Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

23/08/2020

Biển Đông : Trung Quốc tập trận, Việt Nam-Ấn Độ hợp tác, Hoa Kỳ lên tiếng

Tổng hợp

Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông và Bột Hải

RFA, 23/08/2020

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 23/8 đẫn thông tin từ Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam trong 6 ngày, từ ngày 24/8.

biendong1

Tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 - Reuters

Truyền hình trung ương Trung Quốc trong cùng ngày cũng cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở Biển Bột Hải từ ngày 24/8 đến 30/9.

Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng qua, Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và Mỹ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi đầu tháng 7 đã gửi công hàm phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc ở Hoàng Sa, coi đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và làm phức tạp thêm tình hình.

Trong khi đó, truyền hình nhà nước Trung Quốc mới đây đã công bố một đoạn video cho thấy sức mạnh của đội tàu ngầm của quân đội Trung Quốc.

Đoạn video dài 8 phút được trình chiếu trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho thấy tàu ngầm loại 093B của Trung Quốc đang giả định tham chiến chống lại tàu địch và bắn thuỷ lôi vào tàu địch.

Hình ảnh vệ tinh mà đài RFA có được hôm 18/8 cho thấy Trung Quốc đã điều tàu ngầm loại 093 đến căn cứ Hải quân ngầm Ngọc Lâm ở đảo Hải Nam. Đây là loại tàu ngầm nguyên tử tấn công mạnh nhất của Trung Quốc.

***********************

Việt Nam muốn tăng hợp tác với Ấn Độ để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông ?

BBC, 23/08/2020

Việt Nam đã thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông, Press Trust of India (PTI) tường thuật, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự tại nơi này với việc triển khai tàu, chiến đấu cơ và ít nhất một máy bay ném bom tại vùng biển giàu tài nguyên.

vnad1

Đại sứ Phạm Sanh Châu (thứ hai từ trái sang) gặp Ngoại trưởng Shringla (thứ ba từ trái sang)

PTI nói rằng Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla hôm thứ Sáu 21/8/2020.

Theo PTI, Đại sứ Việt Nam đã nêu tình hình thực tế tại vùng biển mà Việt Nam nói là của mình ở Biển Đông, nơi hãng ONGC của Ấn Độ có các hoạt động dầu khí.

Trong sự kiện mà các nguồn ngoại giao gọi là cuộc gặp chính thức, Đại sứ Phạm Sanh Châu nói Việt Nam quyết tâm phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện mạnh mẽ với Ấn Độ.

Căng thẳng quân sự ở Biển Đông

Trong hai tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông, trong lúc toàn thế giới đang phải vật lộn với đại dịch virus corona.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc triển khai một máy bay ném bom H-6J tới đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế Trung Quốc quản lý toàn bộ.

Việc này "không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phương hại tình hình trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, 20/8.

Việc đưa máy bay ném bom tới nơi, theo truyền thông Trung Quốc, cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiềm chế các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực.

Hoàn Cầu thời báo dẫn lời các chuyên gia nói rằng chiếc H-6J này sẽ khiến cho các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ phải nản chí.

vnad2

Một tàu sân bay của Mỹ

Việc Hoa Kỳ gửi các tàu chiến tới gần quần đảo có tranh chấp và gọi đòi hỏi của Bắc Kinh đối với khu vực là bất hợp pháp diễn ra sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong tháng Bảy tuyên bố đã cho các máy bay ném bom tham dự tập trận tại khu vực.

"Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế quốc trên biển của mình," Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompei nói. "Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác của mình tại vùng Đông Nam Á để bảo vệ quyền chủ quyền và các nguồn tài nguyên ngoài khơi của họ".

Áp lực đối với hoạt động dầu khí

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, tạo tranh chấp với một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Song song với việc tăng hiện diện quân sự, Bắc Kinh cũng liên tục gia tăng sức ép lên các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước khác tại Biển Đông.

Việt Nam đang đối diện với viễn cảnh bị mất đi các hãng khai thác dầu khí nặng ký tới hoạt động tại vùng biển của mình, do Trung Quốc đang tăng áp lực đối với các hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh gọi là thuộc phạm vi Đường Chín đoạn trên Biển Đông, theo đánh giá của nhà phân tích James Gavin trên trang Petroleum Economist.

Áp lực từ Trung Quốc trong năm nay đã khiến hãng Rosneft của Nga phải gác lại lại các hoạt động vốn đã được lên kế hoạch từ trước, trong lúc cả hãng Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập, là các đối tác của Việt Nam tại mỏ Cá Rồng Đỏ, phải từ bỏ cổ phần của mình trong dự án.

vnad3

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)

Tin cho hay, để đổi lại các hãng đã được phía Việt Nam bồi thường với với tổng trị giá khoảng 1 tỷ đôla.

Tuy không phải là một bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhưng đây là vùng biển đóng vai trò quan trọng đối với Ấn Độ ; 55% hàng hóa thương mại của Ấn Độ được di chuyển qua ngả này, và Ân Độ tham gia nhiều dự án khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.

Trung Quốc đã phản đối các dự án khai thác dầu khí của Ấn Độ, nhưng Ấn Độ nói việc hợp tác khai thác năng lượng với Việt Nam tại đây là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quan hệ quốc phòng và quân sự giữa Ấn Độ và Việt Nam đã gia tăng trong vài năm qua.

Sau một thập niên là đối tác chiến lược, Ấn Độ và Việt Nam đã chính thức nâng cấp quan hệ lên thành "hợp tác chiến lược toàn diện" vào năm 2016.

Nội dung chi tiết về cuộc họp mới đây giữa Đại sứ Phạm Sanh Châu với Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla không được Bộ Ngoại giao cũng như Đại Sứ quán Việt Nam công bố, tuy bản thân ông đại sứ có thông báo vắn tắt trên mạng xã hội về việc gặp gỡ quan chức ngoại giao nước chủ nhà.

**********************

Việt Nam thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng ở Biển Đông

RFA, 23/08/2020

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu vừa thông báo với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Harsh Shringla về tình hình căng thẳng ở Biển Đông thời gian gần đây sau khi Trung Quốc điều máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa và cho tàu hải cảnh vào sát khu vực thăm dò dầu khí ở lô 06.1, nơi có liên doanh khai thác giữa Nga, Việt Nam và Ấn Độ.

biendong2

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam hôm 29/4/2018 - Reuters

Tờ Times of India hôm 23/8 trích các nguồn tin ngoại giao cho biết đại sứ Việt Nam trong cuộc gặp với Bộ trưởng Harsh Shringla đã khẳng định lập trường của Việt Nam là tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mạnh mẽ với Ấn Độ.

Hôm 20/8 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6J ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết phía Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ động thái của các tảu hải cảnh của Trung Quốc gần lô dầu khí 06.1 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Suốt nhiều tuần qua, Trung Quốc liên tục điều các tàu hải cảnh vào tuần tra khu vực xung quanh lô dầu khí 06.1 của Việt Nam.

Việt Nam vào khoảng đầu tháng 7 vừa qua đã đột ngột bỏ hợp đồng thuê tàu khoan thăm dò Noble Clyde Boudreaux, dự định sẽ được triển khai ở lô 06.1.

Trước đó, từ tháng 5 đến tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã điều các tàu hải cảnh vào sát lô dầu khí 06.1 của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động thăm dò và khai thác tại lô dầu khí này. Tàu Trung Quốc chỉ rút đi sau khi tàu khoan thăm dò của Việt Nam được rút đi.

Vào năm ngoái, đại sứ Việt Nam cũng đã gặp và thông báo với phía Ấn Độ về tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn độ hồi tháng 8 năm ngoái đã lên tiếng khẳng định các hoạt động khai thác dầu khí của Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam vẫn tiếp tục và không bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Ấn Độ cũng khẳng định lập trường ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và khai thác tài nguyên ở Biển Đông theo đúng luật quốc tế.

*********************

Biển Đông : Trung Quốc lại phô trương vũ lực, tập trận và cấm lưu thông

Bắc Kinh thông báo tổ chức một cuộc tập trận tại vùng biển ở hướng "đông nam" đảo Hải Nam trong vòng sáu ngày kể từ ngày 24/08/2020 sau khi đưa máy bay oanh tạc có khả năng chở bom hạt nhân ra Hoàng Sa. Đại sứ Việt Nam tại New Delhi tuyên bố muốn có quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" với Ấn Độ.

biendong1

Khu trục hạm Mỹ USS Mustin tại Biển Đông ngày 20/08/2020. Nguồn US. NAVY  © Destroyer Squadron 15 - Petty Officer 3rd Class Cody Bea

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Quốc tổ chức hai cuộc tập trận song song trong tuần tới. Tại Hoàng Hải từ ngày 25 đến 26 tháng 8, và tại Biển Đông, từ 24-29/08, tiếp nối một loạt động thái phô trương lực lượng trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ.

Trung Quốc ra lệnh cấm tàu thuyền qua lại trong khu vực "đông nam đảo Hải Nam" trong vòng sáu ngày kể từ 24/08.

Trong những tuần lễ qua, Trung Quốc cũng đã mở một loạt chiến dịch tại Biển Đông và Hoa Đông.

Tình hình có nguy cơ căng thẳng thêm trong những ngày tới.

Hôm thứ Sáu, Hải Quân Mỹ thông báo điều động hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng một hải đội tác chiến, sau cuộc tập trận với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, trở lại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong mục tiêu "bảo vệ tự do hàng hải".

Cũng sau cuộc tập trận chung với Nhật, khu trục hạm USS Mustin, cũng được lệnh tới Biển Đông, đi qua eo biển Đài Loan, trong mục tiêu "bảo vệ tự do hàng hải" trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Quân khu miền Đông của Hoa Lục được đặt trong tình trạng báo động, theo dõi mọi động thái của Không Quân và Hải Quân Mỹ, theo một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc được báo Hồng Kông trích dẫn.

Tuyên bố này và cuộc tập trận của Hải Quân Trung Quốc tại Hoàng Hải và Biển Đông, trong lúc chiến hạm Mỹ có mặt, được xem là tín hiệu "Trung Quốc sẵn sàng đụng độ với Mỹ trong tương lai", theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Ne Le Xiong.

Theo nhận định của báo mạng EurAsian, sau vụ Bắc Kinh điều oanh tạc cơ H-6J ra đảo Phú Lâm, Việt Nam muốn được Ấn Độ hậu thuẫn.

Đại sứ Việt Nam tại New Delhi, ông Phạm Sanh Châu "trong một cuộc gặp gỡ mới đây" với Ngoại trưởng Harsh Shringla, khẳng định quyết tâm của Việt Nam cùng Ấn Độ thiết lập quân hệ "đối tác chiến lược toàn diện".

Tú Anh

********************

Biển Đông : Manila phản đối các hành vi sách nhiễu mới của Bắc Kinh

Trong một thông báo được công bố vào khuya 20/08/2020, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã gởi công hàm ngoại giao để phản đối việc lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã tịch thu bất hợp pháp công cụ đánh cá của ngư dân Philippines tại một vùng thuộc Biển Đông. Manila đồng thời phản đối việc tàu Trung Quốc "cảnh cáo" phi cơ tuần tra biển của Philippines.

biendong2

Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ngày 18/06/2019 tại Manila.  AP - Aaron Favila

Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết sự kiện xảy ra cách đây 3 tháng ở vùng bãi cạn Scarborough, trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh lấn chiếm vào năm 2012. Tuy nhiên, thông cáo không cho biết chi tiết về sự cố nói trên.

Bản thông cáo đồng thời cũng phản đối việc Trung Quốc "liên tục phát tín hiệu vô tuyến cảnh báo phi pháp các máy bay Philippines vốn thực hiện những cuộc tuần tra thường lệ và chính đáng" trong vùng.

Theo ghi nhận của hãng tin anh Reuters, tuần duyên Trung Quốc luôn luôn phát tín hiệu cảnh cáo máy bay, tàu thuyền nước ngoài đi qua vùng biển quốc tế mà họ tự nhận là của mình.

Bắc Kinh tố ngược Philippines khiêu khích Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua (21/08) cho rằng lực lượng tuần duyên của họ chỉ thực thi luật ở những vùng biển của Trung Quốc.

Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines và theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực 2016, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng này cũng như trên phần lớn Biển Đông đều không hợp pháp, dựa theo luật quốc tế.

Vào hôm qua Trung Quốc cũng tố cáo máy bay Philippines vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thúc giục Philippines "chấm dứt hành động khiêu khích và bất hợp pháp".

Phản đối của Philippines được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trong vùng cùng với Mỹ và các đồng minh đã tỏ thái độ quan ngại về hành vi khiêu khích và các cuộc tập trận của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam hôm thứ Năm cũng đã than phiền về sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Mai Vân

*********************

Đi s M : Washington chng mưu đ áp đt phương châm mnh được yếu thua’ Bin Đông

VOA, 21/08/2020

Đi s Hoa K ti Vit Nam Daniel Kritenbrink mi đây phát biu rng Hoa K bác b bt k hành đng nào nhm áp đt li tư duy "chân lý thuc v k mnh" Bin Đông, lên án yêu sách ch quyn phi pháp ca Trung Quc đi vi Bãi Tư Chính.

biendong3

Đ i s Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink phát bi u trên đài VTC14, phát ngày 18/8/2020. Photo VTC14 via YouTube

Hôm 21/8, Đi s quán Hoa K ti Vit Nam loan tin Đi s Kritenbrink va tho lun v chính sách mi v Bin Đông ca Hoa K trên Đài truyn hình K thut s VTC : "Chính sách này chng t thêm rng Hoa K luôn sát cánh vi các đng minh cũng như các đi tác ca chúng tôi ti Đông Nam Á trong vic bo v các quyn ch quyn và li ích ca h, phù hp vi lut pháp quc tế".

Ông Kritenbrink nói : "Chúng tôi sát cánh cùng cng đng quc tế trong vic bo v quyn t do trên bin, tôn trng ch quyn và bác b bt k n lc nào nhm áp đt li tư duy chân lý thuc v k mnh Bin Đông hay khu vc rng ln hơn".

Nhà ngoi giao M lp li tuyên b ca Ngoi trưởng Mike Pompeo vào tháng trước v chính sách an ninh khu vc ca Hoa K Bin Đông, nói rng : "Chúng tôi chng li s cưỡng ép, bt nt, các hành vi bt hp pháp ca Trung Quc".

"Hoa Kỳ bác b bt k yêu sách nào ca Trung Quc đi vi vùng bin nm ngoài lãnh hi 12 hi lý xung quanh bt k cu trúc nào ti qun đo Trường Sa", ông Kritenbrink nói trên đài VTC trong mt chương trình được phát hôm 18/8.

"Có l mt trong nhng điu có ý nghĩa nht đi vi Vit Nam, như Ngoi trưởng Pompeo đã nói rõ, là Hoa K bác b bt k yêu sách hàng hi nào ca Trung Quc đi vi vùng bin quanh bãi Tư Chính".

biendong4

Tuyên bố về Biển Đông của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/07/2020. Photo US Department of State.

Đi s Hoa K nói tiếp : "Chúng tôi cho rng các hành vi ca Trung Quc liên tiếp quy ri và đe da Vit Nam, và các nước khác trong khu vc, khi Vit Nam và các nước này phát trin, và s dng các ngun tài nguyên là hành vi gây hn, gây bt n, và bt hp pháp".

Ông nói : "Trung Quc cn chm dt chiến thut bt nt và đe da ngày càng hung hăng nhm ngăn cn Vit Nam và các quc gia khác trong khu vc Đông Nam Á khi Vit Nam và các nước này khai thác ngun tài nguyên mt cách chính đáng".

Nhn đnh rng "Trung Quc không nhng ngang nhiên vi phm phán quyết [ca Tòa Trng tài Quc tế] mà còn tăng cường các hành vi gây hn", Đi s Kritenbrink nhn mnh : "Chúng tôi cho rng nhng hành vi đó ca Trung Quc là mi đe da đi vi li ích quc gia ca Hoa K, cũng như đi vi li ích quc gia ca các đi tác ca chúng tôi trong khu vc".

*********************

Cảnh sát biển Việt Nam sang Hoa Kỳ để huấn luyện và tiếp nhận tàu WHEC 726

RFA, 20/08/2020

Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam đã ra quyết định thành lập đoàn công tác đi huấn luyện và tiếp nhận tàu tuần tra WHEC 726 lớp Hamilton tại Hoa Kỳ.

biendong5

Tàu tuần tra WHEC 726 lớp Hamilton - Courtesy of ANTĐ

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cho truyền thông quốc nội biết thông tin trên vào ngày 20 tháng 8 sau cuộc họp của Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1.

Theo đó, sau thời gian tạm hoãn mọi hoạt động vì đại dịch Covid-19, đây là thời điểm chính thức Cảnh sát biển Việt Nam sang Hoa Kỳ và tiếp nhận tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton thứ hai.

Trước đó, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận một con tàu tuần tra lớp Hamilton khác từ Hoa Kỳ, là chiếc WHEC 722 mang tên USCGC Morgenthau.

Con tàu trên hiện đã có số hiệu mới là CSB 8020 và thuộc Vùng Cảnh sát biển 3.

Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cho hay sau khi tiếp nhận tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton thứ 2 từ lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, con tàu sẽ giúp ích rất nhiều cho Cảnh sát biển Việt Nam trong việc tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển.

Tàu tuần tra WHEC 726 lớp Hamilton có tên gọi USCGC John Midgett, lượng giãn nước đầy tải 3.250 tấn ; chiều dài 115 m; chiều rộng 13 m ; mớn nước 4,6 m; thủy thủ đoàn 160 người (20 sĩ quan, 140 thuyền viên).

WHEC 726 được trang bị hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbine khí, cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h (53,7 km/h), tầm hoạt động 14.000 hải lý (22.531 km) và thời gian bám biển liên tục là 45 ngày.

Quay lại trang chủ
Read 810 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)