Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

22/11/2017

Miến Điện và Bangladesh bàn về hồi hương người Rohingya

RFI tiếng Việt

Người tị nạn Rohingya gặp vấn đề về tâm lý do khủng hoảng (RFA, 22/11/2017)

Hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya chạy khỏi Myanmar đến Bangladesh đang chán ngán về tâm lý vì những chịu đựng mà họ đã phải trải qua trong quá trình chốn chạy, Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn cho biết như vậy hôm 22/11.

myanmar2

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn Filippo Grandi nói chuyện với một người tị nạn khi ông đến thăm trại tị nạn Kutupalong ở Bangladesh hôm 23/9/2017 - AFP

Có hơn 600.000 người Rohingya đã phải chạy khỏi Myanmar từ hồi cuối tháng 8 vì chiến dịch của quân đội nước này ở bang Rakhine.

Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc Filippo Grandi cho hãng tin Reuters biết triệu chứng mà ông thấy nhiều nhất khi ông đến thăm trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh là tâm lý chán ngán do những biến động lớn mà họ trải qua. Ông nói đã rất lâu rồi ông không thấy tình trạng tâm lý này. Lần cuối ông chứng kiến tình trạng này là vào những năm 90 trong cuộc nội chiến ở Congo, trung Phi.

Ông Grandi cho biết những người tị nạn đã không có đáp ứng và rất bi quan khi ông đến thăm họ hồi tháng 9 vừa qua.

Ông Grandi cũng cho biết những thành công trong việc giúp đỡ người Rohingya ở bang Rakhine phụ thuộc vào việc chính phủ nước này giúp giảm thù hận mà những nhân viên cứu trợ nhân đạo gặp phải tại đây.

Kể từ khi chiến dịch của quân đội Myanmar bắt đầu vào hôm 25/8 sau các cuộc tấn công của những phiến quân người Rohingya tại bang Rakhine, chính phủ đã cấm gần như tất cả các tổ chức nhân đạo, trừ hội Chữ Thập Đỏ được làm việc tại bang Rakhine. Trong nhiều trường hợp, các hàng cứu trợ đã bị những người theo Phật giáo ở Rakhine chặn lại.

****************

Miến Điện và Bangladesh bàn về hồi hương người Rohingya (RFI, 21/11/2017)

Cố vấn nhà nước Miến Điện kiêm ngoại trưởng Aung San Suu Kyi ngày 21/11/2017 cho biết bà hy vọng các cuộc đàm phán với Bangladesh trong tuần này sẽ thành công và đi đến việc ký kết một bản ghi nhớ về việc "hồi hương an toàn và tự nguyện" người Rohingya đang tị nạn tại Bangladesh từ 3 tháng nay.

myanmar1

Cố vấn Nhà nước Miến Điện, Aung San Suu Kyi phát biểu trong buổi họp báo nhân cuộc họp ASEM, Naypyitaw, Miến Điện ngày 21/11/2017. Reuters

Bà Aung San Suu Kyi đã phát biểu như trên với báo giới bên lề cuộc họp diễn đàn  Á-Âu, gọi tắt là ASEM, đang diễn ra tại thủ đô Naypyitaw. Theo hãng tin Reuters, hai ngoại trưởng Miến Điện và Bangladesh sẽ đàm phán trong hai ngày 22 và 23/11. Vào tháng 10, nhiều quan chức của hai nước cũng đã thảo luận về tiến trình xử lý các yêu cầu hồi hương của người Rohingya.

Về những cáo buộc vi phạm nhân quyền, bà Aung San Suu Kyi phát biểu : "Chúng tôi không thể nói là điều đó đã xảy ra hay không, nhưng chúng tôi cam kết rằng việc đó sẽ không xảy ra".

Amnesty International tố cáo Miến Điện "thanh lọc chủng tộc"

Trong bản báo cáo công bố ngày 21/11, được AFP trích dẫn, bà Anna Neistat, giám đốc nghiên cứu của tổ chức Amnesty International, khẳng định "chiến dịch thanh lọc chủng tộc mạnh mẽ của lực lượng an ninh trong ba tháng vừa qua là sự thể hiện cực đoan của chính sách đầy tai tiếng này". Cuộc điều tra kéo dài hai năm của tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng khẳng định cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo này bị "kẹt trong một hệ thống phân biệt chủng tộc, được Nhà nước hậu thuẫn, và gần giống chế độ ‘apartheid’".

Trước đó, tại Genève ngày 20/11, Amnesty International  Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc họp khẩn về khủng hoảng người Rohingya Miến Điện. Đề nghị này được gửi đến 47 nước thành viên Hội đồng Nhân Quyền, đồng thời kêu gọi Hội đồng thông qua một nghị quyết buộc Miến Điện "ngừng ngay mọi hành động vi phạm nhân quyền" và "ngay lập tức cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế và Miến Điện được tự do vào tất cả các vùng của nước này".

Thu Hằng

Quay lại trang chủ
Read 716 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)