Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng Hun Sen đến Việt Nam giải quyết các vấn đề biên giới (VOA, 04/10/2019)

Hôm 4/10, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có mt ti Hà Ni bt đu chuyến công du hai ngày, nhm gii quyết các vn đ biên gii trên đt lin vi Vit Nam, điu mà mt nhà quan sát Campuchia nói là đ giúp "ngăn chn các chính tr gia [phe đi lp] tn dng [vn đ biên giới] đ phc v cho li ích chính tr".

hunsen1

Phái đoàn Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tại Hà Nội, ngày 04/10/2019.

Báo Thanh Niên tường thut ti bui hi đàm ca hai nhà lãnh đo Vit Nam - Campuchia : "Th tướng Nguyn Xuân Phúc và Th tướng Hun Sen khng đnh quan h Vit Nam và Campuchia là quan h anh em gn kết, bn cht không th tách ri".

Trang Thanh Niên dẫn li ông Hun Sen mt ln na "cm ơn s giúp đ vô tư, trong sáng ca Vit Nam giúp Campuchia đánh đ chế đ dit chng, cũng như s tr giúp chí tình ca Vit Nam giúp Campuchia hi sinh đt nước ngay c khi Vit Nam cũng đang gp khó khăn vì bao vây cm vận".

Truyền thông Vit Nam cho biết trong chuyến thăm này hai nước s ký 2 văn kin pháp lý ghi nhn thành qu 84% công tác phân gii cm mc biên gii đt lin.

Chuyến công du Vit Nam ca ông Hun Sen din ra vài ngày sau khi ông kêu gi người dân Campuchia không tham gia "âm mưu lt đ nhà nước" ca ông Sam Rainsy, lãnh đo đi lp đang sống lưu vong.

Ông Hun Sen đưa ra li kêu gi hôm 2/10 sau khi ông Sam Rainsy, cu ch tch ca đng Cu nguy Dân tc Campuchia (CNRP) đã b gii th, cùng các chính tr gia đi lp khác đang sng lưu vong thông báo h s quay v Campuchia vào ngày 9/11.

Nhằm duy trì lc lượng ng h sau nhiu năm nước ngoài, ông Rainsy hi tháng trước kêu gi nhng người ng h, bao gm mt s nhân vt trong quân đi, lt đ ông Hun Sen.

"Họ nói h s lt đ chúng ta vào ngày 9/11. Đây là mưu đ đo chính và B Tư pháp đã truy tố ti âm mưu đo chính ri", ông Hun Sen nói trước 1.200 sinh viên trong l tt nghip ca mt trường đi hc ti th đô Phnom Penh, theo Khmer Times.

Trao đổi vi t The Phnom Penh Post, ông Kin Phea, Giám đc Vin Quan h Quc tế thuc Hc vin Hoàng gia Campuchia cho biết chuyến thăm chính thc ti Vit Nam ca ông Hun Sen s giúp tăng cường hơn na quan h và hp tác gia hai nước.

"Thông thường, Việt Nam và Campuchia có quan hệ truyn thng ging như anh em và hàng xóm thân hu. Vì vy, mc tiêu ca chuyến thăm là tăng cường và phát trin hp tác gia hai nước", ông nói.

Ông Kin Phea nói nếu hai chính ph có thêm mt tha thun đ phân ranh gii thì s giúp gii quyết các vn đ biên gii ca hai bên. "Nó cũng s giúp ngăn chn mt s chính tr gia c gng tn dng vn đ này vì li ích chính tr".

"Chúng tôi không muốn vấn đề biên gii tr thành mt ‘căn bnh’ cho các quc gia ca chúng tôi", ông nói.

Dường như ông Kin Phea ám ch ông Sam Rainsy, sng lưu vong Pháp t năm 2015, người thường xuyên cáo buc ông Hun Sen quá thân cn vi Hà Ni và liên tc gi ông Hun Sen là "con rối ca Vit Nam".

Trước đó, vào tháng 9/2010, ông Sam Rainsy, b chính quyn Hun Sen kết án 10 năm tù trong v tranh chp biên gii vi Vit Nam, sau khi ông đã trình bày mt bn đ có mt ln ranh biên gii gia Vit Nam và Kampuchea khác vi bn đ mà chính ph Campuchia s dng.

Vụ tranh chp đã có t mt năm trước đó khi ông Sam Rainsy và hai dân làng di chuyn các ct mt bng g đánh du biên gii gia Kampuchea và Vit Nam. Ông Rainsy đã b lãnh án tù hai năm v ti nh ct mt biên gii trong khi những người dân làng mi người lãnh án tù 1 năm.

*******************

Campuchia và Việt Nam ký thỏa thuận mới về phân chia đường biên giới (RFA, 04/10/2019)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ ký thỏa thuận mới liên quan đến việc phân chia đường biên giới giữa hai nước vào thứ Bảy, ngày 5 tháng 10. Báo Khmer Times trích lời Thủ tướng Hun Sen cho biết như vậy hôm 4/10 sau cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội.

hunsen2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký thỏa thuận mới liên quan đến việc phân chia đường biên giới giữa hai nước ở Hà Nội hôm 4/10/2019 - AFP

Theo truyền thông trong nước, trong cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đánh giá cao ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen với việc ký kết 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền. Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình và phát triển bền vững giữa hai nước.

Theo Khmer Times, cũng nhân chuyến thăm này, hai nước đã ký 7 thỏa thuận hợp tác bao gồm thỏa thuận trợ giúp Campuchia chống buôn lậu thuốc phiện ở tỉnh Sihanouk, xây dựng một tòa nhà hành chính mới cho quốc hội Campuchia. Hai bên cũng ký các ghi nhớ trong lĩnh vực hải quan.

Hai bên cũng nhất trí phối hợp tìm biện pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện hai bên nhằm giúp cộng đồng người Việt tại Campuchia sinh sống ổn định, thuận lợi, bảo đảm địa vị pháp lý.

Truyền thông trong nước trích lời Thủ tướng Hun Sen ở họp báo hôm 4/10 cảm ơn Việt Nam đã giúp Campuchia lật đổ Pol Pot.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đạt con số 5 tỷ đô la trong năm nay. Ông cũng cho biết du lịch giữa hai nước đang phát triển với 1 triệu người Việt đến du lịch Campuchia.

Ngoài việc chưa hoàn tất việc cắm mốc trên biên giới đất liền, hiện Việt Nam và Campuchia cũng còn những bất đồng trong việc phân chia biên giới trên biển.

Mới đây, Campuchia đã từ chối cấp quốc tịch cho người Việt sinh sống ở các tỉnh Kratie, Mondulkiri, Ratanakiri và Stung Treng theo đề nghị của Hà Nội.

Theo con số thống kê của chính phủ Việt Nam, hiện có khoảng 110.000 người Việt đang sinh sống ở Campuchia, chủ yếu bên dòng sông Tonle Sap.

Published in Châu Á

Bài viết của tác giả Vũ Đức Liêm mang tựa đề "Sự hình thành đường biên giới Việt Nam - Campuchia thời Nguyễn", thấy đăng đi đăng lại trên các trang web tiếng Việt. Tác giả cho rằng đường biên giới này "không phải là sáng tạo của chủ nghĩa thực dân Phương Tây" ; mà nó là "sản phẩm của các nỗ lực của nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX trong việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, và xác lập các hệ thống phòng thủ, cũng như bố trí dân cư dọc theo đường ranh giới mà theo đó sẽ định hình nên đường biên hiện đại giữa hai quốc gia".

biengioi0

Biên giới Việt Nam - Campuchia

Bài viết dựa trên một số "sơ đồ - croquis" của "Đại nam nhất thống dư đồ", mô tả sơ lược địa giới giữa Cao Miên với Hà Tiên và An Giang, đồng thời cùng các sự kiện lịch sử vào các thế kỷ 17, 18.

Nhận xét đầu tiên của tôi là bài viết này tác giả không mô tả (hay phác họa) được toàn bộ đường biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, mà chỉ nói (hết sức sơ lược) về đường biên giới giữa Campuchia với hai tỉnh Hà Tiên và An Giang (gồm Long Xuyên và Châu Đốc). Tức chỉ đề cập biên giới từ biển đến sông Cửu Long (Hậu giang) mà thôi.

Trong khi trên thực tế, đường biên giới này còn kéo dài lên phía bắc, qua các tỉnh (một số mới được sáp nhập vào Việt Nam sau này), như Tây Ninh, Phước Long, Darlac, Pleiku cho tới tỉnh Kon Tum.

Nếu ta có đọc lịch sử, mỗi vùng (đất ghi trên) sáp nhập vào Việt Nam là cả một "trường thiên lịch sử" đầy éo le gay cấn (vì sự chống đối dai dẵn của phía Campuchia mà chuyện này không nói ở đây) !

Rõ ràng tác giả đã kết luận sai. Các vua nhà Nguyễn không hề "chinh phục" các vùng đất (nay là "cao nguyên" Trung Phần). Biên giới các tỉnh, từ Phước long (gồm Bình phước và Lộc Ninh) cho tới Darlac, Pleiku, Kontum hoàn toàn là "sáng kiến của chủ nghĩa thực dân phương Tây" (sic !).

Nếu Pháp không vào Việt Nam, ta không thể biết số phận của Campuchia và vùng đất "lục tỉnh" sẽ ra rao.

Nếu có nghiên cứu lịch sử ta thấy đây là vùng "biên giới sống - frontière vivante". Tức là biên giới vùng này co giãn tùy theo tương quan lực lượng giữa các bên Việt Nam và Thái Lan. Có lần Việt Nam "mở rộng" lãnh thổ qua tới Nam Vang. Nhưng cũng có lần Việt Nam phải rút về phòng thủ cho tới Tây Ninh.

Đất của Campuchia, đến năm 1914, toàn bộ khu vực tả ngạn sông Cửu Long thuộc về Thái Lan. Hiệp ước phân định biên giới năm 1914 Pháp mới mới lấy lại được vùng này trả lại cho Campuchia. Tức là biên giới của Campuchia cũng là "sáng kiến của chủ nghĩa thực dân phương Tây".

Về biên giới vùng Hà Tiên - Châu Đốc, theo tôi, ý kiến của tác giả là "lợi bất cập hại".

Tác giả viết : "thực tế cho thấy Huế, Bangkok, và Phnom Penh đã đi đến công nhận hiện trạng của đường biên này, ít nhất như chúng ta có thể phác thảo : từ Hà Tiên dọc theo kênh Vĩnh Tế, qua Châu Đốc và kéo dài lên Tây Ninh. Một trong những biểu hiện của sự ghi nhận này chính là việc các tập bản đồ của triều Nguyễn giữa thế kỷ XIX đã bắt đầu đề cập đến đường biên này".

Theo tác giả đường biên giới khu vực này con kinh Vĩnh Tế.

Lợi bất cập hại là vì "bọn Tây thực dân" đã phân định biên giới đoạn này vào ngày 15 tháng bẩy năm 1873. Theo đó đường biên giới là đường song song với kinh Vĩnh Tế, cách kinh này 1.200 mét, được đánh dấu từ cột mốc số 107 đến cột số 124.

Tức là, nếu "chiếu theo lịch sử" như tác giả, (khoan nói tới các vùng đất như Darlac, Pleiku, Kontum), Việt Nam sẽ phải trả lại cho Campuchia 1.200 mét đất dọc theo kinh Vĩnh Tế.

Hiệp định phân định biên giới năm 1985, Việt Nam đã nhượng lại cho Campuchia hơn 1000 mét. Theo hiệp định này đường biên giới đi song song cách bờ bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 150m (một trăm năm mươi mét) cắt rạch Giang Thành (Stoeng Tonhon) đến điểm có tọa độ 1164.200 – 456.450.

Tức là biên giới hiện nay là đường song song với kinh Vĩnh Tế, cách kinh này 150 mét, ở bờ phía bắc.

Theo tôi, biên giới giữa Việt Nam và Campuchia là một mặt là sản phẩm của "thực dân Tây phương", mặt khác là do hệ quả của tập quán quốc tế "Uti Possidetis". Theo tập quán này, trước khi độc lập đất đó của anh thì sau khi độc lập anh tiếp tục sở hữu nó.

Mà tập quán "uti possidetis" cũng là một "sáng tạo của chủ nghĩa thực dân phương Tây".

Theo tôi, "bài Tây" quá hay là "thân Tàu" quá cũng đều không tốt.

Bằng chứng là bài viết này của tác giả Vũ Đức Liêm. Những tay chính trị gia "dân tộc chủ nghĩa" như Sam Rainsy sẽ mừng như bắt được vàng khi đọc bài này.

Ông học giả Đinh Kim Phúc có hỏi chơi rằng ông Sam Rainsy đã trả bao nhiêu tiền để tác giả viết như vậy ?

Còn tôi, Việt Nam không trả tôi xu nào, nhưng tôi cũng viết cho bà con biết là nhờ bọn Tây thực dân mà biên giới khu vực này là đường song song với kinh Vĩnh Tế, cách kinh này 1.200 mét. Kinh Vĩnh tế hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Việt Nam.

(Không biết sao, chắc phải hỏi TS Trần Công Trục, hiệp định năm 1985 lại nhượng lại cho Campuchia 1050 mét đất. Tức nhượng một dải đất dài bằng chiều dài kinh Vĩnh Tế, song song với kinh này, bề rộng là 1050 mét).

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 23/09/2017

Published in Diễn đàn

Hội nghị Tư pháp về biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh, Việt Nam vào ngày 29 tháng 8.

vietmien1

Hội nghị Tư pháp về biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh, Việt Nam vào ngày 29 tháng 8. Courtesy moj.gov.vn

Hội nghị do Bộ trưởng tư Pháp Việt Nam ông Lê Thành Long đồng chủ tọa với người đồng cấp Campuchia, ông Ang Vong Vathana.

Ông Long nói rằng sau khi Bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp giữa hai nước được ký vào năm 2009, đã có nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao của viên chức và chuyên gia hai bên. Nhiều thỏa thuận về trợ giúp tư pháp và dẫn độ đã được ký kết.

Ông Long cũng nói rằng các tỉnh biên giới của Việt Nam đã nổ lực tuyên truyền pháp luật cho dân chúng, giải quyết những bất đồng giữa người Việt và Campuchia sống ở khu vực biên giới.

Trong bản tin tiếng Anh của báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng hơn 100 đại biểu tham gia hội thảo thúc giục hai nước hoàn tất các thủ tục trao đổi tội phạm hình sự qua biên giới mà hai bên đã ký kết vào tháng 12 năm ngoái.

Việt Nam và Campuchia vẫn đang hoàn tất việc phân định đường biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước. Việc này đôi khi bị phe đối lập tại Phnom Penh chỉ trích là chính quyền Campuchia hiện nay nhân nhượng Việt Nam.

Ngoài ra tại vùng biên giới hai nước còn xảy ra nạn buôn lậu gỗ từ Campuchia, cũng như còn có một số người thiểu số từ vùng Tây nguyên Việt Nam nói bị đán áp tôn giáo chạy sang Campuchia.

Một hội thảo tương tự được dự trù diễn ra ở Campuchia vào năm 2019.

Published in Châu Á