Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

03/04/2018

Hun Sen sẵn sàng mạo hiểm đánh mất liên minh lâu đời nhất

Asia Times

Hun Sen, thủ tướng cầm quyền lâu năm nhất ở Châu Á giờ đây đang sẵn lòng từ bỏ đồng minh lâu đời nhất của Campuchia là người láng giềng Việt nam trong khi đang phớt lờ các lời chỉ trích và kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu nhằm khôi phục phe đối lập đã bị giải tán Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) và phóng thích lãnh đạo Đảng Kem Sokh. 

hunsen1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và người đồng nhiệm Việt Nam - ông Nguyễn Tấn Dũng đứng cạnh một cột mốc biên giới thuộc huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng, tháng 9 năm 2006. Ảnh : AFP / Tang Chhin Sothy

Theo nguồn tin riêng của tờ Asia Times, các thành viên cao cấp của Bộ chính trị Việt nam tỏ vẻ không hài lòng một cuộc họp kín vào tháng 11. 

"Người Việt Nam nói thẳng với Hun Sen rằng ông ta nắm quyền quá lâu rồi và đã đến lúc phải đi", một nguồn tin có quan hệ gần gũi với các nhân vật cao cấp trong đảng cầm quyền Campuchia (CPP), vốn được cho là phân chia do các chiến thuật nhằm loại bỏ đảng chính trị đối lập, cho Asia Times hay.

Theo một nguồn tin khác thì "Hai vấn đề gây phiền nhiễu cho Việt Nam nhiều nhất là mối quan hệ gần gũi của Hun Sen với Trung Quốc và việc trục xuất công dân Việt Nam ra khỏi Campuchia".

Hun Sen có mối quan hệ mật thiết với Hà Nội từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước khi Hun Sen bỏ chay qua Việt nam. Sau cuộc xâm chiếm và loại bỏ chế độ diệt chủng ở Campuchia, Việt nam đã viện trợ rất nhiều cho Campuchia và đưa Hun Sen lên làm thủ tướng khi mới ngoài 30 tuổi. 

Giờ đây, hai yếu tố trên đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi quan điểm rõ ràng của Việt Nam đối với lãnh đạo lâu năm họ đã hậu thuận đưa lên nắm qyền lực.

Phụ thuộc vào Trung Quốc

Yếu tố thứ nhất là sự phụ thuộc vào Trung Quốc của Hun Sen về vốn viện trợ, cho vay, trợ cấp và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài các nhà tài trợ lớn khác như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia đã tăng gần 30% mỗi năm trong vài năm qua, đạt 4,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc cao nhất, đạt 5,1 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016.

Khách du lịch Trung Quốc đang bùng nổ, với 830.000 du khách đến thăm Campuchia vào năm 2016, tăng 20% ​​so với năm trước. Xuất khẩu lớn nhất của Campuchia là hàng may mặc và giầy dép, với hơn 700.000 lao động trong các nhà máy quần áo và giày dép của Trung Quốc. Việt Nam sẽ không bao giờ có năng lực tài chính để đọ với Trugn Quốc trong đầu tư và thành lập các doanh nghiệp ở Campuchia. 

Và mặc dù sự trợ giúp của Trung Quốc không đi kèm các điều kiện gắn liền với việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền như viêch giải ngân của Hoa Kỳ và EU, Bắc Kinh cũng yêu cầu sự hỗ trợ của Campuchia trên trường quốc tế. 

Một trong những ví dụ điển hình nhất của chính phủ Hun Sen khi đi theo đường lối của Trung Quốc là khi Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEM) năm 2012 ở Phnom Penh, khi Campuchia từ chối ký bản thông cáo chung chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một số thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tranh chấp các yêu sách lãnh thổ trong khu vực biển. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN mà một thông cáo chung đã không được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh.

Những tranh chấp này đã leo thang gần đây vào ngày 22 tháng 3 về một dự án khoan dầu của Việt Nam ở khu vực ngoài khơi do cả Bắc Kinh và Hà Nội đều tuyên bố chủ quyền. Dưới sức ép từ Trung Quốc, Việt Nam đã cho ngừng hoạt động khoan dầu. Trung Quốc và Campuchia đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Campuchia đầu tháng này, tiếp tục gây hấn với Việt Nam.

Sách nhiễu và trục xuất người Việt ở Campuchia

Yếu tố thứ hai dẫn đến sự mất lòng tin và niềm tin của Việt Nam đối với Hun Sen là việc sách nhiễu và trục xuất công dân Việt Nam ra khỏi Campuchia, khi nhiều người đã sống ở đây qua nhiều thế hệ.

Ngày 24 tháng giêng, các phương tiện truyền thông của Campuchia loan tin cuộc đàn áp liên tục về "người nước ngoài cư trú bất hợp pháp", phần lớn là người Việt Nam. Mặc dù là láng giềng, quan hệ Campuchia - Việt Nam luôn biến động. Campuchia từ lâu đã cáo buộc Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ của họ từ thời thuộc địa Pháp và một phần biên giới dọc hai nước vẫn chưa được thống nhất.

Người Việt Nam đã sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ, nhưng khi Việt Nam xâm lược Campuchia vào năm 1979, nhiều người Việt Nam định cư lại ở đó để tránh những tổn thất và mất mát chiến tranh ở Việt nam.

Đó là điều mà nhiều người Campuchia không thích và việc loại bỏ họ là lời kêu gọi cuộc biểu tình bài ngoại phổ biến của lãnh tụ phe đối lập Sam Rainsy. Bây giờ, Hun Sen đã áp dụng quan điểm tương tự mà nhiều người cho là cách để giành cử tri trước kỳ bầu cử.

Trung tướng Keo Vanthan, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Campuchia, cho báo chí địa phương biết : "Chúng tôi đã thu hồi được 9.934 tài liệu, bao gồm sách gia đình, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng minh nhân dân và hộ chiếu từ 6.444 gia đình người nước ngoài sinh sống trong nước".

Năm ngoái, Bộ Nội vụ bắt đầu cập nhật chiến dịchđiều tra quốc gia, cho thấy có hơn 76.000 người nước ngoài sống ở Campuchia đến từ 20 quốc gia và nhiều người được cho là có hồ sơ "bất thường".

Vanthan cho biết phần lớn những người có tài liệu "không bất thường" là công dân Việt Nam. Những động thái để trục xuất người Việt Nam sống tại Campuchia bắt đầu khi Hun Sen ký một sắc lệnh vào tháng Tám năm ngoái.

Cuộc đàn áp người Việt Nam ở Campuchia diễn ra bất chấp một thỏa thuận trước đó vào ngày 10 tháng Giêng giữa ông Hun Sen và người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký kết tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Lancang, nơi thủ tướng Campuchia cam kết đẩy mạnh tình trạng pháp lý cho người gốc Việt ở Campuchia.

Hai yếu tố này - mối quan hệ ngày càng gần gũi của Hun Sen với Trung Quốc và sự phụ thuộc vào Trung Quốc để củng cố chính phủ của ông và cuộc đàn áp của chính phủ đối với người Việt Nam sống trong nước - dường như là giọt nước làm tràn ly đối với những người cầm quyền ở Hà Nội.

Vào ngày 13 tháng 3, Hun Sen đã công khai lần đầu tiên về sự khác biệt quan điểm với đồng minh cũ và đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa Việt Nam và Sam Nainsy, đối thủ chính trị lâu năm của ông ta. "Tôi sẽ hỏi người bạn Việt Nam của chúng tôi, liệu họ thực sự trung thành với tôi và Campuchia", ông nói.

Nhà phân tích chính trị Campuchia Meas Nee, một trong số ít người dũng cảm bình luận về các vấn đề chính trị ở Campuchia kể từ khi những nỗ lực của ông Hun Sen để bịt miệng tất cả các hình thức bất đồng chính kiến, nói với giới truyền thông địa phương rằng sự khác biệt giữa Campuchia và Việt Nam có thể là một phần của sự thay đổi lớn hơn trong khu vực.

Ông nói, "Khi bạn nhìn nó từ xa, một bên đang tiến về phía Mỹ và một bên đang tiến tới Trung Quốc". Điều này có thể "ảnh hưởng đến lòng tin giữa Hun Sen và Việt Nam".

Trong khi Hà Nội có thể lặng lẽ nóng lòng vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Phnom Penh, có vẻ như Hà Nội không thể làm gì để trả đũa. Bất kỳ động thái nào về thương mại cũng có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam lẫn Campuchia.

Nhưng điều đó có thể làm suy yếu sự hỗ trợ cho Hun Sen thông qua các đồng minh cũ ở trong CPP, một sợi dây Hà Nội có thể sẽ kéo theo sau cuộc tổng tuyển cử tháng 7.

Asia Times (02/04/2018)

Phương Thảo dịch

Quay lại trang chủ
Read 635 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)