Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nạn "bôi trơn" bị lật tẩy dẫn đến quá tải đăng kiểm xe !

RFA, 29/12/2022

Theo truyền thông nhà nước, tính đến chiều 28 tháng 12 có 9/19 trung tâm đăng kiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngưng hoạt động ; 43 lãnh đạo, cán bộ tại các trung tâm đăng kiểm ở phía Nam bị khởi tố do sai phạm. Nhiều trung tâm đăng kiểm ngưng nhận hồ sơ vì quá tải ; nhiều chủ xe chờ xếp hàng gần 24 giờ đồng hồ vẫn bị từ chối đăng kiểm và hẹn lại vào 10 ngày sau. 

dangkiem1

Công nhân hãng xe Ford ở Việt Nam kiểm tra xe lần cuối trước khi xuất xưởng. Reuters 

Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu kiểm định xe của người dân trong dịp Tết dương lịch. Trong quá trình đăng kiểm phải bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đúng quy trình và tiêu chuẩn mà Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải yêu cầu. Những xe hư hỏng không gây mất an toàn trong giao thông vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm. Thực tế ra sao ?

Bà Hồng Lan, Phó giám đốc kinh doanh một công ty hóa chất, mới mua xe cho biết :

"Xe mới nhưng phải đi từ 6 giờ sáng lấy số, đến cuối ngày mới xong vì đông quá. Mất nguyên một ngày. Trước đây chỉ mất nửa ngày. Lỗi này đâu phải của dân. Các ông phải linh động cho xe mới trong tình hình hiện nay chứ. Không thể cứ máy móc vì sợ trách nhiệm như thế".

Ông Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận tải nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói với RFA sáng 29 tháng 12 :

"Từ hôm qua đến nay nó hành tôi ‘lên bờ xuống ruộng’ chỉ vì một cái lỗi rất nhỏ. Đó là cái thắng tay trên xe tôi nó ăn không đều. Một bên ăn nhiều, một bên ăn ít. Mà cái thắng tay xe hơi mục đích của nó là giữ xe khỏi bị trôi khi đậu lên dốc, xuống dốc chứ không phải dùng để thắng trong quá trình xe vận hành.

Bất kể một cái lỗi rất rất nhỏ nào họ cũng bắt. Thậm chí cái đèn LED người ta trang trí thêm ở bên ngoài cho đẹp, không ảnh hưởng gì đến an toàn giao thông hay ô nhiễm môi trường nó cũng bắt người ta gỡ ra. Nói chung nó khó từng ly từng tý, từng chân tơ kẽ tóc".

Một số người cho rằng, sở dĩ bây giờ họ kiểm định khó như vậy vì ‘ăn không được thì phá cho hôi’ hoặc cố tình làm khó như thế cho ra vẻ ‘đúng quy trình’ nhằm đối phó.

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng số 19 đơn vị đăng kiểm và chi nhánh với 49 dây chuyền phục vụ nhu cầu kiểm định cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, 9 trung tâm của doanh nghiệp, 3 trung tâm thuộc Sở GTVT và 7 trung tâm thuộc Cục Đăng kiểm. Do bị phát hiện vi phạm, hiện nay có 9/19 trung tâm và chi nhánh với 20/49 dây chuyền phải tạm dừng hoạt động.

Từ đầu năm 2020, báo Pháp Luật đã có bài viết "Đăng kiểm làm tiền ở hai trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh". Theo đó, chuyện xe không đủ điều kiện kỹ thuật vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm định xảy ra như cơm bữa, miễn là chủ xe, tài xế chịu chung chi. 

Anh Tài, một người chở hàng thuê ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết quy trình để qua cửa đăng kiểm, trước đây :

"Xe mới thì nó cho một năm, còn xe cũ thì sáu tháng phải đi đăng kiểm một lần. Nhưng khi đi đăng kiểm thì phải cho nó một vài trăm uống cà phê thì nó dễ hơn. Xe có lỗi hay không mà cho tiền nó thì nó cho qua luôn, cho qua hết, còn không cho tiền thì nó bắt mấy lỗi nhỏ, đem đi sửa rồi vô đăng kiểm trở lại nữa.

Vô chỗ đăng kiểm thì xếp hàng rồi nó để phiếu thứ tự lên kiếng chỗ cần gạt nước. Vô tới chỗ đăng kiểm thì mình xuống xe, bỏ tiền ‘cà phê’ lên chỗ cần thắng tay. Tự tụi nó sẽ biết rồi lấy. Có tiền thì nếu xe có gì nó cũng cho qua, còn không thì chút xíu gì nó cũng báo lỗi".

dangkiem2

Công nhân hãng xe Vinfast lắp rắp xe tại xưởng. Reuters

Một số tài xế mà RFA trò chuyện đều cho biết, chuyện chung chi là chuyện ai cũng phải biết khi đi đăng kiểm xe. Bất cứ đăng kiểm viên nào cũng phải vô xe để kiểm tra thắng, nên tài xế cứ để tiền đút lót trong xe. Nếu không để tiền thì xe chắc chắn không qua kiểm định. Điều này từng được báo chí và người dân phản ánh bấy lâu nay. Vấn đề hiện nay là Nhà nước phải có giải pháp cho tình hình ùn tắc tại các trạm đăng kiểm. Không thể đẩy khó khăn về phía người dân.

Blogger Nguyễn Huy Cường viết trên facebook cá nhân đề nghị của ông :

"Hiện nhiều trạm đăng kiểm xe cơ giới tại Thành phố Hồ Chí Minh bị đình chỉ hoạt động 03 tháng… Những xe ô tô trước đây đã từng đăng kiểm tại những trạm này, thể hiện trên sổ đăng kiểm cũ được phép chậm đăng kiểm 03 tháng mà không phải chịu trách nhiệm gì".

Trả lời về việc xe quá hạn đăng kiểm do trung tâm đăng kiểm quá tải thì có bị xử phạt không ? Báo Tuổi Trẻ dẫn lời thượng tá Nguyễn Văn Bình, phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh hôm 27 tháng 12 rằng : "Xe lưu thông trên đường phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và được cơ quan kiểm định cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu, an toàn kỹ thuật mới được tham gia lưu thông. Nếu cán bộ, chiến sĩ phát hiện xe vi phạm quá hạn đăng kiểm thì sẽ xử phạt theo đúng quy định của pháp luật tại Nghị định 100".

Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định 100 được chính phủ ban hành hôm 30/12/2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an, trong hai ngày đầu tiên thực hiện nghị định mới này, lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã phát hiện và xử lý 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 816 triệu đồng.

Ông Minh Đức nêu quan điểm của ông về phát biểu của thượng tá Nguyễn Văn Bình với truyền thông Nhà nước :

"Tôi cũng đồng ý với cái cách làm đó. Có nghĩa là xe hết hạn đăng kiểm thì phải đi kiểm tra lại định kỳ xem có đạt tiêu chuẩn về môi trường và an toàn kĩ thuật trên đường khi giao thông hay không. Cái đó là đúng. Thế nhưng, vấn đề đặt ra ở đây là anh bắt hàng loạt trung tâm đăng kiểm ngưng hoạt động thì phải có cách nào để giải tỏa tình trạng ùn ứ hiện nay. Đừng gây khó dễ cho dân, đừng làm mất thời gian của dân.

Đến nay đã có 9/19 trạm ngưng hoạt động. Theo cá nhân tôi, hư hỏng là hư hỏng con người ; tiêu cực là tiêu cực con người chứ không phải do thiết bị kiểm định. Do đó, nên mở cửa lại các trạm kiểm định và điều thêm nhân viên từ các tỉnh khác không bị sai phạm về làm việc để giải quyết ùn tắc".

Liên quan đến việc 43 lãnh đạo, cán bộ tại các trung tâm đăng kiểm ở phía Nam bị khởi tố, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam cho truyền thông Nhà nước hay : "Đây là hoạt động cần thiết của cơ quan chức năng, giúp hoạt động đăng kiểm đi vào nề nếp".

Trong khi đó, một số tài xế mà RFA trao đổi lại cho rằng, bây giờ rộ lên xử lý như một chiến dịch, rồi mọi chuyện lại trở về như cũ, như chiến dịch dọn dẹp lòng lề đường năm nào mà thôi.

Nguồn : RFA, 29/12/2022

***************************

Du khách Nga ‘b’ Vit Nam sang Thái, du lch Vit gp khó năm 2022

VOA, 29/12/2022

Du khách Nga, mt trong nhng th trường du khách tim năng ca ngành du lch Vit Nam, trong năm qua đã tránh đim đến Vit Nam và đ sang các đim đến khác trong khu vc, đc bit là Thái Lan. Nguyên nhân dn đến tình trng này là do vic Vit Nam ngng các chuyến bay trc tiếp đến Nga gia bi cnh chiến tranh Nga Ukraine và s hp dn ca các đim đến đi th trong khu vc, theo Reuters.

dangkiem3

Du khách Nga sang Vit Nam năm 2022 gim gn 94% so vi trước khi xy ra đi dch vào năm 2019.

D liu chính thc công b ca Vit Nam hôm 29/12 cho thy chưa đến 40.000 người Nga đến Vit Nam vào năm 2022, gim gn 94% so vi khong 650.000 người trước khi xy ra đi dch vào năm 2019. Con s này chưa bng mt na s du khách Nga đến Thái Lan ch trong tháng 11, vi 108.985 lượt khách Nga, gp đôi so vi tháng 10 và gp 7 ln so vi tháng 9.

Ngành du lch Vit Nam đã gp nhiu khó khăn trong năm nay, vi ch 3,6 triu lượt khách so vi 18 triu lượt vào năm 2019, ch yếu do nhu cu du lch toàn cu thp hơn và chính sách nhp cnh ca Vit Nam b cho là hn chế hơn so vi các nước láng ging.

Trong năm 2019, ngành du lch đã giúp Vit Nam thu vào khong 12 t đô la.

Ngoài th trường Trung Quc, nơi du lch st gim do các quy đnh hn chế đi dch, th trường khách Nga b gim đi nhiu nht trong s các th trường du lch chính ca Vit Nam vào năm 2022.

Reuters dn ngun t mt trong nhng công ty l hành ln nht ca Vit Nam đi vi th trường Nga cho biết công ty này ngng tp trung vào Nga "do giai đon nhy cm" và vì nhu cu st gim.

Theo d liu năm 2019 t Tng cc Du lch Vit Nam, mc dù du khách Nga không phi là khách quc tế đến Vit Nam nhiu nht, nhưng nhóm du khách này li chi tiêu nhiu hơn so vi du khách t các quc gia khác, trung bình khong 1.830 USD/lượt/người. Con s này cao hơn gp đôi so vi chi tiêu ca người Nht và cao hơn mc trung bình 1.021 đô la t du khách Trung Quc.

Nga và Vit Nam có mi quan h lâu đi t thi Liên Xô, nhưng tác đng ca chiến tranh Ukraine và vic thiếu các chuyến bay trc tiếp t Moscow, cng vi th thc nhp cnh ch gii hn 15 ngày, là nhng yếu t được coi là cn tr du khách Nga.

Hãng hàng không nhà nước Vietnam Airlines hi tháng 3 đã đình ch các chuyến bay đến và đi t Nga vi lý do bo him máy bay và đ "tránh các ri ro đáng tiếc có th xy ra" gia bi cnh chiến tranh Nga - Ukraine.

Đu năm nay, Vit Nam đã ni li đường bay thng đến Hoa K, Anh, Australia và mt s th trường ln khác.

Ngày 21/12, Chính ph Vit Nam đã t chc mt hi ngh nhm thúc đy thu hút khách du lch quc tế vào Vit Nam. Ti hi ngh này, Th tướng Phm Minh Chính yêu cu các cơ quan qun lý, đa phương và doanh nghip du lch đ xut các gii pháp đ gii quyết nhng khó khăn trước mt, nhanh chóng thu hút khách quc tế trong mùa cao đim năm nay, nhm tránh tình trng i trước v sau" trong lĩnh vc du lch.

Nguồn : VOA, 29/12/2022

Published in Việt Nam
mercredi, 26 décembre 2018 23:26

Đài Loan và "khách du lịch" Việt Nam

Bộ Ngoại giao Đài Loan ngừng cấp visa du lịch cho Việt Nam (VNTB, 26/12/2018)

Ngày 25/12 Cục Du lịch Đài Loan chứng thực, đoàn gồm 153 người Việt Nam sang Đài Loan du lịch đã bỏ trốn 152 người sau khi nhập cảnh Đài Loan vào ngày 21/12 và 23/12 ở sân bay Cao Hùng. 

dailoan1

Cục Du lịch đã thông báo bộ Ngoại giao Đài Loan ngưng không cấp visa cho đoàn Việt Nam.

Đài Loan bắt đầu thực thi chuyên án Guan Hong vào năm 2015, người dân của 6 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Miến Điện, Campuchia, Lào có thể thông qua công ty du lịch mà cục Du lịch chỉ định để xin visa điện tử của Đài Loan, chỉ cần đủ 5 du khách là có thể xin visa, thủ tục vô cùng đơn giản, du khách không cần chứng minh tài chính. Trước đây chỉ có vài trường hợp chạy trốn, 3 năm bỏ trốn khoảng 150 người, nhưng lần này có tới 152 người cùng bỏ trốn 1 lượt.

Đồng thời Phía Đài Loan cũng Thông Báo dừng cấp visa cho các đoàn du lịch từ Việt Nam sang. 

Nguồn : FB Vũ Viết Xuân

********************

152 du khách Việt ‘mất tích' ở Đài Loan (VOA, 25/12/2018)

Cục Du lch Đài Loan hôm 25/12 cho biết hin vn chưa tìm thy 152 du khách Việt Nam nhp cnh trong tháng này.

dailoan2

Khách du lịch ở Đài Bắc.

Theo hãng thông tấn CNA, Cc này cũng đ ngh B Ngoi giao Đài Loan ngưng xét đơn xin th thc t công ty du lch Vit Nam đ xy ra v vic trên.

Một quan chc ph trách các vn đ quc tế ca Cc Du lch Đài Loan được dn li nói rng s du khách trên "biến mt" sau khi ti thành ph Cao Hùng ngày 21 và 23/12.

Tin cho hay, đây là vụ "mt tích" khách du lch ln nht Đài Loan trong nhng năm gn đây.

Trong ba năm qua, có tổng cng 150 người "biến mt" nơi này.

Theo Taiwan News, Việt Nam là mt trong các nước mà Đài Bc tăng cường thúc đy quan h cũng như thu hút thêm du khách.

Đài Loan là một trong nhng nơi nhn nhiu công nhân xut khu lao đng người Vit.

***********************

Đài Loan tìm kiếm 152 du khách Việt Nam "mất tích" (RFI, 26/12/2018)

Báo chí Đài Bắc hôm nay 26/12/2018 cho biết chính quyền hòn đảo đang tìm kiếm 152 người Việt đến Đài Loan bằng visa du lịch, và có thể đã ở lại để làm việc một cách bất hợp pháp.

dailoan3

Thành phố Cao Hùng (Kaohsiung) nhìn từ biển vào.wikipedia

Theo Cơ quan Nhập cư Đài Loan, tổng cộng có 153 người quốc tịch Việt Nam đã đến thành phố Cao Hùng hồi cuối tuần, nhưng chỉ tìm thấy có một người. Thông cáo của cơ quan này cho biết đã "thành lập một lực lượng đặc nhiệm và làm việc với cảnh sát, để điều tra về nhóm du khách mất tích và nhóm nào đứng sau họ".

Báo chí Đài Bắc cho rằng những người Việt này có thể đến Đài Loan để lao động bất hợp pháp. Họ có nguy cơ bị trục xuất và bị cấm nhập cảnh từ ba đến năm năm.

Bộ Ngoại Giao Đài Loan thông báo visa của những khách du lịch người Việt mất tích đã bị hủy, và Văn phòng đại diện Đài Loan tại Việt Nam đã ngưng cấp visa cho 182 người Việt khác, dù đã được cơ quan du lịch chấp thuận. Trong khi đó bộ Ngoại Giao Việt Nam nói với AFP là đã yêu cầu chính quyền Đài Loan làm rõ vụ này, và phối hợp giữa đôi bên để chương trình trao đổi về du lịch không bị ảnh hưởng.

Cách đây ba năm, Đài Loan đã đưa ra chính sách miễn thị thực nhằm thu hút du khách 16 nước Nam Á và Đông Nam Á (trong đó có Úc và New Zealand). Theo Tổng cục Du lịch Đài Loan, trước đó khoảng 150 du khách cũng đã "mất tích" tương tự, nhưng không rõ sau đó có bao nhiêu người được tìm thấy.

Chương trình miễn thị thực trên của Đài Bắc nằm trong "Chính sách Hướng Nam" để đẩy mạnh ngành du lịch, trong bối cảnh khách từ Hoa lục giảm mạnh do Bắc Kinh muốn gây áp lực lên kinh tế Đài Loan.

Thụy My

Published in Châu Á

Khánh Hòa : Khách du lịch Trung Quốc ở lại lao động không phép (RFA, 07/11/2018)

Giới chức tỉnh Khánh Hòa mới đây cho biết tỉnh này thời gian qua đã phát hiện nhiều khách Trung Quốc đến lao động bất hợp pháp.

satlo1 - Copie

Du khách Trung Quốc tại Nha Trang - Photo : RFA

Báo người Lao Động hôm 7/11 trích thông tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho biết, 8 tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng tỉnh này đã phát hiện 314 người nước ngoài, phần đông là Trung quốc, nhập cảnh du lịch nhưng sau đó ở lại lao động không phép. Các cơ quan chức năng tỉnh này đã phạt hành chính 227 trường hợp với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng do các vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.

Ngoài ra, cũng theo báo Người Lao Động, người dân địa phương phàn nàn khách du lịch Trung Quốc tràn ngập đường phố nhưng nhiều người không có ý thức, để lại hình ảnh phản cảm.

Theo thống kê của tỉnh này, trong 9 tháng đầu năm, hơn 1,4 triệu khách Trung Quốc đã đến Khánh Hòa, tăng hơn 56% sơ với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn 66% lượng khách quốc tế đến tỉnh này. Trung bình mỗi khách Trung Quốc lưu trú ở Nha Trang từ 4 đến 5 ngày.

https://youtu.be/Wn7nFutuVPk

******************

Khách Âu, Mỹ đến Hội An, Huế giảm vì khách Hàn Quốc, Trung Quốc tăng mạnh (RFA, 07/11/2018)

Lượng khách Âu Mỹ đến Huế và Hội An thời gian gần đây đang có chiều hướng giảm xuống trong khi lượng khách đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc tăng mạnh.

satlo2 - Copie

Khách Trung Quốc mặc áo có in hình đường lưỡi bò tại sân bay Cam Ranh 13/5/2018. Courtesy FB

Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 6/11 trích lời ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin thành phố Hội An cho biết các thị trường Âu, Mỹ vốn được coi là những thị trường truyền thống của Hội An trong mùa từ tháng 10 đến tháng 3 nhưng đã bị sụt giảm trong 2 năm gần đây. Ông Lanh cho biết, khách Hàn Quốc và Trung Quốc trong khi đó lại tăng đáng kể, có đôi lúc chiếm từ 70 đến 80% lượng khách quốc tế.

Báo cáo của Phòng Văn hóa thông tin Hội An cho biết, năm 2017 thành phố này đón hơn 3 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế luôn chiếm 70 đến 75%.

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Lữ hành Indochina Unique Tourist được Thời báo Kinh tế Sài Gòn trích lời cho biết việc sụt giảm khách từ Âu, Mỹ, Úc đến các khách sạn ở Hội An là do khách Trung Quốc và Hàn Quốc đã phủ kín phố cổ Hội An. Ông Thủy cho biết Huế cũng bị ảnh hưởng tương tự.

Nguyên nhân khiến lượng khách Trung Quốc và Hàn Quốc đến Huế và Hội An tăng cao được cho là do ngày càng có nhiều đường bay thẳng từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đến miền Trung và ngược lại.

Bên cạnh đó, nguyên nhân sạt lở nghiêm trọng ở Cửa Đại, Hội An cũng được coi là nguyên nhân khiến khách Âu Mỹ bớt mặn mà với Hội An.

****************

30 triệu người tại ĐBSCL sẽ mất nhà nếu nước biển dâng 1m (RFA, 07/11/2018)

Ít nhất 30 triệu người tại đồng bằng Sông Cửu Long sẽ mất nhà cửa, đất đai, sinh kế nếu mực nước biển dâng lên 1m.

satlo3 - Copie

Hình minh họa. Lũ lụt ở tỉnh Long An, đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (13/10/2011) - AP

Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo ‘Chia sẻ và kết nối các tổ chức về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu’ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 7/11.

Truyền thông trong nước loan tin cho biết sự kiện này nằm trong khuôn khổ dự án ‘Xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó thiên tại tại ĐBSCL’ do Tổ chức Bánh mì Thế giới (BFDW), Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an ninh xã hội Việt Nam (AFV) và Tổ chức ActionAid Việt Nam (AVV) đồng tổ chức.

Theo cảnh báo của các chuyên gia quốc tế từ trước đó, thành phố Hồ Chí Minh được xác định là 1 trong 25 thành phố nằm trong các vùng ven biển có cao độ thấp và dễ bị tổn thương, tức là thuộc vùng tiếp giáp dọc theo bờ biển có độ cao thấp hơn 10 m trên mực nước biển.

Một báo cáo được công bố vào hồi năm ngoái của các nhà khoa học quốc tế cho biết, nếu nước biển tăng thêm 25 cm vào năm 2050, tần suất lũ lụt 50 năm một lần ở các khu vực nhiệt đới sẽ xảy ra hàng năm hoặc thậm chí nhiều hơn. Nếu nước biển toàn cầu chỉ dâng ở mức vừa phải là từ 20 đến 20 cm, nguy cơ lũ lụt tại các khu vực có khí hậu ấm áp sẽ tăng gấp đôi.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ dự báo mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 2,5 cm vào năm 2100.

*****************

Xói lở bờ biển và bồi lấp cửa sông ở miền Trung diễn ra nghiêm trọng (RFA, 07/11/2018)

Tình trạng xói lở bờ biển và bồi lấp cửa sông tại các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận diễn ra phức tạp và nghiêm trọng với quy mô, mức độ ngày càng gia tăng.

satlo4 - Copie

Vùng biển Bình Thuận, Mũi Né chụp 14/1/2016. AFP

Đây là nhận định được đưa ra tại cuộc họp về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông các tỉnh ven biển miền Trung dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại trụ sở Chính phủ hôm 7/11.

Báo cáo của các địa phương cho thấy tính đến tháng 7/2018, dải bờ biển miền Trung có 88 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 120 km.

Khu vực được nói bị xói lở nghiêm trọng tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nguyên nhân của tình trạng xói lở được các chuyên gia đánh giá là do tác nhân sóng, thủy triều và dòng chảy. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ con người như đắp đập ngăn song, đào kênh tưới tiêu và thoát lũ, quai đê lấn biển, phá rừng ngập mặn, hủy hoại hệ sinh thái rạn san hô, khai thác sa khoáng làm vật liệu xây dựng.

Tình trạng bồi lắng các khu vực cửa sông được nhận định đang diễn ra phức tạp với tổng cộng 40 điểm, trong đó có 24 điểm được đề nghị xử lý khẩn cấp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp nhấn mạnh 60% GDP của Việt Nam là từ các tỉnh, thành phố có biển nên cần phải bảo vệ biển và môi trường biển.

Nhắc đến thực trạng chỉ định các nhà thầu không biết làm mà đút tiền vào túi cá nhân, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp rằng ‘tham nhũng trong những dự án chống thiên tai là tội ác.’

Published in Việt Nam