Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay ném bom ra Hoàng Sa (VOA, 22/05/2018)

Việc Trung Quc trin khai máy bay ném bom H-6K đ tham gia hot đng hun luyn ti các đo và bãi đá trên Bin Đông hi tun trước đã "làm gia tăng căng thng, gây mt n đnh khu vc và không có ích cho vic duy trì môi trường hòa bình, n đnh và hp tác trên Biển Đông’, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam lên tiếng hôm th Hai ngày 21/5.

bd1

Máy bay ném bom H-6K đang bay trên bãi cạn Scarborough trên Bin Đông

Ngoài ra, hoạt đng gn đây ca máy bay ném bom chiến lược Trung Quc ti Qun đo Hoàng Sa đã "vi phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam", n phát ngôn nhân B Ngoi giao Lê Th Thu Hng được hãng tin Reuters dn li nói.

"Việt Nam yêu cu Trung Quc chm dt nhng hot đng này, ngưng quân s hóa khu vc và nghiêm túc tôn trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa", bà Hng nói thêm.

Bà Hằng nói s hin din ca máy bay ném bom trong khu vc đã gây tác đng bt li cho các cuc đàm phán đang diễn ra gia Trung Quc và ASEAN v B quy tc ng x trên Bin Đông (COC).

Trung Quốc hm th Sáu ngày 18/5 đã ln đu tiên đưa mt vài máy bay chiến đu – bao gm máy bay tm xa và có kh năng tn công ht nhân H-6K ra mt đường băng trên đo trên Bin Đông. Hành động này đã khiến cng đng quc tế quan ngi.

Buổi din tp ct và h cánh hôm th Sáu din ra trên đo Phú Lâm, hòn đo ln nht ca qun đo Hoàng Sa mà phía Trung Quc gi là đo Vĩnh Hưng, hãng tin AFP dn ngun t Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS) có tr s Washington cho biết.

"Việc trin khai máy bay H-6K có ý nghĩa ln bi vì nó giúp cho Bc Kinh có được kh năng ném bom tm xa vn có th phóng nhng vũ khí được dn đường chính xác trên c mc tiêu trên bin ln trên đt liền", hãng tin UPI dn li ông Derek Grossman, mt chuyên gia phân tích ca Rand Corporation, cho biết.

Ngay lập tc phía M đã ch trích đng thái đó ca Trung Quc. Phát ngôn nhân Lu Năm Góc lên án vic ‘Trung Quc tiếp tc quân s hóa các thc th đang có tranh chấp trên Bin Đông’.

Về phn mình, hôm 21/5 Philippines cũng bày t ‘quan ngi nghiêm trng’ v s hin din ca máy bay ném bom trong khu vc và B Ngoi giao ca h đã ‘có hành đng ngoi giao thích hp’, cũng theo Reuters.

Còn ở Bc Kinh, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng kêu gi các nước ‘đng nên thi phng’ điu mà ông gi là ‘hot đng tun tra quân s thường xuyên’.

"Chúng tôi hay vọng rng các bên liên quan đng nên trm trng hóa quá mc vic này", ông Lc phát biu trong một bui hp báo thường kỳ.

Ngược li, ông Lc Khng t cáo ngược li M là ‘vic M đưa tàu chiến và máy bay chiến đu đến khu vc đem li nguy him cho các nước khác’, theo hãng tin AFP.

Hồi đu tháng này, Hà Ni cũng yêu cu Bc Kinh rút các thiết bị quân sự khi Qun đo Trường Sa mà hai nước đang tranh chp sau khi truyn thông đưa tin rng Trung Quc đã đưa tên la ra đo.

Đáp lại, phía Trung Quc nói rng vic h trin khai thiết b quân s và binh lính ra đo là ‘quyn ca h’ và rng các thiết b này ‘giúp bo v hòa bình và n đnh khu vc’ và ‘không nhm vào bt c nước nào’.

*******************

Trung Quốc bác bỏ "quân sự hóa" Biển Đông (CaliToday, 21/05/2018)

Sau khi tin tức về các oanh tạc cơ Trung Quốc được cho là đã đáp xuống một căn cứ không quân trên Biển Đông, hôm thứ hai 21/5 Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ chỉ trích là họ đang quân sự hóa Biển Đông.

bd2

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố : "Các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc" - Photo Credit : AFP

Hôm thứ sáu tuần qua lần đầu tiên nhiều chiến đấu cơ của Trung Quốc, kể cả loại máy bay ném bom đường dài, có khả năng mang theo bom nguyên tử là oanh tạc cơ H-6K, đã đáp xuống một căn cứ không quân ở Biển Đông, khiến gây ra nhiều lo ngại trong dư luận thế giới.

Lập tức Hoa Kỳ lên tiếng. Phát ngôn nhân của Bộ quốc phòng Mỹ khi lên tiếng lên án hành động này của Bắc Kinh, đã tố cáo Trung Quốc tiếp tục chuyện quân sự hóa những hải đảo và rặng đá san hô mà họ đã chiếm bất hợp pháp ở Biển Đông.

Trung Quốc đã nhanh chóng đáp trả tố cáo này, còn nói ngược là chính Hoa Kỳ mới là kẻ đang gây căng thẳng trong vùng. Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang trong một cuộc họp báo thường ký tuyên bố : "Các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc".

Lu cho hay ‘hoạt động của các oanh tạc cơ nói trên là công việc huấn luyện bình thường của quân đội chúng tôi, chính Hoa Kỳ khi gửi nhiều chiến hạm và máy bay đến khu vực này mới tạo ra nguy hiểm cho các quốc gia khác’.

Đảo Phú Lâm, nơi các oanh tạc cơ này đáp xuống, là đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cho xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất ở Biển Đông trên đảo này. Việt Nam và Đài Loan cũng tranh chấp chủ quyền của Hoàng Sa với Trung Quốc, theo nội dung bản tin của AFP.

Còn về phần mình, chính phủ Philippines hôm thứ hai 21/5 cũng lại lên tiếng là ‘chúng tôi đang có những hoạt động ngoại giao thích hợp nhằm làm giảm căng thẳng trong vùng’

Đào Nguyên

*****************

Việt Nam - Trung Quốc họp về hợp tác Biển Đông (RFA, 21/05/2018)

Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 14 đến 18 tháng 5 tiến hành đàm phán Vòng 11 Nhóm Công Tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa hai phía. Vòng đàm phán diễn ra ở Hà Nội.

bd3

Cảnh sát biển Đài Loan phun vòi rồng vào tàu cá Việt Nam, hôm 6 tháng 1 năm 2016. (Ảnh minh họa) - AFP

Thông tin được loan đi hôm 21/5 cho biết hai phía kiểm điểm tình hình triển khai hợp tác các dự án đã ký kết sau vòng đàm phán lần thứ 10 đến nay như : nghiên cứu trầm tích thời kỳ Holocene tại khu vực sông Hồng và sông Trường Giang, triển khai thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản… đồng thời trao đổi ý kiến các dự án mới do phía Trung Quốc đề xuất.

Theo Bộ ngoại giao Việt Nam thì hai nước tiếp tục nhất trí trong việc thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Vòng đàm phán thứ 12 về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào cuối năm 2018.

Vòng đàm phán 11 vừa nêu diễn ra vào khi Trung Quốc xác nhận tin đưa oanh tạc cơ H-6K xuống khu vực Biển Đông đang có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác tại Đông Nam Á.

*******************

Đài Loan thông báo "tăng cường phòng thủ" trước áp lực của Hoa lục (RFI, 20/05/2018)

Đài Loan sẽ huy động mọi biện pháp an ninh để đối đầu với mối đe dọa quân sự của Bắc Kinh. Trên đây là tuyên bố của tổng thống Thái Anh Văn để trả lời một loạt câu hỏi của dân chúng hải đảo, ưu tư trước một loạt hành động biểu dương lực lượng của Hoa lục tại eo biển Đài Loan.

bd4

Ảnh minh họa : Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn và bộ trưởng Quốc Phòng Nghiêm Đức Pháp (Yen Teh-fa) quan sát cuộc tập trận gần căn cứ hải quân gần Nghi Lan (Yilan), ngày 13/04/2018. Reuters/Tyrone Siu

Lo âu về mối căng thẳng giữa hai bờ eo biển, dân Đài Loan đã gửi 56 câu hỏi vào Facebook của văn phòng tổng thống Thái Anh Văn, yêu cầu cho biết chính phủ có những biện pháp đối phó ra sao. Trong thông điệp trấn an được công bố ngày chủ nhật 20/05/2018, tổng thống Thái Anh Văn cho biết nền kỷ nghệ quốc phòng của Đài Loan đã được khuyến khích phát triển vũ khí để đương đầu với Hoa lục. Chính phủ của bà sẽ tăng cường mọi biện pháp an ninh bảo vệ Đài Loan, và theo dõi sát sao mọi động thái của Bắc Kinh.

Chính phủ Thái Anh Văn đã thông báo kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng thêm 2%, thúc đẩy phát triển công nghiệp hàng không, tên lửa tàu ngầm, và nhiều công nghệ quân sự khác .

Trước câu hỏi làm cách nào để "thanh tóan các kênh xâm nhập" của Trung Quốc ? Tổng thống Thái Anh Văn không trả lời thẳng nhưng cho biết với tư cách là một "tổng thống nhã nhặn" bà sẽ "bắt tay ông Tập Cận Bình".

Đắc cử vào năm 2016, tổng thống Thái Anh Văn phủ nhận nguyên tắc "một nước Trung hoa" và "phải thống nhất" theo quan điểm của Bắc Kinh. Chính quyền Tập Cận Bình đã phản ứng mạnh bằng các biện pháp tấn công ngoại giao cô lập Đài Loan, huy động lực lượng hải thuyền, tàu sân bay, chiến đấu cơ tiến gần bờ biển "hải đảo ly khai" hàng chục lần trong hai năm qua.

Theo một chuyên gia về tâm lý quần chúng, đại học Đài Bắc, được AP trích dẫn, thông điệp trên đây của tổng thống Đài Loan, tăng cường an ninh quốc phòng, không nhắm vào Bắc Kinh mà nhằm trấn an công luận và nhất là động viên giới trẻ Đài Loan ủng hộ lập trường chính phủ : "Chính sách hai bờ eo biển của Đài Bắc không hề thay đổi. Trung Quốc phải thay đổi"

****************

Oanh tạc cơ Trung Quốc đáp xuống Biển Đông, Manila phản ứng chừng mực (RFI, 21/06/2018)

Sau vụ Không quân Trung Quốc công khai phô trương việc oanh tạc cơ của họ, trong đó có máy bay ném bom có thể trang bị vũ khí hạt nhân H-6K, đã hạ cánh xuống đảo nhân tạo và bãi đá trên Biển Đông vào tuần trước, Bộ ngoại giao Philippines hôm nay, 21/05/2018, cho biết đang có "động thái ngoại giao hợp lý" để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình trong vùng biển có tranh chấp.

bd5

Máy bay Trung Quốc J-15. Ảnh chụp năm 2017.STR / AFP

Trong bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ ngoại giao Philippines khẳng định đang theo dõi sát tình hình và nhắc lại quyết tâm của Philippines là "bảo vệ từng tấc lãnh thổ và các khu vực mà Philippines có chủ quyền".

Tuy nhiên, theo hãng Reuters, tuyên bố của Bộ ngoại giao Philippines không hề tố cáo các hành động của Trung Quốc, trong khi Mỹ đã từng lên tiếng khẳng định ngay là động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể khiến căng thẳng trong khu vực nóng lên.

Dẫu sao thì Bộ ngoại giao Philippines đã có lên tiếng xác nhận "hành động ngoại giao" đối với Trung Quốc trong vụ này. Trong khi đó bản thân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, khi được hỏi về vụ máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc ở Biển Đông, đã khẳng định rằng ông sẽ không khiêu khích Trung Quốc.

Tổng thống Philippines đã bị phe đối lập chỉ trích dữ dội về thái độ hòa hoãn với Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông. Có lẽ là để phần nào giải tỏa áp lực đến từ các chỉ trích của một phần công luận trong nước mà vào hôm nay, phủ tổng thống Philippines đã lên tiếng bày tỏ thái độ "quan ngại sâu sắc" về sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo hãng Reuters, trong một buổi họp báo tại phủ tổng thống Philippines, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống Duterte cho biết là Philippines không thể kiểm chứng độc lập về sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc, nhưng đã ghi nhận các thông tin về sự kiện này và bày tỏ thái độ "quan ngại sâu sắc về tác động của vụ việc đối với các cố gắng duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".

**********************

Philippines 'hành động phù hợp' với oanh tạc cơ Trung Quốc ở Biển Đông (VOA, 21/05/2018)

Philippines bày tỏ "hết sc quan ngi" v s hin din ca các máy bay ném bom chiến lược ca Trung Quốc ti Bin Đông đang có tranh chp và Bộ ngoại giao nước này đã thc hin "hành đng ngoi giao phù hp", người phát ngôn ca Tng thng Rodrigo Duterte cho biết hôm 21/5.

bd6

Tiêm kích Đài Loan bay gần máy bay ném bom Trung Quc H6-K eo bin Luzon (nh do Bộ quốc phòng Đài Loan công b hôm 11/5)

Lực lượng không quân ca Trung Quc cho biết các máy bay ném bom như H-6K đã hnh và cất cánh t các đo và các rn san hô Bin Đông trong khuôn kh các cuc thao dượt hi tun trước.

Phát ngôn viên tổng thng, Harry Roque, nói Philippines không th đc lp xác minh s hin din ca các máy bay ném bom Trung Quc Bin Đông.

"Nhưng chúng tôi lưu ý đến các báo cáo đã xut hin và chúng tôi bày t hết sc quan ngi v tác đng ca vic đó đi vi n lc duy trì hòa bình và n đnh trong khu vc", ông Roque nói trong mt cuc hp báo dinh tng thng.

Bộ ngoại giao Philippines cho biết h đang theo dõi các din biến.

"Chúng tôi đang thực hin hành đng ngoi giao phù hp cn thiết đ bo v các tuyên b ch quyn ca chúng tôi và s tiếp tc làm như vy trong tương lai", b cho hay trong mt tuyên b, nhưng không cung cp thêm chi tiết.

Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Philippines không lên án hành đng ca Trung Quc, mà Washington nói có th làm tăng căng thng và làm mt n đnh khu vc.

Tại Bc Kinh, mt phát ngôn viên Bộ ngoại giao đã kêu gi các nước khác không din gii quá mc v điu mà ông gọi là cuc tun tra quân s thường l.

"Chúng tôi hy vọng rng các bên liên quan không suy din quá nhiu v điu này", ông Lc Khng nói trong mt cuc hp báo hàng ngày.

Trung Quốc tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b Bin Đông, mt tuyến đường thy chiến lược, nơi khong có lượng hàng vn ti bin tr giá 3 nghìn t đôla đi qua mi năm. Vit Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, và Đài Loan cũng đưa ra nhng tuyên b ch quyn đy mâu thun trong cùng khu vc.

Published in Châu Á