Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam và Campuchia thảo luận các vấn đề biên giới (VOA, 11/01/2019)

Bộ trưởng Ni v Campuchia Sar Kheng đang có chuyến công du 5 ngày ti Vit Nam, trong đó có bàn v vn đ ct mc biên gii, báo The Phnom Penh cho biết hôm 11/1.

bg1

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng. Photo Zing.vn

Chuyến công du din ra sau khi Th tướng Campuchia Hun Sen và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc vào tháng trước đng ý vic đy nhanh tiến đ cm mc biên gii đi vi 16% khu vc chưa được cm mc.

Truyền thông Vit Nam cho biết Phó Th tướngBộ trưởng Ngoại giao Vit Nam Phm Bình Minh và B trưởng Ni v Campuchia Sar Kheng đã đng ch trì Hi ngh Hp tác và Phát trin các tnh biên gii Vit Nam - Campuchia ln th 10 ti thành ph H Chí Minh.

Kết thúc hi ngh hai bên đã ra công cáo chung trong đó nhn mnh tm quan trng ca hp tác an ninh - quc phòng trong vic gi vng hòa bình, n đnh, an ninh ca mi nước ; tái khng đnh không cho phép bt kỳ t chc, cá nhân nào s dng lãnh th ca nước này đ làm phương hi đến an ninh và n đnh ca nước kia.

"Hai bên biểu dương n lc các lc lượng chc năng làm công tác phân gii cm mc biên gii đt lin (phân giới cắm mốc) đã hoàn thành khi lượng ln công vic… Hai bên nht trí n lc sm kết thúc 02 văn kin pháp lý ghi nhn thành qu 84% công tác phân giới cắm mốc vào gia năm 2019", báo Quc tế trích thông cáo cho biết.

Ngoài thông cáo chung có nêu 17 điểm, hai nước còn đng ý thường xuyên trin khai và phi hp ngăn chn các loi ti phm xuyên biên gii nhm đm bo trật t trên toàn tuyến biên gii và sm ký kết Hip đnh thương mi biên gii gia hai nước trong thi gian ti.

*******************

Thông cáo chung về hợp tác-phát triển biên giới Việt Nam-Campuchia (VnaNet, 11/01/2019)

Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 đã được diễn ra từ 9-10/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng. 

bg2

Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Sar Kheng (trái) đồng chủ trì Hội nghị. (Ảnh : Xuân Khu/TTXVN)

Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ra Báo cáo trung tâm và Thông cáo chung.

Sau đây là toàn văn Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 :

1. Thực hiện thỏa thuận của Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ chín (từ ngày 13-15/3/2017, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia), hai bên tổ chức, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 từ ngày 09-10/01/2019, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, dưới sự chủ trì của Ngài Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia.

Tham dự Hội nghị có đại diện nhiều bộ, ngành hữu quan hai nước và lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.

2. Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, thắm tình hữu nghị anh em và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia cũng như mở rộng mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia.

Hai bên tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả nhằm xây dựng và gìn giữ, bảo vệ đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển và mang lại lợi ích cho nhân dân khu vực biên giới của hai nước.

3. Hai bên đánh giá cao việc trao đổi các chuyến thăm giữa Lãnh đạo Cấp cao hai nước kể từ Hội nghị lần thứ chín đến nay trong khuôn khổ song phương và đa phương; trong đó có:

- Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 20-21/7/2017.

- Chuyến thăm Vương quốc Campuchia của Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 04-05/4/2018.

- Chuyến thăm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Baromneath Norodom Sihamoni từ 19-21/12/2018.

- Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia để tham dự mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước từ 23-26/6/2017.

- Chuyến thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia từ 06-08/12/2018.

Trao đổi đoàn giữa các bộ ngành, địa phương, tổ chức quần chúng của hai nước diễn ra sôi động, các cơ chế hợp tác song phương được tổ chức định kỳ và đạt kết quả thực chất. Đây là những minh chứng sinh động, khẳng định quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia đang ngày càng được củng cố và tăng cường.

4. Hai bên đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành hai bên trong việc tích cực hợp tác xây dựng khuôn khổ pháp lý, triển khai các cơ chế hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác của các tỉnh biên giới, phù hợp với phương hướng đã đề ra tại Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ chín.

Hai bên khuyến khích tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho các tỉnh biên giới, và phối hợp hiệu quả hơn nữa nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn và các yêu cầu cấp bách thực tế của các tỉnh biên giới.

5. Hai bên đánh giá cao tầm quan trọng của hợp tác an ninh-quốc phòng trong việc giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh của mỗi nước; tái khẳng định không cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng lãnh thổ của nước này để làm phương hại đến an ninh và ổn định của nước kia. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác nhằm quản lý và bảo đảm an ninh, trật tự trên toàn tuyến biên giới, cụ thể là:

- Tích cực triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác thường niên giữa Bộ Quốc phòng hai nước và Kế hoạch hợp tác thường niên giữa Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia và Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì kênh thông tin liên lạc giữa hải quân hai nước; diễn tập cứu hộ, cứu nạn khu vực biên giới trên bộ; trao đổi kịp thời tình hình vùng biển giáp ranh và những vấn đề liên quan; phối hợp tuần tra trong vùng nước lịch sử; thường xuyên trao đổi tình hình quốc tế và khu vực có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước.

- Hợp tác giải quyết vấn đề người vượt biên trái phép, buôn bán và khai thác lâm sản, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới hai nước.

- Tăng cường giao lưu hữu nghị biên giới và trao đổi đoàn giữa các địa phương, đơn vị quân đội giáp biên giới.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân và quân đội hai nước; tiếp tục sửa chữa, tôn tạo các Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia; đồng thời đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong chiến tranh tại Campuchia.

6. Hai bên bày tỏ hài lòng về hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng đáng ghi nhận. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đã có bước tiến lớn, đạt 4,68 tỷ USD.

Năm 2018, du khách Việt Nam sang Campuchia đạt khoảng 800.000 lượt người, tiếp tục đứng thứ hai trong số du khách quốc tế đến Campuchia. Du khách Campuchia đến Việt Nam trong năm 2018 đạt khoảng 203.000 lượt người, là một trong số những thị trường lớn về du lịch của Việt Nam.

Việt Nam có 210 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký 3,033 tỷ USD, là một trong những nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng lên; đến nay, có 19 dự án với tổng vốn đầu tư 63,42 triệu USD.

Hai bên sẽ nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 5 tỷ USD vào năm 2020 theo thỏa thuận của người đứng đầu chính phủ hai nước. Để đạt mục tiêu này, hai nước cũng như các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia đã nhất trí ưu tiên đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế. Theo đó, thời gian tới các bộ, ngành và cơ quan có liên quan của hai nước sẽ tập trung vào:

- Triển khai hiệu quả Khung Thỏa thuận về kết nối hai nền kinh tế đã ký kết năm 2017, chú trọng kết nối các tuyến giao thông vận tải, điện năng, du lịch, viễn thông, ngân hàng…

- Đẩy mạnh giao thương tại các cửa khẩu; thực hiện Bản ghi nhớ về hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới và sớm chính thức ký kết Hiệp định này; sớm đưa chợ biên giới kiểu mẫu tại thôn Đa Kanđa, xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum vào hoạt động, đồng thời nghiên cứu, trao đổi về cách thức triển khai mô hình “Một cửa một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài-Bavet.

- Nỗ lực đề ra các cơ chế chính sách và triển khai các biện pháp tạo môi trường thông thoáng nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp hai bên đầu tư vào khu vực biên giới, bao gồm: mở các chi nhánh ngân hàng của hai nước ở khu vực biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán biên mậu; đơn giản hóa các thủ tục hải quan, kiểm dịch; tổ chức triển lãm, diễn đàn xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thương hiệu của hai nước; đồng thời phổ biến, tuyên truyền về chính sách, pháp luật về kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước đầu tư vào lĩnh vực cây công nghiệp và một số loại cây trồng khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm tại chỗ. 

- Thúc đẩy việc điều phối thương mại và nâng cao hợp tác trong việc ngăn chặn và trấn áp những hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, buôn bán hàng giả và những mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước.

- Tiếp tục hợp tác mua bán điện. Việt Nam-Campuchia sẽ đàm phán để tiếp tục thực hiện trong 5-10 năm tới.

7. Hai bên hoan nghênh việc đồng ý về chủ trương nâng cấp cặp cửa khẩu phụ Tân Nam (tỉnh Tây Ninh)-MơnChây (tỉnh Pray Veng) lên thành cửa khẩu quốc tế và sớm hoàn tất các công tác chuẩn bị cần thiết để khai trương cặp cửa khẩu này vào thời gian thích hợp cũng như việc hoàn tất thủ tục nâng cấp cặp cửa khẩu Phước Tân (tỉnh Tây Ninh)-Bôsamôn (tỉnh Svay Riêng) thành cửa khẩu quốc gia; nhất trí phối hợp ngăn chặn việc qua lại các cửa khẩu chưa được thành lập chính thức và nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hóa, hành khách và phương tiện qua lại biên giới.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy Nhóm công tác hỗn hợp về cửa khẩu biên giới thảo luận và kiến nghị cấp có thẩm quyền việc mở, nâng cấp thêm các cửa khẩu trong thời gian tới đảm bảo thiết thực, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thực tế của các tỉnh biên giới.

8. Hai bên nhất trí đẩy mạnh xây dựng đường và cầu qua biên giới nhằm tăng cường kết nối; triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ cấp Chính phủ về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến 2030 ký ngày 7/12/2018; thúc đẩy sớm ký kết Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam-Campuchia và Bản ghi nhớ về sửa đổi Hiệp định Vận tải đường thủy Việt Nam-Campuchia.

9. Hai bên đã nhất trí đề ra một số phương hướng nhằm củng cố và tăng cường hợp tác trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp như sau:

- Tiếp tục thực hiện tốt các thỏa thuận song phương hiện có như Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2018-2022 về lâm nghiệp, xem xét khả năng ký thêm một số thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ về kiểm dịch động thực vật và thủy sản.

- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, thú y, trao đổi thông tin và biện pháp hợp tác phòng chống dịch bệnh.

- Xây dựng quy định về phối hợp bảo vệ rừng, ngăn chặn và trấn áp việc khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép qua biên giới; tăng cường chia sẻ thông tin về quy định của mỗi nước liên quan đến khai thác gỗ, đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản.

- Tăng cường hợp tác trong sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của lưu vực, đặc biệt trong thực hiện Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995.

10. Hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực y tế. Phía Việt Nam nhất trí tiếp tục duy trì khám chữa bệnh ưu đãi cho người dân Campuchia theo chế độ thanh toán viện phí của người Việt không có thẻ bảo hiểm y tế; giúp đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế; cung cấp các trang thiết bị và hỗ trợ xây dựng các cơ sở y tế cho các tỉnh biên giới của Campuchia theo khả năng thực tế.

11. Hai bên khuyến khích các tỉnh biên giới tiếp tục hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, cung cấp các trang thiết bị học tập và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục cần thiết khác; đồng thời tăng cường hợp tác quảng bá về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch và thể thao tại các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.

12. Hai bên nhất trí đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước; tăng cường thăm hỏi nhau nhân các dịp lễ lớn của mỗi nước, tiếp tục giao lưu văn hóa, tìm hiểu phong tục tập quán của nhau.

13. Hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, nhất trí tiếp tục duy trì cơ chế họp song phương về phối hợp tần số vùng biên hàng năm, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền tập huấn về quản lý thông tin xuyên biên giới, hợp tác chia sẻ thông tin cảnh báo về an toàn thông tin, ngăn chặn sử dụng mạng xã hội để phát tán thông tin xuyên tạc về mối quan hệ hai nước.

14. Hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Campuchia, Bản ghi nhớ về Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp hai nước, tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ hai trong năm 2019.

15. Hai bên biểu dương nỗ lực của các lực lượng chức năng làm công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền (PGCM) đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, và đã ký Biên bản cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp PGCM ghi nhận kết quả PGCM và đề ra kế hoạch hợp tác trong thời gian tới nhân chuyến thăm Việt Nam của Samdech Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia từ (6-8/12/2018).

Hai bên nhất trí nỗ lực sớm kết thúc 02 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả 84% công tác PGCM vào giữa năm 2019. Hai bên tăng cường công tác quản lý biên giới và giáo dục tuyên truyền cho người dân sống dọc biên giới cùng tham gia bảo vệ cột mốc, cọc dấu biên giới.

16. Hai bên nhất trí tổ chức Hội nghị lần thứ 11 về Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia tại Vương quốc Campuchia trong năm 2020. Thời gian và địa điểm cụ thể của Hội nghị sẽ được thông báo qua đường ngoại giao.

17. Thay mặt Đoàn đại biểu Vương quốc Campuchia, Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo và đón tiếp trọng thị, với tinh thần hữu nghị, đoàn kết anh em mà Ngài Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và phía Việt Nam đã dành cho Đoàn đại biểu Campuchia trong thời gian dự Hội nghị.

TTXVN/VNP

Published in Châu Á

Hun Sen, thủ tướng cầm quyền lâu năm nhất ở Châu Á giờ đây đang sẵn lòng từ bỏ đồng minh lâu đời nhất của Campuchia là người láng giềng Việt nam trong khi đang phớt lờ các lời chỉ trích và kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu nhằm khôi phục phe đối lập đã bị giải tán Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) và phóng thích lãnh đạo Đảng Kem Sokh. 

hunsen1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và người đồng nhiệm Việt Nam - ông Nguyễn Tấn Dũng đứng cạnh một cột mốc biên giới thuộc huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng, tháng 9 năm 2006. Ảnh : AFP / Tang Chhin Sothy

Theo nguồn tin riêng của tờ Asia Times, các thành viên cao cấp của Bộ chính trị Việt nam tỏ vẻ không hài lòng một cuộc họp kín vào tháng 11. 

"Người Việt Nam nói thẳng với Hun Sen rằng ông ta nắm quyền quá lâu rồi và đã đến lúc phải đi", một nguồn tin có quan hệ gần gũi với các nhân vật cao cấp trong đảng cầm quyền Campuchia (CPP), vốn được cho là phân chia do các chiến thuật nhằm loại bỏ đảng chính trị đối lập, cho Asia Times hay.

Theo một nguồn tin khác thì "Hai vấn đề gây phiền nhiễu cho Việt Nam nhiều nhất là mối quan hệ gần gũi của Hun Sen với Trung Quốc và việc trục xuất công dân Việt Nam ra khỏi Campuchia".

Hun Sen có mối quan hệ mật thiết với Hà Nội từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước khi Hun Sen bỏ chay qua Việt nam. Sau cuộc xâm chiếm và loại bỏ chế độ diệt chủng ở Campuchia, Việt nam đã viện trợ rất nhiều cho Campuchia và đưa Hun Sen lên làm thủ tướng khi mới ngoài 30 tuổi. 

Giờ đây, hai yếu tố trên đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi quan điểm rõ ràng của Việt Nam đối với lãnh đạo lâu năm họ đã hậu thuận đưa lên nắm qyền lực.

Phụ thuộc vào Trung Quốc

Yếu tố thứ nhất là sự phụ thuộc vào Trung Quốc của Hun Sen về vốn viện trợ, cho vay, trợ cấp và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài các nhà tài trợ lớn khác như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia đã tăng gần 30% mỗi năm trong vài năm qua, đạt 4,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc cao nhất, đạt 5,1 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016.

Khách du lịch Trung Quốc đang bùng nổ, với 830.000 du khách đến thăm Campuchia vào năm 2016, tăng 20% ​​so với năm trước. Xuất khẩu lớn nhất của Campuchia là hàng may mặc và giầy dép, với hơn 700.000 lao động trong các nhà máy quần áo và giày dép của Trung Quốc. Việt Nam sẽ không bao giờ có năng lực tài chính để đọ với Trugn Quốc trong đầu tư và thành lập các doanh nghiệp ở Campuchia. 

Và mặc dù sự trợ giúp của Trung Quốc không đi kèm các điều kiện gắn liền với việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền như viêch giải ngân của Hoa Kỳ và EU, Bắc Kinh cũng yêu cầu sự hỗ trợ của Campuchia trên trường quốc tế. 

Một trong những ví dụ điển hình nhất của chính phủ Hun Sen khi đi theo đường lối của Trung Quốc là khi Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEM) năm 2012 ở Phnom Penh, khi Campuchia từ chối ký bản thông cáo chung chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một số thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tranh chấp các yêu sách lãnh thổ trong khu vực biển. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN mà một thông cáo chung đã không được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh.

Những tranh chấp này đã leo thang gần đây vào ngày 22 tháng 3 về một dự án khoan dầu của Việt Nam ở khu vực ngoài khơi do cả Bắc Kinh và Hà Nội đều tuyên bố chủ quyền. Dưới sức ép từ Trung Quốc, Việt Nam đã cho ngừng hoạt động khoan dầu. Trung Quốc và Campuchia đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Campuchia đầu tháng này, tiếp tục gây hấn với Việt Nam.

Sách nhiễu và trục xuất người Việt ở Campuchia

Yếu tố thứ hai dẫn đến sự mất lòng tin và niềm tin của Việt Nam đối với Hun Sen là việc sách nhiễu và trục xuất công dân Việt Nam ra khỏi Campuchia, khi nhiều người đã sống ở đây qua nhiều thế hệ.

Ngày 24 tháng giêng, các phương tiện truyền thông của Campuchia loan tin cuộc đàn áp liên tục về "người nước ngoài cư trú bất hợp pháp", phần lớn là người Việt Nam. Mặc dù là láng giềng, quan hệ Campuchia - Việt Nam luôn biến động. Campuchia từ lâu đã cáo buộc Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ của họ từ thời thuộc địa Pháp và một phần biên giới dọc hai nước vẫn chưa được thống nhất.

Người Việt Nam đã sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ, nhưng khi Việt Nam xâm lược Campuchia vào năm 1979, nhiều người Việt Nam định cư lại ở đó để tránh những tổn thất và mất mát chiến tranh ở Việt nam.

Đó là điều mà nhiều người Campuchia không thích và việc loại bỏ họ là lời kêu gọi cuộc biểu tình bài ngoại phổ biến của lãnh tụ phe đối lập Sam Rainsy. Bây giờ, Hun Sen đã áp dụng quan điểm tương tự mà nhiều người cho là cách để giành cử tri trước kỳ bầu cử.

Trung tướng Keo Vanthan, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Campuchia, cho báo chí địa phương biết : "Chúng tôi đã thu hồi được 9.934 tài liệu, bao gồm sách gia đình, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng minh nhân dân và hộ chiếu từ 6.444 gia đình người nước ngoài sinh sống trong nước".

Năm ngoái, Bộ Nội vụ bắt đầu cập nhật chiến dịchđiều tra quốc gia, cho thấy có hơn 76.000 người nước ngoài sống ở Campuchia đến từ 20 quốc gia và nhiều người được cho là có hồ sơ "bất thường".

Vanthan cho biết phần lớn những người có tài liệu "không bất thường" là công dân Việt Nam. Những động thái để trục xuất người Việt Nam sống tại Campuchia bắt đầu khi Hun Sen ký một sắc lệnh vào tháng Tám năm ngoái.

Cuộc đàn áp người Việt Nam ở Campuchia diễn ra bất chấp một thỏa thuận trước đó vào ngày 10 tháng Giêng giữa ông Hun Sen và người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký kết tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Lancang, nơi thủ tướng Campuchia cam kết đẩy mạnh tình trạng pháp lý cho người gốc Việt ở Campuchia.

Hai yếu tố này - mối quan hệ ngày càng gần gũi của Hun Sen với Trung Quốc và sự phụ thuộc vào Trung Quốc để củng cố chính phủ của ông và cuộc đàn áp của chính phủ đối với người Việt Nam sống trong nước - dường như là giọt nước làm tràn ly đối với những người cầm quyền ở Hà Nội.

Vào ngày 13 tháng 3, Hun Sen đã công khai lần đầu tiên về sự khác biệt quan điểm với đồng minh cũ và đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa Việt Nam và Sam Nainsy, đối thủ chính trị lâu năm của ông ta. "Tôi sẽ hỏi người bạn Việt Nam của chúng tôi, liệu họ thực sự trung thành với tôi và Campuchia", ông nói.

Nhà phân tích chính trị Campuchia Meas Nee, một trong số ít người dũng cảm bình luận về các vấn đề chính trị ở Campuchia kể từ khi những nỗ lực của ông Hun Sen để bịt miệng tất cả các hình thức bất đồng chính kiến, nói với giới truyền thông địa phương rằng sự khác biệt giữa Campuchia và Việt Nam có thể là một phần của sự thay đổi lớn hơn trong khu vực.

Ông nói, "Khi bạn nhìn nó từ xa, một bên đang tiến về phía Mỹ và một bên đang tiến tới Trung Quốc". Điều này có thể "ảnh hưởng đến lòng tin giữa Hun Sen và Việt Nam".

Trong khi Hà Nội có thể lặng lẽ nóng lòng vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Phnom Penh, có vẻ như Hà Nội không thể làm gì để trả đũa. Bất kỳ động thái nào về thương mại cũng có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam lẫn Campuchia.

Nhưng điều đó có thể làm suy yếu sự hỗ trợ cho Hun Sen thông qua các đồng minh cũ ở trong CPP, một sợi dây Hà Nội có thể sẽ kéo theo sau cuộc tổng tuyển cử tháng 7.

Asia Times (02/04/2018)

Phương Thảo dịch

Published in Châu Á
lundi, 24 avril 2017 17:53

Quan hệ Việt Nam - Campuchia

Thủ tướng Phúc thăm Campuchia trước bầu cử (BBC, 24/04/2017)

Ông Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm sang Campuchia lần đầu tiên ở cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ mới, không lâu trước bầu cử địa phương quan trọng ở nước láng giềng Tây Nam.

vnkam1

Ông Hun Sen đã có chuyến thăm Việt Nam hồi 12/2016

Cùng tham gia phái đoàn của Thủ tướng Phúc có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam.

Chuyến thăm 24-25 tháng 4 diễn ra không lâu trước bầu cử địa phương trên toàn quốc ở Campuchia dự kiến vào ngày 4 tháng 6 năm nay, hơn một năm trước bầu cử Quốc hội tháng 7 năm 2018.

Các báo quốc tế cho hay vấn đề bài xích người gốc Việt tại Campuchia dễ trở thành một chủ đề tranh cãi chính trị trong các dịp giành phiếu ở nước này.

Tuần qua, hôm 20/04, kênh VOA của Hoa Kỳ trích lời người phát ngôn cho Liên đoàn Sinh viên Trí thức Campuchia, ông Muoy Piseth nói rằng :

"Chiến lược của một số chính trị gia để giành sự ủng hộ là lên án Việt Nam vì xâm lăng, và dùng từ ngữ xúc phạm".

Ông Muoy Piseth nói cách làm đó là hết sức vô lý nhưng được "truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" ở Campuchia.

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Quan hệ quốc phòng ngày càng thân mật giữa Campuchia và Trung Quốc cũng là vấn đề được các bên chú ý.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam tập trung vào việc nhấn mạnh đến Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017 và nói chuyến thăm của Thủ tướng Phúc có mục tiêu thúc đẩy quan hệ này.

Thông tấn xã Việt Nam bản tiếng Anh hôm 24/04 nói Việt Nam đã đầu tư vào 194 dự án tại Campuchia, với số vốn đăng ký là 2,89 tỷ USD.

Campuchia cũng đầu tư 58 triệu USD vào Việt Nam trong 18 dự án, theo cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam.

Sau chuyến thăm Campuchia, ông Phúc sẽ thăm Lào, theo lời mời của người tương nhiệm, ông Thongloun Sisoulith, từ 26 đến 27 tháng 4.

Cả Campuchia và Lào đều là các quốc gia một số nhà quan sát quốc tế cho là "chịu ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Trung Quốc".

Hồi tháng 1/2017, tác giả Taylor McDonald viết trên trang ASEAN Economist rằng với nhiệm kỳ của Donald Trump, cả vùng Đông Nam Á "sắp chia tay Hoa Kỳ" để chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhưng ông cho rằng riêng tại Campuchia, ảnh hưởng của Trung Quốc là mạnh hơn cả, và Trung Quốc "đã thuyết phục Phnom Penh ngăn cản chính sách toàn ASEAN về Biển Đông".

******************************

Khánh thành cầu biên giới Việt Nam - Campuchia (RFA, 24/04/2017)

vnkam2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Hun Sen cắt băng khánh thành cầu Long Bình-Chrey Thom vào sáng 24/4/2017. Courtesy of nguoilaodong

Cầu Long Bình-Chey Thom giữa hai tỉnh An Giang, Việt Nam và Kan Dal, Campuchia được khánh thành vào ngày 24 tháng tư. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Hun Sen cùng cắt băng khánh thành.

Đây là cầu bê tông cốt sắt, bắt đầu xây dựng ngang sông Bình Di từ năm 2014 với phí tổn 38 triệu đô la. Cầu có chiều dài 440 mét qua cửa khẩu Long Bình và cửa khẩu Chrey Thom.

Cây cầu được đánh giá sẽ giúp thúc đẩy kinh tế và giao thương cũng như quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Hiện thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm Campuchia. Năm nay hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Published in Châu Á