Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc tách trẻ Hồi giáo Tân Cương khỏi cha mẹ, đưa vào trường nội trú (BBC, 05/07/2019)

Trung Quốc đang cố tình tách trẻ em Hồi giáo khỏi gia đình, tôn giáo và ngôn ngữ của các em ở vùng Tân Cương, theo một nghiên cứu mới.

uighur1

Nhà trẻ Bé ngoan Hotan (Hotan Kindness Kindergarten), cũng giống như các nhà trẻ khác, được lắp đặt hệ thống an ninh nghiêm ngặt

Cùng lúc với việc hàng trăm ngàn người trưởng thành đang bị giam giữ tại các trại giam khổng lồ, một chiến dịch nhanh chóng và trên quy mô lớn nhằm xây dựng các trường học nội trú đang diễn ra.

Dựa trên các tài liệu có thể tìm thấy công khai và được củng cố bằng hàng chục cuộc phỏng vấn với thân nhân hiện đang sống ở hải ngoại của các gia đình tại Tân Cương, BBC cho đến nay đã thu thập được một số những bằng chứng dày dặn, cho thấy những gì đang xảy ra với trẻ em trong khu vực.

Các hồ sơ ghi chép cho thấy ở chỉ một thị trấn đã có hơn 400 em nhỏ có cả cha lẫn mẹ bị đem nhốt dưới hình thứ hoặc là vào trại, hoặc vào tù.

Các đánh gia chính thức đang được thực hiện nhằm xác định xem liệu các em có cần phải được đưa vào "trung tâm chăm sóc" hay không.

Bên cạnh các nỗ lực nhằm thay đổi danh tính của người trưởng thành ở Tân Cương, các bằng chứng cho thấy có một chiến dịch đang được song song thực hiện nhằm xóa bỏ cội rễ của trẻ em.

Trung Quốc tiến hành giám sát và kiểm soát chặt chẽ tại Tân Cương, nơi các phóng viên nước ngoài bị theo sát 24 giờ mỗi ngày, khiến họ không thể thu thập được những lời kể chân thực tại đây. Thế nhưng họ có thể làm được điều đó tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một sảnh lớn tại Istanbul, hàng chục người xếp hàng để kể những câu chuyện về chính họ ; nhiều người nắm chặt những bức ảnh chụp trẻ em, tất cả đều là các em nhỏ nay đang mất tích tại Tân Cương.

"Tôi không biết là ai đang chăm sóc chúng", một người mẹ nói, chỉ tay vào tấm ảnh chụp ba đứa con gái nhỏ của mình, "không hề liên lạc được".

Một người mẹ khác cầm tấm ảnh chụp các con, ba trai một gái, và chùi nước mắt. "Tôi nghe nói là chúng đã bị đưa vào một trại trẻ mồ côi", bà nói.

Trong 60 cuộc phỏng vấn riêng rẽ với bầu không khí căng thẳng và những lời kể đau khổ, cha mẹ và thân nhân các em kể chi tiết về hơn 100 vụ trẻ em mất tích tại Tân Cương.

uighur2

Các em đều là người Uighurs, cộng đồng sắc tộc theo Hồi giáo đông dân nhất tại Tân Cương, vốn có mối quan hệ ngôn ngữ và tôn giáo lâu bền với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hàng ngàn người đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để đi học, đi làm ăn, thăm thân, hoặc để tránh chính sách hạn chế sinh con cũng như tình trạng đàn áp tôn giáo đang tăng tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian ba năm qua, họ nhận ra là mình đã bị mắc kẹt ở lại sau khi Trung Quốc bắt đầu giam giữ hàng trăm ngàn người Uighurs và người thuộc các sắc tộc khác tại các khu trại khổng lồ.

Giới chức Trung Quốc nói người Uighurs đang được giáo dục tại "các trung tâm đào tạo học nghề" nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan, bạo lực tôn giáo. Thế nhưng các bằng chứng cho thấy rằng nhiều người bị bắt đơn giản chỉ vì họ thể hiện niềm tin tôn giáo - như cầu nguyện hoặc đeo mang che mặt - hoặc vì họ có người thân sống ở nước ngoài, tại những nơi như Thổ Nhĩ Kỳ.

Với những người Uighurs này, việc trở về gần như đồng nghĩa với việc sẽ bị bắt giam. Việc liên hệ qua điện thoại là vô cùng khó, ngay cả nói chuyện với thân nhân ở nước ngoài bây giờ cũng là việc trở nên quá nguy hiểm đối với những ai đang ở Tân Cương.

Vợ ở quê nhà bị bắt giam, một người đàn ông nói với tôi ông sợ rằng trong số tám đứa con của mình, một số cháu có thể đã bị đưa vào trung tâm nuôi dưỡng của nhà nước Trung Quốc.

"Tôi nghĩ là chúng đã bị đưa vào trại cải tạo thiếu niên", ông nói..

uighur3

Nghiên cứu mới do BBC đặt hàng thực hiện đã làm rõ về việc điều gì đang thực sự diễn ra đối với các em này và hàng ngàn em khác.

Tiến sỹ Adrien Zenz là nhà nghiên cứu người Đức được ghi nhận là đã phơi bày đầy đủ tình trạng người Hồi giáo ở Tân Cương bị bắt giữ hàng loạt.

Dựa trên những tài liệu chính thức được công bố công khai, bản phúc trình của ông nêu ra bức tranh về độ mở rộng quy mô các trường học ở mức chưa từng có tại Tân Cương.

Các khu trại đã được mở rộng, các khu ký túc xá mới được xây dựng với công suất tăng lên quy mô rất lớn.

Đáng chú ý là nhà nước đã nâng cao khả năng chăm sóc toàn phần thời gian đối với số lượng lớn các em nhỏ đúng vào lúc họ xây dựng các trại giam giữ.

Và dường như các hoạt động này là để nhắm vào cùng các nhóm sắc tộc.

uighur4

Chỉ trong một năm, 2017, tổng số trẻ em đăng ký vào nhà trẻ ở Tân Cương tăng lên hơn nửa triệu. Các số liệu của chính phụ cho thấy trẻ em Uighurs và các sắc tộc thiểu số khác theo Hồi giáo chiếm tới hơn 90% trong số đăng ký tăng thêm đó.

Kết quả là mức độ đăng ký đi nhà trẻ ở Tân Cương đã tăng từ mức dưới trung bình so với toàn quốc tên mức cao nhất tại Trung Quốc, tính đến thời điểm này.

Chỉ riêng ở miền nam Tân Cương, một khu vực tập trung đông người Uighur nhất, giới chức đã đổ ra số tiền khổng lồ, 1,2 tỷ đô la, để xây dựng và nâng cấp các nhà trẻ.

Phân tích của ông Zenz cho thấy việc bùng nổ xây dựng này bao gồm cả việc tăng thêm nhiều khu nhà ở tập thể cho các em.

uighur5

Nhà trẻ Youyi của huyện Tân Hòa (Youyi Kindergarten) có chỗ cho 700 cháu, với 80% là trẻ thuộc các sắc tộc thiểu số ở Tân Cương

Việc mở rộng các cơ sở giáo dục cho trẻ nhỏ tại Tân Cương có vẻ như được thúc đẩy bằng cùng động cơ như với việc mở rộng các cơ sở giam giữ hàng loạt người trưởng thành.

Và nó cũng rõ ràng là ảnh hưởng tới hầu như toàn bộ các em nhỏ người Uighur và các sắc tộc thiểu số khác, bất kể cha mẹ các em có bị đưa vào trại hay không.

Hồi tháng Tư năm ngoái, giới chức địa phương đã đưa 2.000 em nhỏ ở các khu làng lân cận vào một trường nội trú khổng lồ, trường Diệp Thành Hạt Số 4 (Yecheng County Number 4).

Các trường Diệp Thành số 10 và 11

Hình ảnh trên đây cho thấy một địa điểm đang được chuẩn bị để xây dựng hai trường nội trú mới ở thành phố Diệp Thành (Yecheng) (còn gọi là Kargilik trong tiếng Uighur) ở miền nam Tân Cương.

Hai trường được phân cách bởi một bãi chơi thể thao chung, mỗi trường có kích cỡ lớn gấp ba lần so với quy mô trung bình trên toàn quốc, và được xây lên trong thời gian chỉ hơn một năm.

Chương trình tuyên truyền của chính phủ nói rằng các trường nội trú nhằm giúp "duy trì ổn định xã hội và hòa bình" với "trường học chăm lo thay cho cha mẹ".

Ông Zenz nói có một mục tiêu sâu xa hơn.

"Các trường nội trú tạo ra bối cảnh lý tưởng để tái định hướng văn hóa dài lâu lên các cộng đồng thiểu số", ông nói.

Cũng như với các trại giam, nội dung nghiên cứu của ông nói rằng có động cơ rõ rệt trong việc loại bỏ tiếng Uighur và các ngôn ngữ địa phương khác khỏi khu vực trường học. Quy định các trường đưa ra những đòi hỏi nghiêm ngặt và đi kèm với các hình thức tính điểm trừng phạt đối với cả học sinh lẫn giáo viên nếu như họ sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào trừ tiếng Trung trong trường học.

uighur8

Hình chụp 4/2018

uighur9

Hình chụp 5/2019

Điều này phù hợp với các tuyên bố chính thức khác của giới chức, theo đó nói Tân Cương đã đạt được mức giảng dạy bằng tiếng Trung ở tất cả các trường học trong khu vực.

Nói chuyện với BBC, Xu Guixiang, một viên chức cao cấp của Sở Tuyên huấn Tân Cương, bác bỏ việc nhà nước phải chăm sóc một lượng lớn các em nhỏ không có cha mẹ sống cùng.

"Nếu toàn bộ các thành viên gia đình đều được đưa vào đào tạo học nghề thì gia đình đó hẳn là có vấn đề gì nghiêm trọng", ông nói và cười vang. "Tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vậy".

Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất trong kết quả tìm hiểu của ông Zenz là những bằng chứng mà ông có được, cho thấy con cái của những người bị bắt giữ thực sự là đang được đưa ồ ạt vào hệ thống trường học nội trú.

Có các mẫu lưu trữ thông tin chi tiết mà giới chức địa phương sử dụng để ghi lại tình hình cụ thể của các em có cha mẹ bị đưa vào trung tâm đào tạo học nghề hoặc vào tù, và để xác định xem các em có cần đưa vào hệ thống chăm sóc tập trung hay không.

Ông Zenz tìm được một tài liệu của chính phủ với nội dung chi tiết về các trường hợp "các nhóm cần giúp đỡ", trong đó gồm các gia đình mà "cả vợ và chồng đang ở trung tâm đào tạo học nghề".

Và có một văn bản từ thành phố Kashgar gửi cho các văn phòng giáo dục đào tạo, yêu cầu các trung tâm phải cấp bách chú ý giải quyết nguyện vọng, nhu cầu của các học sinh có cha mẹ ở trong các trại.

Các trường học cần phải "tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý", văn bản nói, và "tăng cường giáo dục tư tưởng cho học sinh" - điều cũng được vang lên đều đều tại các khu trại giam giữ cha mẹ các em.

Một số tài liệu khác có liên quan của chính phủ thì có vẻ như cố tình né tránh sự phát hiện của các công cụ tìm kiếm, bằng cách dùng những biểu tượng thay thế cho việc dùng từ "đào tạo học nghề".

Tại một số trung tâm giam giữ người lớn cũng có cả các vườn trẻ ở gần, và khi tới thăm, các phóng viên của nhà nước Trung Quốc đã ca tụng các địa điểm đó.

Họ nói rằng các trường học nội trú đó cho phép trẻ em thuộc các sắc tộc thiểu số học hỏi được "những thói quen tốt hơn cho cuộc sống", và được hưởng mức độ vệ sinh cá nhân tốt hơn so với khi ở nhà. Một số em đã bắt đầu gọi giáo viên dạy mình là "mẹ".

Chúng tôi đã gọi điện thoại tới Sở Giáo dục ở Tân Cương để tìm hiểu thêm về chính sách chính thức đối với các trường hợp này. Hầu hết đều từ chối trả lời, nhưng có vài người cho biết những thông tin ngắn gọn.

Chúng tôi hỏi một viên chức là điều gì xảy ra đối với những đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bị đưa vào trại.

"Chúng sống nội trú trong trường", bà trả lời. "Chúng tôi cung cấp cho các cháu nơi ở, thức ăn và quần áo... và chúng tôi được các cấp lãnh đạo nói rằng chúng tôi cần phải chăm sóc các cháu cho thật chu đáo".

uighur10

Nhà trẻ Ánh Dương Hotan (Hotan Sunshine Kindergarten) nhìn qua lớp tường rào dây thép

Tại sảnh lớn ở Istanbul, khi các câu chuyện được kể ra, người ta có thể cảm nhận được tâm trạng tuyêt vọng và cả nỗi oán hận sâu sắc.

"Hàng ngàn những đứa trẻ vô tội đang bị tách khỏi cha mẹ và chúng tôi liên tục đưa ra lời khai", một người mẹ nói với tôi. "Tại sao thế giới im lặng khi đã biết những chuyện này ?"

Trở lại Tân Cương, kết quả nghiên cứu cho thấy toàn bộ các em nhỏ nay sống trong trường học đều chịu "sự cô lập bằng các biện pháp quản lý khép kín".

Nhiều trường học được trang bị hệ thống giám sát toàn diện, còi báo động bao quanh và hệ thống hàng rào có điện thế 10 ngàn Volt, và một số trường còn chi tiêu cho công tác an ninh còn cao hơn so với các trại giam người lớn.

Chính sách này được đưa ra vào đầu năm 2017, vào thời điểm việc bắt giam người được đẩy mạnh tới mức quyết liệt.

Ông Zenz đặt câu hỏi, phải chăng nhà nước Trung Quốc đang tìm cách đánh phủ đầu đối với khả năng có những người Uighur nào đó sẽ dùng vũ lực để cướp lại con mình ?

"Tôi nghĩ rằng các bằng chứng về việc tách con cái khỏi cha mẹ một cách có hệ thống là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy chính quyền Tân Cương đang tìm cách nuôi dạy một thế hệ mới hoàn toàn tách rời khỏi cội nguồn, niềm tin tôn giáo và ngôn ngữ mẹ đẻ của các em", ông nói với tôi.

"Tôi tin rằng các bằng chứng đang chỉ ra những gì mà ta phải gọi là sự diệt chủng văn hóa".

**************

Trung Quốc : Căng thẳng sắc tộc dai dẳng 10 năm sau bạo động Tân Cương (RFI, 05/07/2019)

Hôm 05/07/2019, là đúng mười năm xảy ra vụ bạo động ở Tân Cương, làm gần 200 người chết. Mười năm sau, căng thẳng sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán càng thêm sâu thẳm. Bắc Kinh bị tố cáo đối xử phân biệt và tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ.

tancuong1

Cảnh sát xét hỏi giấy tờ một người dân trong lúc lực lượng an ninh canh chừng một con đường tại Khách Thập (Kashgar) ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2017. Reuters/Thomas Peter

Ngày 05/07/2009, thủ phủ Urumqi của vùng chứng kiến những cảnh bạo động chưa từng có. Các thành viên sắc tộc Thổ và theo đạo Hồi, những người Duy Ngô Nhĩ, đã tấn công dữ dội vào cộng đồng người Hán, chiếm đa số ở Trung Quốc nhưng lại là thiểu số tại Tân Cương.

Mười năm sau, căng thẳng sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán càng thêm sâu thẳm. Bắc Kinh bị tố cáo đối xử phân biệt và tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ. Một mặt, sau vụ bạo động, Bắc Kinh tăng cường các biện pháp an ninh hà khắc : lắp đặt mạng lưới camera theo dõi chằng chịt, lấy dấu vân tay sinh học, dựng rào chắn cảnh sát, lập cổng an ninh.

Mặt khác, chính quyền Bắc Kinh thiết lập các trại tập trung, giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ để cải huấn như cáo buộc của nhiều tổ chức nhân quyền. Bắc Kinh phủ nhận và cho rằng đó chỉ là "Những trung tâm huấn nghệ" nhằm chống lại hiện tượng Hồi Giáo cực đoan hóa.

Song song đó, chính quyền Bắc Kinh thực hiện chính sách Hán Hóa, đẩy người Hán đến lập nghiệp tại Tân Cương, đồng thời ép buộc người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ những phong tục tập quán mang dấu ấn đạo Hồi như cấm để râu dài, ép ăn thịt lợn và khuyến khích các cuộc hôn nhân giữa người Hồi và tộc người Hán… Một phóng sự điều tra của BBC còn lên án chính sách tách rời con cái và cha mẹ, giam giữ họ ở những nơi khác nhau nhằm "xóa sạch các dấu vết cội nguồn".

Minh Anh

*****************

Mỹ, Đức gay gắt chỉ trích Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an về vấn đề Tân Cương (VOA, 03/07/2019)

Hoa Kỳ và Đức đã gay gt ch trích Trung Quc trong mt bui hp kín ca Hi đng Bo an Liên Hiệp Quốc hôm th Ba 2/7 vì đã giam gi hơn mt triu người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và người Hi giáo khác. Hai nước này t cáo Bc Kinh là tước các quyn ca nhng người này, các nhà ngoại giao tiết l.

tancuong2

liu : Công nhân đi ngang qua mt tri ci to có hàng rào vây quanh, mà chính quyn gi là 'trung tâm hun nghip' ti Dabancheng vùng Tân Cương, Trung Quốc, ngày 4/9/2018. Reuters/Thomas Peter

Trung Quốc b lên án rng rãi vì đã thành lp các khu giam gi vùng Tân Cương ho lánh. Bc Kinh mô t đây là nhng trung tâm ci to nhm dp tt ch nghĩa cc đoan và đào to nhng k năng mi cho các ‘hc viên’.

Quyền Đi s Hoa Kỳ ti Liên Hip Quc Jonathan Cohen t cáo Trung Quc là đàn áp và ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, theo mt s nhà ngoi giao tham d bui hp phát biu vi điu kin n danh.

Đáp lại, Đi s Trung Quc Mã Triu Húc nói rng các nhà ngoi giao M và Đức không có quyền nêu vn đ Tân Cương lên ti Hi đng Bo an bi vì đây là vn đ ni b ca nước ông.

Được hi v bui hp kín ca Liên Hip Quc, mt quan chc B Ngoi giao M nói :

"Hoa Kỳ lấy làm lo ngi v chiến dch đàn áp khc nghit ca Trung Quc đối vi người Duy Ngô Nhĩ, và nhng người sc tc Kazakhs, Kyrgyz cũng như nhng người Hi giáo khác Tân Cương, và v các hành đng cưỡng bc đ buc các thành viên ca các nhóm thiu s Hi giáo sinh sng nước ngoài tr v Trung Quc đ đi mt vi mt s phn bp bênh".

Phát biểu ti Bc Kinh, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quốc Cnh Sng nói bui hp din ra sau nhng cánh ca đóng kín và ông không hiu làm thế nào mà ni dung cuc hp đã b tiết l vi gii truyn thông.

Ông này nói thêm rằng bui hp bàn v Trung Á, thế mà Đc và Hoa Kỳ đã tung ra "nhng li ch trích vô cớ" về các chính sách ca Trung Quc v Tân Cương. Ông Cnh Sng nói thêm rng Đi s Trung Quc ti Liên Hip Quc đã bác b nhng li ch trích ca hai nước này.

Ông nói :

"Các vấn đ ca Tân Cương là mt vn đ ni b ca Trung Quc, không có liên quan gì đến chương trình ngh s ca Hi đng Bo an".

Sứ mng ca Đc ti Liên Hiệp Quốc t chi bình lun.

*******************

Trung Quốc bắt 13.000 ‘kẻ khủng bố’ ở Tân Cương (VOA, 18/03/2019)

Hôm 18/3, Chính quyền Trung Quc cho biết đã bt gi gn 13.000 "tên khng b" Tân Cương k t năm 2014 cho đến nay, theo hãng tin Reuters.

tancuong3

Trung Quốc đã bắt giữ 13.000 người ở Tân Cương vì tình nghi là "khủng bố"

Đây là thông tin do Bắc Kinh đưa ra trong mt báo cáo nhm bo v cho chính sách bài tr các quan đim cc đoan đi vi người Hi giáo khu vc Tân Cương.

Hãng tin AP nói bản báo cáo dài lê thê này cho thy nhng n lc ca chính ph nhm kim chế ch nghĩa cực đoan tôn giáo nhưng li đưa ra quá ít bng chng v các ti ác đã xy ra.

Vùng Tân Cương xa xôi t trước đến nay b đóng ca đi vi người ngoài, và nhng người dân trước đây và các nhà hot đng nước ngoài cho rng chính quyn trng pht nhng ai đơn thun bày t quan đim v bn sc Hi giáo, cũng theo AP.

Trung Quốc đã phi đi mt vi các ch trích quc tế ngày càng tăng đi vi vic Bc Kinh thiết lp các cơ s giam gi tp trung mà các chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói là giam hơn mt triu người dân tc Uighur và những người Hi giáo khác.

Bắc Kinh nói rng h cn các bin pháp đ ngăn chn mi đe da ca phiến quân Hi giáo, và gi các tri giam này là các trung tâm đào to ngh.

Kể t năm 2014 cho đến nay, Tân Cương đã "tiêu dit 1.588 băng đng bo lc và khủng b, bt gi 12.995 k khng b, thu gi 2.052 thiết b n, trng pht 30.645 người vì thc hin 4.858 hot đng tôn giáo bt hp pháp và tch thu 345.229 bn sao tài liu tôn giáo bt hp pháp", bn báo cáo viết.

Truyền thông Trung Quc cho biết ch mt s ít người phi đi mt vi s trng pht nghiêm khc, chng hn như nhng k cm đu các nhóm khng b, trong khi nhng người b nh hưởng bi tư duy cc đoan li được giáo dc và đào to đ tu dưỡng, ci biến t li lm ca h.

So với các khu vc còn lại ca đt nước, Tân Cương dù có khác bit v tôn giáo, ngôn ng và văn hóa, vn là lãnh th ca Trung Quc t thi c đi, theo báo chí Trung Quc.

Các chuyên gia và các nhà hoạt đng người Uighur tin rng các tri tp trung này là mt phn chiến dch của chính ph nhm thanh lc sc dân thiu s, nhng người đã sinh sng khu vc này t lâu trước khi xut hin làn sóng di cư người Hán trong nhng thp k gn đây.

Theo Reuters-AP

*****************

Mỹ nói Trung Quốc vượt quá mọi vi phạm nhân quyền (VOA, 14/03/2019)

Bộ Ngoi giao M hôm 13/3 ch trích nhng vi phm nhân quyn ti Trung Quc, nói rng đây là nhng s sách nhiu chưa tng thy mà Bc Kinh áp dng vi cng đng Hi giáo thiu s "k t nhng năm 1930".

tancuong4

Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biu nhân dp công b "Báo cáo Nhân quyn Các nước" ti B Ngoi giao M Washington, ngày 13/3/2019.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhn mnh đến nhng vi phm nhân quyền ti Iran, Nam Sudan, Nicaragua và Trung Quc trong "Báo cáo Nhân quyn Các nước" được công b hàng năm ca B Ngoi giao M, nhưng ông nói vi báo gii rng Trung Quc "vượt quá mi vi phm nhân quyn".

"Theo tôi, chúng ta chưa tng thy nhng việc như vy k t nhng năm 1930", ông Michael Kozak, người đng đu văn phòng ph trách dân ch-nhân quyn thuc B Ngoi giao M, phát biu ti cùng bui thuyết trình khi nhc đến nhng vi phm nhân quyn sc dân thiu s Hi Giáo ti Trung Quc.

"Tập trung ước tính đến hàng triu người, nht vào các tri, tra tn, sách nhiu, tìm cách bài tr văn hóa và tôn giáo v..v..nhng gì t trong máu m di truyn ca người ta. Tht là khng khiếp".

Ông Kozak nói Trung Quốc lúc đu ph nhn có nhng tri tp trung nhưng bây gi li nói "có tri nhưng đây là nhng tri hun luyn lao đng và tri viên toàn là nhng người t nguyn".

Tỉnh trưởng Tân Cương ngày 12/3 cho biết Trung Quc đang điu hành nhng trường ni trú, không phi nhng tri tp trung, ti vùng vin tây Trung Quc. Khu vc rng ln giáp ranh Trung Á là quê hương ca hàng triu người Uighur và nhng sc tc thiu s Hồi Giáo khác.

"Chuyện đó không đúng vi nhng d kin mà chúng tôi và nhng người khác đưa ra, nhưng ít nht chúng tôi bt đu cho h thy quc tế đang hết sc chú ý chuyn này", ông Kozak nói.

"Đây là một trong nhng vi phm nhân quyn trm trng nht trên thế gii hin nay".

Phúc trình nói trong năm qua, chính phủ Trung Quc gia tăng mt cách đáng k chiến dch giam gi hàng lot các nhóm sc tc thiu s Hi Giáo ti vùng Tân Cương.

Vẫn theo báo cáo ca B Ngoi giao M, nhà cm quyn ti đây đã giam gi tùy tiện t 800.000 người và có th lên đến hơn 2 triu người Uighur, sc dân Kazakh và nhng người Hi Giáo khác trong nhng tri giam nhm xóa b tôn giáo và bn sc ca h.

Phúc trình của B Ngoi giao M nói rng các gii chc chính ph ti Trung Quc tuyên bố là nhng tri tp trung này cn thiết đ chng khng b, các phn t đòi ly khai và nhng phn t cc đoan. Tuy nhiên truyn thông quc tế, các t chc nhân quyn và nhng cu tù nhân báo cáo là các gii chc an ninh tri đã đi x ti t, tra tn, và sát hại mt s tù nhân.

Về tình hình nhân quyn Iran, phúc trình nói chính ph Iran ‘vn tiếp tc cách đi x tàn bo mà chế đ đã áp dng đi vi người dân Iran trong 4 thp niên qua,’" đã giết hơn 20 người và bt gi hàng ngàn người không theo tiến trình pháp lý vì họ đã biu tình đòi quyn li.

Tại Nam Sudan, báo cáo nhân quyn nói các lc lượng quân s đã dùng bo đng tình dc chng li thường dân, căn c trên s trung thành chính tr và sc tc, trong khi ti Nicaragua, nhng người biu tình ôn hòa bị bn ta và nhng người ch trích chính ph "b buc phi lưu vong, tù đày hay sát hi".

Phúc trình cũng sửa li vic mô t thông thường vùng Cao nguyên Golan "b Israel chiếm đóng" thành "do Israel kim soát".

Một chương khác v vùng B Tây và Di Gaza bị Israel chiếm đóng cùng vi Cao nguyên Golan trong cuc chiến 1967 ti Trung Đông, cũng không đ cp đến nhng lãnh th này là b "chiếm đóng", hay dưới "s chiếm đóng".

Theo Reuters

*******************

Trung Quốc : Các trại giam ở Tân Cương là chống khủng bố (VOA, 28/11/2018)

Bộ Ngoi giao Trung Quc ngày 27 tháng 11 nói các bin pháp giam gi người Uighur vùng Tân Cương thuc min tây nước này là vì nhu cu chng khng b và kêu gi các nước khác không can thip vào chuyn ni b ca Trung Quc.

tancuong5

Trung Quc cho biết các bin pháp giam gi người Uighur vùng Tân Cương là vì nhu cu chng khng b

Trước đó mt ngày, hàng trăm học gi kêu gi các nước trng pht Trung Quc v vic giam gi rt nhiu người Uighur. H cnh báo rng không làm như vy s là tín hiu cho thy s chp nhn "vic tra tn tâm lí nhng thường dân vô ti".

Bắc Kinh trong nhng tháng gn đây đã đi mt vi phản ng d di t các nhà hot đng, hc gi và chính ph nước ngoài v vic giam gi hàng lot và giám sát nghiêm ngt người thiu s Uighur theo Hi giáo và các nhóm dân tc khác sng Tân Cương.

Vào tháng 8, một hi đng nhân quyn Liên Hip Quc tiết lộ nhn được nhiu báo cáo đáng tin cho thy mt triu hoc hơn mt triu người Uighur và nhng người thuc các dân tc thiu s khác đang b giam cm trong nhng nơi ging như "tri giam bí mt khng l" trong khu vc này.

Published in Châu Á