Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hải quân Mỹ đưa thêm chiến hạm đến Thái Bình Dương (RFA, 02/04/2017)

Hải quân Hoa Kỳ đưa thêm chiến hạm đến khu vực Tây Thái Bình Dương, thực hiện những cuộc tuần tra bao gồm cả vùng Biển Đông.

haiquan1

Tàu sân bay USS Carl Vinson ở Thái Bình Dương hôm 3/2/2017. AFP photo

Thông cáo phổ biến trên mạng của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ Tại Thái Bình Dương cho hay 2 chiếc khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Sterett và USS Dewey đã rời bến từ cảng San Diego hồi sáng thứ Sáu, 31 tháng Ba 2017, để đến Tây Thái Dương, phối hợp hoạt động chung với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và đoàn tầu hộ tống, có mặt trong khu vực từ tháng Hai vừa rồi.

Hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey thuộc Hạm Đội Ba của hải quân Hoa Kỳ đến Thái Bình Dương trong khuôn khổ kế hoạch phối hợp hoạt động chung với Hạm Đội 7 để cùng ứng phó với tình hình an ninh khu vực. Các giới chức quân sự Mỹ cho biết thêm dù có mặt ở Thái Bình Dương nhưng cả 2 chiến hạm này vẫn được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh tại San Diego, thay vì nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7.

Truyền thông Hoa Kỳ cũng cho hay phạm vi hoạt động của chiến hạm USS Sterett và USS Dewey bao gồm cả khu vực Biển Đông. Năm ngoái, chiếc USS Decatur của Hạm Đội 3 đã tuần tra ở gần đảo Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

Chừng 2 tuần lễ trước đây, tin từ Washington nói rằng hải quân Hoa Kỳ không chỉ tăng cường tuần tra ở Biển Đông mà còn muốn thử thách Bắc Kinh bằng cách đưa tầu chiến đi vào phía trong vùng 12 hải lý ở những hòn đảo Trung Quốc đang chiếm giữ, với mục đích gửi thông điệp là Hoa Kỳ không công nhận Bắc Kinh có chủ quyền ở vùng biển đảo đang chiếm giữ. Vẫn theo giới thạo tin, yêu cầu này chưa được Nhà Trắng chấp thuận.

Các giới chức Nhà Trắng từ chối bình luận về tin này, nhưng cho hay Biển Đông là một trong những để tài được Tổng Thống Donald Trump nói tới khi thảo luận với Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7 tháng này ở Florida.

************************

Trung Quốc có thể ‘theo dõi mọi động thái’ ở Biển Đông ? (VOA, 02/04/2017)

haiquan2

Hình ảnh một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc cơi nới ở Biển Đông.

Chỉ mi hơn mt năm trước, cu giám đc cơ quan tình báo quc gia ca Hoa Kỳ James Clapper viết mt lá thư cho Thượng ngh sĩ John McCain thuc y ban Quân v Thượng vin M, d báo rng "Trung Quốc s hoàn tt các cơ s phòng th và phn công ti qun đo Trường Sa vào cui năm 2016 hoc đu năm 2017". Và theo gii quan sát, điu này đang tr thành s tht.

Sau gần hai năm theo dõi, cơ quan Sáng kiến Minh bch Hàng hi châu Á (AMTI) thuc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quc tế (CSIS) có tr s th đô Washington DC ca M mi thông báo rng Bc Kinh nay có th trin khai các thiết b quân s, trong đó có các chiến đu cơ và các b phóng tên la, ti qun đo Trường Sa.

Qua email, ông Gregory Poling, một chuyên gia v Đông Nam Á ti CSIS, nói vi phóng viên Đài tiếng nói Hoa Kỳ rng "mi quc gia trong khu vc có l thc s lo ngi v chuyn xây dng này".

Chuyên gia này nói rng "nếu quý v là mt ngư dân ca Đông Nam Á", thì din biến mi trên "đng nghĩa vi vic "Trung Quc có kh năng và ý đnh theo dõi mi đng thái ca quý v Bin Đông, và can thip bt c đâu và bt kỳ lúc nào thy phù hp".

Ông Poling nói thêm rằng các đng thái trên cũng có th gây "quan ngi sâu sc" cho các nước ln như M, Nht, Australia, n Đ hay các nước châu Âu, do Trung Quc tng tuyên b s bo v ch quyn mà Bc Kinh gi là lch s ca mình, bng vũ lc, nếu cn.

Các phát hiện trên dường như cng c thêm lp trường cho rng vic xây dng ca Trung Quc trên các hòn đo nhân to nhm khng đnh ch quyn trên phn ln Bin Đông.

Bc Kinh được cho là đã bi đp 7 hòn đo như vy vùng bin tranh chp, khiến nhiu quc gia lên tiếng ch trích. Bn tin nói rng vic xây dng đã hoàn tt trên các bãi đá Ch Thp, Subi và Vành Khăn.

Trung Quốc trước đây tng bác b ch trích ca M rng nước này đang quân s hóa Bin Đông, dù Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường mi tuyên b rng các thiết b đt trên nhng hòn đo nhân to là nhm đ duy trì "t do hàng hi".

Bắc Kinh tng nói rng các hòn đo được xây dng cho các mc đích dân s, đc biệt là đ bo v các tàu bè qua li tuyến hàng hi chiến lược này.

Trung Quốc tng lên tiếng trn an dư lun rng h s không cn tr tàu cũng như máy bay qua khu vc tranh chp này, nhưng không rõ chuyn đó có áp dng đi vi các tàu và máy bay quân s hay không.

Ti nay, Bc Kinh chưa xác nhn liu h có kế hoch tuyên b Vùng Nhn dng Phòng không (ADIZ) Bin Đông như tng làm vi Bin Hoa Đông có tranh chp vi Nht Bn hay không.

Trong trường hp như vy, phi công s phi nhn dng bn thân cũng như công b đường bay cho các kim soát viên không lưu ca Trung Quc và phi làm theo hướng dn ca h.

Ông Poling nói : "Trung Quốc nhiu ln nói rng h s làm như vy khi thi đim chín mui. Kh năng phòng không và radar như vy gi có th giúp Bc Kinh tiến gn hơn nhiu ti kh năng thiết lp mt ADIZ".

Theo nhà phân tích này, hệ qu lâu dài t vic lp đặt tên la, radar hay các thiết b khác trên các đo này khá sâu rng.

Ông Poling nói tiếp : "Chúng ta s chng kiến s hin din 24/7 ca lc lượng bán quân s, tun duyên, hàng không và hi quân ca Trung Quc ln đu tiên trên di phía nam ca Bin Đông".

Chuyên gia này dự báo rng Indonesia, Malaysia và Philippines s bt đu cm nhn "áp lc liên tc" mà Vit Nam đã tri nghim trong nhiu thp k tranh chp vi Trung Quc liên quan ti qun đo Hoàng Sa.

"Việc vp phi các lc lượng Trung Quc s trở nên thường xuyên hơn, và điu đó đng nghĩa vi vic cuc khng hong sp ti s là thi đim, ch không phi kh năng xy ra", ông nói tiếp.

B Ngoại giao Vit Nam chưa lên tiếng v báo cáo ca AMTI, nhưng truyn thông trong nước đã gi hành đng ca Trung Quc là "phi pháp".

Tờ Thanh Niên viết : "B ba đo nhân to phi pháp k trên bao gm đá Subi, đá Vành Khăn và đá Ch Thp qun đo Trường Sa thuộc ch quyn Vit Nam, nơi Trung Quc cp tp xây dng phi pháp các công trình quân s trong thi gian qua".

Báo thuộc Hi Liên hip Thanh niên Vit Nam viết thêm rng "theo đánh giá ca AMTI, vi các căn c không quân ti 3 đo nhân to trên và thêm một căn cứ đo Phú Lâm thuc qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam, máy bay quân s ca Trung Quc s có th hot đng gn như trên toàn b Bin Đông. Tm hot đng ca radar Trung Quc cũng bao ph gn c Bin Đông rng ln".

Trong khi đó, tin mới nht cho hay, Bộ Quc phòng Trung Quc hôm 30/3 tuyên b rng, "không có cái gi là đo nhân to" Bin Đông. B Quc phòng Trung Quc lp li rng bt kỳ công trình xây dng nào ti đây ch yếu cũng nhm phc v các mc đích dân s.

*********************

Philippines : Tầu khu trục Mỹ đến Subic khẳng định lịch sử quan hệ đối tác (RFI, 02/04/2017)

haiquan3

Tầu khu trục USS Fitzgerald, trên Thái Bình Dương năm 2012. Wikimedia

Tầu USS Fitzgerald, được triển khai ở Biển Đông, thuộc Hạm Đội Tác Chiến 5 Hoa Kỳ (US Carrier Strike Group 5) đã cập cảng Subic, ở Zambales ngày 01/04/2017. Chuyến viếng thăm nhằm khẳng định mối quan hệ giữa hải quân hai nước trước khi tầu khu trục Mỹ tiếp tục hành trình đến tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Hàn Quốc.

Trang Philstar ngày 02/04, trích thông cáo của sứ quán Hoa Kỳ tại Manila, cho biết : "Tầu khu trục có tên lửa dẫn đường thuộc lớp Arleigh Burke ghé thăm cảng Subic để nhấn mạnh mối liên kết cộng đồng và quân sự mạnh mẽ giữa Philippines và Hoa Kỳ. Thủy thủ đoàn sẽ tiến hành một vài sửa chữa nhỏ với sự hỗ trợ của các nhóm thủy thủ Philippines ".

Vẫn theo sứ quán Hoa Kỳ, "Mỹ và Philippines tiếp tục xây dựng lịch sử quan hệ đối tác có từ 70 năm nay, thông qua hợp tác quốc phòng, thăm viếng cảng và các hoạt động huấn luyện quân sự. Quân đội Philippines và Hoa Kỳ đã hoạt động cùng nhau trong nhiều lĩnh vực mang lại lợi ích chung, như trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai, chống khủng bố, an ninh trên mạng và an ninh hàng hải ".

Hải quân Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Biển Đông để giám sát vùng biển có tranh chấp trong bối cảnh Trung Quốc có kế hoạch đưa một trạm quan sát đến bãi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Bãi cạn Scarborough là lằn ranh đỏ cho lợi ích kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ vì đây là khu vực chiến lược cho các hoạt động lưu thông hàng hải quân sự, dân sự cũng như là hàng không tại Biển Đông và Thái Bình Dương.

Giới phân tích về quốc phòng và quân sự từ lâu cảnh báo rằng các hoạt động không kiểm soát được của Trung Quốc tại Scarborough sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về an ninh hàng hải trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Thu Hằng

*************************

Tổng thống Philippines muốn đổi tên bãi đá ngầm ở Biển Đông (RFA, 02/04/2017)

Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ thị cho bộ ngoại giao và các những cơ quan liên hệ nghiên cứu để đổi tên một bài bãi đá ngầm ở Biển Đông : Benham Rise thành Philipine Rise.

haiquan4

Bãi đá ngầm Benham Rise

Tìn này được hãng thông tấn Reuters loan tải, trích dẫn lời phát ngôn viên Esnesto Abella. Vẫn theo Reuters, ông Abella cho hay chỉ thị được đưa ra với mục đích khẳng định chủ quyền của Phi tại Benham Rise.

Cuối tháng trước, Philippines cho biết Trung Quốc muốn thực hiện những cuộc khảo sát khoa học ở bãi đá ngầm Benham Rise, nhưng yêu cầu này không được Manila chấp thuận, đặt điều kiện phải có những nhà khoa học Phi tham gia.

Quyền ngoại trưởng Phi, ông Enrique Manalo, cho hay là chuyện chưa giải quyết xong vì Bắc Kinh không đồng ý cho các nhà khoa học Phi tham gia.

Quyền Ngoại Trưởng Phi cũng xác nhận tin từ tháng Bảy cho tới tháng Mười Hai năm ngoái, tuần duyên Phi thấy tầu của Trung Quốc lảng vảng ở dải đá ngầm Benham Rise. Ông Manalo nói thêm là Manila đã gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh.

Vào năm 2012, Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng Benham Rise là lãnh hải không tranh cãi của Philippines. Dù quyết định được Liên Hiệp Quốc đưa ra, nhưng phía Trung Quốc nhất định nói rằng tầu thuyền của họ được quyền đi lại tự do ở các vùng biển quốc tế.

*******************

Đài Loan muốn hợp tác với Philippines, tham gia đối thoại về Biển Đông (RFI, 01/04/2017)

haiquan5

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thăm căn cứ Hải Quân ở Cao Hùng, ngày 21/03/2017. Reuters

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Philippines trên nhiều hồ sơ, trong đó có Biển Đông, sau khi Manila tỏ ra muốn cô lập Đài Bắc hơn. Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 31/03/2017 cho biết như trên.

Trong cuộc tiếp xúc với cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos tại Đài Bắc hôm qua, bà Thái Anh Văn bày tỏ hy vọng hai nước có thể hợp tác về thương mại, phòng chống thiên tai và Biển Đông. Bà giới thiệu về chính sách hướng Nam của Đài Loan nhằm siết chặt quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á.

Tổng thống Đài Loan cũng gợi ý ký kết với Philippines một thỏa thuận hợp tác kinh tế, giáo dục, đơn giản hóa việc cấp thị thực, tổ chức đối thoại về vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, theo CNA thì việc này không đơn giản, nhất là về Biển Đông. Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines trong tháng này đã tuyên bố tất cả các nước thành viên ASEAN đều công nhận chính sách "chỉ có một nước Trung Hoa". Vì vậy ASEAN chỉ coi Trung Quốc là đối tác duy nhất trong thương lượng, tuy Đài Loan cũng yêu sách chủ quyền Biển Đông.

Philippines là chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức các hội nghị của khối các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2017, trong đó có việc thảo luận về bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.

Ông Fidel Ramos, 89 tuổi, là tổng thống Philippines từ năm 1992 đến 1998, được tổng thống Rodrigo Duterte bổ nhiệm làm đặc phái viên về Biển Đông để thương thuyết với Trung Quốc. Ông Ramos từng ủng hộ ông Duterte khi tranh cử, nhưng hiện nay thường chỉ trích những quyết định độc đoán của chính quyền nhất là về an ninh. Ông đến thăm Đài Bắc với tư cách cá nhân, cùng với một đoàn doanh nhân Đài Loan đang làm ăn tại Philippines.

Duterte : Trung Quốc không có yêu sách trên Benham Rise

Theo báo chí Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố Trung Quốc đã bảo đảm với ông là sẽ không tranh chấp Benham Rise. Đây là một núi lửa đã tắt nằm ở ngoài khơi đảo Luzon, được coi là phần thềm lục địa mở rộng của Philippines. Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana từng lên tiếng báo động khi tàu Trung Quốc lảng vảng tại vùng này trong suốt ba tháng. ABS-CBNs News hôm nay 01/04/2017 cho biết Manila đang nghiên cứu việc đổi tên Benham Rise thành Philippines Rise để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Published in Châu Á