Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quân đội Miến Điện bị tố cáo phạm ''tội ác chống nhân loại'' (RFI, 13/11/2017)

Quân đội Miến Điện bị tố cáo hãm hiếp tập thể, làm nhục một cách có hệ thống phụ nữ và bé gái thuộc sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo. Nhiều hành động tàn bạo của quân đội Miến Điện "có thể bị coi là tội ác chống nhân loại", theo báo cáo ngày 12/11/2017 của bà Pramila Patten, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, sau khi thu thập các bằng chứng tại Cox's Bazar, Bangladesh, nơi có khoảng 610.000 người Rohingya tị nạn.

miendien1

Người Rohingya tiếp tục tìm đường tị nạn sang Bangladesh. Ảnh chụp một chiếc bè đơn sơ đưa người tị nạn vượt sông Naf, ngày 12/11/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hiện đang tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 31 (12-14/11) tại Philippines, cố vấn nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi tìm cách tránh đưa cuộc khủng hoảng người Rohingya vào thông cáo chung của khối.

Bẩy năm sau ngày được trả tự do, nhà đấu tranh ly khai, chủ nhân giải Nobel Hòa Bình, vẫn rất được người dân Miến Điện ủng hộ. Tuy nhiên, trong số những người từng ủng hộ bà, bắt đầu xuất hiện những lời chỉ trích. Thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou tường trình từ Rangun :

"Trong vòng nhiều năm, Bo Bo, một nhà hoạt động Miến Điện công khai bảo vệ giải Nobel Hòa Bình khi bà bị giam lỏng tại nhà và khi bà bắt đầu vào Quốc Hội. Nhưng ngày nay, ông lên án bà Aung San Suu Kyi đã cắt đứt với xã hội dân sự.

Ông nói : "Trước đây, bà ấy là người dễ gần, giờ bà không đối thoại với xã hội dân sự nữa. Để xây dựng hòa bình tại nước tôi, người ta cần xã hội dân sự. Hiện tại có rất nhiều đạo luật trấn áp tại đất nước chúng tôi, và từ khi đảng NLD lên nắm quyền, bà Aung San Suu Kyi vẫn sử dụng những đạo luật trấn áp đó, thậm chí bà ấy còn lập ra thêm nhiều đạo luật khác để hạn chế tự do ngôn luận.

Ông Bo Bo thừa nhận là thách thức vẫn còn nhiều. Tầm hoạt động của cố vấn nhà nước Miến Điện bị hạn chế. Nhưng đối với Khin Sandar, một nhà đấu tranh người gốc bang Rakhine, giải Nobel Hòa Bình đã thay đổi từ khi bà lên nắm quyền.

Ông cho biết : Trước đây, tôi rất yêu quý bà ấy, hiện giờ thì tôi nghi ngờ quan điểm xây dựng đất nước của bà. Ví dụ, bà Aung San Suu Kyi từng nói sẽ thay đổi Hiến pháp, thế nhưng từ đó là sự im lặng. Bà ấy đã trở thành một nhà chính trị, thỏa hiệp với phe quân đội và tham gia trò chơi chính trị. Tôi không còn coi bà là một biểu tượng hòa bình nữa.

Quân đội vẫn nắm nhiều quyền lực tại Miến Điện. Họ đứng đầu 3 bộ chủ đạo trong chính phủ và nghiễm nhiên chiếm 25% số ghế tại Nghị Viện".

Thu Hằng

***************

Miến Điện : Aung San Suu Kyi cố tăng cường hợp tác với Đông Nam Á (RFI, 12/11/2017)

Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước kiêm ngoại trưởng Miến Điện, đã đến Philippines ngày 11/11/2017 và sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trước đó, bà đã tham dự thượng đỉnh APEC tại Việt Nam. Đây là những chuyến công du đầu tiên của cố vấn nhà nước Miến Điện kể từ đầu cuộc khủng hoảng sắc dân thiểu số Rohingya khiến hơn 600.000 người phải chạy sang Bangladesh.

ASEAN-SUMMIT/

Cố vấn nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi duyệt đội quân danh dự Philippines trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Clark, Pampanga, ngày 11/11/2017. Reuteurs/Erik De Castro

Từ Rangun, thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou cho biết thêm chi tiết :

"Tháng 9 vừa qua, bà Aung San Su Kyi đã không tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, diễn ra hai tuần sau khi các cuộc bạo động tái bùng phát tại bang Rakhine.

Hiện nay, đối với Miến Điện, hai hội nghị quốc tế này (APEC và ASEAN) chủ yếu mang mục đích kinh tế, tăng cường hợp tác tại Đông Nam Á. Đó chính là điều mà chủ nhân giải Nobel Hòa Bình nhấn mạnh trong bản thông cáo ngày 11/11. Chuyến công du của bà Aung San Suu Kyi cũng diễn ra chỉ một tuần sau khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đến Rangun. IMF nhấn mạnh không can thiệp vào tình hình chính trị, nhưng rất chú ý đến các hậu quả chính trị đối với kinh tế.

Dù tin vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng bà Aung San Suu Kyi có lẽ vẫn khó tránh khỏi vấn đề người Rohingya trong các cuộc gặp song phương, như Indonesia và Malaysia đã lên án cách quản lý cuộc khủng hoảng của chính quyền Miến Điện. Giải Nobel Hòa Bình cũng đã đề cập vấn đề này với thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Việt Nam. Đây là cơ hội để cố vấn nhà nước Miến Điện trấn an về các mục tiêu của bà trước mối đe dọa trừng phạt quốc tế, trong khi chỉ còn vài ngày nữa, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ công du Miến Điện, vào ngày 15/11, và sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi".

RFI tiếng Việt

*************************

Myanmar kết án tù nhóm làm phim nước ngoài (RFA, 10/11/2017)

Miến Điện bỏ tù bốn người với bản án hai tháng tù giam vì đã dùng flycam bay trên tòa nhà Quốc Hội Myanmar, khi họ đang thực hiện một bộ phim cho một hãng tin nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.

aung2

Phóng viên người Myanmar Aung Naing Soe (trái) và người tài xế Hla Tin trong xe chở tù nhân sau khi họ bị tòa ở Naypyidaw kết án hôm 10/11/2017 vì dùng flycam quay phim tại tòa nhà quốc hội Myanmar. AFP

Họ gồm một người Singapore, một người Malaysia, hai người Miến Điện, trong đó có một nhà báo và một người lái xe. Tất cả bị bắt vào tháng qua.

Hãng tin AFP vào ngày 10 tháng 11 loan tin vừa nêu dẫn lời luật sư của bốn người này rằng họ rất sửng sốt vì bị án tù bởi theo họ chỉ có thể bị phạt tiền mà thôi. Luật sư còn nói thêm rằng một phiên tòa xử vụ này sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 11 tới đây và những bị cáo đối diện với mức án đến 3 năm vì nhập vào Myanmar những sản phẩm bị cấm hoặc giới hạn mà không có phép.

Phía công tố thì nói rằng những người này đã đem vào Miến Điện một dụng cụ cần phải có giấy phép đặc biệt, nhưng họ lại không có giấy phép nào cả.

Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ thuê bốn người này nói rằng họ đã thông báo cho Bộ thông tin Miến Điện về việc này trước khi thực hiện bộ phim. Và cũng theo hãng tin này thì cảnh sát cũng đã khám xét nhà của nhà báo người Miến Điện bị bắt giữ, tịch thu các ổ đĩa cứng và máy tính.

Người ta cho rằng căng thẳng đã tăng lên giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Miến Điện khi Ankara tố cáo Miến Điện thực hiện một thứ chủ nghĩa khủng bố Phật giáo để đàn áp người Hồi giáo thiểu số.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả cũng lên tiếng nói rằng vụ bắt bớ biểu hiện cho việc gia tăng đàn áp tự do báo chí tại Miến.

***************

Miến Điện : Áp lực Liên Hiệp Quốc bất lợi cho việc hồi hương người Rohingya (RFI, 08/11/2017)

Áp lực của Liên Hiệp Quốc lên Miến Điện trong cuộc khủng hoảng Rohingya có thể làm phương hại đến việc hồi hương hàng trăm ngàn người thiểu số theo đạo Hồi đang tị nạn tại Bangladesh. Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi hôm nay, 08/11/2017, cảnh báo như trên.

rohingya1

Khu trại tị nạn của người Rohingya gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 8/11/2017. Reuters/Navesh Chitrakar

Hôm thứ Hai 6/11, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Miến Điện ngưng chiến dịch quân sự tại bang Rakhine ở miền tây, nơi người Rohingya sinh sống, và cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn được quay về.

Trong một thông cáo, chính quyền do giải Nobel Hòa bình lãnh đạo (dù trên danh nghĩa bà Aung San Suu Kyi chỉ là ngoại trưởng) nói rằng lời kêu gọi trên "đã bỏ qua sự kiện là các vấn đề mà Miến Điện và Bangladesh phải đối đầu hiện nay chỉ có thể được giải quyết theo cách song phương". Tuyên bố của Hội Đồng Bảo An "có thể gây thiệt hại nặng nề cho việc thương thảo giữa hai nước" về việc hồi hương người tị nạn.

Tuy nhiên, các cuộc thương lượng giữa Răngun và Dacca từ nhiều tuần qua vẫn dậm chân tại chỗ. Trong khi đó 900.000 người Rohingya tị nạn đang phải chen chúc trong các lều trại bẩn thỉu ở miền nam Bangladesh. Cuộc di tản ồ ạt của 600.000 người Rohingya vào cuối tháng Tám được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một cuộc "thanh lọc chủng tộc".

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ thăm Miến Điện vào ngày 15/11, gặp bà Aung San Suu Kyi và tổng tham mưu trưởng quân đội Min Aung Hlaing. Trước đó, một nhóm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ đã đệ trình một dự luật trừng phạt quân đội Miến Điện và nhiều tướng lãnh.

Thụy My

Published in Châu Á

Miến Điện : Ủy ban Annan khuyến cáo cho người tị nạn Rohingya hồi hương (RFI, 17/03/2017)

myanmar1

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan (G), lãnh đạo một ủy ban về vấn đề người Rohingya, tại Răngun, ngày 06/12/2016. Romeo GACAD / AFP

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan lãnh đạo một ủy ban về vấn đề người Rohingya, hôm qua 16/03/2017 đã đưa ra bản báo cáo với các đề nghị táo bạo : đóng cửa tất cả các trại tị nạn.

Từ tháng 10/2016, miền tây Miến Điện là nơi diễn ra những vụ bạo động dữ dội. Trên 70.000 người Rohingya theo đạo Hồi phải chạy trốn sang nước láng giềng Bangladesh và quân đội Miến Điện đang bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại.

Từ Răngun, thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình :

"Ở miền tây Miến Điện, trên 100.000 người Rohingya sống từ 5 năm qua trong các trại tị nạn mà không có quyền ra khỏi những nơi này. Ủy ban Kofi Annan đề nghị cho những tị nạn người đạo Hồi và đạo Phật được tự do di chuyển, qua việc tổ chức hồi hương.

Ủy ban còn khuyến cáo tạo điều kiện cho các nhân viên hoạt động nhân đạo và các nhà báo đến vùng này. Từ tháng 10/2016, miền tây Miến Điện đã cấm cửa báo chí, và các tổ chức phi chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân phối thực phẩm tại chỗ. 

Cuối cùng, ủy ban dự kiến đào tạo lực lượng an ninh để họ biết tôn trọng nhân quyền. Lính Miến Điện bị tố cáo nhiều tội ác trong khu vực : hãm hiếp tập thể, cưỡng bức dân cư di dời, bắn giết bừa bãi…

Đó là các đề nghị đầy tham vọng, dù vẫn không nêu ra vấn đề chính yếu liên quan đến người Rohingya : sắc tộc này là những người vô tổ quốc. Đạo luật về quốc tịch năm 1982 ngăn trở họ được cấp giấy tờ Miến Điện, và ủy ban không nói gì về chủ đề này.

Chính phủ của cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi chối bỏ các tội ác của quân đội, nhưng cũng hứa hẹn sẽ nhanh chóng thực hiện đa số những khuyến cáo của ủy ban Kofi Annan".

Thụy My

********************

Nhân quyền Myanmar bị chú ý vì vấn đề người Rohingya (VOA, 17/03/2017)

myanmar2

Trẻ em Rohingya ti tri Dar Paing dành cho người t nn Hi giáo, bang Rakhine, Myanmar.

Myanmar ngay lập tc nên cho phép người Hi giáo Rohingya tr v nhà và chung cuc nên đóng các tri lánh nn cho người tht tán ti bang Rakhine, mt y ban do cu Tng thư ký Liên hip quc Kofi Annan ngày 16/3 kêu gọi.

n 120 ngàn người, ch yếu là người Rohingya đang sinh sng trong nhng khu tm cho người tht tán k t khi bo đng bùng phát bang Rakhine năm 2012.

Một s người b kt trong các tri tm cư này gn 5 năm nay sau khi b buc phi di tn.

y ban nói hàng trăm người có th tr v an toàn và kh dĩ nên được to điu kin ngay lp tc như tín hiu đu tiên ca s thin chí.

Chính phủ Myanmar đã nhn được khuyến ngh ca y ban và s công b hi đáp, mt gii chc cp cao trong B Ngoi giao cho biết.

Vài tháng sau khi lên nắm quyn hi năm ngoái, bà Suu Kyi b nhim ông Annan làm lãnh đo y ban c vn va k.

y ban 9 thành viên có nhiệm v đ ngh gii pháp cho các vn đ Rakhine trong vòng 1 năm.

Trong khi đó ngày 16/3, Liên hiệp Châu Âu kêu gi Liên hip quc gi mt phái b điu tra quc tế khn cp ti Myanmar đ điu tra các cáo giác rng quân đi chính ph tra tn, hãm hiếp, và hành quyết cng đng thiu s Hi giáo Rohingya.

Một phúc trình ca Liên hip quc tháng ri da trên các cuc phng vn vi các nhân chng sng nói rng quân đi và cnh sát Myanmar giết người hàng lot, cưỡng hiếp tp th người Rohingya trong một chiến dch có th dn ti ti ác chng nhân loi và thanh trng sc tc.

Dự tho ngh quyết ca EU hôm 16/3 đ trình lên Hi đng Nhân quyn Liên hip quc nhn mnh nhu cu cn m cuc điu tra quc tế v các cáo giác ti ác này.

Khoảng 75 ngàn người đã rời khi Rakhine sang Bangladesh k t khi quân đi Myanmar bt đu chiến dch an ninh t tháng 10 năm ngoái đ trn áp điu mà quân đi nói là cuc tn công bi các phn t ni dy Rohingya ti các đn biên gii, nơi đã có 9 cnh sát viên thit mng.

Published in Châu Á