Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

15/10/2017

Sẽ có biến động lớn trên bán đảo Triều Tiên ?

Tổng hợp

Mỹ thị uy bằng vũ khí tại Hàn Quốc, nhân cuộc tập trận chung (RFI, 15/10/2017)

Một ngày trước cuộc tập trận với Hải Quân Hàn Quốc, hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử, máy bay tàng hình cùng nhiều trang thiết bị tối tân khác của Mỹ trong tư thế sẵn sàng. Theo giới quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy Washington công nhận "căng thẳng trong khu vực leo thang".

corea1

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, lúc còn ở Biển Đông ngày 30/09/2017. Reuters/Bobby Yip

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap nêu lên khả năng Bắc Triều Tiên sẽ có hành động trả đũa vụ tập trận chung Mỹ -Hàn được dự trù mở ra vào ngày mai, 16/10/2017 và sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Phía Hoa Kỳ đã điều hàng không mẫu hạm chiếc USS Ronald Reagan đặt căn cứ Yokosuka, Nhật Bản đến vùng biển của Hàn Quốc. Tàu sân bay này đóng vai trò "then chốt" trong chiến lược phòng thủ Mỹ tại vùng Thái Bình Dương. Dài 333 mét, có trọng lượng 100.000 tấn, chiếc USS Ronald Reagan là một trong 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.

Ngoài ra Hải Quân Hoa Kỳ còn huy động tàu ngầm có trang bị hệ thống bắn chận tên lửa, chiếc USS Michigan, có trang bị 150 tên lửa Tomahawk. Chiếc USS Michigan đang túc trực ngoài khơi thành phố cảng Busan.

Bên cạnh việc chuẩn bị cho đợt thao diễn trên biển lần này, Washington còn đưa nhiều máy bay và trang thiết bị quân sự dùng cho Không Quân đến phía nam thủ đô Seoul, trong khuôn khổ cuộc triển lãm hàng không sắp mở ra tại căn cứ quân sự Seongnam vào ngày 17/10/2017.

Thanh Hà

*******************

Đưa tàu ngầm chở 154 tên lửa Tomahawk tới bán đảo Triều Tiên, Mỹ định phát tín hiệu gì ? (Tin Tức, 15/10/2017)

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ, nặng 18.000 tấn và được trang bị 154 quả tên lửa Tomahawk, vừa cập cảng Busan của Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.

corea2

Tàu ngầm USS Michigan cập cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh : AP

Chuyên gia quân sự Nga Dmitry Litovkin nhận định trong một bài phỏng vấn với đài Sputnik rằng mục tiêu chính của tàu ngầm này chính là gây áp lực tột độ lên Triều Tiên. Sự xuất hiện của tàu Michigan tại cảng Busan đã được lực lượng hải quân Hàn Quốc thông báo trên trang Facebook chính thức của họ.

Theo ông Litovkin, sự hiện diện của một tàu chiến trang bị tên lửa Tomahawk – có thể bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách 2.200 km – là một thách thức nghiêm trọng đối với Bình Nhưỡng. 

"Các mục tiêu, theo quan điểm của tôi, khá rõ ràng : gây sức ép mạnh mẽ lên Triều Tiên, nước đang trong một mối quan hệ căng thẳng với Mỹ. Những quả tên lửa hành trình này có thể chứa đầu đạn hạt nhân và khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách rất xa. Những thứ vũ khí như vậy xuất hiện gần Triều Tiên sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền Bình Nhưỡng", ông Litovkin nhận xét. 

USS Michigan, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, là một trong số 18 tàu ngầm đang hoạt động của Hải quân Mỹ, có thể chở 24 tên lửa đạn đạo Trident I và Trident II. Mỗi tên lửa Trident I lại có thể chứa tới 8 đầu đạn 100 kiloton, trong khi Trident II chứa được 14 đầu đạn 100 kiloton hoặc 8 đầu đạn loại 475 kiloton. Để so sánh sức mạnh thì quả bom phá hủy Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 chỉ gây ra một vụ nổ có sức công phá từ 12 - 18 kiloton. 

Theo sau USS Michigan, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ cũng sẽ tới Hàn Quốc vào tuần tới, tờ Chosun Ilbo đưa tin. 

Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc trong lúc Bán đảo Triều Tiên đang "căng như dây đàn" do hàng loạt vụ phóng tên lửa và thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. 

Gần đây nhất, ngày 15/9, Triều Tiên đã bắn một quả tên lửa đạn đạo bay qua không phận Nhật Bản và rơi xuống phía bắc Thái Bình Dương khoảng 20 sau đó. Không chỉ có vậy, Bình Nhưỡng liên tục lên tiếng đe dọa tấn công Washington. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam đoan sẽ "phá hủy toàn bộ" Triều Tiên nếu bị buộc phải bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại cảnh báo Washington về một "biện pháp đáp trả cứng rắn nhất trong lịch sử".

Hoàng Trang

*****************

Mỹ theo đuổi ngoại giao với Bắc Hàn tới lúc ‘thả bom’ (VOA, 15/10/2017)

Ngoại trưởng M Rex Tillerson hôm 15/10 nói rng Tng thng Donald Trump đã lnh cho ông phi tiếp tc theo đui n lc ngoi giao đ làm gim căng thng leo thang vi Bc Hàn.

corea3

Ngoại trưởng M Rex Tillerson.

Reuters dẫn li ông Tillerson nói rng "các n lc ngoi giao đó s tiếp tc cho ti khi nào th qu bom đu tiên".

Tr
li phng vn ca chương trình "State of the Union" trên kênh CNN, ông Tillerson cũng gim nh tm quan trng ca thông đip mà ông Trump từng viết trên Twitter v chuyn quan chc ngoi giao hàng đu ca M phí thi gian tìm cách đàm phán vi lãnh t Bc Hàn.

"Ông Trump đã nói rõ v
i tôi phi tiếp tc các n lc ngoi giao", Ngoi trưởng Tillerson nói.

Tổng thng Trump hôm 7/10 nói rng "chỉ có duy nht mt th hiu qu" đ đi phó vi Bc Hàn, sau khi các chính quyn tin nhim đi thoi vi Bình Nhưỡng nhưng không đt được kết qu.

"Các đời tng thng và chính quyn ca h đã nói chuyn vi Bc Hàn 25 năm qua, các tha thun và các các khoản tin ln được tr", ông Trump viết trên Twitter. "…Không đi đến đâu, các tha thun b vi phm ngay trước c khi chúng ráo mc, biến các nhà đàm phán M thành nhng k ng. Xin li, ch có mt điu duy nht hiu qu !".

Theo Reuters, ông Trump không nói rõ điều ông đ cp ti, nhưng các bình lun ca ông dường như gi ý thêm na v gii pháp quân s.

Nguyên thủ M tng tuyên b rng nếu cn, Hoa Kỳ s "hy dit" Bc Hàn đ bo v bn thân và các đng minh trước các mi đe da ht nhân ca Bình Nhưỡng.

Ông Trump từng nhiu ln tuyên b không mun đi thoi vi Bc Hàn, và thm chí còn cho rng ý tưởng đi thoi vi Bình Nhưỡng là điu gây mt thi gian, sau khi Ngoi trưởng Rex Tillerson nêu lên đ xut này.

Sau đó, Tổng thng Trump nói rng ông vn còn mi quan h tt đp vi người đng đu B Ngoi giao M, dù vn còn mt s bt đng.

********************

Bình Nhưỡng gây sự với Úc vào lúc bán đảo Triều Tiên nóng lại (RFI, 15/10/2017)

Một hôm sau khi bị Bắc Triều Tiên đe dọa, chính quyền Úc vào hôm nay 15/10/2017 đã cứng rắn đáp trả : Phát biểu với báo giới tại Sydney, ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã cho rằng lời lẽ hung hăng của Bình Nhưỡng không có gì mới, và điều đó chỉ làm cho Canberra kiên định hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

corea4

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop không khoan nhượng với Bình Nhưỡng. Reuters/Stephanie Keith

Vào hôm qua, 14/10, hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đã lớn tiếng tố cáo là "Úc gần đây đã có những bước đi nguy hiểm khi hùa theo các hành động khiêu khích chính trị và quân sự điên rồ của Mỹ nhằm chống lại Bắc Triều Tiên". Hãng tin Bắc Triều Tiên đã cảnh cáo là nếu tiếp tục theo chân Mỹ để "áp đặt áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Bắc Triều Tiên…, Úc sẽ không thể tránh được thảm họa".

Lời tố cáo nói trên được đưa ra sau khi hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Úc, nhân chuyến công du Hàn Quốc, hôm 11/10 vừa qua đã ghé thăm làng Bàn Môn Điếm trong vùng phi quân sự ở biên giới Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Tại đấy, hai bộ trưởng Úc đã nhấn mạnh trên nhu cầu gây áp lực ngoại giao để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và kêu gọi Bắc Triều Tiên ngừng các chương trình thử nghiệm vũ khí, hạt nhân và tên lửa.

Đối với ngoại trưởng Úc, Bắc Triều Tiên vẫn quen thói đe dọa Úc, cũng nhu các nước khác trong khu vực, và đó là lý do tại sao Úc tham gia vào một chiến lược tập thể nhằm gây sức ép tối đa trên Bình Nhưỡng để buộc Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Cùng một quan điểm với bà Bishop, ông Dan Tehan, một quốc vụ khanh trong bộ Quốc Phòng Úc, vào hôm nay cũng xác định trở lại rằng Canberra sẽ tiếp tục làm tất cả để bảo vệ, giúp đỡ và hỗ trợ các đồng minh, và không "khiếp nhược" trước những lời hù dọa của Bình Nhưỡng.

Khẩu chiến Bình Nhưỡng-Canberra bùng lên vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng trở lại trong bối cảnh liên quân Mỹ-Hàn đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận rầm rộ khởi sự vào ngày mai.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 826 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)