Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Muốn đua chen với Mỹ, Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng

The Economist phân tích "Vì sao Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng của mình ?" : Nếu muốn thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần có được sự hậu thuẫn của họ.

trungquoc1

Người biểu tình tại Hà Nội ngày 19/06/2014 hô khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc vì đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du đến vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. AP - Tran Van Minh

Có nhiều láng giềng nhất thế giới, "thiên triều" muốn thống trị tất cả

Không có nước nào có nhiều láng giềng hơn Trung Quốc, với 14 biên giới trên bộ. Trong số đó có một Nhà nước côn đồ là Bắc Triều Tiên, những nước bị chiến tranh xâu xé như Miến Điện, tranh chấp lãnh thổ trên đất liền như Ấn Độ, chồng lấn yêu sách trên biển như Nhật Bản, hay thường xuyên bị Bắc Kinh dọa nuốt chửng như Đài Loan. Trong nhiều thế kỷ, các hoàng đế Trung Hoa coi thế giới như nhiều vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là bệ rồng của "thiên triều", các vương quốc láng giềng như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản phải triều cống. Tập Cận Bình mang lại một bước ngoặt trong thế kỷ 21 cho nhãn quan này, gây lo sợ cho những nước xung quanh.

Các cường quốc thường muốn gia tăng thịnh vượng và an ninh bằng cách thống trị khu vực về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa. Mỹ là nước duy nhất giữ được vị trí lâu dài, một phần nhờ địa lý, nhưng cũng nhờ các hiệp ước đôi bên cùng có lợi với Mêhicô và Canada, bên cạnh đó là quyền lực mềm. "Hàng xóm" của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều. Có tất cả 22.800 kilomet biên giới trên bộ, cả 8 biên giới trên biển đều bị tranh chấp, và các nước như Ấn Độ, Nhật Bản là những sức mạnh kinh tế, quân sự với những tham vọng riêng.

The Economist chia các láng giềng của Trung Quốc làm ba nhóm : yếu đuối hay thất bại (Afghanistan, Lào, Miến Điện, Nepal, Bắc Triều Tiên, Pakistan), thù địch nhưng lại quan hệ chặt chẽ (Mông Cổ, Nga, Trung Á), có liên hệ quân sự với Mỹ (Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam).

Thủ lợi trước mắt, trả giá lâu dài

Có chính sách bá quyền, nhưng Bắc Kinh luôn nói rằng chỉ muốn thu hồi đường biên giới "hợp pháp", tố cáo Mỹ "bao vây". Tuy nhiên sự e dè của các nước bắt nguồn từ những sai lầm của chính Trung Quốc. Bắc Kinh đã thành công trong việc thay đổi nguyên trạng có lợi cho mình trong ngắn hạn. Tàu chiến, máy bay Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu ở Biển Hoa Đông, dựng lên bảy đảo nhân tạo kiên cố trên các rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.

Những lợi ích này đã phải trả giá bằng việc Nhật Bản tăng gấp đôi chi quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác an ninh với các đồng minh của Mỹ. Philippines cho Washington sử dụng thêm bốn căn cứ quân sự, trong đó có ba nơi rất hữu ích trong trường hợp chiến tranh ở Đài Loan. Việt Nam lần đầu tiên từ 40 năm đón tiếp hàng không mẫu hạm Mỹ, và sau đó thêm hai chuyến thăm nữa. Ấn Độ cấm hàng chục ứng dụng Trung Quốc, hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh, tham gia Bộ Tứ.

Các láng giềng của Trung Quốc cũng xích lại gần nhau hơn. Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, cung cấp cho Việt Nam 12 tàu tuần tra cao tốc, một hộ tống hạm tên lửa ; bán hỏa tiễn hành trình cho Philippines. Nhật Bản cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và radar cho Philippines...

Quen thói lấy thịt đè người

Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại không thể thiếu đối với các nước trong khu vực và là nguồn đầu tư lớn. Nhưng nhìn chung, các láng giềng bán được hàng cho Mỹ và châu Âu nhiều hơn cho Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh có thói quen đáng ngại là dùng sức mạnh kinh tế để bắt chẹt. Mông Cổ là nạn nhân đầu tiên khi Tập Cận Bình lên ngôi. Sau khi đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc bèn ngừng cho vay và thông quan. Nay NATO đang giúp Mông Cổ về an ninh mạng, đào tạo sĩ quan bằng tiếng Anh.

Nổi bật nhất là Hàn Quốc : tổng thống Park Geun-hye từng rất thân thiện, nhưng Trung Quốc tung ra chiến dịch tẩy chay dữ dội sau khi Mỹ triển khai hệ thống chống hỏa tiễn ở Hàn Quốc dù vũ khí này nhằm răn đe Bắc Triều Tiên. Nay Seoul gác lại bất hòa xưa nay với Tokyo, cùng tham gia nỗ lực giảm vai trò Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, tạo ra cơ hội mới cho những nước xung quanh. Việt Nam cho biết Samsung và LG sẽ đầu tư thêm 6 tỉ đô la.

Đối với những nước nghèo hơn, tuy phát triển được phần nào cơ sở hạ tầng nhờ đầu tư Trung Quốc, nhưng bị bội tín cũng không ít. Ở Nepal, Trung Quốc không hoàn thành bất kỳ công trình nào trong Con đường tơ lụa mới như đã hứa. Malaysia hủy bỏ nhiều dự án vì giá thành bị thổi phồng, Pakistan và Lào nợ nần ngập đến cổ. Tuần báo nhấn mạnh, muốn đua tranh với Mỹ, lẽ ra Bắc Kinh nên tử tế hơn với các nước láng giềng của mình.

Trước ẩn số Nga, NATO sẽ thay đổi sâu sắc

Cũng trên lãnh vực quốc phòng, Courrier International tổng hợp các nhận định của báo chí Mỹ về "NATO trước ẩn số Nga". Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ phải thay đổi sâu sắc. Hội nghị NATO từ 11 đến 12/07 tại Vilnius (Litva) sẽ rất căng thẳng, một năm sau khi thượng đỉnh Madrid chỉ ra Nga là mối đe dọa trực tiếp. Đặc biệt vụ binh biến của Prigozhin càng cho thấy sự bất ổn. Nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu càng tin rằng cần phải kết nạp Ukraine vào NATO, nhưng ngược lại cũng có ý kiến cho là phải thận trọng.

Những chủ đề mang tính kỹ thuật cũng được thảo luận, lần đầu tiên đưa ra kịch bản xung đột trực tiếp ở Châu Âu trên nhiều mặt trận. Trước đây, quân đồng minh đóng ở Ba Lan và các nước Baltic chỉ vừa đủ để giữ chân kẻ thù chờ viện binh tới, nay NATO muốn ngay từ ngày đầu bảo vệ được "từng centimet lãnh thổ". Tuy nhiên Liên minh còn phải làm nhiều việc để nâng số 40.000 quân nhân được huấn luyện kỹ càng lên 200.000 người, và nếu ông Stoltenberg áp đặt được mức sàn 2% GDP cho ngân sách quốc phòng sẽ là một thành công lớn.

Về phía Kiev hy vọng qua hội nghị Vilnius sẽ có được triển vọng cụ thể hơn, trở ngại lớn nhất là ông Joe Biden phản đối. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói : "Thực tế đã đổi khác. Giờ đây các nước Baltic đề nghị Đức gởi một lữ đoàn đến để bảo vệ trước Nga. Nhưng sau khi Ukraine gia nhập, đội quân nào sẽ được gởi ? Đó là một lữ đoàn Ukraine. Người Đức chẳng cần phải tài trợ, cung cấp nguồn lực, không bị rủi ro chính trị vì đối đầu trực tiếp với Nga".

Putin và nước Nga hậu Wagner

Nhận xét về "Putin và nước Nga hậu Wagner", Le Point cho rằng việc xâm lăng Ukraine đã quật ngược lại Moskva, làm rạn vỡ hai cột trụ mà chế độ dựa vào là khủng bố và bạo lực. Vụ nổi dậy Wagner đã phá tan huyền thoại một Putin bất khả xâm phạm, làm rõ sự chia rẽ trong nội bộ, xuyên thủng bức tường tuyên truyền.

Yevgeny Prigozhin đã mở mắt cho người Nga về thực tế chiến tranh. Chính phủ Kiev không phải trong tay bọn "quốc xã" mà là những người yêu nước, trách nhiệm gây ra cuộc chiến này không phải là phương Tây mà chỉ một mình Vladimir Putin, quân đội Nga thì chỉ huy bất tài, tổ chức tồi và không có tinh thần chiến đấu. Chiến tranh đẩy Nga vào ngõ cụt : một triệu thanh niên có học bỏ chạy ra nước ngoài, kỹ nghệ suy sụp, căng thẳng với các nước cộng hòa đã bị thiệt mất nhiều quân. Một nền dân chủ Ukraine nảy sinh hướng về phương Tây, Đức và Nhật tái vũ trang, NATO tỉnh thức, Nga thành chư hầu của Trung Quốc...

Tuy nhiên tác giả cho rằng Vladimir Putin trong tuyệt lộ sẽ càng nguy hiểm hơn, có thể ra tay thanh trừng mạnh mẽ, gia tăng đàn áp đối lập trước cuộc bầu cử tổng thống 2024. Sự thất bại của quân Nga trên chiến trường được bù đắp bằng oanh kích ồ ạt, đánh vào thường dân, hăm he tấn công nguyên tử. Cuối cùng là ra sức bóp méo thông tin để tạo ưu thế cho ông Donald Trump trong bầu cử Mỹ, tài trợ cho các đảng cực đoan tranh cử tại Nghị Viện Châu Âu.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, chiến tranh Ukraine là cơ hội duy nhất để quay lại với những giá trị của mình. Không ai mong một quốc gia có 6.400 đầu đạn nguyên tử như Nga tan rã, nhưng cần răn đe để ngăn ngừa mọi cuộc xâm lăng mới. Các bài học từ vụ nổi dậy kỳ lạ của Wagner rất rõ : Ukraine đặt chân vào Châu Âu và thế giới phương Tây, Nga bước ra ngoài và bị cô lập cho đến khi nào người dân nước này chấm dứt khế ước đổi nghèo nàn và trấn áp lấy giấc mơ đế quốc. Châu Âu cần từ bỏ ảo tưởng hòa bình vĩnh viễn.

Những kẻ ngốc hữu dụng của Putin

Về vấn đề này, The Economist mô tả "Những tên ngốc hữu dụng của Putin". Các đảng cực hữu và cực tả đòi "hòa bình" ngay lập tức, mà trên thực tế là nạn nhân phải cắt đất cho kẻ xâm lược. Giới trí thức làm ngơ trước những tội ác chiến tranh của Nga, than vãn về cái gọi là "chiến tranh ủy nhiệm". Viện dẫn tính trung lập, Thụy Sĩ dựa vào luật lệ phức tạp để ngăn chuyển giao vũ khí cho Ukraine...

Trong một cuộc mít-tinh mới đây ở gần Berlin, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị một dàn đồng ca lực lưỡng gào thét "Warmonger !" (kẻ hiếu chiến). Vốn là một người lịch sự, nói năng nhẹ nhàng và điềm tĩnh, ông Scholz đã hét trở lại trong micro rằng chính Putin muốn chiếm Ukraine. "Nếu các vị to mồm như vậy mà có một chút não, thì các vị đã biết ai mới là kẻ hiếu chiến !".

Prigozhin đang ở Moskva để thương lượng ?

Sự vắng mặt bí ẩn của Yevgeny Prigozhin sau vụ nổi loạn gây nhiều thắc mắc. Libération cuối tuần dẫn nguồn tin riêng từ tình báo phương Tây cho biết ông chủ Wagner có mặt ở Moskva ít nhất là từ ngày 01/07. Ông ta cùng với những chỉ huy chính được Kremlin triệu tập, đã gặp Vladimir Putin và trao đổi với tướng Viktor Zolotov, chỉ huy trưởng Vệ binh Quốc gia Rosgvardia vốn trung thành với tổng thống, và Sergei Narychkin, lãnh đạo tình báo Nga. Một sự chuyển giao dường như đang diễn ra ở Châu Phi : trong số 1.400 lính đánh thuê đóng ở Trung Phi, 500 người sẽ ra đi trong những ngày tới, và hôm thứ Năm có 150 lính đã lên đường sang Belarus.

Về tình hình chiến trường, trả lời phỏng vấn của L’Express, tướng Pháp Michel Yakovleff cho rằng thời gian đang đứng về phía Ukraine, do sự yếu kém của Putin mà vụ binh biến mới đây đã bộc lộ. Theo ông, chế độ Putin đang bước vào hồi kết, giải pháp cho cuộc chiến là chính quyền này sụp đổ.

Tướng Yakovleff nhận thấy cuộc phản công của Kiev rất cần ATACMS, loại hỏa tiễn có tầm bắn 300 cây số mà Washington chưa muốn giao cho. Bởi vì quân Nga buộc phải dời các kho hậu cần thật xa, tiếp tế cho binh lính sẽ chậm hơn. Nhà nghiên cứu Léo Péria-Peigné của IFRI giải thích với việc Mỹ chấp nhận viện trợ bom chùm, Kiev có thể "dọn quang" được quân Nga khỏi những vùng đất rộng lớn hơn, tuy còn gây tranh cãi. Bên cạnh đó cũng giải quyết được tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng, theo The Economist.

Kỷ nguyên công nghệ cao bắt đầu từ chiến tranh Ukraine

Cũng về quân sự, The Economist ra số đặc biệt với chủ đề "Tương lai của chiến tranh", nhấn mạnh "Một kỷ nguyên mới của chiến tranh công nghệ cao đã bắt đầu", và "Cuộc chiến Ukraine chứng tỏ công nghệ có thể làm thay đổi bộ mặt chiến trường". Có thể rút ra ba bài học lớn từ cuộc chiến Ukraine.

Trước tiên là chiến địa được quan sát rất rõ. Hãy quên ống dòm hay bản đồ, bây giờ là các cảm biến giúp nhìn thấy mọi thứ từ vệ tinh hay drone. Có giá thành rẻ và hiện diện khắp nơi, chúng cung cấp những dữ liệu được thuật toán xử lý và thường xuyên được cải thiện để tìm được một cây kim trong đống rơm, tín hiệu di động từ một tướng Nga, hay hình dáng một xe tăng đã được ngụy trang. Những thông tin này sau đó được chuyển qua vệ tinh cho những người lính ngoài mặt trận, hoặc để pháo binh nhắm bắn với độ chính xác chưa từng thấy. Tính chất minh bạch cao độ như vậy có nghĩa là chiến tranh tương lai tùy thuộc vào trinh sát.

Ngay cả trong thời đại của trí thông minh nhân tạo, bài học thứ hai là chiến tranh vẫn có thể huy động đến hàng trăm ngàn người, hàng triệu thiết bị, đạn dược. Thương vong ở chiến trường Ukraine rất lớn : khả năng nhìn thấy mục tiêu và tấn công chính xác khiến số lượng lính tử trận tăng vọt.

Bài học thứ ba, là ranh giới chiến tranh rất rộng và không rõ ràng. Thường dân Ukraine bị lôi cuốn vào cuộc chiến như những nạn nhân – trên 9.000 người đã thiệt mạng – nhưng cũng là người tham gia : một bà già tỉnh lẻ vẫn có thể giúp điều chỉnh hướng bắn pháo thông qua một ứng dụng điện thoại di động. Các phần mềm chiến đấu của Ukraine được đặt trên "đám mây" của các tập đoàn công nghệ, các công ty nước ngoài cung cấp dữ liệu, viễn thông ; các đồng minh hỗ trợ việc cung ứng cho Kiev và trừng phạt Moskva ở những cấp độ khác nhau. Không có cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào, nhưng quân đội nào dù hùng hậu mà không đầu tư được vào công nghệ mới hay phát triển được chiến thuật mới, sẽ bị những quân đội nhỏ hơn qua mặt.

Khói lửa bạo loạn chiếm trang nhất các tuần báo Pháp

Màu đen của khói, màu đỏ của lửa là hai màu sắc chủ đạo bao trùm lên trang bìa các tuần báo kỳ này sau đợt bạo động. L'Express chạy tựa "Các khu phố : 40 năm thảm họa". Le Point đăng ảnh thị trưởng L'Hay-les-Roses, mà vợ và các con nhỏ đã thoát khỏi một vụ mưu sát, đưa tít lớn "Tỉnh thức hay hỗn loạn". Chủ đề của Courrier International là "Cội rễ của cơn thịnh nộ", nói về bạo loạn ở Pháp dưới mắt báo chí các nước. L'Obs ra số đúp gợi lên những ý tưởng về kỳ nghỉ hè, nhưng có hẳn hồ sơ về "Các bài học của cuộc nổi loạn". Các tuần báo có những nhận định khác nhau, ở nhiều góc độ.

Theo L’Obs, những cảnh bạo loạn dù rất sốc không thể biện minh được, nhưng không nên quên tầm vóc của cuộc khủng hoảng xã hội ; nạn buôn lậu ma túy, nghèo túng, quan hệ căng thẳng với cảnh sát… Le Point phê phán một số vấn đề bất cập trong đó có cách sống cộng đồng, coi thường pháp luật. L’Express cho rằng cánh tả đã phản bội vùng ngoại ô với những lời hứa nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

Giáo sư Iannis Roder dự báo, các vụ bạo loạn sẽ lắng xuống vì đa số là đập phá, cướp bóc vô tội vạ, ít liên quan đến cái chết của thanh niên Nahel. Theo ông, không nên tìm kiếm một ý nghĩa chính trị nào cho những hành động này. Ở Saint-Denis chẳng hạn, một cơ quan hành chánh phụ trách việc trợ cấp cho các gia đình và một trung tâm y tế chăm sóc cho chính phụ huynh của những kẻ nổi loạn, đã bị phá tan tành. Trong bài xã luận, tuần báo nhấn mạnh đến nguy cơ phe cực hữu sẽ "ngư ông đắc lợi", dẫn câu nói của một chính khách : "Chắc chắn là Marine Le Pen sẽ lên nắm quyền vào năm 2027. Không thể cứ 3 điểm trên 20 suốt nhiều năm về vật lý và rồi ngạc nhiên khi thi rớt đại học bách khoa".

Thụy My

Published in Châu Á

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa hai nước (RFA, 04/10/2019)

Hôm 3/10/2019, đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đăng tải video phát biểu của ông Đặng Minh Khôi Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại nước này ca ngợi mối quan hệ chính trị giữa 2 nước "hết sức tốt đẹp" trong bối cảnh đội tàu thăm dò dầu khí của Bắc Kinh mở rộng hoạt động ở Biển Đông.

chine1

Hình minh họa. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi phát biểu tại lễ kỷ niệm 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước ở Bắc Kinh năm 2018 - Courtesy of dangcongsan.vn

"Nhìn lại chặng đường 70 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước thì chúng ta có thể thấy rằng mối tình hữu nghị vừa là đồng chí, vừa là anh em đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai và các thế hệ tiền bối 2 nước đã đích thân vun đắp, gìn giữ và gầy dựng đã không ngừng lớn mạnh trong 70 năm vừa qua.

Đương nhiên trong 70 năm chúng ta là láng giềng cũng có lúc có chuyện này chuyện khác, nhưng có thể nhìn lại trong 70 năm vừa qua quan hệ giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước phát triển hết sức tốt đẹp, toàn diện trên tất cả các lãnh vực và đạt được nhiều thành tựu hết sức ấn tượng, mà cá nhân tôi trong 4 năm làm Đại sứ tại Trung Quốc từ năm 2015 đến nay đã được chứng kiến", ông Khôi nhận định.

Ông Đặng Minh Khôi cho rằng giao lưu văn hóa là một điểm rất là sáng trong quan hệ 2 nước.

"Nhân dân Việt Nam rất ưa thích văn hóa của Trung Quốc, từ điện ảnh, văn nghệ truyền thống cũng như văn hóa hiện đại của Trung Quốc".

Trong gần cuối đoạn phỏng vấn, người đứng đầu Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nói :

"Chúng tôi luôn hy vọng và tin tưởng Trung Quốc là một nước lớn, là một nước thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc, là nước có nhiều đóng góp vào những tiến trình xây dựng của thế giới.

Như Tổng bí thư Tập Cận Bình thường hay nói và mong muốn xây dựng một cộng đồng chung vững mạnh, thì cách tốt nhất là chúng ta cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định, phồn vinh và phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong 3 tháng qua đã có những căng thẳng sau khi Trung Quốc điều tàu hải cảnh, dân binh và khảo sát vào vùng biển của Việt Nam từ giữa tháng 6.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sanh Châu mới đây nói với báo Hindustan Times của Ấn Độ rằng, trong lần xâm nhập mới nhất vào hôm 30/9, Trung Quốc đã điều đến 28 tàu vào vùng biển Việt Nam bất chấp Hà Nội đã gửi hơn 40 lần phản đối tới phía Trung Quốc.

**********************

Cư dân các nước láng giềng ngày càng ghét Trung Quốc (RFI, 04/10/2019)

Vào lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương thanh thế nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một cuộc khảo sát quan điểm về Trung Quốc của người dân thuộc 32 quốc gia, công bố hôm 30/09/2019 cho thấy tỷ lệ người thiếu thiện cảm với Trung Quốc gia tăng đáng kể, đặc biệt là tại các láng giềng ở Châu Á, từ Nhật Bản cho đến Indonesia.

chine2

Pháo hoa tại Quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc, nhân ngày Quốc Khánh 01/10/2019. Reuters/Jason Lee

Theo kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới mới nhất Global Attitudes Survey, do trung tâm nghiên cứu Mỹ có uy tín Pew Research Center thực hiện từ ngày 13/05 cho đến ngày 29/08 vừa qua, nhìn chung vẫn có bình quân 41% cư dân thuộc 32 nước trên thế giới có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 37% có cái nhìn tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, có thể thấy là tâm lý ghét Trung Quốc đang càng lúc càng gia tăng tại các nước, khi so sánh với những kết quả thăm dò trong những năm trước đây. Theo cuộc thăm dò vừa công bố, hiện có đến 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước "không được ưa thích", một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay.

Tâm lý chung của người dân Tây Âu cũng rất tiêu cực đối với Trung Quốc, với tỷ lệ không có thiện cảm lên đến 70% tại Thụy Điển, hay 53% tại Tây Ban Nha. So với năm ngoái 2018, thiện cảm đối với Trung Quốc đã giảm mạnh ở Thụy Điển với tỷ lệ -17%, cũng như tại Anh Quốc, hay Hà Lan, -11%. Chỉ có tại Hy Lạp và Ý thì số người thích Trung Quốc có đông hơn một chút.

Điều đáng ghi nhận nhất có lẽ là việc Trung Quốc không hề được các láng giềng ưu ái chút nào. Bản khảo sát của Pew Research Center đã tập trung tại năm nước vùng Châu Á Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Bắc Á, Philippines, Indonesia ở Đông Nam Á, và Úc ở Châu Đại Dương.

Tại hầu như toàn bộ 5 quốc gia này, đa số người được hỏi đều xác nhận là họ không thích Trung Quốc, cao nhất là Nhật Bản với 85%, kế đến là Hàn Quốc, 63%, Úc 57%, Philippines 54%.

Riêng Indonesia thì không rõ ràng, với tỷ lệ người yêu và người ghét ngang nhau là 36%, nhưng tỷ lệ người thích Trung Quốc từ năm ngoái đến năm nay đã giảm 17%.

Một điểm đáng chú ý trong bản khảo sát của Pew Research Center, là đà tăng của tỷ lệ người ghét Trung Quốc tương ứng với đà tụt giảm của tỷ lệ người thích. Khi đối chiếu với tất cả các cuộc thăm dò từ trước đến nay, thì tỷ lệ người có thiện cảm với Trung Quốc tại tất cả 5 nước láng giềng của Trung Quốc đã giảm xuống mức kỷ lục, hay gần như là kỷ lục trong năm nay.

Tại Philippines, từ 63% người thích năm 2002, tỷ lệ này hiện chỉ còn là 42%. Cũng trong hai thời điểm 2002-2019, tỷ lệ người thích Trung Quốc ở Úc giảm từ 52% xuống 36%, tại Indonesia, từ 73% xuống 36%, tại Hàn Quốc từ 66% xuống 34%, và tệ hại nhất là tại Nhật Bản, từ 55% xuống còn vỏn vẹn 14% trong năm nay.

Theo giới quan sát, nếu tại Châu Mỹ và Châu Âu, những hành vị bị tố cáo là không hay của Trung Quốc bị vạch trần trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra là một trong những lý do khiến người dân mất đi thiện cảm với Trung Quốc, thì tại Châu Á, các hành vi bức hiếp láng giềng đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là nguyên do khiến người dân các nước không còn thích Trung Quốc.

Năm 2014, Việt Nam đứng đầu thế giới về quan điểm ghét Trung Quốc

Việt Nam không nằm trong danh sách các nước Châu Á được Pew Research Center khảo sát trong bản Global Attitudes Survey 2019. Nhưng vào năm 2014, trong một bản thăm dò ý kiến tại ở 44 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì Việt Nam đứng đầu danh sách về thái độ thiếu thiện cảm đối với Trung Quốc.

Có đến 78% người được hỏi cho biết là không thích Trung Quốc, một tỷ lệ chỉ thua có Nhật Bản với 91% người ghét Trung Quốc, nhưng hơn xa Philippines, chỉ có 58% không có thiện cảm với Trung Quốc.

Về câu hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, 74% người Việt Nam đã trả lời rằng đó là Trung Quốc, một tỷ lệ cao hơn người Nhật (68%) hay người Philippines (58%) cũng xem Trung Quốc là kẻ nguy hiểm.

Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt Nam ngày nay có lẽ vẫn không thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh từ năm 2014 đến nay, các hành vi bức hiếp Việt Nam của Trung Quốc chỉ có tăng chứ không hề giảm.

Trọng Nghĩa

********************

Trung Quốc bị tố cáo ngăn cản hoạt động trục vớt tàu cá Việt lâm nạn (VOA, 04/10/2019)

Trung Quốc điu ca nô ti ngăn cn hot đng trc vt tàu cá Vit Nam b lâm nn qun đo Hoàng Sa, báo nhà nước dn tin t Văn phòng y ban Quc gia ng phó s c, Thiên tai và Tìm kiếm cu nn cho biết chiu 3/10.

chine3

Quần đo Hoàng Sa mà Vit Nam tuyên b có ch quyn hin đang do Trung Quc qun lý

Báo Tiền Phong và Phụ N loan tin 9 ngư dân trên tàu cá ĐNa 90929 TS gp nn khi tàu b phá nước, chìm hôm 26/9 cách phía Đông đo Bch Quy (Hoàng Sa) khong 5 hi lý và được tàu cá QNg 95563 TS ca Qung Ngãi cu vt an toàn cùng ngày.

Vẫn theo hai ngun tin này, hôm 2/10, Đà Nẵng đã gi công văn đ ngh Trung Quc h tr trc vt con tàu b chìm cùng tài sn trên tàu và đến chiu ngày 3/10, Trung Quc đã điu mt ca nô ra ngăn cn hot đng trc vt thay vì h tr.

Báo nhà nước nói, Văn phòng y ban Quc gia ng phó s cố thiên tai và Tìm kiếm cu nn đã yêu cu Cc lãnh s và các cơ quan ph trách v tìm kiếm cu nn cùng Cnh sát bin, Tng Cc Thy sn h tr ch tàu cá lâm nn trong vic trc vt con tàu và tài sn.

******************

Truyền thông Việt Nam nói tàu Trung Quốc t chi cu h ngư dân Vit Hoàng Sa (VOA, 01/10/2019)

Truyền thông Vit Nam hôm 1/10 cho biết mt tàu Trung Quc đã t chi cu h 12 ngư dân Qung Nam trên tàu cá lâm nn Hoàng Sa, vùng bin đang trong vòng tranh chp gia hai nước trên Bin Đông.

chine4

Ngư dân trên thuyn tre vnh ca đo Lý Sơn ngoài khơi tnh Qung Ngãi. Mt thuyn ca Qung Nam va b Trung Quc t chi cu h qun đo Hoàng Sa, theo truyn thông trong nước.

Trích dẫn ngun tin t B đi Biên phòng tnh Qung Nam và Cục cu h cu nn ca B Quc phòng, VTC News và Thanh Niên cho biết tàu cá ca tnh Qung Nam mang s hiu QNa 90569 TS vi 12 lao đng đã b gãy trc láp hôm 25/9 và phi th trôi trên bin.

Các ngư dân trên tàu cá QNa 90569 TS ca ông Huỳnh Văn Su phát tín hiệu cu cu sau khi gp nn khu vc đo Bch Quy, thuc qun đo Hoàng Sa. Tàu này xut bến ngày 23/9, 2 ngày trước khi gp nn.

Theo đề ngh ca Cc Lãnh s (B Ngoi giao Vit Nam), Trung Quc hôm 29/9 đã c 1 tàu đến khu vc nêu trên đ cu nn tàu cá của Qung Nam, theo các ngun tin được VTC News và Thanh Niên trích dn.

Tuy nhiên khi đến hin trường, lc lượng cu nn ca Trung Quc "xác đnh s c tàu QNa 90569 TS ch cu h, không phi cu nn". Do đó, phía Trung Quc "gii thiu thông tin quan cu h tàu" cho phía Vit Nam và cho biết "đ được thc hin cu h phi tr tin theo tha thun".

Phía Trung Quốc thông báo cho cơ quan chc năng Vit Nam rng hin có mt tàu cá khác đi cùng tàu QNa 90569 TS nhưng không cho biết rõ s hiu ca con tàu đó.

Theo VTC News, tàu cá QNa 91636 TS của ông Nguyn Thanh Thành, cũng t Qung Nam, đã tiếp cn và lai dt con tàu b nn. D kiến vào sáng 3/10, hai tàu này s v đến cng Kỳ Hà, huyn Núi Thành ca Qung Nam.

Tháng 3 vừa qua, mt tàu Trung Quc có số hiu 4401 đã đâm và đánh chìm mt tàu cá Vit Nam t Qung Ngãi khi tàu này đang đánh bt nơi được coi là ngư trường truyn thng ca h khu vc qun đo Hoàng Sa, theo VnExpress. B Ngoi giao Vit Nam sau đó đã trao công hàm phn đi và yêu cu Trung Quốc đn bù thích đáng cho ngư dân Vit Nam.

Truyền thông trong nước nói rng Trung Quc đã "cưỡng chiếm" các đo Hoàng Sa ca Vit Nam năm 1974 và k t đó, chiếm lĩnh qun đo này mt cách "bt hp pháp". Năm 2012, Trung Quc thành lp thành phố có tên Tam Sa thuộc qun đo Hoàng Sa mà Vit Nam tuyên b thuc ch quyn ca Vit Nam. B Ngoi giao Vit Nam đã gi công hàm phn đi s vic này.

Với tuyên b đường lưỡi bò, còn gi là đường 9 đon, Trung Quc, cho rng phn ln Bin Đông là thuc chủ quyền ca h, bt chp mt phán quyết ca tòa trng tài quc tế năm 2017 La Haye đã bác b tuyên b ch quyn ca Trung Quc.

Published in Châu Á