Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

07/11/2017

Philippines lo ngại ý đồ bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông

Tổng hợp

Philippines nâng cấp đảo trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc (VOA, 07/11/2017)

Philippines bắt đu nâng cp cơ s quân s trên đo ln nht mà Manila đang kim soát trong khu vc có tranh chp ch quyn trên Bin Đông, theo thông báo của B trưởng Quc phòng Philippines hôm th Ba 7/11.

phi1

Binh sĩ Philippines chào đón Bộ trưởng Quc phòng Delfin Lorenzana, Tư lnh Không quân Eduardo Ano và các quan chc Philippines khác đáp vn ti cơ C-130 xung đường tri đá trên đo Th T (nh tư liu ngày 21/4/2017).

Bộ trưởng Delfin Lorenzana nói mt nhà thu đang xây dng mt đường dc t b bin lên trên đo Th T, người đa phương gi là đo Pag-asa, là đo ln nht trong 9 đo mà Philippines đang kiểm soát thuc qun đo Trường Sa.

Ông Lorenzana nói : "Dự án xây dng đang được thc hin, mc dù có nhng lúc b gián đon vì thi tiết, chúng tôi d trù s hoàn thin vào đu năm 2018. Các d án xây dng không th tiến hành được nếu không có con đường t b bin".

Trung Quốc tuyên b ch quyn đi vi hu hết Bin Đông, nhưng các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Ðài Loan, và Vit Nam cũng có nhng tuyên b ch quyn chng chéo nhau trong hi l có lượng hàng hóa thương mi tr giá hơn 3 ngàn t đôla qua lại mi năm.

Các hình ảnh chp t v tinh mi đây cho thy tàu bè ca Trung Quc quanh đo Th T. Theo mt s nhà bình lun thì đó có th là mt hành đng răn đe đi vi tuyên b ch quyn ca Philippines ti đó. Đi s Trung Quc ti Manila tìm cách giảm nh tình tiết đó, và qu quyết rng nước ông không có mưu đ xu nào.

Hai nước t lâu đã có nhng bt đng trên Bin Đông, mc dù quan h gia hai bên đã nng m đáng k tr li dưới thi ca Tng thng Rodrigo Duterte, người tng tuyên b rng hợp tác làm ăn vi Trung Quc là điu khôn ngoan hơn là chn cách đánh nhau vi mt cường quc có quân đi mnh vượt tri.

Ông Lorenzana nói rằng đường dc t b bin là quan trng và cn thiết đ tàu bè ca hi quân có th đưa vt liu xây dng đến sa cha và nâng cp phi trường, các công trình c đnh và xây mt cng mi trên đo Th T cho ngư dân.

Người phát ngôn Arsenio Andolong ca B Quc phòng Philippines nói rng chính ph s chi khong 25,3 triu đôla đ nâng cp đo Th T.

Quân đội Philippines ng h kế hoch xây dng và nâng cp đo này. H nói rng Trung Quc đang xây dng như vy trên các đo mà Bc Kinh tuyên b ch quyn.

Trung Quốc đã xây 7 đo nhân to, thiết đt h thng rada, súng phòng không và tên la trên nhiu đo. Các chuyên gia phng đoán Bc Kinh sp sa trin khai chiến đu cơ trên các đo đó.

********************

Philippines tuyên bố lo ngại về tàu nạo vét Trung Quốc (RFI, 07/11/017)

Chính quyền Manila vào hôm qua, 06/11/2017, đã tỏ ý quan ngại trước việc Trung Quốc cho chạy thử chiếc tàu nạo vét mới, và cho biết sẽ theo dõi sát sao hoạt động của chiếc tàu này, cho dù Bắc Kinh đã đảm bảo sẽ đồng phát triển các nơi có tranh chấp với Manila.

phi2

Một tàu nạo vét khổng lồ của Trung Quốc đang vận chuyển cát đen ở Masinloc, Zambales ngày 10/05/2012. Masinloc là một đảo nhỏ cách bãi  Scarborough Shoal 128 hải lý - Reuters/Erik De Castro

Trả lời báo giới, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng "chỉ riêng sự hiện diện của chiếc tàu thôi đã là điều đáng quan ngại. Nó đi đâu, rõ ràng là chúng tôi không biết". Ông Lorenzana cho biết là lực lượng được triển khai ở 9 điểm mà Philippines tranh chấp ở Biển Đông, đã được lệnh theo dõi các động thái của Hải Quân, Tuần Duyên và tàu cá Trung Quốc ở vùng Trường Sa.

Theo ông, phía Philippines cũng thường xuyên cho máy bay tuần tra cho nên sẽ có thể biết hoạt động của chiếc tàu nạo vét được cho là lớn nhất Châu Á đó.

Tổng thống Philippines Duterte tuy nhiên vẫn tin tưởng là Trung Quốc sẽ giữ cam kết của ông Tập Cận Bình, là sẽ không xây dựng, phát triển vùng bãi Scarborough Shoal mà Bắc Kinh đã chiếm của Manila.

Theo giới chuyên gia quân sự, chiếc tàu nạo vét mới được Trung Quốc hạ thủy và chạy thử hôm 03/11 mang tên Thiên Côn Hiệu, có kích thước bằng 9 sân bóng rổ.

Trung Quốc đã xây dựng trên các đảo mà họ bồi đắp nào là phi đạo, nhà kho, hệ thống phòng không. Một số chuyên gia còn dự báo là phi đội chiến đấu cơ đầu tiên sẽ đến Trường Sa trong vài tháng tới đây.

Giới quan sát ghi nhận là việc Trung Quốc cho thử chiếc tàu nạo vét mới diễn ra ngay vào thời điểm hai cuộc họp quốc tế lớn sẽ diễn ra vào tuần tới tại Việt Nam và Philippines, với cả Trung Quốc và Mỹ đều tham dự.

Mai Vân

******************

Con tàu 'xây đảo thần kì' của Trung Quốc (BBC, 07/11/2017)

Trung Quốc vừa ra mắt con tàu nạo vét đáy biển có khả năng xây đảo nhân tạo như những gì nước này đã xây dựng tại khu vực tranh chấp Biển Đông.

phi3

Tàu nạo vét đáy biển mới của Trung Quốc - Ảnh AFP

Được miêu tả là một cỗ máy "xây đảo thần kì" bởi xưởng thiết kế, con tàu được ra mắt trong thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chuyến công du Châu Á.

Trung Quốc bị cáo buộc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông nhằm củng cố luận điệu về chủ quyền của nước này tại khu vực tranh chấp. Vùng biển chiến lược này cũng được các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền.

Những con số đáng quan tâm

Tên gọi của chiếc tàu ? Chiếc tàu mang một cái tên có tính biểu tượng lớn : Tien Kun Hao : một loài cá trong thần thoại Trung Quốc có thể hóa thành một loài chim thần.

Con tàu lớn và mạnh như thế nào ? Với chiều dài 140 mét, đây là con tàu nạo vét lớn nhất Trung Quốc, và theo lời các nhà thiết kế, đó cũng là con tàu lớn nhất Châu Á.

Có vẻ như con tàu này mạnh hơn tàu nạo vét hiện đang được Trung Quốc sử dụng, với khả năng đào 6000 mét khối/giờ, tương dduowwng với thể tích của 3 bể bơi tiêu chuẩn, sâu 35 mét tính từ mặt nước.

Chức năng của con tàu ? Con tàu này có thể nạo vét bất kì thứ gì từ cát và bùn cho tới san hô. Con tàu cắt phần vật chất dưới đáy biển, hút lên và vận chuyển phần vật chất này tới địa điểm cách xa con tàu tối đa 15km và "cải tạo" thành vùng đất mới. Những con tàu tương tự, với kích cỡ nhỏ hơn, đang được Trung Quốc sử dụng để xây dựng đảo tại biển Đông từ cuối năm 2013.

Vì sao điều này quan trọng ?

"Một điểm quan trọng của sự kiện này là nó có thể dùng để thúc đẩy việc Trung Quốc giành chủ quyền tại biển Đông", Alex Neill, chuyên gia cao cấp của Đối thoại Sangri-La giải thích.

"Khu vực đang nhận sự chú ý của mọi người là Bãi cạn Scarborough. Dù Trung Quốc chưa chính thức tuyên bố chủ quyền nhưng nhiều thông tin cho rằng nước này sẽ sớm thực hiện. Mỹ coi vấn đề Bãi cạn Scarborough là ranh giới đỏ".

phi4

Trung Quốc đã biến những rặng san hô ở Biển Đông thành các căn cứ quân sự

Thời điểm công bố này có thể chỉ là một sự trùng hợp, ông Neill nói, nhưng đây cũng là thời điểm đáng lưu ý về những căng thẳng đáng kể mà hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông có thể gây ra.

Từ trước đến nay, Mỹ không có một lập trường nhất định về vấn đề tranh chấp lãnh thổ này, nhưng nước này có đòi quyền tự do đi lại, có nghĩa rằng nước này có thể đi tàu hoặc bay máy bay tự do qua khu vực các đảo tranh chấp, một chiến lược làm Trung Quốc tức giận.

Con tàu này "đã ra mắt một cách phô trương và được truyền thông Trung Quốc gọi là cỗ máy "xây đảo thần kì". Đây rất có thể là một dấu hiệu rằng Trung Quốc cảm thấy cần phải bạo dạn hơn trong việc giành chủ quyền tại biển Đông", ông Neill bổ sung.

"Tất cả những gì Mỹ có thể làm là tái khẳng định lo ngại về các hoạt động tranh chấp".

phi5

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bất chấp sự chỉ trích từ quá khứ, tiếp tục xây dựng đảo và thậm chí tăng hiện diện quân sự tại các đảo này.

Con tàu còn được dùng cho việc gì ?

Tàu nạo vét được sử dụng cho nhiều mục đích và tái khẳng định chủ quyền chỉ là một trong số đó.

Nhưng việc truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là cỗ máy "xây đảo thần kì" có vẻ cho thấy đây sẽ là một chức năng sẽ được sử dụng.

Theo sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm xây dựng mạng lưới thương mại toàn cầu với Trung Quốc ở vị trí trung tâm, Bắc Kinh đang xây dựng các cảng ở khu vực Ấn Độ Dương và Trung Đông. Tàu Tian Kun Hao có thể được dùng để khoan các cảng nước sâu tại những nơi Bắc Kinh chỉ đạo.

Quay lại trang chủ
Read 590 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)