Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

19/05/2018

Bắc Kinh cho máy bay ném bom hạ cánh xuống đảo nhân tạo tại Trường Sa

Tổng hợp

Hoa Kỳ lên tiếng sau khi Trung Quốc đưa chiến đấu cơ ra Biển Đông (RFA, 19/05/2018)

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ hôm 18/5 lên tiếng gọi các hoạt động diễn tập của chiến đấu cơ Trung Quốc ngoài Biển Đông thời gian gần đây là hành động tiếp tục quân sự hóa Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

maybay1

Lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6K ra Biển Đông - Hình minh hoạ AFP

Hôm 18/5, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đã lần đầu tiên chính thức đăng tải video quay cảnh oanh tạc cơ H-6K diễn tập cất và hạ cánh xuống một đường băng tại một đảo nhân tạo do nước này xây lấp tại Biển Đông.

Trang web của Không quân Trung Quốc cho biết các chiến đấu cơ bao gồm oanh tạc cơ H-6K đã thực hiện việc cất và hạ cánh ở một đảo nhân tạo nhưng không nói cụ thể là thực thể nào. Mục đích của cuộc diễn tập được nói là để nâng cao khả năng vươn đến vùng lãnh thổ hoàn toàn, khả năng tiến công toàn thời gian và toàn bộ.

Trong tuyên bố được đưa ra vào ngày 18/5, người phát ngôn Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, Trung tá Christopher Logan gọi hành động mới này là ‘quân sự hóa liên tục của Trung Quốc tại các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông’.

Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng hôm 19/5 trích lời chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Chiến Lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington DC, bà Bonnie Glaser cho rằng oanh tạc cơ H-6K đã hạ cánh xuống đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là quần đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bà Bonnie Glaser cũng cho biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6K ra Biển Đông, và không lâu nữa nước này sẽ điều máy bay H-6K đến các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trước đó, hôm 2/5, hãng tin CNBC trích nguồn tin biết về các báo cáo tình báo của Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc gần đây đã triển khai tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống tàu ra ba trạm tiền tiêu của nước này ở Biển Đông bao gồm đá Subi, Vành Khăn và đá Chữ Thập.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng cho lắp đặt các thiết bị phá sóng ở khu vực Biển Đông, cản trở hoạt động của tàu Mỹ trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam hôm 9/5 đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi khu vực quần đảo Trường Sa, coi đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Hoa Kỳ nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông coi đây là hành động gây căng thẳng, mất ổn định trong khu vực.

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn một mực khẳng định nước này có toàn quyền đối với các vùng thuộc chủ quyền của nước này và việc triển khai vũ khí quân sự chỉ nhằm mục đích phòng vệ, không nhắm tới bất cứ nước nào.

********************

Biển Đông : Mỹ lên án Bắc Kinh cho oanh tạc cơ hạ cánh xuống Hoàng Sa (RFI, 19/05/2018)

Trong một bản thông báo công bố ngày 18/05/2018, Không Quân Trung Quốc cho biết là đã cho máy bay ném bom chiến lược, có khả năng mang bom hạt nhân, hạ cánh và cất cánh tại các đảo đá ở Biển Đông, trong khuôn khổ một cuộc diễn tập trong khu vực. Bộ quốc phòng Mỹ đã lập tức lên tiếng tố cáo những hành vi gây mất ổn định trong vùng.

maybay2

Oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc bay trên bãi cạn Scarborough. Ảnh do Không Quân Trung Quốc đăng trên mạng Vi Bác. @weibo.com

Theo hãng tin Anh Reuters, thông cáo của Trung Quốc nói rõ là một đơn vị Không Quân "gần đây" đã tổ chức cho các oanh tạc cơ trong đó có loại H-6K, tập cất cánh và hạ cánh trên các đảo và rạn san hô ở Biển Đông. Thông cáo đăng trên tài khoản Vi Bác của Không Quân Trung Quốc cho biết là phi công của chiếc H-6K đã tập tấn công một mục tiêu giả định trên biển trước khi tiến hành các bài tập cất cánh và hạ cánh trên căn cứ không quân trong vùng.

Thông báo không nói rõ thời gian cũng như địa điểm diễn ra bài tập cất cánh và hạ cánh của oanh tạc cơ chiến lược Trung Quốc, nhưng căn cứ vào đoạn video được đài truyền hình trung ương Trung Quốc công bố, Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược Mỹ CSIS tại Washington cho là nơi diễn tập là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, một khu vực Trung Quốc chiếm đóng nhưng vẫn bị Việt Nam và Đài Loan đòi chủ quyền.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tin nhắn Twitter, bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Biển Đông tại CSIS nhận định : "Đây là lần đầu tiên mà oanh tạc cơ Trung Quốc hạ cánh xuống Biển Đông". Đối với chuyên gia này, sắp tới đây, chắc chắn Trung Quốc sẽ cho loại oanh tạc cơ H-6K hạ cánh ở Trường Sa vì các nhà chứa máy bay tại đấy đã được xây dựng để đủ sức tiếp nhận loại phi cơ này.

Hoa Kỳ đã có ngay phản ứng trước các thông tin trên. Tuyên bố với hãng Reuters, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Christopher Logan xác nhận rằng bộ Quốc Phòng Mỹ đã ghi nhận những thông tin đó và thấy rằng Trung Quốc đang tiếp tục "quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên Biển Đông".

Theo phát ngôn viên Mỹ thì các sự kiện đó "chỉ làm căng thẳng gia tăng và gây bất ổn định trong khu vực".

Hãng tin Mỹ AP, khi loan tin về sự kiện này đã nêu bật chi tiết là oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc có tầm hoạt động gần 1.900 hải lý, tức khoảng hơn 3.500 km. Từ đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, máy bay này có khả năng tấn công toàn bộ vùng Đông Nam Á.

Trọng Nghĩa

******************

Máy bay ném bom Trung Quốc đáp xuống các đảo, đá trên Biển Đông (VOA, 19/05/2018)

Không quân Trung Quốc đã đáp máy bay th bom xung các hòn đo, bãi đá trên Bin Đông, "trong khuôn kh mt cuc din tp" ti khu vc đang tranh chp.

maybay3

liu : oanh tc cơ TQ H-6 bay trên không phn gia hòn đo chính ca qun Okinawa và đo nh Miyako Thái Bình Dương. nh ca Không quân ca Lc lượng T v Nht bn, chp ngày 27/10/2013. B Quc phòng Nht bn/Handout via Reuters

Hãng tin Reuters trích dẫn mt tuyên b ca Không lc Trung Quc công b hôm 18/5 cho biết Lc lượng Không quân thuc Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc mi đây đã t chc đưa mt s oanh tc cơ như chiếc H-6K, din tp ct cánh và h cánh trên các đảo và bãi đá trong Biển Đông nhm mc đích "ci thin kh năng vươn ra mi vùng lãnh th, thc hin các cuc tn công vào bt c lúc nào, và nhm ti bt c hướng nào".

Theo không lực Trung Quc, phi công ca chiếc máy bay đánh bom H-6K din tp không kích một mc tiêu được ch đnh trên bin, sau đó thc hành ct cánh và đáp xung mt sân bay trong khu vc. Cuc din tp được phía Trung Quc mô t là đ tăng cường kh năng chiến đu và chun b cho "Tây Thái Bình Dương và trn hi chiến vì Bin Đông".

Thông báo này tải lên trương mc microblog ca Lc lượng Không quân thuc Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc, không cung cp đa đim chính xác ca cuc din tp.

Hoa Kỳ đã điều tàu chiến ti các vùng bin đang tranh chp Bin Đông trong mt n lc nhm thách thc những tuyên b ch quyn ca Trung Quc trên mt vùng bin rng ln đây, nơi mà nhiu nước khác trong đó có Philippines, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Vit Nam tuyên b thuc ch quyn ca mình.

Nói với hãng tin Reuters, người phát ngôn ca Ngũ Giác Đài, Trung tá Christopher Logan, khẳng đnh : "Hoa Kỳ vn cam kết ng h mt vùng n Đ-Thái Bình Dương t do và ci m".

Trung tá Logan nói : "Chúng tôi đã nhận được cùng nhng bn tin đó, và vic Trung Quc vn tiếp tc quân s hóa các thc th đang trong vòng tranh chấp trong Bin Đông, ch làm tăng căng thng và mt n đnh khu vc".

Đây là lần đu tiên các phi cơ ném bom Trung Quc h cánh trên các đo trong Bin Đông. Sáng kiến Minh bch Hàng hi châu Á (AMTI) thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế ở Washington (CSIS) khuyến cáo rng oanh tc cơ H-6K có th tiếp cn tt c các nước Đông Nam Á t các đo này.

H-6K là phi cơ ném bom tiên tiến nht ca Lc lượng Quân đi Nhân dân Trung Quc, có kh năng mang tên la hành trình siêu âm đ thc hin các cuộc tn công chính xác.

Động thái ca Trung Quc din ra vài ngày sau khi Vit Nam bt đu hp tác vi Nga đ khai thác khí đt Bin Đông.

********************

TQ lần đầu tiên cho phi cơ ném bom hạ cánh ở Biển Đông (BBC, 19/05/2018)

Lần đầu tiên phi cơ ném bom của Trung Quốc hạ cánh trên vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, lực lượng không quân nước này nói, khiến Hoa Kỳ ra cảnh báo mới rằng điều này sẽ gây bất ổn trong khu vực.

maybay4

Phi cơ ném bom H-6K bay trên bầu trời Biển Đông

Một số phi cơ ném bom H-6K đã rời căn cứ không quân ở Nam Trung Quốc và hạ cánh xuống đường băng trên một hòn đảo ở Biển Đông, China Daily hôm 19/5 dẫn nguồn từ tuyên bố do Lực lượng Không quân Trung Quốc đưa ra hôm thứ Sáu 18/5.

Các phi cơ sau đó tiếp tục tham gia cuộc diễn tập tại nơi này, theo tuyên bố của lực lượng không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Báo này dẫn lời một nhà nghiên cứu nói rằng "việc cất cánh và hạ cánh trên các đảo ở Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) sẽ giúp lực lượng không quân tăng cường khả năng chiến đấu để đối phó với các mối đe dọa an ninh biển".

maybay5

Một phi cơ ném bom H-6K được cho là đã hạ cánh trên đảo Phú Lâm

Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là có hành động quân sự hóa ở vùng này nhằm củng cố cho tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần lớn diện tích biển.

Bước đi mới nhất có thể sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng mới ở khu vực.

Một phi công lái phi cơ ném bom H-6K, Ge Daqing, được trích lời nói rằng việc huấn luyện "thúc đẩy lòng can đảm và tăng cường khả năng của chúng tôi trong một cuộc chiến thực sự".

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không nói rõ các phi cơ ném bom đã hạ xuống đâu, nhưng nói việc tập luyện bao gồm cả việc tấn công giả định vào các mục tiêu trên biển.

Tuy nhiên các chuyên gia từ Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) cho biết một đoạn video từ People's Daily cho thấy một chiếc H-6K hạ cánh và cất cánh từ căn cứ trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc Quần đảo Hoàng Sa.

Đảo Phú Lâm, nơi mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, cũng là nơi mà Việt Nam và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền.

Trước đây, Trung Quốc đã từng triển khai chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm, nhưng nay là lần đầu tiên các phi cơ ném bom hạ cánh xuống đảo.

AMTI nói rằng từ đảo này, các phi cơ H-6K có thể tiếp cận tất cả các nước Đông Nam Á.

Các nhà phân tích nói rằng phi cơ ném bom có thể sẽ sớm hạ cánh trên quần đảo Trường Sa xa hơn về phía nam, nơi các đường băng được xây dựng trên các rạn san hô.

Từ đó, H-6K có thể vươn tới phía bắc Australia hoặc các căn cứ của Mỹ trên đảo Guam, theo AMTI.

China Daily dẫn lời một nhà quan sát của Trung Quốc :

"Sau khi các phi cơ ném bom của Không quân được triển khai trên các đảo ở Biển Nam Hải, phạm vi hoạt động cũng như các thông số phòng thủ hàng hải của Trung Quốc sẽ được mở rộng một cách vô cùng to lớn, thêm vào sức mạnh hiện tại để ngăn chặn bất kỳ sự xâm phạm nào vào lãnh thổ của Trung Quốc trên biển".

Theo chính phủ Trung Quốc, nước này có ít nhất bốn sân bay lớn ở bốn địa điểm trên Biển Đông : Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, và ba sân bay ở Đá Vành Khăn (Meiji), Đá Subi (Zhubi) và Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử)

Năm 2016, các máy bay phản lực lớn của Trung Quốc cũng đã hạ cánh ở Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập.

maybay6

Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956.

Theo China Daily, H-6K là phi cơ ném bom tiên tiến nhất của PLA và có khả năng mang tên lửa hành trình siêu âm để thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu trên cạn hoặc các tàu thuyền.

Động thái này của Trung Quốc xảy ra vài ngày sau khi Việt Nam và Nga vừa bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khí ở mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Vũng Tàu.

Hoa Kỳ đã cho tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trên Biển Đông nhằm thách thức điều được cho là nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạn chế tự do hàng hải ở vùng biển có tầm quan trọng chiến lược này.

Trước hành động mới nhất của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Trung tá Christopher Logan nói với Reuters rằng "Hoa Kỳ duy trì cam kết về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

"Chúng tôi đã thấy những báo cáo tương tự và việc tiếp tục quân sự hóa các khu vực tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc chỉ khiến gia tăng căng thẳng và làm mất ổn định khu vực".

*********************

Không quân Trung Quốc đưa các phi cơ ném bom đến Biển Đông (CaliToday, 19/05/2018)

Không quân Trung Quốc đã hạ cánh các máy bay ném bom trên các đảo và các rạn san hô ở vùng Biển Đông như một phần của chương trình huấn luyện ở khu vực tranh chấp Biển Đông, cơ quan truyền thông Trung Quốc công bố.

maybay7

Trung Quốc đưa máy bay oanh tạc H-6K cất cánh và hạ cánh trên các đảo và các rạn san hô ở Biển Đông - Photo Credit : Reuters

"Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) gần đây đã tập dợt nhiều máy bay oanh tạc như H-6K cất cánh và hạ cánh trên các đảo và các rạn san hô ở Biển Đông để cải thiện khả năng của không quân".

Trung Quốc cho biết những phi công của máy bay ném bom H-6K đang tiến hành huấn luyện tấn công trên một mục tiêu trên biển được chỉ định và sau đó tập luyện cất cánh và hạ cánh tại sân bay trong khu vực, mục đích như chuẩn bị cho "Tây Thái Bình Dương và trận chiến cho vùng tranh chấp Biển Đông ".

Thông báo được công bố trên web site Không quân Quân đội Giải phóng (PLAAF), tuy nhiên đã không cung cấp vị trí chính xác của bài tập.

Hoa Kỳ cũng đã gởi các chiến hạm đến các khu vực tranh chấp Biển Đông trong nỗ lực thách thức các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc trên vùng lãnh hải này, hổ trợ sự chống đối của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia.

"Hoa Kỳ vẫn cam kết với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở", phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Christopher Logan nói với Reuters.

"Chúng tôi đã có những báo cáo tương tự và việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đặc điểm tranh chấp ở Biển Đông đang nâng cao căng thẳng và làm mất ổn định khu vực".

Ngọc Thạch (Theo Reuters)

*********************

Trung Quốc xác nhận đưa oanh tạc cơ H-6K đến Biển Đông (RFA, 18/05/2018)

Trung Quốc vào ngày 18 tháng 5 cho công bố những thước phim cảnh oanh tạc cơ chiến lược H-6K đáp xuống đảo nhân tạo mà Bắc Kinh lập nên tại Biển Đông.

maybay8

Một nhóm chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 19 tháng 4 gồm máy bay ném bom H-6K tiến hành cuộc tuần tra các đảo - Courtesy of www.news.cn

Đây được cho là thông điệp muốn thống soái khu vực mà Bắc Kinh muốn đưa ra, gây thêm căng thẳng cho tình hình tranh chấp lãnh hải lâu nay tại khu vực với tuyến đường hàng hải quan trọng và phong phú hải sản cũng như tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ này.

Việc đưa oanh tạc cơ chiến lược có khả năng nguyên tử H-6K xuống Biển Đông được thực hiện sau khi Trung Quốc cho bố trí hỏa tiễn hành trình và thiết bị phá sóng radar tại những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tiến hành xây dựng lên trong thời gian qua tại Biển Đông.

Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Viện Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế tại thủ đô Washington DC cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tự tin hơn về khả năng quân sự của họ.

Theo vị chuyên gia này thì Bắc Kinh ngày càng trở nên rõ ràng và bớt quan ngại về phản ứng của những nước láng giềng cũng như Hoa Kỳ. Nói cách khác thì Trung Quốc nghĩ rằng có khả năng đối phó được.

Hoa Kỳ thường xuyên thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra tại khu vực đó.

Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế tại La Haye tuyên đường đó là phi pháp, không có cả căn cứ pháp lý và lịch sử.

Tuy nhiên, Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA và thực tế cho thấy Bắc Kinh đang quân sự hóa những đảo nhân tạo thành tiền đồn tại Biển Đông.

Bắc Kinh cũng ngày càng tỏ ra xác quyết và gần đây còn buộc các nước láng giềng trong khu vực khi tiến hành khoan thăm dò dầu khí hay đánh bắt cá ở Biển Đông phải có sự cho phép của Trung Quốc.

Quay lại trang chủ
Read 816 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)