Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 04 avril 2024 21:38

Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy

Đừng đánh giá thấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong hơn hai thập niên, thành tích kinh tế phi thường của Trung Quốc đã gây ấn tượng và cũng gây lo ngại cho phần lớn thế giới, bao gồm cả Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Nhưng kể từ năm 2019, tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng nước này đã đạt đến đỉnh cao của một cường quốc kinh tế. Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Joe Biden khẳng định trong Thông điệp Liên bang : "Suốt nhiều năm, tôi đã nghe nhiều người bạn từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nói rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển và Mỹ đang tụt lại phía sau. Họ đã nói ngược rồi."

tq1

Một công nhân đang sử dụng điện thoại di động của mình tại một công trường xây dựng ở Bắc Kinh, tháng 1 năm 2024 - Florence Lo / Reuters

Những người nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy thường viện dẫn mức chi tiêu hộ gia đình kém, đầu tư tư nhân giảm, và tình trạng giảm phát cố hữu. Họ lập luận rằng, trước khi vượt qua Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài, thậm chí có thể là một thập kỷ mất mát.

Nhưng quan điểm suy thoái này đã đánh giá thấp khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Đúng là nước này đang phải đối mặt với một số trở ngại được ghi nhận rõ ràng, bao gồm trì trệ ở thị trường nhà đất, những hạn chế do Mỹ áp đặt đối với việc tiếp cận một số công nghệ tiên tiến, và dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm. Tuy nhiên, Trung Quốc từng vượt qua những thách thức lớn hơn khi bắt đầu con đường cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970. Dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong những năm gần đây, Trung Quốc vẫn có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ gấp đôi Mỹ trong những năm tới.

Hiểu sai dữ liệu

Một số quan niệm sai lầm đang củng cố cho sự bi quan về tiềm năng kinh tế của Trung Quốc. Một quan niệm phổ biến cho rằng tốc độ thu hẹp khoảng cách với quy mô nền kinh tế Mỹ của nền kinh tế Trung Quốc đã bị đình trệ. Đúng là từ năm 2021 đến năm 2023, GDP của Trung Quốc đã giảm từ mức 76% GDP của Mỹ xuống còn 67%. Nhưng cũng trong năm 2023, GDP của Trung Quốc đã lớn hơn 20% so với năm 2019, thời điểm trước đại dịch toàn cầu, trong khi GDP của Mỹ chỉ lớn hơn 8%.

Nghịch lý này có thể được giải thích bởi hai yếu tố. Thứ nhất, trong vài năm qua, lạm phát ở Trung Quốc luôn thấp hơn ở Mỹ. Năm ngoái, GDP danh nghĩa của Trung Quốc tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng 5,2% của GDP thực tế. Ngược lại, do lạm phát cao nên GDP danh nghĩa của Mỹ trong năm 2023 tăng 6,3%, trong khi GDP thực tế chỉ tăng 2,5%.

Hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất hơn 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, từ 0,25% lên 5,5%, khiến các tài sản bằng đồng đô la trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư toàn cầu, và nâng cao giá trị của đồng đô la so với các loại tiền tệ thay thế. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại cắt giảm lãi suất cơ bản từ 3,70% xuống 3,45%. Khoảng cách ngày càng tăng giữa lãi suất của Trung Quốc và Mỹ đã đảo ngược dòng vốn nước ngoài lớn từng đổ vào Trung Quốc, sau cùng làm giảm giá trị của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la tới 10%. Việc chuyển đổi một GDP danh nghĩa nhỏ hơn sang đô la với tỷ giá hối đoái yếu sẽ dẫn đến việc giá trị GDP của Trung Quốc giảm khi đo bằng đô la so với GDP của Mỹ

Nhưng hai yếu tố này có thể chỉ là tạm thời. Lãi suất ở Mỹ hiện đang giảm tương đối so với lãi suất ở Trung Quốc, làm giảm động lực của các nhà đầu tư trong việc chuyển đổi đồng nhân dân tệ thành tài sản bằng đồng đô la. Kết quả là sự mất giá của đồng tiền Trung Quốc đã bắt đầu đảo ngược. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo giá cả tại Trung Quốc sẽ tăng trong năm nay, theo đó thúc đẩy GDP của Trung Quốc được tính bằng đồng nhân dân tệ. GDP danh nghĩa của Trung Quốc được đo bằng đồng đô la Mỹ gần như chắc chắn sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong năm nay và có khả năng vượt qua Mỹ sau khoảng 10 năm nữa.

Quan niệm sai lầm thứ hai là thu nhập, chi tiêu hộ gia đình, và niềm tin của người tiêu dùng ở Trung Quốc đều yếu. Dữ liệu không hỗ trợ quan điểm này. Năm ngoái, thu nhập bình quân đầu người thực tế đã tăng 6%, cao hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng vào năm 2022, khi đất nước bị phong tỏa, và mức tiêu dùng bình quân đầu người cũng tăng 9%. Nếu niềm tin của người tiêu dùng thực sự yếu, các hộ gia đình sẽ cắt giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Nhưng các hộ gia đình Trung Quốc lại làm điều ngược lại vào năm ngoái : tiêu dùng tăng nhiều hơn thu nhập, điều vốn chỉ có thể xảy ra nếu các hộ gia đình giảm tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm.

Quan niệm sai lầm thứ ba là giảm phát đã cắm rễ sâu ở Trung Quốc, đẩy nước này vào con đường suy thoái. Đúng là giá tiêu dùng chỉ tăng 0,2% trong năm ngoái, từ đó làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình sẽ tiếp tục cắt giảm chi tiêu vì sợ giá vẫn giảm – theo đó làm giảm cầu và giảm tốc độ tăng trưởng. Nhưng dự đoán này đã không xảy ra vì giá tiêu dùng cốt lõi (nghĩa là giá hàng hóa và dịch vụ ngoài lương thực và năng lượng) thực tế đã tăng 0,7%.

Giá công cụ và nguyên liệu thô dùng để sản xuất các hàng hóa khác đã giảm vào năm 2023, phản ánh sự sụt giảm toàn cầu về giá năng lượng và các mặt hàng giao dịch quốc tế khác, cũng như mức cầu tương đối yếu ở Trung Quốc đối với một số mặt hàng công nghiệp, nhiều khả năng làm suy yếu động lực khuyến khích các công ty đầu tư mở rộng năng lực sản xuất của mình. Thay vì bơm tiền vào hoạt động kinh doanh, người ta cho rằng các công ty sẽ sử dụng lợi nhuận đang sụt giảm để trả nợ. Nhưng vấn đề là điều ngược lại đã xảy ra : các tập đoàn Trung Quốc đang tăng cường đi vay, cả về mặt tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong GDP. Và đầu tư vào sản xuất, khai thác mỏ, tiện ích, và dịch vụ cũng đã tăng lên. Không có dấu hiệu nào cho thấy suy thoái đã gần kề.

Một quan niệm sai lầm khác liên quan đến khả năng sụp đổ của đầu tư bất động sản. Những nỗi sợ này không hoàn toàn thiếu cơ sở. Chúng được hỗ trợ bởi dữ liệu về việc khởi công xây dựng nhà ở, số lượng tòa nhà mới bắt đầu xây dựng, mà vào năm 2023 chỉ bằng một nửa so với năm 2021. Nhưng cần phải xem xét bối cảnh. Trong cùng khoảng thời gian hai năm đó, đầu tư bất động sản chỉ giảm 20%, do các nhà phát triển phân bổ phần lớn chi phí vào việc hoàn thành các dự án nhà ở mà họ đã bắt đầu từ những năm trước. Diện tích nhà ở được xây xong hoàn toàn đã đạt gần 725 triệu mét vuông vào năm 2023, lần đầu tiên vượt qua diện tích nhà ở mới khởi công. Điều này được hỗ trợ bởi chính sách của chính phủ nhằm khuyến khích các ngân hàng cho vay đặc biệt cho các dự án nhà ở gần hoàn thành ; nhưng việc nới lỏng những ràng buộc đối với các khoản vay ngân hàng của các nhà phát triển bất động sản sẽ làm tăng thêm tình trạng dư cung bất động sản.

Quan niệm sai lầm cuối cùng là các doanh nhân Trung Quốc đang chán nản và chuyển tiền ra khỏi đất nước. Chắc chắn, cuộc đàn áp của chính phủ kể từ cuối năm 2020 đối với các công ty tư nhân lớn, nổi bật là Alibaba, đã khiến mọi thứ xấu đi. Từ khi bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978 đến giữa những năm 2010, đầu tư tư nhân ở Trung Quốc đã tăng nhanh hơn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2014, đầu tư tư nhân chiếm gần 60% tổng vốn đầu tư – tăng từ mức gần bằng 0% vào năm 1978. Do đầu tư tư nhân nhìn chung có hiệu quả cao hơn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nên tỷ trọng ngày càng tăng của nó trong tổng đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc trong giai đoạn này. Nhưng xu hướng đã đảo ngược sau năm 2014 khi Tập Cận Bình, người lúc đó vừa lên đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao, quyết liệt chuyển hướng nguồn lực sang khu vực nhà nước. Tốc độ suy giảm ban đầu còn khiêm tốn, nhưng đến năm 2023, đầu tư tư nhân chỉ còn chiếm 50% tổng đầu tư. Tập đã làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư ; các doanh nhân không còn coi chính phủ là người quản lý đáng tin cậy của nền kinh tế nữa. Nhìn chung, chừng nào Tập còn nắm quyền, các doanh nhân sẽ còn tiếp tục hạn chế đầu tư vào Trung Quốc, và thay vào đó chọn cách chuyển tài sản của họ ra khỏi đất nước.

Tuy nhiên, một lần nữa, sự bi quan không được hỗ trợ bởi dữ liệu. Thứ nhất, gần như toàn bộ sự sụt giảm tỷ trọng của đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư sau năm 2014 là do sự điều chỉnh trên thị trường bất động sản, vốn do các công ty tư nhân thống trị. Khi loại trừ bất động sản, đầu tư tư nhân đã tăng gần 10% vào năm 2023. Và dù một số doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc đã rời khỏi đất nước, hơn 30 triệu công ty tư nhân vẫn quyết định ở lại và tiếp tục đầu tư. Hơn nữa, số lượng công ty gia đình, không được phân loại chính thức là doanh nghiệp, đã tăng thêm 23 triệu vào năm 2023, đạt tổng số 124 triệu doanh nghiệp, sử dụng khoảng 300 triệu lao động.

Thách thức thật sự phía trước

Dù Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm cả những vấn đề nảy sinh từ nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm siết chặt quyền kiểm soát nền kinh tế, nhưng việc phóng đại những vấn đề này chẳng mang lại lợi ích gì cho ai cả. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự tự mãn khi đối mặt với những thách thức có thật khác mà Trung Quốc đặt ra cho phương Tây.

Điều này đặc biệt đúng với Mỹ. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời gia tăng dấu ấn kinh tế của mình, đặc biệt là ở Châu Á. Nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ đánh giá thấp điều này, họ có thể đánh giá quá cao khả năng của mình trong việc duy trì quan hệ kinh tế và an ninh ngày càng sâu sắc với các đối tác Châu Á.

Nicholas R. Lardy

Nguyên tác : "China Is Still Rising," Foreign Affairs, 02/04/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 04/04/2024

Nicholas R. Lardy là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Published in Diễn đàn

Cội nguồn Covid : Trung Quốc cho phép chuyên gia WHO điều tra từ xa

Covid, Vac-xin, Chính trường Mỹ, Brexit, Khí hậu, những vấn đề được gọi là khủng hoảng hay bế tắc chiếm hầu hết các trang chính báo chí Pháp. Le Figaro đặc biệt tập trung vào cuộc điều tra cội nguồn Covid-19, vì sao bị khó khăn và cản trở.

covi1

Mô hình virus corona - Covid-19. Ảnh chụp ngày 11/11/2020 tại Triển lãm Y tế Thế giới, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.  AFP - STR

Trang nhất báo Pháp hôm nay khá đa dạng. Do hệ quả Covid, muc tiêu chống biến đổi khí hậu bị lãng quên, Liên Hiệp Quốc kêu gọi thực hiện chương trình xanh cho dù các nước đã phải chi ra 10.000 tỷ đôla, 12% GDP, để chống đỡ cho kinh tế, tựa và dẫn nhập của Le Monde.

La Croix Le Monde cùng giới thiệu chiếc hàng không mẫu hạm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân  "hầu đáp ứng với những thách thức trên biển trong tương lai và sẽ thay thế tàu sân bay Charles De Gaulle kể từ 2038 với những máy bay chiến đấu tương lai".

Libération giành trang bìa và 4 trang trong để khen ngợi cầu thủ bóng đá Câu lạc bộ Paris Saint-Germain, Pháp và Basaksehir, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thanh bỏ sân đấu để phản đối trọng tài Rumani gọi một huấn luyện viên da đen là "anh đen". Theo nhật báo thiên tả, đây là một hành động dũng cảm trong giới bóng đá dứt khoát dấn thân chống kỳ thị chủng tộc.

La Croix mời độc giả theo dõi hành trình của một liều vac-xin chống Covid, tựa trên trang nhất.

Một năm sau, nguồn gốc Covid-19 vẫn là điều bí ẩn. Trung Quốc không cho chuyên khoa học gia quốc tế nhập cảnh điều tra về loài vật trung gian đem siêu vi lây qua người. Le Figaro cống hiến ba bài báo.

Trung Quốc vẫn bế quan

1,5 triệu nạn nhân đã chết vì Covid-19 nhưng cuộc điều tra về cội nguồn của siêu vi thủ phạm gặp đầy khó khăn. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cam kết sẽ làm mọi cách để truy tìm nguồn cội nhưng Bắc Kinh vẫn cho là siêu vi xuất phát từ bên ngoài và không cho chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc.

Con tê tê không còn bị nghi ngờ, nhưng tất cả các câu hỏi khác đều tồn tại : Bằng cách nào siêu vi Sars-CoV-2 qua được rào cản sinh vật học, lây nhiễm tràn lan trên địa cầu giết chết 1,5 triệu người ? Chính quyền Trung Quốc tiếp tục không cho các nhà khoa học nước ngoài đến Vũ Hán. Thái độ này chỉ làm chậm trễ tiến trình điều tra và cho phép Bắc Kinh nhấn mạnh vào giả thuyết gây tranh cãi là siêu vi không xuất phát từ Trung Quốc. Và sau đó, cho "siêu vi chìm xuồng".

Theo Le Figaro, phải chờ gần một năm cuộc họp đầu tiên trong giới chuyên gia được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trao nhiệm vụ điều tra mới được triệu tập lần đầu tiên, và qua truyền hình trực tuyến với các đồng nghiệp Trung Quốc hồi cuối tháng 10. Danh sách chuyên gia tham dự chắc chắn phải được Bắc Kinh chấp thuận.

Cho dù bác sĩ Mike Ryan, đặc trách tình trạng khẩn cấp của WHO yêu cầu Trung Quốc cho phép chuyên gia quốc tế được đến tận Vũ Hán và chợ động vật hoang dã để hợp tác với chuyên gia Trung Quốc nhưng không một người nào được tới. Cho đến nay, cuộc điều tra do chuyên gia Trung Quốc thực hiện trong khi đồng nghiệp nước ngoài ngồi ở nước ngoài xem báo cáo và lập trình "thủ tục nghiên cứu" truy tìm.

Theo những nhà khoa học Tây phương có thể siêu vi sống ký sinh trong loài dơi và "biến đổi" để có được khả năng lây cho người. Nhưng lây bằng cách nào và từ bao giờ ? Câu hỏi không có câu trả lời. Sinh vật trung gian bị nghi oan là con tê tê. Tại Trung Quốc đã từng xảy ra dịch viêm phổi cấp tính sát hại hàng loạt heo chăn nuôi vào năm 2003 mà siêu vi Sars-CoV-1 bà con của Sars-CoV-2 . Chính phủ Trung Quốc cần phải nói rõ chuyện gì xảy ra trong các trại chăn nuôi.

Donald Trump vẫn tố cáo Trung Quốc làm xẩy siêu vi từ phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, khẳng định có chứng cớ nhưng không cung cấp. Giả thuyết "có bàn tay con người" cũng khó có thể xảy ra vì đòi hỏi điều kiện mà khoa học chưa đủ khả năng xử lý.

Giả thuyết thì nhiều mà khả tín thì không có cái nào. Thời gian càng kéo dài thì dấu tích càng tan biến và lẫn lộn vào nhau : siêu vi đã lây qua người và người đã lây sang thú.

Theo bác sĩ Mike Ryan, mọi người đều muốn nhanh chóng tìm ra sự thật. Đồng nghiệp Trung Quốc cũng rất nôn nóng.

"Thế thì họ chứng tỏ đi", nhật báo thiên hữu khiêu khích.

Vac-xin Covid Mỹ và Anh : kết quả thử nghiệm được công bố

Một năm sau khi đại dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán, cho dù vac-xin đã có nhưng tiêm ngừa là một vấn đề. Kết quả đầu tiên đã được kiểm chứng và công bố, tựa của Le Monde Libération. Còn theo La Croix, tại Châu Âu, với những phương tiện dồi dào nhất, hoàn tất chiến dịch tiêm ngừa không phải là dễ.

Những kết luận khoa học về hiệu năng vac-xin của hai viện bào chế AstraZeneca (Anh) và Pfizer –BioNTech (Mỹ-Đức) đã được tạp chí khoa học có uy tín The Lancet xác nhận. Trong số những người tình nguyện có bao nhiêu người vẫn bị lây nhiễm, những ai bị phản ứng phụ, phản ứng phụ ra sao (sưng đỏ chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt nhẹ...) đều được báo cáo. Những ẩn số chưa có giải đáp cũng được trình bày (không rõ hiệu năng có hơn hai tháng hai không, vì thời gian theo dõi thử nghiệm chưa đủ dài đối với cả hai). Ẩn số khác là không biết người được miễn nhiễm, trong trường hợp bị lây, có (vô tình) truyền siêu vi cho người chung quanh hay không ?

La Croix đặt vấn đề hậu cần và tổ chức tiêm đại trà : Phải chờ đến mùa Xuân, ba hoặc bốn tháng nữa, mới có đủ vac-xin cho đông đảo dân chúng. Từ vận chuyển cho đến nơi tích trữ đều được giữ bí mật. Theo nhật báo công giáo, tại Châu Âu, 27 thành viên đã phối hợp phân phối thuốc tiêm, khoảng 2 tỷ liều đã được đặt hàng.  Ý dự trù tiêm cho 70% dân số, Tây Ban Nha huy động tất cả các trung tâm y tế công tư, Đức lập ra những "sân tiêm ngừa" dã chiến.

Dân Pháp chờ tin ngày 15/12/2020

Tại Pháp, người dân mong đến ngày 15/12 với hy vọng chính phủ  sẽ nới nhẹ biện pháp chống dịch để mọi người  vui vẻ đón Giáng sinh và Tất niên. Les Echos cảnh báo coi chừng thất vọng.

Trong một bài tường thuật dài và dựa theo số liệu mới nhất của Viện Pasteur, nhật báo kinh tế kêu gọi không nên giảm cảnh giác. Ngưỡng lây nhiễm hàng ngày 5000 ca mà tổng thống Macron đề ra để tiến hành bỏ phong tỏa khó có thể đạt được vào ngày 15 tháng 12. Tóm lại là phải từ bỏ hy vọng "phá rào" họp mặt trong dịp lễ cuối năm, Giáng sinh và  ăn Tết Tây.

Ngày 15 tháng 12, trên nguyên tắc, chính phủ sẽ cho phép các rạp hát, chiếu phim, kịch nghệ mở lại cùng với sinh hoạt thể thao của trẻ em cũng như bỏ lệnh xuất trình giấy xin di chuyển.

Tuy nhiên, vì vận tốc lây lan của Covid vẫn còn cao, 13 ngàn ca ngày hôm qua, theo Les Echos, chính phủ Pháp có thể ban hành lệnh giới nghiêm vào lúc 20 giờ sẽ gây khó khăn cho ngành giải trí. Chương trình dự thánh lễ nửa đêm đón sinh nhật Chúa và Giao thừa Tết tây sẽ bị xáo trộn vì đêm 24 và 31 vẫn bị giới nghiêm.

Phải cứu nền dân chủ Mỹ

Vì sao nền dân chủ Mỹ bị đe dọa và vì sao phải cứu, cứu bằng cách nào ? Đó là nội dung bài thời luận của Le Monde.

Theo nhà báo Sylvie Kauffmann, Donald Trump hết làm tổng thống là tin vui vẻ nhưng tin buồn là ông ấy vẫn ở đó. Đảng Cộng hòa đã nằm trong tay Donald Trump, ông cũng quyên được hơn 200 triệu đôla để tài trợ chiến dịch phản đối kết quả bầu cử. Cho đến nay chỉ có 27 dân biểu Cộng hòa trên 249 công nhận chiến thắng của Joe Biden.

Vì sao phải cứu nền dân chủ Mỹ vì từ Thế chiến thứ hai đến nay Mỹ là mô hình dân chủ của thế giới tự do làm gương và là niểm mong ước của nhiều nước khác. Để tiếp tục làm lãnh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ phải đánh bóng chế độ dân chủ sau bốn năm Donald Trump. Vấn đề, như Barack Obama lo ngại, xu hướng mị dân đã là ngon sóng ngầm trước khi Donald Trump lao vào chính trường. Joe Biden chỉ có hai giải pháp một là phục hưng hay là cải cách. Theo Le Monde, không nên chọn giải pháp phục hưng vì phe Donald Trump còn đó.

Tú Anh

Published in Châu Á

Chiếc kéo kiểm duyệt của Trung Quốc không chừa bất kỳ ai, cho dù đó là một kinh tế gia hàng đầu thế giới. Ông Thomas Piketty, chuyên gia kinh tế người Pháp, hôm thứ Hai 31/08/2020 cho AFP biết tập sách mới nhất của ông "Capitalisme et ideologie" (Tạm dịch là Chủ nghĩa Tư bản và Ý thức hệ) có thể sẽ không được phát hành tại Trung Quốc. Nguyên nhân là vì ông từ chối cắt bỏ một số đoạn theo như yêu cầu của phía đối tác Trung Quốc.

ythuc1

Nhà kinh tế học người Pháp, Thomas Piketty, trong một lần giới thiệu sách mới "Tư bản và Ý thức hệ" ở Amsterdam, Hà Lan, ngày 27/02/2020.  AFP – Sander Koning

Trả lời hãng tin Pháp, nhà kinh tế học Thomas Piketty cho biết Citic Press, nhà xuất bản Trung Quốc cùng với nhiều nhà xuất bản khác ở nước này, đã yêu cầu cắt bỏ nhiều đoạn trong tập sách mới nhất "Chủ nghĩa tư bản và hệ tư tưởng", bàn về sự gia tăng đột biến tình trạng bất bình đẳng xã hội trên thế giới.

Ông nói : "Tóm lại, họ muốn xóa tất cả các tham chiếu đến Trung Quốc đương đại, và nhất là hiện tượng bất bình đẳng và sự mập mờ tại Trung Quốc. Tôi đã từ chối những điều kiện đó, và nói rõ là tôi chỉ chấp nhận một bản dịch đầy đủ, không cắt bỏ một đoạn nào hết".

Cụ thể, theo ông, trong chương 12 của "Chủ nghĩa Tư bản và Hệ tư tưởng", dành nói về "các xã hội cộng sản và hậu cộng sản", sau khi chỉ trích mạnh mẽ sự thái quá của "chế độ quả đầu chế (oligarchie) và đạo tặc trị (kleptocratie)" tại Nga, kinh tế gia người Pháp còn tấn công vào "chế độ kim quyền chính trị (ploutocratie)" ở Trung Quốc. Những chế độ mà ở đó tình trạng bất bình đẳng mỗi ngày một gia tăng, thậm chí còn vượt qua cả các nước phương Tây.

Chương này có đoạn viết như sau : "Vào cuối những năm 2010, (…) bất bình đẳng ở Trung Quốc chỉ thấp hơn Hoa Kỳ một chút và cao hơn rất nhiều so với Châu Âu, trong khi mà trước đây Trung Quốc từng là quốc gia bình đẳng nhất trong số ba vùng châu lục vào đầu thập niên 1980".

Một đoạn khác cũng bị phía Trung Quốc yêu cầu cắt bỏ : "Sau một thời gian dài là nước xóa bỏ tư hữu, Trung Quốc giờ trở thành nước đi đầu thế giới có số nhà tài phiệt mới và có tài sản ở nước ngoài, nghĩa là tài sản được cất giấu trong những cơ chế mập mờ ngay giữa lòng những thiên đường thuế. Nhìn chung, chủ nghĩa hậu cộng sản, theo nhiều biến thể khác nhau Nga, Trung Quốc và Đông Âu, vào đầu thế kỷ 21 này đã trở thành một đồng minh tốt nhất cho siêu chủ nghĩa tư bản".

Theo AFP, những câu này nằm trong số 24 đoạn mà nhà xuất bản Citic Press yêu cầu xóa bỏ, đầu tiên đầu tháng 6/2020 trong ấn bản tiếng Pháp, rồi đầu tháng Tám trong ấn bản tiếng Anh.

Vẫn theo hãng tin Pháp, đây không phải là lần đầu tiên Citic Press hợp tác với nhà kinh tế học Piketty. Tập sách đầu tiên "Le Capital au XXI siècle" (Tạm dịch là Tư bản ở thế kỷ XXI) được bán đến hàng trăm ngàn bản tại Trung Quốc và từng được ông Tập Cận Bình khen ngợi và sử dụng kết quả nghiên cứu của ông về mức tăng nhanh bất bình đẳng xã hội tại Mỹ và Châu Âu như là một bằng chứng về tính ưu việt của mô hình chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.

Được xem như là "ngôi sao hàng đầu" trong ngành Kinh tế, vị giáo sư trường Kinh tế Paris đã phát hành tập sách mới này tại nhà xuất bản Seuil vào tháng 9/2019, sáu năm sau quyển sách "Tư bản ở thế kỷ XXI" (Le Capital au XXI siecle), một thành công toàn cầu với hơn 2,5 triệu ấn bản được bán ra.

Nếu như tại Nga chưa có dự án xuất bản, thì hiện tại Trung Quốc là quốc gia duy nhất đưa ra những yêu cầu như vậy. Theo ông Thomas Piketty, hành động kiểm duyệt này chứng tỏ mối lo lắng ngày càng lớn của chế độ Bắc Kinh, đồng thời cho thấy thái độ từ chối một cuộc tranh luận công khai về những hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau.

Nhà kinh tế người Pháp lấy làm tiếc : "Thật đáng buồn khi chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc của ông Tập Cận Bình lại tránh xa đối thoại và chỉ trích bất chấp những quan điểm phê phán nhưng mang tính xây dựng về những chế độ bất bình đẳng khác nhau trên thế giới và thói đạo đức giả của những chế độ đó" , bất kể đó là tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Brazil, Ấn Độ hay là Trung Đông.

Trung Quốc : Những cuộc biểu tình bảo vệ tiếng Mông Cổ

Biểu tình trước cửa nhà trường, là chuyện hiếm có tại Trung Quốc. Đây chính là những gì đã diễn ra trong những ngày qua tại vùng Nội Mông. Hàng ngàn học sinh và các bậc phụ huynh người Mông Cổ lo ngại cho bản sắc dân tộc. Ngôn ngữ và văn hóa Mông Cổ đang bị một chương trình cải cách học đường đe dọa, có nguy cơ bị biến mất.

Stephane Lagarde, thông tín viên trong khu vực Bắc Á, tường thuật :

"Trên một trong số các video còn sống sót được với chiếc kéo kiểm duyệt, người ta còn thấy dòng chữ ʺTiếng Mông C là tiếng m đẻ ca chúng tôiʺ căng trên chiếc áo khoác mu xanh dương. Du vết ca các cuc biu tình, bt đầu cách này vài ngày trước ngày tu trường, phn ln đã biến mất khỏi các mạng xã hội Trung Quốc.

Nhưng sự khó hiểu, thậm chí phẫn nộ vẫn còn đó. Nguyên nhân là do một chương trình cải cách được đưa ra giữa lúc nghỉ hè, theo như giải thích của ông Christopher Atwood, giảng viên tại khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, trường Đại học Pennsylvania trên trang mạng Made in China.

Ông Julian Dierkes, nhà xã hội học và chuyên gia về Mông Cổ trường Đại học Colombia-Britain, lưu ý là sự thay đổi này trong chương trình giảng dậy là nhằm thay thế tiếng Mông Cổ như là ngôn ngữ giảng dậy trong ba môn học ở bậc tiểu học và cấp hai.

Cuộc vận động này với từ khóa tìm kiếm và biểu ngữ ʺHãy cu ly tiếng Mông Cʺ không nhng được dán ngay trên hai bánh xe ca nhng người đi giao hàng mà còn có nhng bn kiến ngh được đóng du đỏ bng dấu vân tay của những người ký tên.

Một thanh niên Trung Quốc, thuộc sắc tộc Mông Cổ, qua một tin nhắn mã hóa và xin ẩn danh giải thích :

ʺCó hai thay đổi quan trng. Đầu tiên, chính quyn mun đưa tiếng Quan Thoi vào vic ging dy văn hc sm hơn mt năm. Tiếp đến, tiếng Hoa sẽ phải thay thế tiếng Mông Cổ trong môn lịch sử và giáo dục công dân ngay từ năm tới. Nếu như phần đông người Mông Cổ nghĩ rằng cần phải tăng cường học tiếng Hoa để kiếm việc làm, thì họ không đồng tình cho việc các giáo trình giảng dậy là hoàn toàn bằng tiếng Hoa ngay từ tiểu học. Nếu như họ mất đi tiếng nói của họ, sẽ rất là khó tìm lại ngôn ngữ này trong biển người Hán. Tôi cho rằng quy định mới này đi ngược lại với những chính sách trước đây của chính phủ Trung Quốc, vốn dĩ muốn khuyến khích phát triển và đa dạng ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu sốʺ.

Như vậy, người Mông Cổ giờ có lẽ cũng có cùng số phận như người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và Triều Tiên, ở những mức độ khác nhau, là nạn nhân của chính sách đồng hóa với văn hóa người Hán, chiếm đa số, do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2012.

Một bà mẹ thổ lộ với New York Times : ʺH (chính ph Trung Quc) có vic gì phi lo lng. Khi bt tivi, tt c đều bng tiếng Hoa ngay c phim hot hình cũng bng tiếng Hoaʺ".

Mostra de Venise 2020 : Cuộc chiến vì sự sống còn của nền điện ảnh

Thứ Tư, ngày 02/09/2020, liên hoan điện ảnh quốc tế Mostra de Venise lần thứ 77 đã chính thức khai mạc trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành, buộc chính quyền Ý phải ban hành nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Đối với các nhà tổ chức, kỳ liên hoan phim quốc tế lâu đời nhất này sẽ là dịp để định hướng cho nền nghệ thuật thứ 7 trong một thế giới đang bị chao đảo vì đại dịch Covid-19.

Với ông Alberto Barbera, giám đốc liên hoan phim Venise lần thứ 77, đây là một tín hiệu lạc quan, một hình thức thể hiện tình liên đới đối với các nền điện ảnh, cà nhà làm phim, với tất cả những ai làm việc trong ngành điện ảnh. Một lời mời gọi người hâm mộ quay trở về với các phòng chiếu và các nhà làm phim hãy bấm máy trở lại.

Trả lời nhà báo Siegfried Forster đài RFI, ông tâm sự : "Người ta không thể nào bị nhốt chặt ở trong nhà mãi. Đúng là rất tiện khi xem phim trên mạng trong giai đoạn bị phong tỏa, nhưng người ta cũng có nhu cầu tìm lại trải nghiệm cơ bản và tập thể tại các rạp chiếu bóng. Người ta không thể chờ đợi quá lâu, bằng không điện ảnh có nguy cơ chết úa vì thiếu dưỡng khí cần thiết để tồn tại ".

Tuy rằng liên hoan năm nay vắng bóng những nền điện ảnh lớn của Mỹ do tình hình dịch bệnh, nhưng với 18 bộ phim tranh giải Sư Tử Vàng, trong đó có 8 phim do các nữ đạo diễn thực hiện, ông Alberto Barbera tin rằng Venise phiên bản 2020 sẽ là một phát pháo khai màn cho nhiều kỳ liên hoan quốc tế sắp tới sau khi nhiều cuộc tranh tài điện ảnh buộc phải hủy do dịch bệnh Covid-19. Thế nên, lễ khai mạc có sự tham dự của tám giám đốc liên hoan phim lớn nhất thế giới.

Ông Barbera nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện này : "Chúng tôi đã quyết định mời các giám đốc các kỳ festival quan trọng nhất tại Châu Âu, như Cannes, Berlin, San Sebastian, Rotterdam, Luân Đôn, Locarno, Karlovy Vary đến dự lễ khai mạc, để chứng tỏ tình liên đới. Chúng tôi cần phải hợp tác, hỗ trợ ngành công nghiệp điện ảnh và các nhà làm phim, nhấn mạnh vai trò của điện ảnh trong cuộc sống của chúng ta và vai trò của liên hoan trong việc hỗ trợ công nghiệp điện ảnh".

Hợp tác và Tình liên đới chứ không phải là Cạnh tranh, đây cũng chính là châm ngôn hiện nay của ngành điện ảnh.

Pháp : Bảo tàng vắng khách tham quan vì Covid-19

Một mùa hè buồn cho các bảo tàng lớn tại Pháp. Lượng khách tham quan tại các bảo tàng sụt giảm thê thảm. Nguyên nhân là do các biện pháp nghiêm ngặt được áp đặt đối với các du khách nước ngoài do đại dịch virus corona chủng mới.

Vắng khách tham quan đã gây ra tác động đầu tiên về tài chính, vốn dĩ đã gặp khó khăn sau hai tháng bị phong tỏa. Những con số thống kê đưa ra cho thấy tại Louvre, bảo tàng được tham quan nhiều nhất trên thế giới, trong vòng hai tháng 7-8, lượng khách tham quan giảm đến 75% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự cho Cung điện Versailles, mất đến 80% lượng khách tham quan. Mức giảm này tương đương với tỷ lệ du khách nước ngoài nhập cảnh vào Pháp đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga…

Để giảm thiểu tối đa tình trạng phòng vé bị sụp đổ, các bảo tàng tại Paris đặt nhiều hy vọng vào công chúng tại vùng Ile de France : Giới trẻ, các gia đình không có điều kiện đi nghỉ… Một chiến lược mở cửa, tuy có mang lại chút kết quả nhưng chưa đủ để lấp đầy két tiền. Bảo tàng Louvres đành phải kêu cứu chính phủ.

Tại Pháp, những điểm tham quan và công trình kiến trúc lịch sử nào thu hút được đông khách tham quan, phần lớn đều nằm ở tỉnh, phía Đại Tây Dương, các vùng nông thôn, những nơi mà du khách đổ dồn về tìm nguồn dưỡng khí thiên nhiên sau hai tháng bị "giam hãm" vì lệnh phong tỏa.

Điểm cao nhất dành cho các điểm khảo cổ ngoài trời vì ở đó quy định giãn cách xã hội dễ được áp dụng. Một dạng phục thù của người Cro-Magnon (thời đại đồ đá cũ) đối với nghệ thuật hiện đại chăng ?

RFI an ủi độc giả : Đây cũng là dịp hiếm hoi để mặt đối mặt với nàng La Joconde. Bạn sẽ được tận hưởng một cảm giác gần gũi chưa từng có với người phụ nữ bí ẩn của Leonard de Vinci, khi vắng bóng những dòng du khách lũ lượt quen thuộc !

Minh Anh (tổng hợp)

Nguồn : RFI, 05/09/2020

Published in Diễn đàn

Trump-APEC : Điểm nhấn và kỳ vọng (VOA, 03/11/2017)

Tổng thng M Donald Trump ngày 3/11 khi hành chuyến công du 12 ngày ti năm nước Châu Á. Chuyến ra nước ngoài dài ngày nhất ca ông Trump k t khi dn vào Tòa Bch c s đưa ông ti Nht, Hàn Quc, Trung Quc, Vit Nam, và Philippines.

20171

Ngoại trưởng Rex Tillerson và Đi din Thương mi M Robert Lighthizer s túc trc đ giúp ông Trump đy mnh chương trình ngh s đt trng tâm vào thương mi và vn đ ht nhân Triu Tiên.

Người ta kỳ vng s hiu rõ ràng hơn v chính sách ca chính quyn Trump đi vi khu vc Châu Á đang ngày càng tr nên quan trng trên trường quc tế vn đã khiến người tin nhim ca ông Trump, Tng thng Barack Obama, phi ‘Xoay trc.’

Một vài trng tâm đang được gii quan sát hết sc ‘đ ý’ :

Cuộc khng hong Triu Tiên

Triều Tiên s là vn đ cp bách nht đi vi ông Trump gia lúc Bình Nhưỡng đang tiến gn ti th đc võ khí ht nhân có kh năng bn trúng lục đa M. Mc tiêu ca ông Trump là kéo được Hàn Quc và Trung Quc vào kế hoch tăng ti đa áp lc Bình Nhưỡng.

Hiểu rõ phương cách tiếp cn cng rn ca ông Trump, Tng thng Hàn Quc, Moon Jae-in đang tìm ‘khong trng’ đ đi thoi vi Bình Nhưỡng trong khi Trung Quc phn đi lnh cm vn du khí đi vi Triu Tiên hay mt cuc chiến tranh ph đu, vin dn lý do s gây bt n ln bán đo Triu Tiên.

Thương lượng mu dch

Giảm mt cân bng thương mi vi Châu Á là ưu tiên kinh tế hàng đu ca lãnh đo M. Khi rút M ra khi Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có s tham gia ca Vit Nam cùng 10 nước khác, ông Trump tng tuyên b s thương lượng trc tiếp vi tng nước mt.

Theo dự kiến, ông Trump s yêu cu Nht m ca th trường cho sn phm tht bò và ô tô ca M và thúc đy Hàn Quc điu chnh hip ước t do thương mi song phương đã có 5 năm nay mà ông mô t là ‘quá li cho Hàn Quc và quá hi cho Hoa Kỳ.’

Đối với Trung Quốc, ông có th s bo đm mt s tha thun thương mi tr giá hàng t đô la.

Quan hệ M-Trung

Trong các chủ đ ông Trump bàn tho vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti Bc Kinh ln này không th thiếu vn đ Triu Tiên và s bành trướng ca Trung Quốc Bin Đông.

Sự hin din ca M ti Châu Á

Một phn s mng ca ông Trump là tái khng đnh vai trò lãnh đo ca M trong vic c súy mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và thông thoáng, theo Tòa Bch c.

Tổng thng Trump, khi đt chân tới Châu Á s th hin tm nhìn ca M ti thượng đnh APEC ti Vit Nam cũng như s t chc các cuc hp thượng đnh vi các nước ASEAN.

Tuy nhiên, quyết đnh ca ông Trump b qua Thượng đnh Đông Á do ASEAN tài tr Philippines vào ngày 14/11 không những khiến người ta thc mc v s nghiêm túc trong cam kết ca Trump đi vi Châu Á, mà còn to điu kin cho Trung Quc ‘bành trướng’ nh hưởng.

Việt Nam trông đi gì ?

Chặng dng ca ông Trump ti Vit Nam t ngày 10 đến 12/11 là mt s kin đáng chú ý giữa lúc Việt Nam đang tìm cách vc dy năng lượng cho mi quan h song phương sau khi ông Trump rút M ra khi TPP.

Giới lãnh đo đng cng sn Vit Nam mun có các mi quan h kinh tế khng khít hơn vi M đ thúc đy nn kinh tế l thuc vào xut khu và giảm bt ph thuc vào Trung Quc. Bc Kinh chiếm 21% tng thương mi quc tế ca Vit Nam trong năm 2016, gn gp đôi so vi chc năm trước, trong khi M chiếm khong 13%, theo thng kê ca Qu Tin t Quc tế.

Việt Nam có phn chc s ‘ve vãn’ ông Trump bng cách gim bt nhng rào cn đu tư và ký các tha thun kinh doanh ln đ h nhit nhng ch trích v mc thng dư mu dch vi M tăng hơn gp đôi trong 5 năm qua. Khi Th tướng Nguyn Xuân Phúc thăm Tòa Bch c hi tháng 6, Vit Nam đã ‘chào hàng’ một số các tha thun thương mi.

Tuy nhiên, trong bối cnh ông Trump đang vướng bn ‘nhiu chuyn ni b ca M’ vi cuc điu tra Nga can thip bu c Hoa Kỳ đang ngày càng gay cn và đim nóng Triu Tiên, Hà Ni ‘khó lòng kỳ vng gì nhiu ông Trump trong chuyến đi này,’ theo nhn đnh ca Lut sư-Giáo sư Vũ Đc Khanh ti Đi hc Ottawa (Canada), mt chuyên gia nghiên cu v chính tr Vit Nam, quan h quc tế và lut pháp quc tế.

Theo nhà quan sát này, hai điểm chính mà Vit Nam trông ch khi đón tiếp Tng thng Donald Trump ln này là s tái cam kết trong chính sách an ninh-t do hàng hi Bin Đông, nơi Trung Quc không ngng ln bước trong các tranh chp ch quyn, và mt tín hiu rõ ràng v chính sách thương mi ca Washington vi Thái Bình Dương, đc bit trong bi cnh TPP tái khi đng không có M.

Trà Mi

Nguồn tham kho : Nikkei/ Bloomberg/VOA Interview

*******************

Đồng minh Châu Á chờ tín hiệu trấn an của Donald Trump (RFI, 03/11/2017)

Tổng thống thứ 45 của Mỹ bắt đầu chuyến công du đầu tiên tại Châu Á. Trước khi khởi hành vào thứ sáu 03/11/2017, Washington đưa hai oanh tạc cơ chiến lược B1-B biểu dương lực lượng trên không phận bán đảo Triều Tiên. Hành động này có lẽ không phải là ngẫu nhiên : Donald Trump cần phải trấn an các nước Châu Á, đang mất niềm tin vào đồng minh Hoa Kỳ.

20172

Công du Châu Á trong hơn 10 ngày, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải rất thận trọng. Ảnh minh họa. miné.JIM WATSON / AFP

Vòng công du đầu tiên của tổng thống Donald Trump ở Châu Á, được giới phân tích xem là rất "tế nhị". Các quốc gia đồng minh cốt lõi trong khu vực chờ xem chủ nhân Nhà Trắng có hành động hay tuyên bố nào xác quyết lập trường truyền thống "cột trụ an ninh" ở Châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Triều Tiên công khai thách thức và Trung Quốc cũng không còn che giấu tham vọng bá quyền.

Trong khi đó thì chiến lược Châu Á của Donald Trump vẫn là một ẩn số. Đâu là mục tiêu sâu xa của Washington ? Những tuyên bố của tổng thống Mỹ, lúc còn là ứng cử viên, muốn xét lại mối quan hệ liên minh lịch sử giữa Hoa Kỳ với các đồng minh trên thế giới đã gây hoang mang trong công luận và chính giới các nước liên hệ, ở Châu Âu cũng như ở Châu Á.

Được RFI đặt câu hỏi, chuyên gia Pháp Barthélémy Courmont, giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IRIS giải thích : Có một mối ưu tư rất lớn, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai nước này lo ngại vì những lời tuyên bố của Donald Trump. Trước khi đắc cử, Donald Trump kêu gọi hai nước Châu Á này phải tự lo thân trước mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này làm công luận và các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc bất an. Lo âu còn nhiều hơn nữa liên quan đến sự giao kết của Mỹ ở Biển Đông. Trên toàn Châu Á, từ khi Donald Trump đắc cử, người ta thấy Mỹ muốn rút chân ra khỏi khu vực nhất là qua quyết định từ bỏ Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Các nước trong vùng xem quyết định này là dấu hiệu Mỹ bỏ rơi những cam kết liên đới lịch sử với các đồng minh truyền thống.

Do vậy, trong chuyến công du Châu Á lần này, Donald Trump phải tìm cách xóa tan những lo ngại của các đồng minh.

Lời cảnh báo Tokyo và Seoul phải tự lo thân, không nên trông cậy ô dù nguyên tử của Washington đã làm lung lay niềm tin ở các nước đồng minh Châu Á. Thêm vào đó là những phản ứng ngẫu hứng của tổng thống Donald Trump trước mỗi hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng càng làm cho tình hình căng thẳng thêm.

Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, hồ sơ quan trọng thứ hai trong chuyến công du cũng ẩn chứa nhiều chướng ngại. Quyết định của Donald Trump không tham gia Hiệp Định TPP, cho dù người tiền nhiệm đã ký kết, chỉ làm cho uy tín của Mỹ trong khu vực, bị tác hại.

Mỹ rút chân, Trung Quốc thừa cơ hội thao túng khu vực với dự án đối tác thương mại khu vực gọi tắt là RECEP.

Tuy nhiên, biết rõ Bắc Kinh không thực tâm tôn trọng quyền tự do kinh doanh mà chỉ sử dụng hiệp ước thương mại để phục vụ ý đồ chính trị bành trướng, 11 thành viên còn lại của TPP, đứng đầu là Nhật Bản và Úc tiếp tục con đường đa phương đã định trong khi tổng thống Donald Trump cố tìm những thỏa thuận song phương có lợi cho Mỹ.

Trong vòng 11 ngày của chuyến công du Châu Á từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, chủ nhân Nhà Trắng phải chứng minh là khẩu hiệu "nước Mỹ trước đã" của ông không có tác động ngược, làm hại cho quyền lợi của nước Mỹ.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Trung Quốc gây bất ngờ với tên lửa tầm xa mới (RFA, 26/01/2017)

Trung Quốc có thể đang thử nghiệm tên lửa tầm xa không đối không mới có khả năng tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp liệu trên không. Tờ China Daily loan tin này hôm qua.

tenlua1

Không quân Trung Quốc với máy bay chiến đấu J-10 hôm 13/4/2010. AFP photo

China Daily trích lời của một chuyên gia nghiên cứu không quân Trung Quốc cho biết sự thành công của tên lửa mới sẽ đánh dấu một bước đột phá quan trọng cho Trung Quốc.

Tên lửa mới được xác định có tầm bắn xa tới 400 km, vượt tầm bắn thường được áp dụng trong các lực lượng không quân các nước phương Tây, và có thể lao xuống nhắm vào mục tiêu từ tầng bình lưu.

Hiện không quân Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về tên lửa mới.

Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc thời gian gần đây đã làm các nước trong khu vực lo lắng vì những hành động lấn lướt đòi chủ quyền của nước này tại biển Đông và đối với Đài Loan.

******************

Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa không đối không tầm xa ? (RFI, 26/01/2017)

tenlua2

Ảnh minh họa : Hỏa tiễn DF-21D trước bức ảnh Vạn lý trường thành, bày ở Thiên An Môn 3/09/2015.AFP PHOTO / GREG BAKER

Reuters trích Nhân Dân Nhật Báo số ra hôm nay 25/01/2017, cho biết là Trung Quốc có lẽ đã thử nghiệm một loại tên lửa tầm xa, bắn đi từ phi cơ, có thể bắn hạ các loại máy bay dọ thám hay máy bay tiếp liệu.

Tờ báo Trung Quốc nói đến hình ảnh mà quân đội Trung Quốc công bố gần đây của chiến đấu cơ J-11B trang bị môt loại tên lửa chưa được xác định là loại nào.

Trả lời tờ báo một chuyên gia về Không quân Trung Quốc đánh giá rằng đây có thể tên lửa đời mới có thể được thiết kế để bắn hạ những mục tiêu có giá trị, như máy bay do thám tối tân, thường bay ngoài những vùng chiến sự, và là con mắt của máy bay địch.

Theo Reuters hỏa tiễn mới này có thể có tầm bắn 400 cây số, một bước tiến rất xa so với các loại tên lửa hiện nay của Trung Quốc mà tầm bắn hạn chế hơn nhiều, không hơn 100 cây số.

Không Quân Trung Quốc không bình luận gì về thông tin này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông và với Đài Loan.

******************

Hoa Kỳ nâng cấp căn cứ quân sự ở Philippines (RFA, 26/01/2017)

tenlua3

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tại Singapore ngày 23 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Bộ Quốc phòng Philippnes hôm qua cho biết Hoa Kỳ sẽ nâng cấp và xây dựng các cơ sở tại những căn cứ quân sự ở Philippines trong năm nay. Đây là một phần trong thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) giữa hai nước được ký kết vào năm 2014.

Nói với báo giới ở Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết EDCA sẽ vẫn được thực hiện. Trước đó, Tổng thống Phi là ông Duterte đã từng lên tiếng đe dọa sẽ bỏ thỏa thuận này.

Bộ trưởng Lorenzana cho biết Washington cam kết xây dựng các nhà kho, doanh trại và đường băng tại 5 khu vực đã được hai bên thống nhất. Ông cũng cho biết Tổng thống Duterte cũng biết về các dự án này và hứa là sẽ tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng cho biết nước này đã đề nghị Trung Quốc cung cấp 3 tàu tốc độ, hai máy bay không người lái, súng và một robot phá bom trong gói trợ giúp quốc phòng trị giá 14 triệu đô la mà Trung Quốc hứa cho nước này. Bộ trưởng Lorenzana cho biết những thiết bị này được dùng để giúp Philippines chống lại phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở miền Nam Philippines.

Published in Châu Á