp Quốc.

*********************

Malaysia điều tra chống bán phá giá thép của Việt Nam (RFA, 04/08/2020)

Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) hôm 28/7/2020, ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia.

GERMANY-ECONOMY-THYSSENKRUPP-STEEL

Thép cuộn cán nguội - AFP

Báo trong nước ngày 3/8 loan tin dẫn thông báo từ MITI cho biết, MITI sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra của Việt Nam. Trong trường hợp không nhận được thông tin từ MITI, các bên liên quan có thể liên hệ với cơ quan này để nhận bản câu hỏi điều tra.

Thời hạn để các bên liên quan gửi yêu cầu nhận bản câu hỏi điều tra muộn nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố thông báo. Thời hạn nộp bản trả lời bản câu hỏi điều tra và nộp quan điểm, lập luận bằng văn bản về cuộc điều tra là trong vòng 30 ngày kể từ ngày MITI công bố thông báo, trừ trường hợp được gia hạn.

Ngoài thép không gỉ cán nguội, Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia cũng đang tiến hành rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nguội của Việt Nam và khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một mặt hàng khác được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P, là nhựa nhiệt dẻo được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống, thức ăn và các loại chất lỏng… PET là một trong số những nguyên vật liệu sử dụng trong việc sản xuất sợi thủ công.

Sản phẩm thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim của Việt Nam cũng bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá 5 năm, từ ngày 25/12/2019 đến hết ngày 24/12/2024. Mức thuế là 7,70% - 20,13%.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tồng hợp
Read 594 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)