Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Hàn Quốc cử đại diện sang Hoa Kỳ trấn an về THAAD (RFA, 01/06/2017)

Cố vấn an ninh Nam Hàn Chung Eui-yong, đã lên máy bay rời Seoul sáng ngày 1 tháng 6 để sang Washington, lãnh trách nhiệm khẳng định với đồng minh Hoa Kỳ rằng tân tổng thống Moon Jae-in tán thành việc Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, nhằm giúp Seoul phòng chống nguy cơ miền Nam có thể bị tấn công bởi Bắc Hàn.

thaad1

Lính Nam Hàn và lính Mỹ trong một cuộc diễn tập ở đông bắc Seoul vào ngày 26 tháng 4 năm 2017. AFP

Chuyến đi mang ý nghĩa chính trị này được thực hiện sau khi Tổng thống Moon Jae-in ra lệnh mở cuộc điều tra để tìm hiểu xem tại sao Hoa Kỳ đặt cả thảy 6 giàn phóng THAAD, thay vì chỉ có 2, mà ông không được thông báo. Tức khắc, có đồn đãi cho rằng tân lãnh đạo Hàn Quốc không hài lòng với việc làm của Hoa Kỳ, đồng thời đồn thổi còn nói tân Tổng thống Nam Hàn không muốn gặp trở ngại ngoại giao với Trung Quốc.

Hôm 31/5, khi tiếp Thượng nghị sĩ Mỹ Dick Durbin, Tổng thống Nam Hàn có trình bày về chuyện này, nói rằng chỉ thị điều tra của ông mang tính nội bộ, không liên quan gì đến chiến lược của hai nước.

Sáng nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại đòi hỏi mà chính phủ Bắc Kinh đã nhiều lần nêu ra, là Hoa Kỳ phải rút hệ thống THAAD khỏi Nam Hàn, nhấn mạnh để điểm hệ thống này không giúp Hoa Kỳ chặn đứng tên lửa phóng từ Bắc Hàn mà chỉ nhằm theo dõi hoạt động quân sự của Trung Quốc.

*******************

Mỹ thử hệ thống chặn tên lửa trước quan ngại về Bắc Hàn (BBC, 31/05/2017)

Lầu Năm Góc thử nghiệm thành công hệ thống chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong lúc căng thẳng dâng cao với Bắc Hàn, các quan chức cho biết.

thaad1

Hệ thống ngăn chặn từ mặt đất đã chặn tên lửa mô phỏng thành thông

Một lá chắn đặt tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California được sử dụng để bắn một mục tiêu mô phỏng ICBM, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) nói.

Lầu Năm Góc nói vụ thử đã được lên kế hoạch lâu dài nhưng diễn ra khi căng thẳng tăng cao với Bắc Hàn.

Vụ thử diễn ra sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa thứ chín trong năm nay.

Giám đốc MDA, Phó Đô đốc Jim Syring nói vụ thử là "cột mốc quan trọng".

thaad2

Tầm xa của các tên lửa Bắc Hàn

"Hệ thống này vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và vụ thử này chứng tỏ chúng ta có một hệ thống đủ lực và đủ tin cậy chống lại bất kỳ mối đe dọa nào," ông nói hôm 30/5.

Đây là vụ thử đầu tiên ngăn chăn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Hệ thống Phòng thủ Tên lửa tầm trung mặt đất (GMD).

*******************

Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh điều tra lá chắn tên lửa THAAD (RFI, 30/05/2017)

Tân tổng thống Moon Jae-in ngày 30/05/2017 cho biết đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về việc bốn bệ phóng tên lửa của hệ thống lá chắn THAAD của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc mà chính quyền mới không hề nhận được thông báo.

thaad1

Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Ảnh ngày 06/03/2017. Handout / DoD / AFP

Theo AFP, ông Yoon Young-chan - phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc cho biết là tân tổng thống Moon Jae-in, người chính thức nhậm chức tổng thống ngày 10/05/2017, "bị sốc" khi phát hiện bốn bệ phóng tên lửa mới được lắp đặt mà ông cũng như dân chúng không hề hay biết.

Hệ thống lá chắn tên lửa THAAD đươc chính quyền tiền nhiệm cùng với Hoa Kỳ thương lượng và triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Bắc Triều Tiên. Trước khi ông Moon Jae-in đắc cử tổng thống, 2 bệ phóng tên lửa đã được quân đội Mỹ triển khai.

Việc Mỹ lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc khiến Trung Quốc lo ngại vì Bắc Kinh cho rằng THAAD cũng được Mỹ sử dụng để kiểm soát hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Thùy Dương

*******************

Hàn Quốc : Chính phủ không biết tin có thêm 4 dàn phóng THAAD (RFA, 30/05/2017)

thaad2

Một người dân Hàn Quốc biểu tình gần đại sứ quán Hoa Kỳ tại Seoul phản đối việc triển khai THAAD hôm 28/4/2017. AFP photo

Tổng thống Nam Hàm Moon Jae-in vừa ra lệnh mở cuộc điều tra tìm hiểu lý do tại sao Bộ Quốc Phòng không thông báo cho ông biết chuyện Hoa Kỳ đặt thêm 4 dàn phóng tên lửa THAAD, ngoài 2 dàn phóng được lắp đặt trước ngày bầu cử.

Phát ngôn viên Yoon Young-chan của văn phòng Tổng Thống Nam Hàn cho báo chí biết rằng Tổng Thống Moon kinh ngạc khi biết tin này, nhấn mạnh tân chính phủ và dân chúng Nam Hàn không hề hay biết gì về 4 dàn phóng được đặt thêm.

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa THAAD được chính quyền Seoul cũ đồng ý cho Hoa Kỳ đặt trên lãnh thổ Nam Hàn, với mục đích chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa mà Bắc Hàn có thể gây nên.

Việc lắp đặt hệ thống này gây nhiều tranh cãi trong dư luận quần chúng miền Nam, đặc biệt trong lúc còn vận đông tranh cử, ông Moon từng tỏ ý cho biết sẽ duyệt lại điều này sau ngày nhậm chức.

Hệ thống THAAD cũng gây trở ngại cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, Nam Hàn và Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, Washington đặt hệ thống với mục đích dò xét hoạt động quân sự của Trung Quốc, đồng thời Bắc Kinh còn cho rằng lắp đặt hệ thống này là một trong những lý do khiến tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng hơn.

Published in Châu Á

Nam Hàn khiếu nại về Trung Quốc lên WTO (BBC, 20/03/2017)

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Joo Hyung-hwan cho hay cuối tuần qua, chính phủ nước ông đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp đơn phương của Bắc Kinh trả đũa Seoul vì tên lửa THAAD.

namhan1

Siêu thị Lotte của Hàn Quốc cũng bị đóng cửa ở một loạt đô thị Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Joo Hyung-hwan cho hay cuối tuần qua, chính phủ nước ông đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp đơn phương của Bắc Kinh trả đũa Seoul vì tên lửa THAAD.

Hôm thứ Hai 20/03, ông Joo Hyuang-hwan thông báo cho Quốc hội Hàn Quốc về quyết định đưa ra thứ Sáu tuần qua nêu tên Trung Quốc và khả năng nước này "vi phạm quy định của WTO".

Một số công ty Hàn bị Trung Quốc trừng phạt vì Seoul nhận về hệ thống phòng thủ tên lửa do Hoa Kỳ sản xuất, THAAD, mà Seoul và Washington nói là để phòng thủ trước Bắc Hàn.

Trung Quốc đã cấm các tour du lịch tổ chức trọn gói từ nước họ sang Hàn Quốc.

Các tiệm của tập đoàn siêu thị Lotte của Hàn Quốc cũng bị đóng cửa ở một loạt đô thị Trung Quốc "vì vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy".

Lotte bị cho là phải chịu sự trừng phạt từ Bắc Kinh vì cho dùng một sân golf họ sở hữu tại Nam Hàn làm địa điểm đặt giàn tên lửa THAAD.

Tuy thế, tập đoàn này, vốn đã đầu tư 10 nghìn tỷ won từ 1994 vào Trung Quốc, nói họ không có ý định rút khỏi thị trường này.

Trong tháng 1/2017, đã có dấu hiệu xấu trong quan hệ Trung - Hàn liên quan đến THAAD.

Tin tức cho hay 13 loại mỹ phẩm xuất sang thị trường Trung Quốc đột nhiên bị ngăn lại vì lý do thiếu các giấy tờ cần thiết.

Một tour công diễn của ca sĩ Hàn, Jo Su-mi đến ba thành phố Trung Quốc, dự kiến bắt đầu ngày 19/02, đột ngột bị hủy mà không có báo trước, theo trang Chosun ở Hàn Quốc.

Trung Quốc phê phán kế hoạch triển khai tên lửa THAAD của Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, cho rằng nó chỉ làm mất cân bằng tình trạng an ninh hiện hữu ở đông-bắc Á.

Cho tới giờ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không bình luận về vụ Hàn Quốc khiếu nại lên WTO.

Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nói : "Chúng tôi ủng hộ quan hệ thương mại và các trao đổi khác giữa Trung Quốc và Hàn Quốc".

Tuy nhiên, bà Hoa nhắc rằng : "Điều này cần tương ứng với dư luận chung".

Tuần qua, khi đón người tương nhiệm Hoa Kỳ, Rex Tillerson sang thăm Bắc Kinh sau khi đã đến Tokyo và Seoul, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thúc giục Hoa Kỳ giữ "bình tĩnh" trong các căng thẳng về Bắc Hàn.

Trước đó, ông Tillerson nói "sự kiên nhẫn chiến lược" với Bình Nhưỡng đã chấm dứt và Hoa Kỳ xem xét cả phương án quân sự nhắm vào Bắc Hàn nếu nước này còn tiếp tục đẩy căng thẳng lên cao hơn.

********************

Đọ sức Hàn - Trung Quốc tại WTO do THAAD (RFI, 20/03/2017)

namhan3

Một cửa hàng của hãng Lotte bị đóng cửa, tại Hàng Châu (Hangzhou), Chiết Giang (Zhejiang), Trung Quốc, ngày 05/03/2017 - REUTERS/Stringer

Điều trần tại Hạ Viện ngày 20/03/2017 bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc thông báo, vào thứ Sáu tuần trước, Seoul "lưu ý Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - WTO về khả năng Trung Quốc vi phạm một số thỏa thuận thương mại của tổ chức này". Quyết định trên được đưa ra sau khi Trung Quốc trừng phạt nhiều tập đoàn Hàn Quốc để trả đũa vụ Seoul cho triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Hãng tin Bloomberg, trích lời phát ngôn viên bộ Thương mại Hàn Quốc Kang Myung Soo, cho biết thêm : do không thể thuyết phục Trung Quốc bằng con đường ngoại giao, cho nên Seoul buộc phải nêu vấn đề ra trước tòa trọng tài của WTO và mong muốn tổ chức này giải quyết bất đồng. Trung Quốc áp đặt một số biện pháp hạn chế các hoạt động của các công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực du lịch và phân phối. Vẫn theo quan chức nói trên, lối hành xử này cho thấy Bắc Kinh không "tôn trọng các cam kết về tự do giao thương".

Hiện tại 80% các cửa hàng phân phối Lotte tại Trung Quốc phải tạm đóng cửa. Du khách Trung Quốc không được cấp visa sang Hàn Quốc, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành du lịch của nước này. Bên cạnh đó, công nghệ giải trí Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng không ít, khi nhiều ngôi sao xứ Hàn không được giấy phép đến Hoa lục biểu diễn.

Báo Daily Star của Anh nhắc lại, đến nay về mặt chính thức Bắc Kinh chưa bao giờ nhìn nhận trừng phạt các tập đoàn Hàn Quốc là để trả đũa Seoul cho lập hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ ngay trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng Trung Quốc luôn mạnh mẽ chống đối dự án này và cho rằng, việc lắp đặt THAAD sẽ làm dấy lên căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Theo giải thích của Seoul và Washington, hệ thống THAAD do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin chế tạo, có khả năng phát hiện và bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung nhắm vào lãnh thổ Hàn Quốc và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại quốc gia đông-bắc Á này. Nhưng nhìn từ Bắc Kinh, lá chắn THAAD với hệ thống radar tinh vi sẽ theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Thanh Hà

**********************

Radar của THAAD 'bao trùm cả Trung Quốc' ? (BBC, 20/03/2017)

Một trong những lý do Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao (THAAD) tại Nam Hàn là lý do tầm phủ sóng của radar của THAAD "xâm nhập sâu vào lãnh thổ Trung Quốc".

namhan4

Hoa Kỳ và Hàn Quốc nói hệ thống THAAD là để bắn chặn hỏa tiễn từ Bắc Hàn

Phóng viên chuyên về quân sự và ngoại giao của BBC, Jonathan Marcus viết rằng :

"Điều làm Bắc Kinh lo ngại và mạng radar X-band cực mạnh của THAAD có thể vươn sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.

Giới quân sự Trung Quốc lo lắng rằng giàn radar này có thể dùng vào việc định vị những bệ phóng tên lửa của Trung Quốc và gửi thông số về cho hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như loại hỏa tiễn tìm diệt đóng tại Mỹ, và như thế sẽ làm suy yếu năng lực răn đe của Trung Quốc".

Vậy tầm phủ sóng của radar mà hệ thống THAAD sử dụng tại Nam Hàn rộng đến đâu, BBC Tiếng Việt tìm hiểu từ các báo Hàn Quốc và tài liệu quân sự Hoa Kỳ :

Tầm dò tìm và định vị của THAAD

namhan2

Đồ họa về hệ thống phòng thủ THAAD

600 km : Nếu được triển khai vào tháng 4/2017 tại Seongju, để bảo vệ được tỉnh Gyeonggi nằm quanh Seoul, hệ thống THAAD sẽ chỉ dùng radar đặt ở chế độ hạn chế nhất : TPY-2, phủ sóng được 600 km, theo Chosun (2/2015). Nhưng theo báo Shinmum (bản 04/2015) thì đây cũng là tầm truy tìm hiệu quả nhất của radar này.

870 km : Theo một ước tính của các tác giả George Lewis và Theodore Postol từ 2012 về chế độ radar của THAAD.

1500 km : Tài liệu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia NAS năm 2013 cho rằng THAAD có tầm định vị từ 1500 đến 1732 km.

1800-2000 km : Báo chí Hàn Quốc cho rằng chế độ viễn xạ của radar X-band có thể tăng lên tới 2000 km, chỉ nhờ vào cách điều chỉnh nhu liệu của TPY-2.

2900-3000 km : Báo Hàn trích lời tướng Patrick O'Reilly hồi 2008 cho rằng TPY-2 có tầm trên 1800 dặm, bằng 2900 km.

Giới khoa học Mỹ tin rằng hệ thống phòng thủ có thể vươn ra trên 3000 km nếu cần.

Máy điện toán điều khiển radar cho THAAD dễ dàng thay đổi chế độ từ TPY-2 sang loại dò tìm xa hơn trong vòng 8 tiếng.

Sẽ gây nhiễu THAAD ?

Và theo Jonathan Marcus của BBC, hiện cũng khó xác định tại sao Trung Quốc không phản đối hệ thống THAAD đã có tại Nhật Bản và tại Guam, Hoa Kỳ vì về mặt kỹ thuật, các radar này cũng có thể vươn vào đất Trung Quốc.

Tuy nhiên, cảm giác bị một giàn tên lửa kéo vào rất gần thủ đô - khoảng cách từ Seoul sang Bắc Kinh chỉ là 953 km - hoàn toàn nằm trong 'vùng phủ sóng' tầm trung bình của THAAD, hẳn khiến Trung Quốc không hài lòng.

Theo trang South China Morning Post ở Hong Kong (13/03), một tướng Trung Quốc đã về hưu, Vương Hồng Quang, nói với báo chí rằng Quân Giải phóng có năng lực làm nhiễu loạn radar của hệ thống THAAD.

Hiện chưa rõ điều này có thực hay không nhưng chắc chắn là, radar phục vụ hệ thống THAAD có thừa tầm vươn tới toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, tới cả Thành Đô ở phía Tây Nam, chỉ cách Seoul 2337 km.

Được biết Nga cũng phải đối Hoa Kỳ triển khai THAAD tại Nam Hàn.

Nhìn vào khoảng cách rất gần giữa Seoul và Vladivostok, chỉ có trên 700 km, người ta có thể hiểu vì sao Nga phản đối.

namhan5

Phi cơ Hoa Kỳ tập trận ở Hàn Quốc tháng 3/2017

Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu tan rã, Nga đã phản đối không thành việc Hoa Kỳ đưa các giàn tên lửa Patriot sang Romania và Ba Lan mà Hoa Kỳ nói là để phòng ngừa Iran.

Nay tại Đông Bắc Á, các báo Hàn Quốc cho hay hệ thống THAAD sẽ phối hợp với giàn hỏa tiễn Patriot PAC-2 mà Seoul đã mua về từ Hoa Kỳ để phòng thủ trước Bắc Hàn.

Published in Châu Á