Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/06/2017

Mỹ xét lại chiến lược Biển Đông : hiện diện tích cực hơn

Tổng hợp

Chiến dịch "Đá Vành Khăn" : Trump mạnh tay với Trung Quốc ở Biển Đông (RFI, 05/06/2017)

Phải chờ đến bốn tháng sau ngày tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ngày 25/05/2017 vừa qua mới thấy một chiến hạm Mỹ tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông).

biendong1

Khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Dewey quá cảnh Biển Đông ngày 06/05/2017. Ảnh tư liệu của Hải Quân Mỹ. Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS

Trong bài phân tích đăng trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 02/06 vừa qua, tiến sĩ Lynn Kuok, nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, thỉnh giảng tại Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, đã nhận định rằng : chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông đầu tiên thời chính quyền Trump là một dấu hiệu cho thấy là Mỹ vẫn tiếp tục dấn thân vào khu vực.

Bên cạnh đó, căn cứ vào một số thông tin hiếm hoi có được về chiến dịch được khu trục hạm USS Dewey, thuộc Hạm Đội 3 Hoa Kỳ thực hiện ở khu vực Đá Vành Khăn (Mischief reef), có thể thấy là lần này, so với thời tổng thống Obama, Washington đã bắn đi một tín hiệu cứng rắn hơn về phía Trung Quốc.

Một cuộc tuần tra cho thấy quyết tâm tiếp tục dấn thân

Mở đầu bài viết mang tựa đề "Chiến dịch tuần tra đầu tiên của chính quyền Trump vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông : Trễ còn hơn không", tác giả bài phân tích trước hết ghi nhận tâm lý nóng ruột của cả giới quan sát lẫn các đối tác và đồng minh trong khu vực trước sự kiện chính quyền mới tại Mỹ có vẻ như bất động về Biển Đông.

Ngay từ đầu, các nhà quan sát đã tự hỏi là liệu chính quyền Donald Trump có tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần những đảo tranh chấp ở Biển Đông hay không, và nếu có thì vào lúc nào, và như thế nào. Theo họ, việc sẵn sàng tiến hành chiến dịch là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ luật quốc tế, đặc biệt là những quyền về hàng hải được quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Nói một cách rộng hơn, đó là một chỉ dấu quan trọng của sự dấn thân của Mỹ trong khu vực.

Năm 2016, tức là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của chính quyền Obama, chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông đã được thực hiện theo nhịp độ 3 tháng một lần, và dù như thế, vẫn vấp phải lời chỉ trích là quá ít. Đồng minh và đối tác của Mỹ bên trong và cả bên ngoài khu vực đã càng lúc càng lo ngại khi thấy đã 4 tháng trôi qua mà chính quyền Trump vẫn không cho tiến hành một chiến dịch tự do hàng hải nào. Điều đó đã khiến nhiều người tự hỏi là phải chăng chính quyền Mỹ đã bỏ rơi Biển Đông để đánh đổi lấy hợp tác của Trung Quốc ở nơi khác, như trên vấn đề Bắc Triều Tiên chẳng hạn.

Tàu Mỹ tập trận thực sự bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn

Thông tin về chiến dịch mới đây của chiến hạm Mỹ USS Dewey bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa, như vậy đã chấm dứt hàng tháng trời thắc mắc. Một quan chức Mỹ xin giấu tên, nhấn mạnh rằng "chiến hạm USS Dewey đã thực hiện một cuộc "diễn tập bình thường", với bài tập "điều khiển con tàu" bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Một số thông tin còn nói rõ là chiếc tàu cũng đã di chuyển ngang dọc theo hình chữ Z, thậm chí còn thực hiện một cuộc diễn tập cứu "người bị rơi xuống biển".

Đối với chuyên gia Lynn Kuok, như vậy là hiển nhiên chiến hạm Mỹ đã không áp dụng thủ tục "qua lại vô hại" khi đi qua vùng biển của một nước khác.

Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, khi đi qua vùng 12 hải lý của một lãnh thổ nào đó, kể cả đảo, tàu một nước khác phải thực hiện cái gọi là thủ tục "qua lại vô hại - innocent passage". Dù không cần phải xin phép nước có chủ quyền, nhưng khi đi qua thì phải đi thẳng và liên tục, không được có hành vi hay hoạt động không tốt cho "hòa bình, trật tự hay an ninh" đối với quốc gia có chủ quyền, ví dụ như hoạt động quân sự hay do thám. Một bài tập kiểu "cứu người rơi xuống biển" rõ ràng là không phù hợp với quy định về quyền qua lại vô hại.

Còn ở bên ngoài vùng 12 hải lý, theo UNCLOS, đó là quyền tự do hàng hải, với một loạt quyền trong đó có tự do lưu thông hàng hải, hàng không... Tự do hàng hải đối với phần đông các quốc gia trong cộng đồng quốc tế còn bao hàm quyền thao diễn quân sự, hoạt động do thám.

Khi một quan chức Mỹ mô tả là chiếc tàu USS Dewey đã thực hiện những "nhiệm vụ bình thường" và một bài tập "điều khiển con tàu", thì điều đó có nghĩa là Mỹ không áp dụng thủ tục qua lại vô hại, dùng khi đi qua hải phận quốc gia, mà là thực hiện quyền tự do hàng hải, một quyền khi di chuyển trên biển khơi và trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ biển.

Không công nhận lãnh hải quanh Đá Vành Khăn

Đối với chuyên gia Lynn Kuok, cách thức được chiến hạm Mỹ áp dụng đầy ý nghĩa, vì nếu chiếc USS Dewey tuân theo quy định trong thủ tục qua lại vô hại, thì điều đó có nghĩa là Mỹ ngầm công nhận Đá Vành Khăn là một hòn đảo đích thực có quyền có lãnh hải.

Chiến dịch tự do hàng hải đầu tiên của chính quyền Trump tại Biển Đông như vậy đã phù hợp với phán quyết tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye tháng 7 năm 2016 về Biển Đông, cho rằng Đá Vành Khăn nguyên là một thực thể nửa chìm, nửa nổi, cho nên không thể có hải phận hay vùng đặc quyền kinh tế, bất kể việc Trung Quốc đã bồi đắp đá này thành đảo nhân tạo.

Theo chuyên gia trên tờ The Straits Times, hiện không có cơ chế nào để thực thi phán quyết của Tòa Thường Trực La Haye, nhưng các chiến dịch tự do hàng hải phù hợp với quy chế các thực thể ở Trường Sa là một cách hậu thuẫn gián tiếp cho phán quyết.

Nói một cách khái quát thì việc thực hiện thường xuyên các chiến dịch này, phù hợp với luật quốc tế, sẽ giúp ngăn chận nỗ lực của Trung Quốc thực hiện trên thực tế việc kiểm soát Biển Đông.

Trung Quốc phản đối nhưng với lập luận không thuyết phục

Trước tiên Bắc Kinh tố cáo Mỹ tác hại đến "chủ quyền và an ninh" của Trung Quốc. Thế nhưng, như phán quyết của Tòa Trọng Tài đã xác định, Trung Quốc không thể có chủ quyền gì trên các bãi ngầm hay thực thể nửa chìm nửa nổi, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia khác. Đá Vành Khăn lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines

Điểm thứ hai, Bắc Kinh phản đối việc chiếc USS Dewey đã đi vào "vùng biển tiếp giáp của các đảo trong quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) của Trung Quốc mà không được phép của chính quyền Bắc Kinh".

Thật ra cho dù Mischief Reef là một thực thể có lãnh hải, điều mà phán quyết Tòa Thường Trực đã hoàn toàn phủ nhận, thì tàu chiến vẫn có quyền đi qua theo thủ tục qua lại vô hại mà không cần xin phép trước.

Thứ ba, Bộ Ngoại giao và quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra một loạt những lời tố cáo các chiến dịch tự do hàng hải : "hành động sai trái", "khiêu khích", "phô trương sức mạnh", "thúc đẩy quân sự hóa khu vực", "hành vi lệch lạc".

Tuy nhiên, quan điểm của Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia là hoạt động đó chỉ là sự khẳng định quan điểm pháp lý một cách hợp pháp, ôn hòa...

Mỹ cần có thêm hành động dứt khoát chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Với việc chính quyền Trump thể hiện thái độ sẵn lòng tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, nhiều quốc gia trong khu vực đã thở phào nhẹ nhõm, mặc dù một cách kín đáo và tránh xa ánh mắt giận dữ của Trung Quốc...

Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Lynn Kuok, Bắc Kinh nên hiểu rằng cách tiếp cận của Mỹ không phải là chống Trung Quốc, mà bắt nguồn từ việc bảo vệ nguyên tắc của một trật tự dựa trên luật pháp, từ đó thúc đẩy hòa bình và ổn định.

Về phần Hoa Kỳ, nước này không thể chỉ dừng lại một chiến dịch duy nhất, nếu muốn duy trì ảnh hưởng chiến lược rộng lớn của mình trong khu vực. Mỹ cần thường xuyên khẳng định các quyền trên Biển Đông, theo tinh thần phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đồng thời nên công bố rõ ràng và nhanh chóng các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải đó.

Riêng đối với chính quyền Trump, cần phải nghiêm túc thúc đẩy việc phê chuẩn UNCLOS để khỏi bị chỉ trích là đạo đức giả.

Mai Vân

******************

Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ về Biển Đông (RFI, 05/06/2017)

Hôm 05/06/2017, Trung Quốc cực lực bác bỏ những tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông tại hội nghị an ninh Shanghri-la cuối tuần qua.

biendong2

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, James Mattis (G) cùng các đồng nhiệm Nhật Bản, bà Tomomi Inada (T) và Úc, bà Marise Payne, tai Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore 03/06/2017. REUTERS/Edgar Su

Hôm thứ Bảy 03/05, tại Đối thoại An ninh Shangri-la, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ "khinh miệt" của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành "quân sự hóa" Biển Đông. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho rằng "tầm mức và những tác động" của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông khác hẳn các nước khác.

Trong một thông cáo đưa ra cuối chiều Chủ Nhật 04/05, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cực lực bác bỏ những tuyên bố "vô trách nhiệm" của ông Mattis và lên án một số nước bên ngoài khu vực đưa những tuyên bố "sai lạc" vì những lý do mà họ muốn che giấu. Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Trung Quốc có chủ quyền "không thể tranh cãi được" trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển chung quanh.

Wahsington vẫn thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vì theo họ, điều này đe dọa đến tự do hàng hải tại con đường giao thương rất quan trọng này.

Sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Úc Julie Bishop tại Sydney hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ và Úc bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ muốn có quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng không thể chấp nhận việc Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế để tránh né các vấn đề khác, như việc quân sự hóa Biển Đông hoặc không gây đủ áp lực lên Bình Nhưỡng.

Ông Tillerson nói :"Họ phải chấp nhận rằng vai trò ngày càng lớn với tư cách cường quốc kinh tế và thương mại phải đi kèm với trách nhiệm về an ninh". Cho nên ông Tillerson kêu gọi Trung Quốc và các nước khác gia tăng nỗ lực để ngăn chận chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

****************************

Trung Quốc nổi đóa vì phát biểu ‘vô trách nhiệm’ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông (VOA, 05/06/2017)

Trung Quốc t rõ s tc gin đi vi nhng phát biu mà nước này gi là "vô trách nhiệm" ca B trưởng Quc phòng M James Mattis v vn đ Bin Đông ti mt din đàn an ninh vào cui tun qua.

biendong3

Bộ trưởng Quc phòng M James Mattis phát biu ti Đi thoi Shangri-La Singapore, ngày 3/6/2017.

Theo Reuters, ông Mattis đã cáo buộc Trung Quc coi thường li ích ca các quc gia khác và không tuân th lut pháp quc tế.

Tại din đàn Đối thoi Shangri-La hàng năm Singapore, ông Mattis nói vic xây dng và quân s hóa các đo nhân to Bin Đông làm suy yếu s n đnh ca khu vc.

Đáp lại, người phát ngôn ca B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói vic xây dng các cơ s ca Trung Quốc qun đo Trường Sa trên Bin Đông là nhm ci thin điu kin làm vic cho nhng người đn trú ti đó, đng thi duy trì ch quyn và thc hin các trách nhim quc tế ca Trung Quc.

Các hoạt đng có ch quyn mà Trung Quc thc hin không liên quan gì đến vic quân s hóa, bà Hoa nói trong bài phát biu đăng trên trang mng ca B Ngoi giao Trung Quc vào cui ngày Ch nht.

Bà Hoa nói thêm rằng các nước quanh khu vc Bin Đông đã c gng làm gim căng thng, nhưng nhng k khác bên ngoài khu vực li "tìm cách đi ngược li xu hướng này, liên tc đưa ra nhng nhn xét sai trái, pht l s tht và c tình gây nhm ln vi nhng đng cơ m ám".

Người phát ngôn ca Trung Quc nói thêm rng "Trung Quc kiên quyết phn đi điu này và kêu gi các bên liên quan ngừng đưa ra nhng nhn xét vô trách nhim, tôn trng n lc ca các nước trong khu vc nhm duy trì hòa bình và n đnh Bin Đông, và đóng vai trò xây dng trong vn đ này".

Bộ trưởng Quc phòng Mattis nói vic tìm kiếm s hp tác ca Trung Quốc v vn đ Bc Triu Tiên không có nghĩa là Washington s không thách thc các hot đng ca Bc Kinh Bin Đông.

Tuần trước, mt tàu chiến ca Hi quân M đã tun tra trong khu vc 12 hi lý ca mt hòn đo nhân to mà Trung Quc đã xây trên mt bãi đá có tranh chấp Bin Đông. Đây là thách thc đu tiên ca Washington đi vi Bc Kinh k t khi Tng thng M Donald Trump lên nm quyn.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tc "bay, đi li và hot đng bt c nơi nào mà lut pháp quc tế cho phép, và th hin quyết tâm này thông qua hoạt đng hin din Bin Đông và xa hơn na", ông Mattis khng đnh.

Bà Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc luôn tôn trng quyn t do hàng hi, nhưng phn đi các cuc biu dương lc lượng Bin Đông dưới hình thc các cuc tp trn như là nhng đe da đi vi ch quyn và an ninh ca Trung Quc.

Reuters dẫn ngun báo China Daily hôm thứ Hai cáo buc Hoa Kỳ là "đo đc gi".

Báo này nói "Quyết đnh ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump rút M ra khi Hip ước Paris v biến đi khí hu là mt ví d mi nht v cách Hoa Kỳ bt chp các tha thun quc tế nhm đáp ng nhu cu trước mt và ích kỷ ca mình".

Quay lại trang chủ
Read 791 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)