Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

16/05/2024

Hàng hóa Trung Quốc qua Mexico và Việt Nam để vào Mỹ

Nhiều nguồn tin

Trung Quốc có thể lách thuế xe điện của Mỹ thông qua Việt Nam ?

BBC, 15/05/2024

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố áp thuế biên giới 100% lên xe điện nhập từ Trung Quốc, tăng gấp 4 lần từ mức 25%.

hanghoa01

Tập Cận Bình và Joe Biden - BBC tiếng Việt - Ảnh minh họa

Nhà Trắng cho biết chính sách thuế mới nhất là nhằm đáp trả những chính sách không công bằng và để bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ.

Trung Quốc cảnh báo quyết định trên sẽ "ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí hợp tác song phương" và chỉ trích rằng đây là hành động chính trị hóa các vấn đề kinh tế, đồng thời tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.

Một số nhà phân tích cho rằng việc áp thuế phần lớn mang tính biểu tượng và được đưa ra nhằm tăng số phiếu bầu cho ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Trong cuộc họp báo vào ngáy 14/5, Nhà Trắng đã bác bỏ ý kiến cho rằng chính trị trong nước đã ảnh hưởng ảnh hưởng đến quyết định nói trên.

Chính sách thuế mới của Mỹ có thể làm tăng tốc việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Mexico và Việt Nam để lách thuế, giới chức Mỹ và các chuyên gia thương mại nhận định với Reuters.

Cụ thể, nếu Mỹ không có các biện pháp mạnh để cắt đứt các hàng hóa trung chuyển hoặc sơ chế của Trung Quốc từ Mexico và các nước khác, trong đó có Việt Nam, thì hàng hóa giá rẻ và có sản lượng lớn của Trung Quốc sẽ vẫn tìm cách len vào thị trường Mỹ.

"Các biện pháp áp thuế mới có thể ngăn chặn việc nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng rất có thể hàng hoá sẽ được chuyển hướng thông qua các nước không chịu áp thuế," Giáo sư chính sách thương mại Eswar Prasad từ Đại học Cornell và cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Trung Quốc nhận định.

Mexico và Việt Nam đã hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung nhờ vào chi phí thấp và vị trí lân cận, Giáo sư Prasad nói, và cho biết thêm cả hai nước đều cần tránh "sự bực tức" của Washington trong khi thu được các khoản đầu tư mới.

Mexico đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ, với hơn 115 tỷ USD hàng hóa chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, trong khi từ Trung Quốc là 110 tỷ USD.

Với sự tăng vọt này, các mối quan ngại ngày càng gia tăng về việc Mexico đang trở thành đầu mối trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc để lách thuế của Mỹ, trong bối cảnh sản lượng thép Mỹ nhập khẩu ngày càng tăng và công ty xe điện BYD của Trung Quốc đã lên kế hoạch tìm kiếm địa điểm xây dựng một nhà máy ở Mexico.

Một thông tin từ Reuters hồi tháng 4 cho biết giới chức Mỹ đã gây áp lực buộc Mexico bãi bỏ ưu đãi đầu tư cho các công ty sản xuất xe điện của Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt ?

hanghoa02

Nhà Trắng nói Bắc Kinh không cho thấy dấu hiệu từ bỏ những hành động có thể gây hại đến nước Mỹ, bao gồm các quy định có thể buộc các công ty của phương Tây chia sẻ thông tin với mục đích là để ăn cắp thông tin; cùng với đó là việc tiếp tục trợ cấp giúp các công ty sản xuất ồ ạt sản phẩm để tung ra thị trường với mức độ cung vượt cầu.

"Họ đang đẩy hàng hóa ra làm ngập lụt thị trường," ông Biden nói. "Họ không cạnh tranh - họ đang lừa".

Nhà Trắng nói rằng các mức thuế áp lên hàng hóa là có mục tiêu cụ thể và không cho rằng sẽ thổi bùng lạm phát, trái ngược với cuộc chiến thuế quan của người tiền nhiệm Donald Trump với Trung Quốc.

Trong khi đó, ứng viên Donald Trump, từng tự gọi mình là "người đàn ông thuế quan", đã cam kết sẽ kiên quyết hơn về thương mại nếu thắng cử.

Ông đã đề xuất tăng mức thuế biên giới từ mức 10% hiện tại đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu lên trên 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Ông Trump cũng công kích ông Biden về việc khuyến khích xe điện, mà theo cựu tổng thống là đã phá hủy các công ty sản xuất xe lớn của Mỹ, vốn là những nhà sử dụng lao động lớn tại các bang như Michigan, bang chiến địa trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.

Bà Erica York, nhà nghiên cứu cấp cao từ Tax Foundation, cho rằng cả hai ứng viên "đều đi cùng một lộ trình" khi lập các rào chắn thương mại cao hơn và hướng vào trong nước "thay vì xem xét thấu đáo những gì có thể làm về mặt chính sách để giúp các ngành của Mỹ trở nên cạnh tranh hơn".

Bà cho rằng việc chính quyền ông Biden quảng bá việc áp thuế như một bước đi chiến lược chẳng qua là "một cách nói giảm nói tránh về việc bảo hộ cho các lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò quan trọng về mặt chính trị".

"Đây là tính toán mang tính kinh tế chính trị, chứ không phải là giải pháp có ý nghĩa nhất về kinh tế hoặc có lợi nhất cho người tiêu dùng Mỹ".

Mỹ và Trung Quốc đã lâm vào một cuộc chiến tranh thương mại kể từ năm 2018, khi ông Trump tuyên bố áp thuế lên 2/3 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ước tính giá trị vào thời điểm đó là 360 tỷ USD.

Bắc Kinh đã đáp trả và cuộc đối đầu đã hạ nhiệt vào đầu năm 2020 khi ông Trump tuyên bố giảm thuế, trong khi Trung Quốc cam kết mua thêm hàng hóa từ Mỹ.

Tesla của tỷ phú Elon Musk đang gặp khó khăn khi doanh số bán xe sụt giảm và sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu Trung Quốc, cũng như những vấn đề liên quan đến dòng xe bán tải Cybertruck được Tesla quảng bá rầm rộ.

Sau khi có thông tin Mỹ đánh thuế gấp 4 lần đối với xe điện Trung Quốc từ 25% lên 100%, đã xuất hiện nhận định trên báo chí Việt Nam đưa ra khả năng xe điện VinFast có "ngư ông đắc lợi" hay không.

Về hoạt động tại Mỹ, VinFast từng thông báo khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina vào ngày 28/7/2023. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng có vẻ chậm trễ và quy mô cũng đã được điều chỉnh theo hướng giảm xuống.

VinFast cũng đang gặp khó tại Mỹ khi đang đối mặt các vụ kiện với các cáo buộc cung cấp thông tin sai sự thật, bỏ qua các thông tin quan trọng trong các hồ sơ của mình, dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư, theo thông tin vào ngày 12/4.

Còn có một vụ kiện khác nữa liên quan đến cáo buộc vi phạm bản quyền thép với nguyên đơn là ArcelorMittal, một trong những tập đoàn sản xuất thép đa quốc gia lớn nhất trên thế giới.

Việt Nam là quốc gia lý tưởng để Trung Quốc lách thuế ?

hanghoa4

VinFast từng tuyên bố các kế hoạch đầy tham vọng tại Mỹ, nhưng doanh số đến nay vẫn rất khiêm tốn. Ảnh: Xe điện VinFast tại Hà Nội vào tháng 7/7/2023 tại Hà Nội.

Việc áp thuế để hạn chế hàng hóa Trung Quốc "cũng như bóp một quả bóng. Khi bị ép chỗ này thì quả bóng phồng lên chỗ khác," ông William Reinsch, chuyên gia thương mại từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), nhận định.

Phát biểu trước báo giới, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói bà quan ngại về quan hệ thương mại giữa Mexico và Trung Quốc và "vẫn theo dõi" về các nỗ lực riêng biệt trong tương lai nhằm ngăn chặn việc trốn thuế.

Hiện Mexico đang hưởng lợi từ mức thuế hầu như bằng 0 theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết vào ngày 30/11/2018.

Hiện Bộ Thương mại Mỹ cũng đang cân nhắc về việc công nhận Việt Nam là nền "kinh tế thị trường" hay không.

Theo bộ này, ngày 8/9/2023, chính phủ Việt Nam đã đệ đơn chính thức yêu cầu phía Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, viện dẫn những cải cách kinh tế trong các năm gần đây.

Quy trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày. Như vậy, thời gian phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng 7 tới.

Vào ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về việc có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không.

BBC News Tiếng Việt đã email đến Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 10/5 để có chi tiết về phiên điều trần nhưng cho đến nay không nhận được phản hồi.

Hồi tháng 3, Tiến sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), đánh giá với BBC News Tiếng Việt về ba lý do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường như sau:

"Thứ nhất, đó là có nhiều công ty do nhà nước sở hữu (SOE). Con số ước tính năm 2022, các SOE chiếm khoảng 30% GDP của Việt Nam. Thứ hai là luật về lao động của Việt Nam còn nhiều thiếu sót và lý do thứ ba là tồn tại nguy cơ Việt Nam có thể gây hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ và người lao động Mỹ. Ngoài ra, cũng có e ngại Trung Quốc sử dụng các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, để lách các quy định thương mại Mỹ áp đặt cho Bắc Kinh".

Nguồn : BBC, 15/05/2024

**************************

Mexico, Vit Nam có th là ca ngõ cho Trung Quc né hàng rào thuế quan mi ca M

Reuters, VOA, 15/05/2024

Các thuế sut mi ca chính quyn Tng thng Joe Biden áp lên xe đin ca Trung Quc và các lĩnh vc chiến lược khác là nhm bo v tương lai ca ngành sn xut Hoa K, nhưng chúng có th s đy nhanh quá trình Trung Quc chuyn dch sn xut sang Mexico, Vit Nam và các nơi khác đ né thuế sut ca M.

hanghoa1

Hàng hóa từ Trung Quốc và các nước Châu Á được bốc dỡ tại cảng Long Beach, California, Mỹ. (Ảnh : AFP/TTXVN)

Các quan chc M và các chuyên gia thương mi cho rng nếu không n lc quyết lit đ ct gim hàng hóa Trung Quc được trung chuyn đến hoc gia công sơ sài Mexico và các nước khác, hàng hóa dư tha r mt ca Trung Quc vn s tìm đường vào th trường M.

Reuters dn li ông Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mi thuc Đi hc Cornell, M, đng thi là cu giám đc ph trách Trung Quc ti Qu Tin t Quc tế (IMF), cho biết : "Mc thuế mi có th ngăn cn hàng nhp khu t Trung Quc nhưng có kh năng phn ln lượng hàng đó s được chuyn hướng qua các nước không b đánh thuế".

Ông Prasad cho biết nht là Mexico và Vit Nam t trước đến nay đã được hưởng li t căng thng thương mi M-Trung leo thang nh vào chi phí r hơn và s gn gũi v đa lý, đng thi nói thêm rng c hai nước đu nên tránh chc gin Washington khi tìm kiếm các khon đu tư mi trong ngành sn xut.

Chng hn như Mexico, trong ba tháng đu năm 2024 đã vượt Trung Quc đ tr thành nước xut khu ln nht vào Hoa K, vi hơn 115 t USD hàng hóa có ngun gc t nước này, trong khi Trung Quc ch xut chưa đến 100 t USD hàng hóa vào M.

Các mc thuế này được tính toán đ bo v các lĩnh vc sn xut ni đa mi mà chính quyn Biden đang c gng phát trin vi các khon tr cp và ưu đãi thuế tr giá hàng trăm t đô la.

Bà Katherine Tai, Đi din Thương mi Hoa K (USTR), nói vi các phóng viên rng bà lo ngi v mi quan h thương mi ca Mexico vi Trung Quc và trong tương lai bà s luôn sát sao trong n lc ngăn tình trng né thuế.

Bà Tai cho biết : "Khuynh hướng nhng s vic đang xy ra là mi quan ngi thc s đi vi chúng tôi và ti USTR, chúng tôi đang xem xét tt c các công c mà mình có đ xem có th gii quyết vn đ như thế nào".

Mexico được hưởng li t mc thuế ch yếu bng 0 ca Hoa K theo Hip đnh thương mi Hoa K-Mexico-Canada (USMCA), trong khi B Thương mi Hoa K đang xem xét cp cho Vit Nam quy chế "nn kinh tế th trường", điu này s làm gim thuế chng bán phá giá đi vi hàng nhp khu t Vit Nam.

C vn cp cao Cara Morrow, mt quan chc khác ca USTR, nói vi Reuters trong mt cuc phng vn trước khi M công b áp thuế lên hàng hóa Trung Quc rng cơ quan bà đã làm vic vi các đi tác Mexico v các cách đ gim bt vic trung chuyn thép và nhôm Trung Quc qua ng Mexico.

Ông Biden đã tăng thuế "Mc 301" đi vi thép t 7,5 lên 25%, nhưng ngoài ra còn có 25% thuế an ninh quc gia và mc thuế hàng trăm% chng bán phá giá cũng như chng tr cp đi vi nhiu sn phm thép Trung Quc.

Các quan chc M nói rõ vi Mexico rng mc đích ca Hip đnh USMCA là nhm thúc đy s hi nhp và kh năng cnh tranh ca Bc M, ch "không phi m ca sau cho Trung Quc", bà Morrow cho biết.

Theo hip đnh có hiu lc vào tháng 7/2020, ba nước có th tìm cách đàm phán li hoc chm dt USMCA sau sáu năm.

USTR đang tho lun v thuế chng bán phá giá thép và nhôm ca Mexico cũng như giám sát k hơn hot đng xut nhp khu kim loi và các bước khác trong các cuc đàm phán "khó khăn", nhưng các quan chc Mexico cũng coi vic sn xut quá mc ca Trung Quc là mi đe da đi vi nn kinh tế ca h, bà Morrow cho biết.

Đng thái này ca ông Biden cũng có th gây thêm áp lc lên Châu Âu khi mà sn lượng xe đin, sn phm năng lượng mt tri, pin và thép dư tha ca Trung Quc b đy sang Châu Âu, nơi các bin pháp phòng v thương mi ca EU thường thông thoáng hơn.

Ông William Reinsch, chuyên gia thương mi thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) Washington, nói rng gng chn lượng sn phm dư tha ca Trung Quc ging như bóp mt cái bong bóng. Nó xp ch này nhưng phình lên ch khác".

Reuters

Nguồn : VOA, 15/05/2024

Quay lại trang chủ
Read 300 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)