Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/09/2017

Bắc Triều Tiên thử bom : chiến tranh hay chuyện dài chưa đến hồi kết thúc ?

BBC tiếng Việt

Bắc Hàn : Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh ? (BBC, 05/09/2017)

Nam Hàn nói rằng Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị cho nhiều vụ phóng tên lửa khác sau vụ thử hạt nhân mới đây nhất - tương đương một trận động đất mạnh 6,3 độ richter vào cuối tuần trước.

bachan1

Cơ quan địa chấn Hoa Kỳ USGS nói rung chấn 6,3 độ richter gần địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng bất kỳ mối đe dọa nào sẽ gặp "một phản ứng quân sự dữ dội". Tổng thống Donald Trump trước đây đã hứa sẽ đáp trả với "khói lửa và giận dữ".

Liệu có thể có một giải pháp ngoại giao không ? Hay khủng hoảng này đang hướng đến một cuộc chiến không thể tránh khỏi ?

Phóng viên chuyên về ngoại giao và quốc phòng Jonathan Marcus sẽ trả lời các câu hỏi về Bắc Hàn và khủng hoảng này có thể được giải quyết như thế nào.

Liệu chiến tranh sẽ xảy ra ?

Chắn chắn không ai hy vọng chiến tranh sẽ xảy ra. Khó có thể tưởng tượng một cuộc xung đột nào sẽ nổ ra vì nguy cơ dẫn đến chiến tranh toàn diện là rất cao vào thời điểm vô cùng nhạy cảm này.

Mỹ đang mạnh mẽ cảnh báo Bắc Hàn tránh làm điều gì có thể gây ra một cuộc xung đột.

Một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ rất thảm khốc xét về số lượng thương vong.

bachan2

Thông tấn xã Bắc Hàn cung cấp hình ảnh này, được cho là khoảnh khắc tên lửa rời bệ phóng 29/8

Và điều này có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân - sẽ là lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến Hai, và có thể đặt ra một tiền lệ đáng sợ cho các xung đột quốc tế.

Và cuối cùng, sau một sự tàn phá khủng khiếp, Bắc Hàn có thể sẽ không tồn tại. Đó là chắc chắn, vì vậy hy vọng chính phủ Bình Nhưỡng sẽ sáng suốt và hiểu được những rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên những hành vi của Bình Nhưỡng gần đây chỉ đẩy xung đột đến miệng hố chiến tranh.

Nước nào đóng vai trò chính và vai trò đó là gì ?

Trước hết sẽ là sự đối đầu giữa Bắc Hàn - Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Rất khó có thể nói chính xác vai trò của Nhật Bản là gì trừ khi bị tấn công trực tiếp, nhưng có rất nhiều quân đội và căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.

bachan3

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Trump năm 2016

Mỹ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao từ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và, nếu không được, sẽ tìm kiếm hỗ trợ từ các đồng minh. Các đồng minh này sẽ can thiệp đến đâu thì khó có thể nói.

Có khi nào xung đột vũ trang gây ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu ?

Không chắc chắn. Một cuộc xung đột khu vực là đã đủ tệ.

Nga, các đồng minh NATO của Washington không trực tiếp liên quan. Tuy nhiên câu hỏi lớn là nếu có xung đột, Trung Quốc sẽ làm gì ? Liệu Bắc Kinh có can thiệp như những năm 1950 để đảm bảo sự sống còn của chế độ Bắc Hàn hay chỉ đứng bên lề ?

Bắc Kinh liên kết với Bình Nhưỡng bằng một hiệp định phòng thủ nhưng điều này không đảm bảo sự can thiệp của Trung Quốc.

Bắc Hàn đã là một cường quốc hạt nhân và đã có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ trong một thời gian.

bachan4

Hồi tháng Tám, Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ đáp trả Bắc Hàn với "khỏi lửa và giận dữ"

Điều làm cho cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng hơn khi Bình Nhưỡng hiện đang có những bước tiến nhanh chóng hướng tới khả năng đe dọa lục địa Hoa Kỳ bằng một tên lửa hạt nhân.

Việc yêu cầu Bắc Hàn ngừng hay giảm nhẹ các chương trình tên lửa và hạt nhân không còn khả thi nữa. Trong tương lai, điều cần phải tập trung là ngăn chặn và kiểm soát.

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc miễn cưỡng chấp nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Có thể có một giải pháp ngoại giao không ?

Mức độ tiến bộ kỹ thuật của Bắc Hàn rất khó xác định.

Nhiều cuộc thử nghiệm có thể là cần thiết và rất khó để biết liệu một tên lửa và đầu đạn của Bắc Hàn có thể chịu được áp lực khi bay trở lại bầu khí quyển của trái đất hay không.

Có thể họ chưa đạt đến trình độ đó nhưng họ đang tiến gần hơn.

Cho đến nay, mục tiêu chính là yêu cầu Bắc Hàn chậm lại các chương trình hạt nhân.

Về việc đối thoại để tìm kiếm một phương án ngoại giao - có nghĩa là đàm phán đa quốc gia với Bình Nhưỡng - thì không rõ mục đích của các cuộc đối thoại này là gì.

Có phải là để đóng băng tài sản của Bắc Hàn ? Để ngăn chặn Bình Nhưỡng tiến hành thêm các cuộc thử hạt nhân và tên lửa ? Và đổi lại Hoa Kỳ sẽ cho đi điều gì, về mặt ngoại giao và có thể là kinh tế ?

Đã có những cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng trong quá khứ. Giao dịch được thông qua và được thực hiện, ít nhất trong một trường hợp, dù chỉ trong một khoảng thời gian. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng không bao giờ có thể đàm phán với Bình Nhưỡng hay không thể có một kết quả tích cực sau đàm phán.

Tuy nhiên, giới cầm quyền hiện tại của Bắc Hàn là một vấn đề khác.

Trung Quốc thì sao ?

Trung Quốc là bên quan trọng nhưng lại mâu thuẫn. Một mặt, Bắc Kinh không muốn một Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân và cũng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm này với Bình Nhưỡng.

bachan5

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi 2014

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không muốn thấy chế độ Bắc Hàn sụp đổ. Điều này sẽ dẫn đến việc hàng triệu người tị nạn tràn vào Trung Quốc và có lẽ sẽ dẫn đến một Triều Tiên thống nhất nằm trong quỹ đạo của Hoa Kỳ. Điều này còn tệ hơn cho Bắc Kinh hơn là một người hàng xóm khó bảo với vũ khí hạt nhân.

Nếu Trung Quốc nhận ra có sự trùng hợp ngẫu nhiên của sự phát triển nhanh chóng của chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và sự thiếu ổn định về khả năng ngoại giao của chính phủ Trump có nghĩa là có một nguy cơ thực sự dẫn đến hiểu lầm và thảm hoạ thì có lẽ Bắc Kinh sẽ gây nhiều áp lực hơn lên Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn là một đất nước rất cô lập và Trung Quốc là vừa đồng minh chính và là chỗ dựa nền kinh tế.

Có rất nhiều thứ mà Trung Quốc có thể làm. Cuộc thử nghiệm gần đây của Bắc Hàn hẳn đã khiến Trung Quốc xấu hổ vì nó đã làm Hoa Kỳ tức giận.

Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một bài toán ngoại giao khó khăn.

Trung Quốc và Nga đã cùng nhau lập một lộ trình ngoại giao nhằm đề xuất việc chấm dứt hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Trong thời điểm hiện tại, họ nói rằng Bắc Hàn nên đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa và Hoa Kỳ và Hàn Quốc nên đình chỉ các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Bắc Hàn tỏ ra không quan tâm đến đề xuất này, ít nhất là ở bề ngoài, và Hoa Kỳ thì bác bỏ nó - theo như lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley - là mang tính "xúc phạm".

Jonathan Marcus

Phóng viên ngoại giao và quốc phòng BBC

**************************

Bắc Hàn đang 'cầu xin chiến tranh' (BBC, 05/09/2017)

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang "cầu xin chiến tranh" với các vụ thử tên lửa gần đây nhất và với loại bom hạt nhân mạnh nhất, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc nói.

bachan6

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley : "Kim Jong-un đang cầu xin chiến tranh"

Bà Nikki Haley nói trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York rằng nước Mỹ không muốn chiến tranh nhưng sự kiên nhẫn không phải là vô hạn.

Hoa Kỳ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết mới cho Liên Hiệp Quốc để tăng cường các biện pháp trừng phạt.

Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Hàn, đã kêu gọi quay trở lại đàm phán và Thụy Sĩ đã đề nghị đứng ra hòa giải.

Trong khi đó, hải quân Nam Hàn đã tiến hành các cuộc tập trận vào hôm 5/9, cảnh báo rằng nếu Bắc Hàn khiêu khích họ "chúng tôi sẽ ngay lập tức phản công và chôn vùi họ dưới biển", hãng tin Yonhap đưa tin.

Vụ việc diễn ra một ngày sau khi quân đội Nam Hàn tiến hành một cuộc tấn công tên lửa mô phỏng vào vị trí thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.

Các báo cáo cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử nghiệm một tên lửa khác.

bachan7

Các hình ảnh gần đây cho thấy lãnh đạo Kim Jong-un đang kiểm tra một quả bom

Hôm 3/9, Bắc Hàn đã thử nghiệm một quả bom dưới lòng đất, được cho là có tầm hoạt động từ 50 kiloton đến 120 kiloton.

Thiết bị 50 kiloton có kích thước gấp ba lần kích thước của quả bom đã hủy diệt Hiroshima vào năm 1945.

Trong những diễn biến khác :

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà áp đặt lệnh trừng phạt khắt khe của EU lên Triều Tiên, đồng ý với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sự cần thiết của các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn

Nhật Bản đang lên kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh, cho việc di tản gần 60.000 người dân Nhật đang sinh sống hoặc đến thăm Hàn Quốc, theo tờ Nikkei

'Đến lúc đối thoại'

Bà Haley lập luận rằng chỉ những biện pháp chế tài mạnh nhất mới có thể giải quyết vấn đề bằng ngoại giao.

"Chiến tranh không bao giờ là điều mà Hoa Kỳ muốn", bà nói. "Chúng tôi không muốn chiến tranh ngay bây giờ nhưng sự kiên nhẫn của đất nước chúng tôi không phải là không giới hạn".

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ông Lưu Kết Nhất, đã nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên trở lại đàm phán.

"Vấn đề bán đảo phải được giải quyết một cách hòa bình", ông nói. "Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép có hỗn loạn và chiến tranh trên bán đảo".

Phát biểu tại Berne, Tổng thống Thụy Sĩ Doris Leuthard nói "Tôi nghĩ đã đến lúc để đối thoại".

Bà nói : "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như một trung gian hòa giải. Tôi nghĩ trong những tuần tới sẽ còn tùy thuộc vào Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể làm gì để tạo ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng này".

*****************

Thử bom nguyên tử : Kim Jong-un "vỗ mặt" Tập Cận Bình ? (RFI, 04/09/2017)

Chỉ vài giờ trước lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc hội nghị thượng đỉnh khối BRICS, ngày 03/09/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, đã cho nổ quả bom hạt nhân thứ sáu của mình. Hào quang quốc tế mà lẽ ra ông Tập Cận Bình được hưởng nhờ vai trò chủ nhà cuộc họp lãnh đạo năm nước năng động nhất hành tinh đã lập tức bị dư chấn của vụ thử bom làm lu mờ. Theo giới quan sát, việc chọn thời điểm thử bom không phải là ngẫu nhiên, và đây không phải là lần đầu tiên mà Kim Jong-un ngang nhiên thách thức Tập Cận Bình. Câu hỏi đặt ra là để làm gì ?

thubom1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) trong một cuộc họp Bộ Chính Trị. Ảnh được KCNA công bố ngày 4/9/2017. KCNA via Reuters

Phải nói là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chờ đợi rất nhiều từ hội nghị thượng đỉnh khối BRICS, tập hợp về thành phố Hạ Môn (Xiamen), miền đông nam Trung Quốc, lãnh đạo 4 thành viên còn lại trong khối là Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, các nước cùng với Trung Quốc được cho là đại diện cho sức vươn lên của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Ông Tập Cận Bình hy vọng là sự kiện này, được báo chí quốc tế loan báo rộng rãi, sẽ cho phép phô trương uy lực của Trung Quốc, điểm tô thêm cho uy tín bản thân ông, vài tuần lễ trước Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà ông muốn tranh thủ để củng cố thêm quyền lực.

Thế nhưng, theo ghi nhận của nhật báo Mỹ New York Times, số đề ngày hôm nay 04/09, ngay sau khi Bình Nhưỡng loan báo vụ thử bom hạt nhân, thông tin về vụ nổ đã lan tỏa trên thế giới, làm cho tin tức về cuộc họp của khối BRICS mờ nhạt ngay lập tức, gây chấn động ngay tại Trung Quốc và khơi dậy nỗi lo ngại về nguy cơ ô nhiễm hạt nhân tại miền đông bắc nước này.

Đối với nhật báo Mỹ The New York Times, trong số đề ngày hôm nay 04/09, rõ ràng là Bắc Triều Tiên đang cố gắng tạo ra sự bối rối tối đa cho Trung Quốc và đây không phải là lần đầu tiên mà ông Kim Jong-un chọn đúng thời điểm một sự kiện quan trọng tại Trung Quốc để khiêu khích bằng cách phô trương vũ khí của mình. Vào tháng Năm vừa qua, Bình Nhưỡng cũng đã phóng tên lửa đạn đạo vài giờ trước khi ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới, tập hợp nhiều lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh.

Theo các nhà phân tích, sự trùng hợp giữa các vụ thử vũ khí của Bắc Triều Tiên với các sự kiện trọng đại do ông Tập Cận Bình công khai chủ trì không phải là ngẫu nhiên, mà là nhằm cho thấy là bản thân ông Kim Jong-un, lãnh đạo quốc gia láng giềng nhỏ bé, bị cho là côn đồ, hoàn toàn có thể làm giảm uy quyền và uy tín của ông Tập Cận Bình trong tư cách chủ tịch Trung Quốc.

Một số chuyên gia, trả lời The New York Times, còn khẳng định rằng vụ thử bom hạt nhân mới nhất có thể nhằm gây áp lực trên ông Tập Cận Bình chứ không phải là trên tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Peter Hayes, giám đốc của Viện Nautilus, một nhóm nghiên cứu chuyên về Bắc Triều Tiên : "Kim Jong-un biết rõ là Tập Cận Bình có khả năng thực sự ảnh hưởng đến tính toán ở Washington… Ông ta đang gây sức ép lên Trung Quốc để Bắc Kinh nói với Trump : Hãy đàm phán với Kim Jong-un".

Theo chuyên gia này, điều mà ông Kim Jong-un mong muốn nhất là nói chuyện được với Washington, với hy vọng đạt được một thỏa thuận cắt giảm quân số Mỹ tại Hàn Quốc và để yên cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Và trong tính toán của ông Kim Jong-un, Trung Quốc đủ sức thúc đẩy cho cuộc đàm phán đó xảy ra.

Một câu hỏi khác được đặt ra ông Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao trước hành vi có thể nói khiêu khích của Kim Jong-un. Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên phải trả giá cho hành động coi thường Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại lớn.

Tuy nhiên, khả năng chủ tịch Trung Quốc đổi thái độ được cho là không nhiều vì lẽ, như The New York Times nhận định, một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân ít nguy hiểm đối với Trung Quốc hơn là việc chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc.

Trọng Nghĩa

*****************

Hàn Quốc tập trận bắn tên lửa trả đũa vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (RFI, 04/09/2017)

Theo thông báo của bộ Tham mưu liên quân Hàn Quốc, được AFP trích dẫn, hôm 04/09/2017, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tập trận bắn tên lửa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm xa, với giả định tấn công vào khu vực phía đông bắc Bắc Triều Tiên, nơi mà Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử bom nhiệt hạch, ngày hôm qua.

thubom2

Chiến đấu cơ F -15 của Quân đội Hàn Quốc tấn công bằng tên lửa dẫn đường SLAM-ER, ngày 04/09/2017. Yonhap/Reuters

Cuộc tập trận chỉ do quân đội Hàn Quốc tiến hành. Các hoạt động luyện tập khác với quân đội Mỹ cũng đang được chuẩn bị.

Đồng thời, Seoul thông báo sẽ tạm thời cho triển khai thêm 4 hệ thống bắn chặn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tổng thống Moon Jae-in, vốn ủng hộ đối thoại với Bắc Triều Tiên, lần này, cũng cho rằng cần phải có những đáp trả về quân sự trước các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias gửi về bài tường trình :

"Hàn Quốc biểu dương sức mạnh qua việc giả định một cuộc tấn công cơ sở thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, với việc bắn tên lửa đạn đạo và cho các oanh tạc cơ xuất kích.

Thế nhưng, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng nhắc lại rằng ông vẫn tìm kiếm một giải pháp đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Tại Seoul, người ta không nhận thấy sự hoảng sợ vì người dân Hàn Quốc đã quen với các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Nghệ sĩ Cho Ji-eun nói : Tôi không lo ngại. Điều làm tôi lo ngại không phải là quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên, mà là mối quan hệ với những cường quốc khác ở xung quanh bán đảo Triều Tiên. Từ 10 năm nay, hồ sơ Bắc Triều Tiên đã được thảo luận với những nước khác, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, trong khi bản thân người dân Triều Tiên lại không được tham khảo và đây thực sự là có vấn đề. Chúng tôi không thực sự cảm thấy bị Bắc Triều Tiên đe dọa.

Ngược lại, người dân Hàn Quốc ngày càng cảm thấy căng thẳng trước những tuyên bố gay gắt của tổng thống Mỹ Donald Trump. Nguyên thủ Hoa Kỳ, thông qua các tweet, lúc thì nói đối thoại, lúc thì nói tấn công quân sự. Chính thái độ khó lường của Mỹ, đồng minh lớn của Hàn Quốc, gây ra nhiều lo lắng".

RFI tiếng Việt

**********************

Mỹ cảnh báo phản ứng quân sự dữ dội' với Bắc Hàn (BBC, 04/09/2017)

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis nói bất kỳ mối đe dọa nào của Bắc Hàn đối với Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ sẽ bị đáp trả với "một phản ứng quân sự dữ dội".

thubom3

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis (trái) nói phản ứng quân sự của Hoa Kỳ sẽ "hiệu quả và mãnh liệt"

Ông Mattis đưa ra các tuyên bố này sau cuộc họp an ninh quốc gia với Tổng thống Donald Trump về vụ thử hạt nhân bí mật gần đây nhất của Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng nói họ đã thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch có thể được nạp vào một tên lửa tầm xa.

Bắc Hàn đã thách thức các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và áp lực quốc tế bằng việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể bay tới Mỹ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Mattis nói rằng Hoa Kỳ có khả năng tự bảo vệ mình và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Bất cứ mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ hay các vùng lãnh thổ - bao gồm cả Guam - hoặc các đồng minh của chúng ta, sẽ bị đáp trả với một phản ứng quân sự dữ dội, một phản ứng hiệu quả và mãnh liệt".

Tuy nhiên, ông nói vẫn hy vọng cho việc phi hạt nhân hoá, "bởi vì chúng tôi không muốn hủy diệt toàn bộ một quốc gia, cụ thể là Bắc Hàn".

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Hai, 4/9 để thảo luận về một phản ứng quốc tế.

Trong khi đó, Tổng thống Trump đã cảnh báo rằng Mỹ có thể ngừng giao dịch với bất cứ quốc gia nào đang hợp tác với Bắc Hàn.

********************

Nga chỉ trích phản ứng của Mỹ về Bắc Hàn (VOA, 04/09/2017)

Moscow hôm 4/9 lên án phản ng ca M và đng minh trước v th ht nhân mi và mnh mt ca Bc Hàn, và cnh báo rng bt kỳ bước đi sai lm nào cũng hết sc nguy him.

thubom4

Thứ trưởng ngoi giao Sergei Ryabkov

Reuters dẫn li Th trưởng ngoi giao Sergei Ryabkov nói vi các phóng viên ti mt hi ngh thượng đnh ca nhóm năm cường quc mi ni gi tt là BRICS Trung Quc : "Tht rõ rng trong tình thế hin nay, bt kỳ bước đi vng v nào cũng có th dn ti sự bùng nổ, bùng n v mt chính tr, bùng n v quân s, và không ch dn ti mt v n ht nhân".

Việc Bc Hàn tuyên b th nghim thành công mt qu bom nhit hch có th dùng cho tên la tm xa đã khiến c thế gii lên án, cũng như tuyên b ca M v phản ứng ng quân s "rm r" nếu nước này và các đng minh b đe da.

Ông Ryabkov nói : "Không nên để cho tình hình leo thang. Nhng ai thông minh và mnh hơn nên kim chế".

Washington tuyên bố có th áp đt các bin pháp trng pht mi đi vi Bình Nhưỡng. Ngoài ra, chính quyền này cũng tho lun vic m rng hp tác quân s vi Hàn Quc, vn trin khai h thng phòng th tên la ca M, viết tt THAAD, mà c Nga và Trung Quc đu kch lit phn đi.

thubom5

Cả Nga và Trung Quc đu phn đi vic trin khai THAAD.

Ông Ryabkov cho rằng vic Washington tính ti chuyn trng pht là điu đáng tiếc, và rng không nước nào có quyn có hành đng đơn phương.

Quan chức ngoi giao Nga này nói thêm rng s trng pht Bc Hàn trước đây đã ti gii hn tác đng, và rng nhng biện pháp mi ch làm tn hi ti nn kinh tế ca Bình Nhưỡng ch không th nh hưởng ti kh năng quân s ca nước này.

Nga và Trung Quốc là s ít các quc gia có quan h kinh tế vi quc gia b cô lp, và tng nhiu ln kêu gi bình tĩnh x lý cuc khng hoảng. C hai đu bày t quan ngi v vic trin khai THAAD.

Theo Reuters, ông Ryabkov nói rằng "Moscow không coi Bc Hàn là mt mi đe da, ít nht là đi vi Nga".

Quay lại trang chủ
Read 738 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)