Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

07/07/2017

Cuộc tranh giành quyền lợi trên Biển Đông đã bắt đầu

Tổng hợp

Biển Đông : Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc (RFI, 07/07/2017)

Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.

bd1

Một giàn khoan dầu của tập đoàn Ấn Độ ONGC ( ảnh : en.wikipedia.org)

Mới nhất là sự kiện được tiết lộ hôm 06/07/2017, theo đó Hà Nội đã triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Trước đó là thông tin về việc Hà Nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền.

Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò "đối thủ hàng đầu" của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tác giả bài viết trên trang mạng Mỹ, thời điểm Việt Nam bật đèn xanh cho các hành động đó không có gì là ngẫu nhiên.

Việc Việt Nam triển hạn cho ONGC Videsh tiếp tục thăm dò lô 128 được quyết định ngay sau khi ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh kết thúc 4 ngày công du Ấn Độ, nơi ông đã thảo luận về an ninh và hợp tác kinh tế, với một đối tác vốn không ngần ngại tái khẳng định rằng mọi nước cần phải bảo vệ quyền "tự do hàng hải và pháp luật quốc tế" ở Biển Đông.

Theo ghi nhận của Reuters, chống lại tham vọng của Trung Quốc muốn khống chế toàn bộ Biển Đông là điều được Hà Nội và New Delhi chia sẻ, và trong một vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng cường giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng, cung cấp tầu tuần tra, huấn luyện phi công và thủy thủ tàu ngầm, cho Việt Nam tiếp cận thông tin vệ tinh để giám sát vùng biển của mình.

Chính trong chiều hướng kháng lại Trung Quốc đó, mà Việt Nam và nhất là Ấn Độ, đã tiếp tục hợp tác thăm dò lô 128, dù nơi đó được cho là sẽ không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.

Lý do tiếp tục hợp tác là "chiến lược", như một quan chức Ấn Độ từng xác nhận với Reuters. Có thể hiểu chiến lược là duy trì sự hiện diện cụ thể tại một nơi mà Trung Quốc đòi chủ quyền, mặc nhiên chọc thủng đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Ý nghĩa chiến lược "cắt đứt đường lưỡi bò" cũng có thể được thấy qua việc Việt Nam bật đèn xanh cho liên doanh Talisman Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 mà Trung Quốc từng nhận là của họ và giao quyền khai thác cho hãng Brightoil ở Hồng Kông.

Những động thái được cho là bạo dạn của Việt Nam chống lại Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được giới quan sát lồng vào trong bối cảnh tân chính quyền Mỹ của ông Donald Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra "bảo vệ quyền tự do hàng hải" trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.

Song song với các sự kiện đó, hai chiến hạm Mỹ cũng đã cập cảng Cam Ranh từ hôm qua, bắt đầu các hoạt động diễn tập với Hải Quân Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của sự kiện này chính là địa điểm diễn tập là Cam Ranh.

Đây là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng ý nghĩa chống Trung Quốc được nêu bật vì diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chiến của Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.

Cho đến gần đây, Trung Quốc đã gần như được tự do tung hoành ở Biển Đông. Với việc Việt Nam hành động mạnh mẽ hơn chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và các cường quốc lớn như Hoa Kỳ Ấn Độ, Nhật Bản, can dự nhiều hơn, câu hỏi mà tờ The American Interest đặt ra là liệu cục diện có sẽ thay đổi được hay không ?

Trọng Nghĩa

***********************

Việt Nam khoan dầu trên Biển Đông bất chấp Trung Quốc (VOA, 07/07/2017)

Việt Nam đã tiến hành khoan du ti mt khu vc mà Trung Quc nói thuc ch quyn ca h trên Bin Đông và hành đng này được cho là nguyên nhân khiến phó ch tch Quân y trung ương Trung Quc, Tướng Phm Trường Long, đt ngt ct ngn chuyến thăm viếng Hà Nội gn ba tun trước đây, các ngun tin cho hay.

bd2

Tàu Hải giám Trung Quốc (trên) gần tàu Tuần duyên Việt Nam trên Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 kilômét (ảnh tư li ệu ngày 14/4/2017)

Một nhà quan sát t Hoa Kỳ nói vi VOA rng sau phán quyết ca Tòa trng tài Thường trc (PCA) v v kin ca Philippines thì Trung Quc không có lý do đ ngăn cn Vit Nam thăm dò khai thác du khí trên vùng biển thuc thm lc đa ca mình.

Bản tin ca đài BBC dn li ông Ian Cross thuc công ty tư vn v du ha Moyes & Co có trụ s ti Singapore cho biết tàu khoan Deepsea Metro 1 đã bt đu khoan trên vùng bin nm cách b bin Vit Nam khong 400km hôm 21/6.

Cũng theo bản tin này, hành đng này ca Hà Ni dường như là lý do khiến cho ông Phm Trường Long đã đt ngt hy tham dự cuc giao lưu quc phòng biên gii gia hai nước Trung-Vit.

Tạp chí "The Diplomat" chuyên v các vn đ quan h quc tế ca M da vào các ngun tin riêng ca h cũng cho biết rng cuc Giao lưu Quc phòng Biên gii ln th tư gia hai nước đã bị hoãn đột ngt hi tháng trước vi nguyên do là phía Bc Kinh bt bình vi vic Hà Ni ni li vic thăm dò du khí trên Bin Đông.

Tuy nhiên, truyền thông chính thc ca c Vit Nam và Trung Quc đu không đ cp bt c điu gì v vic này. Thông báo chính thức ca c hai phía cho biết ông Phm hy b tham d cuc giao lưu do "nhng vn đ trong vic sp xếp công vic".

Tàu khoan Deepsea Metro 1 hoạt đng theo hp đng vi công ty quc tế Talisman-Vietnam. Khu vc Vit Nam thăm dò là lô 136-03 theo cách gọi của Vit Nam trong khi Trung Quc gi là lô Vn An Bc. BBC cũng dn li mt ngun tin trong ngành cho biết Talisman-Vietnam đã b t chi cp phép khoan du trong ba năm qua do lo ngi làm Bc Kinh tc gin.

Tờ "Diplomat" thì cho rng v vic Tướng Phm Trường Long đt ngt ct ngn chuyến thăm là bước lùi ln nht trong quan h song phương k t cuc khng hong giàn khoan vào tháng 5/2014.

Tờ báo này dn mt ngun tin giu tên t Vit Nam cho biết ông Phm đã "nêu vn đ Vit Nam khoan du vi các nhà lãnh đạo Vit Nam, trong đó có Th tướng Nguyn Xuân Phúc, và yêu cu Vit Nam dng khoan du lô 136-03.

Các nguồn tin Vit Nam cho hay v lãnh đo Vit Nam không được tiết l danh tính được cho là đã "mnh m bo v ch quyn ca Vit Nam" trước yêu cu của ông Phm, và chính cuc trao đi này gia Tướng Phm và v lãnh đo Vit Nam đã khiến ông Phm Trường Long hy tham d cuc giao lưu quc phòng đã được lên kế hoch t trước.

Theo phân tích của phóng viên Bill Hayton ca BBC, người nhiu năm theo dõi những din biến trên Bin Đông, thì nguyên nhân Hà Ni có hành đng qu quyết trước Bc Kinh là vì Hà Ni có l cho rng Trung Quc đang thúc đy ý tưởng "Mt Vành đai, Mt Con đường" (OBOR) cũng như Hip đnh đi tác Kinh tế Khu vc Toàn din (RCEP) trong khi Đại hi 19 ca Đng Cng sn Trung Quc sp din ra vào mùa thu năm nay nên h khó lòng leo thang căng thng trong khu vc.

Trao đổi vi VOA, GS Ngô Vĩnh Long thuc Đi hc Maine, Hoa Kỳ, nói rng vùng bin mà Vit Nam thăm dò thuc thm lc đa ca Việt Nam và phán quyết ca Tòa trng tài quc tế đã nói rng Trung Quc không có ch quyn trên Bin Đông nên "Trung Quc không có lý do gì đ nói vn đ đây là vn đ tranh chp".

"Trung Quốc ch thế mnh đ ly tht đè người", ông Long nói.

"Lúc trước Việt Nam còn nhân nhượng Trung Quc nhưng bây gi đã có phán quyết ca Tòa trng tài quc tế thì Vit Nam thy rng Vit Nam có lý do đ theo đui phán quyết ca tòa án The Hague", ông nói thêm.

**********************

Việt Nam và Ấn Độ tăng cường quan hệ để đối phó Trung Quốc ? (BBC, 06/07/2017)

Thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Châu Á đang khiến cho Việt Nam và Ấn Độ tính đến những bước đi "chắc chắn và khả thi" nhằm bảo vệ lợi ích của mình, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ nói.

bd3

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh

Cả Việt Nam và Ấn Độ đều đang có những bất đồng với Trung Quốc về vấn đề biên giới, lãnh thổ.

Hôm 6/7, Trung Quốc lên tiếng tuyên bố 'vững vàng giữ chủ quyền' ở Biển Đông sau khi Việt Nam cho tiến hành khoan tìm dầu tại vùng biển có tranh chấp.

Trên bộ, đã xảy ra tình trạng đối đầu quân sự Trung-Ấn tại vùng Sikkim kéo dài suốt bốn tuần qua trên một phần đường biên giới chung kéo dài 3.500km giữa hai nước.

Trong cuộc phỏng vấn với PTI, được thực hiện trong chuyến thăm mới đây tới Ấn Độ, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam cho biết hai nước đã thảo luận về tiến độ triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai bên nhằm tạo điều kiện phát triển quan hệ song phương "một cách mạnh mẽ".

Ông Phạm Bình Minh nhắc tới hoạt động đầu tư của các hãng Ấn Độ vào Việt Nam, đáng kể là hãng ONGC Videsh hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa của Việt Nam.

Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ ký với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.

Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ sau đó ra thông cáo nói hai bên nhấn mạnh việc ủng hộ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tự do bay, tự do thương mại, dựa trên luật pháp quốc tế.

Hai bên lặp lại quan điểm trong bối cảnh cùng ghi nhận nội dung phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) đưa ra hồi tháng Bảy năm ngoái, theo đó bác yêu sách của Bắc Kinh về đường chín đoạn trên Biển Đông.

Hồi 9/2016, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện, sau khi mối quan hệ Đối tác Chiến lược được thiết lập hồi 2007.

Việc nâng cấp quan hệ này, ông Phạm Bình Minh được PTI dẫn lời, đã tạo khung hoạt động quan trọng cho sự hợp tác song phương sâu rộng trong toàn bộ các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, và các lĩnh vực khác.

Về mặt kinh tế, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

*********************

Việt Nam gia hạn hợp đồng dầu khí với Ấn Độ (RFA, 07/07/2017)

bd4

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và người tương nhiệm Ấn Độ Sushma Swaraj bắt tay tại New Delhi vào ngày 4 tháng 7 năm 2017. AFP photo

Việt Nam vừa gia hạn hợp đồng cho phép công ty ONGC Videsh của Ấn Độ khoan tìm kiếm, khai thác dầu ở một khu vực khác ngoài biển Đông nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.

Giám đốc điều hành hãng ONGC Videsh cho biết hồi đầu tuần này Việt nam đã đồng ý một hợp đồng mới có thời hạn hai năm, theo đó công ty ONGC Videsh được khoan tìm kiếm ở lô 128 ngoài khơi miền trung Việt Nam. Một phần của lô dầu khí này bị đường chữ U do Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông đi qua.

Hãng tin Reuters trích lời của một lãnh đạo cao cấp giấu tên của công ty ONGC cho biết việc Ấn Độ quan tâm đến lô dầu khí này mang tính chiến lược nhiều hơn là thương mại vì khu vực này có nhiều rủi ro trong khi tiềm năng khai thác không phải là cao. Người này nói thêm là Việt Nam muốn công ty Ấn độ ở đó vì những lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hồi năm 2006, tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam đã cho phép Ấn Độ được khoan thăm dò tại khu vực này. Hợp đồng này hết hạn vào giữa tháng 6 vừa qua.

Hồi năm 2012, báo chí Ấn Độ loan tin cho biết Ấn Độ sẽ rút khỏi hai lô thăm dò ở Việt Nam là lô 127 và 128 với lý do được ONGC đưa ra là trữ lượng tiềm tàng tại các lô này thấp hơn dự kiến. Vào lúc đó, Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối việc Việt Nam cho phép công ty Ấn Độ khai thác dầu tại đây.

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian gần đây được cho là căng thẳng sau khi Việt Nam cho phép một số công ty nước ngoài khai thác dầu ngoài khơi nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Hãng tin Reuters mới đây cho biết công ty Odfiell Drilling Ltdl, đang tiến hành khoan thăm dò từ hồi giữa tháng trước ở lô 136/3 ở phía nam vùng biển Đông.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây lên tiếng phản đối các hoạt động khai thác dầu khí đơn phương trên vùng nước mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Ông này nói Trung Quốc hy vọng các nước sẽ hành động dựa trên nguyên tắc hòa bình và ổn định của khu vực và không làm gì để gây phức tạp thêm tình hình.

Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long mới đây đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua để phản đối việc Việt Nam cho phép công ty nước ngoài khai thác dầu.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, lãnh đạo hai nước Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục có những thảo luận nhằm tìm cách tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.

Trả lời báo PTI của Ấn Độ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết nhân chuyến thăm 4 ngày đến Ấn Độ, ông đã gặp các giới chức lãnh đạo Ấn Độ để thảo luận việc thực hiện những thỏa thuận cấp cao ký giữa hai nước nhằm tạo một khuôn khổ giúp các quan hệ phát triển hơn nữa về chất.

Ông Phạm Bình Minh cho biết nhiều công ty Ấn Độ đang đầu tư ở nhiều dự án khác nhau tại Việt Nam trong đó có việc tìm kiếm khai thác dầu khí.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nói việc nâng cấp quan hệ hai nước từ đối tác chiến lược năm 2007 lên đối tác chiến lược toàn diện năm 2016 đã tạo ra khuôn khổ quan trọng trong hợp tác song phương ở nhiều mặt bao gồm chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục….

Hiện Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam. Thương mại song phương hai chiều hiện đạt 7 tỷ đô la. Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam tính đến cuối tháng 5 năm 2017 là 772 triệu đô la với 145 dự án.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sang thăm Ấn Độ lần này nhân cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa Ấn Đô và ASEAN diễn ra vào ngày 4 tháng 7 vừa qua.

********************

Việt Nam gia hạn cho Ấn khai thác dầu ở Biển Đông (VOA, 07/07/2017)

bd5

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc Cảnh Sảng

Việt Nam gia hn vic nhượng quyn khai thác du m cho n Đ ti Bin Đông và bt đu khoan thăm dò ti mt khu vc khác đang tranh chp vi Trung Quc, các đng thái có th làm gia tăng căng thng tranh chp ch quyn ti vùng bin trng yếu này.

Mọi việc diễn ra vào thi đim nhy cm trong mi quan h Vit-Trung.

Việt Nam tuyên b ch quyn mt s nơi trên Bin Đông và n Đ va mi phái chiến hm theo dõi Eo bin Malacca, nơi hu hết ngun cung cp năng lượng và thương mi ca Trung Quc đi qua.

Việt Nam gia hạn cho công ty du khí n Đ ONGC Videsh thêm hai năm na đ thăm dò khu vc 128 trong mt văn thư gi đến công ty tun này, giám đc điu hành công ty quc doanh ONGC Videsh cho Reuters biết.

Một phn ca khu vc này nm trong đường lưỡi bò 9 đon mà Trung Quốc tuyên b ch quyn ti Bin Đông. Đây là thy l vi hơn 5.000 t đô la hàng hóa qua li mi năm mà Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên b có ch quyn.

Một gii chc cao cp ca ONGC Videsh, yêu cu được du tên vì tính nhạy cảm ca vn đ, nói khu vc này được chú trng v chiến lược hơn là thương mi, bi vic khai thác du ti đây được xem là ‘năm ăn năm thua’ vì tr lượng trung bình.

"Việt Nam cũng mun chúng tôi có mt đây vì s can thip ca Trung Quc ti Bin Đông", giới chc này nói.

Công ty quốc doanh PetroVietnam t chi bình lun v v vic. Vit Nam cp phép cho công ty n ln đu tiên vào năm 2006, nhưng giy phép hết hn vào gia tháng 6 năm nay.

Xa hơn v phía nam ca lô 128, công tác khoan dò đã khi s ti một lô cùng s hu bi công ty quc doanh du khí ca Vit Nam, công ty Repsol ca Tây Ban Nha và công ty Mubadala Development Co ca Các Tiu vương quc Rp Thng nht.

Công ty Deepsea Metro I, do Odfjell Drilling Ltd điều hành đã bt đu khoan tìm ti đây từ gia tháng trước nhân danh công ty Repsol SA ca Tây Ban Nha, công ty này cũng có quyn khai thác ti khu vc kế cn 07/03.

Odfjell từ chi bình lun v v trí rõ ràng ca giàn khoan, nhưng d liu v hàng hi cho thy đây là lô 136/3, cũng nm trong khu vực mà Trung Quc có tuyên b ch quyn.

PetroVietnam không đưa ra li bình lun.

Khi được hi v hot đng này, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói Trung Quc phn đi bt c nước nào "thc hin đơn phương, các hot đng bt hp pháp về du m và khí đt ti vùng bin Trung Quc có ch quyn".

Ông Cảnh nói ti mt cuc hp báo Bc Kinh rng : "Chúng tôi hy vng là các nước liên h có th hành đng trên căn bn gìn gi hòa bình và n đnh trong vùng và không làm vic gì làm tình hình phức tp thêm".

Tướng Trung Quc Phm Trường Long đã ct ngn chuyến đi thăm Vit Nam và mt hi ngh hu ngh ti biên gii Vit-Trung đã b hy b vào thi đim vic khoan du bt đu.

Tranh chấp ch quyn trên bin càng chng t s thiếu tin cy ln nhau kéo dài nhiều thế k gia Trung Quc vi Vit Nam, dù hai nước cùng chia s ý thc h cng sn và thương mi song phương đang gia tăng.

*************************

Biển Đông : Hà Nội triển hạn cho Ấn Độ tìm dầu ở lô bị Bắc Kinh yêu sách (RFI, 07/07/2017)

Việt Nam vừa triển hạn thêm hai năm giấy phép cho một tập đoàn dầu hỏa Ấn Độ quyền thăm dò và khai thác một khu vực ở Biển Đông bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Thông tin này đã được tập đoàn Ấn Độ có liên quan tiết lộ ngày hôm qua, 06/07/2017 với hãng tin Anh Reuters.

bd6

Biển Đông : Lô 128 mà tập đoàn Nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh được giấy phép thăm dò.Ảnh chụp màn hình (twitter.com)

Theo ông Narendra K. Verma, giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Nhà Nước Ấn Độ ONGC Videsh, Việt Nam đã chính thức gởi công văn gia hạn thêm 2 năm giấy phép cho tập đoàn Ấn Độ này thăm dò lô mang ký hiệu 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

Việt Nam cấp phép cho tập đoàn Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 2006, sau đó triển hạn tiếp tục, và giấy phép hiện hành đã hết hạn vào giữa tháng 6 năm nay.

Vấn đề đối với lô 128 là một phần của lô này nằm bên trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông

Một quan chức cao cấp của ONGC Videsh, xin giấu tên, đã công nhận rằng việc gia hạn quyền khai thác lô 128 mang ý nghĩa chiến lược và chính trị hơn là kinh tế, thương mại vì tiềm năng dầu khí tại khu mỏ này chỉ khiêm tốn, trong lúc rủi ro lại cực cao. Quan chức này xác định : "Việt Nam cũng muốn chúng tôi tiếp tục ở đó vì những hành động can thiệp của Trung Quốc ở Biển Đông".

Riêng tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) thì đã từ chối bình luận sự kiện này.

Theo hãng Reuters, việc Việt Nam gia hạn giấy phép cho tập đoàn ONGC Videsh thăm dò lô 128, chắc chắn sẽ bị Trung Quốc phản đối, vào lúc mà mới đây, Hà Nội đã khiến Bắc Kinh bực tức khi cho khởi sự khoan dò tại lô 136-06 xa hơn về phía Nam, một khu vực mà Trung Quốc đã cấp phép khai thác cho một tập đoàn Hồng Kông có hai quan chức cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo.

Sau khi thông tin này bị tiết lộ, vào hôm qua, 06/07/2017, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng cho rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ quốc gia nào "tiến hành các hoạt động đơn phương và bất hợp pháp về dầu khí tại vùng biển Trung Quốc có chủ quyền".

Trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Trung Quốc lại kêu gọi các nước có liên can "hành động trên cơ sở gìn giữ hòa bình và ổn định trong vùng và không làm việc gì khiến cho tình hình phức tạp thêm".

Trước đó, giới quan sát đã gắn liền việc Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến đi thăm Việt Nam và hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung với sự kiện Việt Nam cho tiến hành khoan dò tại lô 136-06.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 945 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)