Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

06/09/2017

Tập trận Biển Đông : lời qua tiếng lại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tổng hợp

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa (RFI, 06/09/2017)

Việt Nam lại lên tiếng phản đối Trung Quốc tập trận ở Biển Đông vào lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển đang tranh chấp này.

bd1

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 03/08/2017. euters

Chiều 05/09/2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng "phản đối mạnh mẽ" việc Trung Quốc tổ chức huấn luyện bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa, xem đây là một "hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra lời phản đối như trên sau khi Cục Hải Sự Trung Quốc hôm 28/08 thông báo sẽ tiến hành diễn tập quân sự, trong đó có các cuộc huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Hà Nội khẳng định chủ quyền nhưng đã bị Bắc Kinh chiếm giữ toàn bộ.

Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Việt Nam phản đối các cuộc tập trận của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Thứ Năm 31/08, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã tuyên bố "hết sức quan ngại" về việc Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh "chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông". Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết là trong ngày hôm đó, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để "nêu rõ lập trường của Việt Nam".

Căng thẳng do tranh chấp Biển Đông đã gia tăng trong những tháng gần đây, đặc biệt với việc Việt Nam đã buộc phải đình chỉ một dự án thăm dò dầu khí do công ty Tây Ban Nha Repsol tiến hành tại một khu vực mà Bắc Kinh cũng khẳng định chủ quyền.

Trước đó, vào tháng 6, tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, đã bất ngờ bỏ ngang chuyến viếng thăm Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt - Trung đang gặp sóng gió.

Thanh Phương

*******************

Việt Nam lên tiếng phản đối TQ tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (VOA, 05/09/2017)

Việt Nam hôm th Ba 5/9 mnh m lên án các cuc tp trn quân s bn đn tht ca Trung Quc khu vc đang tranh chp Bin Đông, gia lúc căng thng tiếp tc tăng gia hai nước.

bd2

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Thị Thu Hng

Theo Reuters, Cục Qun lý An toàn Hàng hi ca tnh Hi Nam, Trung Quc, hồi tháng trước loan báo s có các cuc tp trn bn đn tht cho đến ngày 2/9 trên qun đo Hoàng Sa, nơi mà Vit Nam tuyên b ch quyn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói :

"Việt Nam mnh m phn đi hành đng này ca Trung Quc và nghiêm túc yêu cầu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa".

Thông báo của B Ngoi giao viết : "Vit Nam mt ln na khng đnh kiên quyết bo v ch quyn và các quyn hp pháp trong Bin Đông thông qua các bin pháp hòa bình phù hợp vi lut pháp quc tế".

Những căng thng gia Trung Quc và nước láng ging Vit Nam đang mc cao nht tính t ba năm qua liên quan ti vùng bin đang tranh chp.

Dưới sc ép t Bc Kinh, Vit Nam đã ngưng khoan du các vùng bin ngoài khơi Việt Nam, nơi mà Trung Quc tuyên b thuc ch quyn ca h.

Trung Quốc bày t quan ngi v nhng n lc ca Vit Nam, tìm cách vn đng s hu thun ca các nước Đông Nam Á v vn đ Bin Đông, và các mi quan h quc phòng đang tăng vi Hoa Kỳ, Nht Bn và n Độ.

****************

18.000 tàu đánh cá Trung Quốc đang có mặt tại Biển Đông (RFA, 05/09/2017)

Nhật báo Bưu điện Hoa nam tại Hồng Kong hôm 5/9 cho biết hiện có 18,000 tàu cá Trung Quốc có mặt ở biển Đông, và cho rằng việc này có thể sẽ gây căng thẳng về quyền đánh cá với ngư dân các quốc gia Đông Nam Á.

bd3

Một tàu cá của Trung Quốc chuẩn bị đến Trường Sa hôm 6/5/2013. AFP

Theo tờ báo này thì việc hàng chục ngàn tàu đánh cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông như vậy đã trở thành một hành động hàng năm của Bắc Kinh, tiếp theo lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước này được chấm dứt vào ngày 16 tháng Tám.

Ngay trong ngày 16 tháng Tám, một nghị sĩ Philippines là ông Gary Alejano, trích nguồn tin quân sự của Phi cho biết là tàu cá Trung Quốc với sự hộ vệ của tàu hải giám đã đuổi ngư dân Phi ra khỏi khu vực đánh cá xung quanh đảo Thị tứ, mà Manila đang kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa.

Các tàu đánh cá của Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam, được các tàu hải giám và hải quân của Bắc Kinh hộ tống.

Một ngư dân Trung Quốc nói với tờ Bưu điện Hoa Nam rằng không có gì phải lo ngại chuyện đụng chạm với ngư dân các nước khác vì đã có chính quyền Trung Quốc bảo vệ.

Không những tăng cường hoạt động ở Biển Đông, hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc từ tỉnh Triết Giang cũng bắt đầu tràn ra vùng biển Hoa Đông.

Điều này làm cho lực lượng tuần duyên Nhật Bản phải tăng cường hoạt động ngăn ngừa tàu Trung Quốc tràn vào khu vực quần đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Hồi năm ngoái có gần 300 tàu cá Trung Quốc được tàu biên phòng nước này đi kèm đã đi vào vùng 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku. Việc này đã làm cho Bộ ngoại giao Tokyo triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật để phản đối.

Hiện chưa thấy có va chạm nào giữa tàu cá Trung Quốc với Việt Nam, nhưng hồi tháng Năm vừa qua khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên gần hết Biển Đông, Hà Nội cũng đã ra tuyên bố phản đối.

Quay lại trang chủ
Read 821 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)