Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

30/08/2017

Bất chấp thế giới, Kim Jong-un cứ bắn chơi tên lửa

Tổng hợp

Hội Đồng Bảo An lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên (RFI, 30/08/2017)

Hôm 29/08/2017, sau 3 giờ thảo luận, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một bản tuyên bố "cực lực lên án" vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên ngang qua Nhật Bản.

bachan1

Hội Đồng Bảo An họp ngày 29/08/2017, lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên. Reuters/Andrew Kelly

Bản tuyên bố của Hội Đồng Bảo An kêu gọi toàn thể các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thi hành "nghiêm chỉnh và đầy đủ" các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, trong đó có nghị quyết ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên.

Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đã tuyên bố rằng "mọi phương án đang nằm trên bàn". Thế nhưng, việc Hội Đồng Bảo An chỉ thông qua một tuyên bố cho thấy Liên Hiệp Quốc hiện chưa có phương án nào khác để buộc Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về chương trình vũ khí Bắc Triều Tiên.

Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :

"Trong Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc và Nga thường có lập trường khác với những quốc gia thành viên khác. Nhưng hiện giờ, các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân diễn ra ngày càng thường xuyên của Bắc Triều Tiên khiến toàn bộ các thành viên Hội Đồng đều chống Bình Nhưỡng.

Việc tên lửa Bắc Triều Tiên được bắn ngày 29/08 bay ngang qua không phận Nhật Bản, lần đầu tiên từ năm 2009, đã khiến cộng đồng quốc tế vô cùng phẫn nộ. Tuy đại sứ Mỹ tại New York cho rằng Bình Nhưỡng đã đi quá xa và phải làm một cái gì đó để ngăn chận, nhưng Liên Hiệp Quốc thật sự không có nhiều phương án.

Các biện pháp trừng phạt mới đã được thông qua từ đầu tháng 8 nhắm vào xuất khẩu than, sắt và hải sản của Bắc Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng mất đi nhiều tỷ đôla thu nhập.

Bắc Kinh và Matxcơva đã chấp nhận những biện pháp trừng phạt đó sau những cuộc thương lượng gay go. Nhưng sau đó, Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt các công ty và cá nhân của Nga và Trung Quốc bị cáo buộc là vẫn tiếp tục làm ăn với Bắc Triều Tiên.

Tuy vậy, Hội Đồng Bảo An đã đạt được mục tiêu qua bản tuyên bố lên án Bình Nhưỡng một cách cứng rắn và kêu gọi một giải pháp hòa bình, ngoại giao và chính trị cho bán đảo Triều Tiên."

Vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo An thông qua tuyên bố nói trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua tuyên bố là Bắc Kinh sẽ thảo luận với các thành viên khác của Hội Đồng về "một phản ứng" trước vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên.

Trong khi đó, trong cuộc điện đàm hôm nay, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đồng ý với nhau là sẽ yêu cầu Hội Đồng Bảo An ban hành các biện phạt trừng phạt nặng nề hơn đối với chế độ Bình Nhưỡng

Thanh Phương

************************

Bắc Hàn tuyên bố sẽ phóng thêm tên lửa, sau khi bị Liên Hiệp Quốc lên án (VOA, 31/08/2017)

Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư 30/8 lên án vic Bc Triu Tiên phóng tên la đn đo ngang qua Nht Bn, và yêu cu Bình Nhưỡng đình ch chương trình vũ khí ca h, tuy nhiên không đưa ra li đe da nào s áp đt các lnh trng pht mi.

bachan2

Lãnh tụ Kim Jong-un giám sát một cuộc thử tên lửa tầm trung của Bắc Triều Tiên.

Bắc Triu Tiên cho hay v phóng một tên lửa đn đo tm trung (IRBM) hôm th Ba 29/8 là nhm tr đũa các cuc tp trn quân s M-Hàn Quc, đng thi nói rng đây được xem là bước đi đu tiên trong hành đng quân s Thái Bình Dương đ "bao vây" đo Guam, lãnh th ca Hoa Kỳ.

Hãng tin KCNA của Bc Triu Tiên hôm 30/8 tường thut rng đây là ln đu tiên lãnh t Kim Jong-un h lnh phóng tên la t th thô Bình Nhưỡng và tuyên b s phóng thêm tên la vào Thái Bình Dương khi cn thiết.

KCNA dẫn li ông Kim Jong-un nói :

"Vụ phóng th tên la đạn đo va ri như trong mt cuc chiến tranh thc s, là bước đu tiên trong chiến dch quân s ca Quân đi Nhân dân Triu Tiên (KPA) Thái Bình Dương, đây là mt bước đu có ý nghĩa đ vây hãm đo Guam".

Bắc Triu Tiên trong tháng này dọa bn bn tên lửa v vùng bin gn đo Guam, hòn đo có s hin din quân s đáng k ca M, sau khi Tng thng Donald Trump nói Bc Triu Tiên s phi đi mt vi "la thnh n", nếu Bc Triu Tiên đe dọa Hoa Kỳ.

Về phn mình, Cơ quan Phòng th tên la thuc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ loan báo đã thực hin thành công mt v phóng th nghim tên la chn phi đn "phc tp" Hawaii vào sáng sm th Tư 30/8, đánh chn được mc tiêu là mt phi đn đn đo tm trung.

Hội đng Bo an Liên Hiệp Quốc gm 15 thành viên nói "điu quan trng thiết yếu" là Bc Triu Tiên phi có hành đng c th, tc thì, đ gim căng thng, đng thi kêu gi tt c các nước thành viên Hi đng Bo an phi thc hin các lnh trng pht ca Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, bản tuyên b do M son tho và được các thành viên nht trí đồng thun không đe da s áp đt thêm các các bin pháp chế tài mi đi vi Bc Triu Tiên.

*************************

Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ thử thêm nhiều tên lửa (RFI, 30/08/2017)

Bất chấp cộng đồng lên án vụ bắn tên lửa ngang qua không phận Nhật Bản, ngày 30/08/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định đó mới chỉ là hành động "mở màn" cho những vụ thử tên lửa khác.

bachan3

Hỏa tiễn Bắc Triều Tiên. Ảnh do KCNA công bố ngày 30/08/2017. Reuters

Tuyên bố của ông Kim Jong-un được hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đăng tải, theo đó "sẽ có nhiều vụ bắn thử tên lửa đạn đạo trong tương lai với mục tiêu là Thái Bình Dương". Vẫn theo lãnh đạo Bắc Triều Tiên, vụ bắn thử sáng sớm thứ Ba 29/08 (giờ địa phương) mới chỉ là "lời tiên triệu quan trọng để kiềm chế Guam" và "mở màn" cho hàng loạt biện pháp chống lại các cuộc tập trận giữa quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Tờ Rodong Sinmun, cơ quan tuyên truyền của chính quyền Bình Nhưỡng, trong ấn bản ngày 30/08, đã đăng khoảng 20 bức ảnh vụ bắn thử tên lửa ngang qua không phận Nhật Bản, trong đó có một bức cho thấy Kim Jong-un đang cười sảng khoái, xung quanh là đội ngũ cố vấn, với một tấm bản đồ Tây Bắc Thái Bình Dương đặt trên bàn.

Một tấm hình khác cho thấy lãnh đạo của Bắc Triều Tiên đang quan sát tên lửa được bắn từ Sunan, gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa này đã bay được 2.700 km, đạt độ cao tối đa khoảng 550 km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.

Mỹ và Hàn Quốc bổ nhiệm các đại sứ mới

Ngày 30/08, Hàn Quốc cùng lúc bổ nhiệm ba nhà ngoại giao kỳ cựu làm đại sứ tại Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo thông cáo của phủ tổng thống Hàn Quốc, được Reuters trích dẫn, ông Cho Yoon Je, một nhà ngoại giao kiêm cố vấn kinh tế cho tổng thống Moon Jae In, được cử làm đại sứ tại Mỹ. Ngoài ra, luật gia Noh Young-Min làm đại sứ tại Trung Quốc và chuyên gia về chính sách đối ngoại Lee Su Hoon làm đại sứ ở Nhật Bản.

Phía Mỹ cũng tuyên bố ngày 29/08 bổ nhiệm ông Victor Cha làm tân đại sứ tại Hàn Quốc. Từng là giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, ông Cha còn là trợ lý trưởng đoàn Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán đa phương với Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này dưới thời tổng thống George W. Bush.

Nhật báo Washington Post ngày 29/08, trích một số nguồn tin ẩn danh, cho biết Nhà Trắng cũng đang cân nhắc bổ nhiệm đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, làm đại sứ Mỹ tại Úc. Đô đốc Harris có kinh nghiệm trong các hồ sơ về Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và có quan hệ chặt chẽ với Úc.

Thu Hằng

***********************

Làm thế nào ngăn chặn hỏa tiễn Bắc Triều Tiên ? (RFI, 29/08/2017)

Sáng ngày 29/08/2017 một hỏa tiễn Bắc Triều Tiên đã bay ngang qua lãnh thổ Nhật, khiến hàng triệu người dân miền bắc nước Nhật được báo động. Trước đó hai tuần, Bình Nhưỡng cũng đã đe dọa bắn bốn hỏa tiễn đạn đạo sang đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương.

bachan4

Sĩ quan Mỹ cùng với các đồng nghiệp Nhật ở căn cứ không quân Yokota tại Fussa, Nhật Bản, ngày 29/08/2017. Reuters/Issei Kato

Theo quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản, hỏa tiễn bay qua nước Nhật sáng nay là một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, đạt độ cao 550 km và bay được 2.700 km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Trong quá khứ, Tokyo từng khẳng định sẽ bắn hạ từ trên không tất cả các tên lửa của Bình Nhưỡng có thể đe dọa lãnh thổ nước Nhật.

Tuy nhiên, hôm nay quân đội Nhật vẫn án binh bất động. Bộ trưởng Quốc Phòng Itsunori Onodera giải thích, do hỏa tiễn bay qua không phận Hokkaido trong hai phút, được ước tính không rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản. Năm ngoái, khi Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn vào vùng kinh tế đặc quyền trên biển của Nhật, Tokyo cũng chỉ phản đối suông.

Còn tại đảo Guam, nơi Bắc Triều Tiên khẳng định chỉ cần 18 phút để tên lửa Hwasong-12 vượt 3.300 km đến nơi, cấp độ cảnh báo vẫn ở mức bình thường.

Hoa Kỳ và đồng minh có cách gì để đối phó với các tên lửa của Bắc Triều Tiên, được phóng đi liên tục trong thời gian gần đây ?

Theo New York Times, Mỹ và Nhật có thể để yên cho các hỏa tiễn Bắc Triều Tiên rơi xuống biển một cách vô hại. Nhưng trong trường hợp chúng có nguy cơ rơi xuống mặt đất, thì chỉ có thể tấn công phá hủy vào giai đoạn cuối.

Hỏa tiễn Hwasong-12 có tầm bắn trên 3.700 km, và một khi đã ở trên không gian được một phút, có vận tốc nhanh gấp nhiều lần âm thanh. Thế nên một hỏa tiễn bắn chận đuổi theo phía sau ít có hy vọng phá hủy được chúng. Còn hệ thống lá chắn tên lửa THAAD (Terminal High Altitude Area Defense, tạm dịch "Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối") có thể sử dụng radar để dò theo đường bay của hỏa tiễn, nhưng không được chế tạo để tấn công trên không.

Đã có lúc Không quân Mỹ chi ra nhiều tỉ đô la để lắp đặt hệ thống laser trên phi cơ Boeing 747 nhằm phá hủy hỏa tiễn đạn đạo của địch lúc vừa phóng đi. Tuy hệ thống này hiệu quả nhưng quá tốn kém, và đòi hỏi chiếc phi cơ phải bay gần lãnh thổ địch, nên kế hoạch đã bị hủy bỏ.

Còn trong lúc hỏa tiễn đang bay thì sao ? Một khi lên đến bầu khí quyển, đây là lúc khó tiêu diệt nhất, vì chúng có thể tung hỏa mù để đánh lạc hướng. Nhưng phá hủy được hỏa tiễn địch trong thời điểm này rất có lợi vì giữ lại những mảnh vụn lớn và làm chúng phát nổ ở xa các mục tiêu.

Cả Nhật và Mỹ đều sở hữu các tàu chiến trang bị hỏa tiễn SM-3, được chế tạo để chống hỏa tiễn đạn đạo. Tuy nhiên nếu Bình Nhưỡng nhắm vào đảo Guam, thì hỏa tiễn Hwasong-12 trong giai đoạn này ở quá xa Biển Nhật Bản, nơi có nhiều chiến hạm trang bị SM-3. Vì vậy rất khó ngăn chận, trừ phi di chuyển các tàu chiến này đến gần Guam.

Hệ thống chống các hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa nhắm vào đất Mỹ, mang tên Ground-Based Midcourse Defense (tạm dịch "Hệ thống phòng vệ tên lửa trên mặt đất") hiện đặt ở Alaska và California, thì không thể ngăn trở một hỏa tiễn đang bay trên Nam Thái Bình Dương.

Chỉ còn lại giai đoạn cuối, vốn nguy hiểm nhất : hỏa tiễn rơi xuống mục tiêu. Khác với tên lửa Pershing II của Mỹ hiện không còn được sử dụng, khi đang bay hỏa tiễn Hwasong-12 không thể thay đổi đích nhắm, nên về lý thuyết rất dễ bị bắn hạ.

Hỏa tiễn SM-3 có thể ra tay trong giai đoạn này. Hải quân Hoa Kỳ không công bố vị trí chính xác các chiến hạm của mình, nhưng nhiều khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống SM-3 vẫn thường hiện diện ở Tây Thái Bình Dương, còn phía Nhật thì không rõ.

Hệ thống lá chắn tên lửa THAAD, được bố trí thường xuyên tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, cũng có thể bắn hạ hỏa tiễn Bắc Triều Tiên trong lúc đang rơi xuống. Khi thử nghiệm hồi tháng Bảy mới đây, THAAD đã phá hủy được một hỏa tiễn tương tự như Hwasong-12. Bên cạnh đó, căn cứ này còn được trang bị hệ thống lá chắn tên lửa tầm ngắn Patriot - loại hiện đại nhất là Patriot PAC-3 – có thể phá hủy các hỏa tiễn đạn đạo bay chậm hơn.

Vấn đề còn lại, theo New York Times, là có nên tiêu diệt chúng hay không ? Dùng tên lửa để chống tên lửa, cũng như dùng một viên đạn để bắn vào một viên đạn khác, và chỉ riêng việc thử nghiệm cũng đã rất tốn kém. Lợi ích tất nhiên là tự vệ được trước hỏa tiễn địch - mà trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất đã chứng tỏ sức mạnh hủy diệt.

Nếu Nhật Bản và Hoa Kỳ bắn hạ hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể coi đây là hành động khiêu khích, dẫn đến đáp trả về quân sự. Còn nếu thất bại trong việc bắn chặn, sẽ ảnh hưởng đến uy tín. Theo chuyên gia Laura Grego của chương trình an ninh toàn cầu thuộc Union of Concerned Scientists, khả năng thất bại cũng có thể xảy ra, vì các hệ thống này chưa bao giờ được thử nghiệm trong điều kiện hoàn toàn giống trên thực tế.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 784 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)