Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc sẽ thâu tóm quyền hành rộng lớn về luật an ninh Hong Kong (VOA, 21/06/2020)

Trung Quốc s thâu tóm quyn hành bao trùm đi vi vic thc thi lut an ninh quc gia mi Hong Kong, theo các chi tiết được công b vào ngày th By báo hiu s thay đi sâu sc nht đi vi nếp sng ca thành ph này k t khi được trao tr li cho Trung Quc cai tr vào năm 1997.

tq1

Bắc Kinh s thâu tóm quyn lực Hong Kong sau khi luật an ninh được ban hành

Dự lut này đã khơi lên lo ngi t các chính ph nước ngoài cũng như các nhà hot đng dân ch Hong Kong, nói rng Bc Kinh đang làm xói mòn mc đ t ch cao được trao cho lãnh th này khi được Anh bàn giao lại.

Theo các chi tiết do thông tn xã nhà nước Tân Hoa Xã công b, Hong Kong s thành lp mt hi đng an ninh quc gia đa phương đ thc thi lut pháp, đng đu là lãnh đo thành ph Carrie Lam, được giám sát và ch đo bi mt y ban chính phủ trung ương mi do Bc Kinh thành lp. Mt c vn t đi lc cũng s có ghế trong cơ quan mi này.

Các đơn v cnh sát và công t đa phương mi s được thành lp đ điu tra và thc thi lut pháp, được h tr bi các nhân viên tình báo và an ninh đi lc điu ti y ban mi ca Bc Kinh.

Bà Lam cũng sẽ có quyn b nhim các thm phán đ nghe chng trong các v án liên quan đến an ninh quc gia, mt bước đi chưa tng có tin l mà có th gây bt an cho mt s nhà đu tư, nhà ngoi giao và lãnh đo doanh nghiệp Hong Kong, theo Reuters.

Hiện các thm phán cao cp được b nhim thông qua h thng tư pháp đc lp ca Hong Kong.

Các quan chức Bc Kinh và Hong Kong đã tìm cách trn an các nhà đu tư rng lut này s không làm xói mòn quyn t ch ca thành phố, khng đnh nó s ch nhm mc tiêu vào mt nhóm thiu s "nhng k gây ri" đ ra mi đe da cho an ninh quc gia.

Tân Hoa Xã nói nhân quyền và các quyn t do ngôn lun và t do hi hp s được bo v, nhc li nhng phát biu trước đây ca nhà chc trách ở Bc Kinh và Hong Kong.

Các chi tiết được công b sau cuc hp kéo dài ba ngày ca cơ quan ra quyết đnh hàng đu ca Đi hi Đi biu Nhân dân Toàn quc Trung Quc. Không rõ khi nào lut s được ban hành nhưng các nhà phân tích chính tr d trù nó s có hiu lc trước ngày bu c Hi đng Lp pháp 6 tháng 9 ti Hong Kong.

Theo luật mi, không có cơ quan, t chc và cá nhân nào Hong Kong được phép tham gia vào hot đng gây nguy him cho an ninh quc gia, Tân Hoa Xã cho biết. Điu này d kiến s gây lo ngi cho mt s nhóm tôn giáo, nhân quyền và các nhóm được nước ngoài hu thun lâu nay đã đt tr s ti Hong Kong nhưng không được chào đón Trung Quc.

******************

Trung Quốc lên án Đài Loan về kế hoạch che chở người Hong Kong bỏ xứ ra đi (VOA, 21/06/2020)

Cung cấp s bo v cho "nhng k bo lon" t Hong Kong s ch làm tn hi người dân Đài Loan và là s can thip vào vic ni b ca thành ph do Trung Quc cai tr, chính ph Trung Quc nói, lên án kế hoch ca Đài Loan giúp nhng người Hong Kong quyết định chạy khi hòn đo này.

tq2

Các cuộc biu tình chng Bắc Kinh và ng h dân ch Hong Kong kéo dài nhiu tháng đã giành được cm tình rng rãi  đo Đài Loan dân chủ - Ảnh minh họa 

Đài Loan ngày thứ Năm nói h s thành lp mt văn phòng chuyên giúp nhng người nghĩ đến vic ri khi Hong Kong vào lúc Bc Kinh tht cht s kim soát đi vi cu thuc đa ca Anh, bao gm c lut an ninh quc gia mi đã được hoạch đnh.

Văn phòng mới bt đu hot đng vào ngày 1 tháng 7, ngày mà Hong Kong được trao li cho Trung Quc cai tr vào năm 1997 vi li ha là các quyn t do rng khp s được duy trì dưới mô hình "nht quc lưỡng chế" ca Trung Quc.

Trong một tuyên b vào cui ngày th Sáu, Văn phòng S v Đài Loan đc trách chính sách Đài Loan ca Trung Quc nói kế hoch ca chính ph Đài Loan là mt âm mưu chính tr nhm can thip vào vic ni b ca Hong Kong và phá hoi s n đnh và phn thnh ca thành ph này.

"Cung cấp nơi n náu và đưa lên đo nhng k bo lon và nhng phn t đem hn lon ti Hong Kong s ch tiếp tc gây tn hi cho người dân Đài Loan", văn phòng này nói.

Các âm mưu ca các lc lượng ng h đc lp cho Hong Kong và Đài Loan và cũng tìm cách gây phương hi cho "nht quc lưỡng chế" và chia r quc gia s không bao gi thành công, văn phòng nói.

Các cuộc biu tình chng chính phng h dân ch Hong Kong kéo dài nhiu tháng đã giành được cm tình rng rãi đo Đài Loan dân ch mà Trung Quốc tuyên b ch quyn. Đài Loan đã chào đón nhng người dn đến và d trù nhiu người hơn na s ti.

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn tháng trước tr thành nhà lãnh đo chính ph đu tiên bt c nơi nào cam kết các bin pháp giúp đ người dân Hong Kong rời đi vì điu mà h coi là nhng bin pháp kim soát đang tht cht ca Trung Quc, bóp nght khát vng dân ch ca h.

Trung Quốc ph nhn kìm kp các quyn t do ca Hong Kong và nói rng lut an ninh quc gia là cn thiết đ vãn hi trt t cho trung tâm tài chính toàn cầu này.

*********************

Chiến tranh lạnh Mỹ Trung 'là mối đe dọa toàn cầu lớn hơn Covid-19' (BBC, 21/06/2020)

Chiến tranh lạnh lan rộng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là mối lo ngại lớn hơn đối với thế giới so với virus corona, theo Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học có ảnh hưởng.

cold1

Giáo sư Jeffrey Sachs, Đại học Columbia, đổ lỗi cho chính quyền Hoa Kỳ về sự thù địch giữa hai nước.

Thế giới đang hướng đến một thời kỳ "gián đoạn lớn mà không có sự dẫn dắt nào" sau hậu đại dịch, ông nói với BBC.

Thực trạng rạn nứt giữa hai siêu cường sẽ làm trầm trọng thêm điều này, ông cảnh báo.

Giáo sư Đại học Columbia đổ lỗi cho chính quyền Hoa Kỳ về sự thù địch giữa hai nước.

"Hoa Kỳ là lực đẩy tạo chia rẽ chứ không hợp tác", ông nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn cho chương trình Bản tin Kinh doanh Châu Á của BBC.

"Đó là một lực đẩy cố gắng tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra - nếu cách tiếp cận đó được sử dụng, thì chúng ta sẽ không thể trở lại bình thường được, thực sự chúng ta sẽ cuốn vào cuộc tranh cãi lớn hơn và nguy hiểm hơn".

Căng thẳng gia tăng

Bình luận của ông Sachs được đưa ra khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng trên nhiều mặt chứ không chỉ thương mại.

Tuần này, Tổng thống Trump đã ký luật mở đường cho các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm đàn áp người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương.

Và trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Phố Wall, ông Trump nói ông tin rằng Trung Quốc có thể đã khuyến khích sự lây lan của virus trên phạm vi quốc tế như một cách để gây bất ổn cho các nền kinh tế cạnh tranh.

Chính quyền Trump cũng đã nhắm vào các công ty Trung Quốc, đặc biệt là hãng viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc, công ty mà Washington nói đang được sử dụng để giúp Bắc Kinh theo dõi khách hàng của mình.

Trung Quốc phủ nhận điều này, Huawei cũng vậy. Nhưng lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc và Huawei có thể là một phần của một mưu đồ chính trị để được bầu lại - ít nhất là theo một cuốn sách mới của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, John Bolton.

cold2

Giáo sư Sachs đồng ý rằng việc tấn công Huawei không bao giờ đơn giản là quan ngại bảo mật.

Giáo sư Sachs đồng ý rằng việc tấn công Huawei không bao giờ đơn giản là quan ngại bảo mật.

"Hoa Kỳ đã mất đà đối với 5G, một phần quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số mới. Và Huawei đã chiếm thị phần ngày càng lớn hơn trên thị trường toàn cầu.

"Theo tôi, Hoa Kỳ đã dựng lên quan điểm cho rằng Huawei là mối đe dọa toàn cầu. Và dựa vào các đồng minh của họ rất nhiều... để cố gắng phá vỡ mối quan hệ với Huawei", ông nói.

Căng thẳng bùng phát

Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất mà Trung Quốc bị vướng mắc vào mâu thuẫn.

Căng thẳng tuần này đã bùng lên ở biên giới Trung Ấn với ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một số vụ bạo lực tồi tệ nhất mà xảy ra trong gần 50 năm.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tích cực tài trợ cho các dự án kinh tế ở Pakistan, Myanmar, Sri Lanka và Nepal - những nước láng giềng gần nhất của Ấn Độ - và hoạt động này đã gây lo ngại ở Delhi rằng Bắc Kinh đang cố gắng cắt đứt ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.

Ông Sachs thừa nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối quan tâm của các nước láng giềng ở Châu Á - đặc biệt là nếu họ không làm gì nhiều hơn để xoa dịu sự lo sợ rằng Bắc Kinh đang cố gắng phát triển theo cách hòa bình và hợp tác.

"Tôi có tin rằng Trung Quốc có thể làm nhiều hơn để giảm bớt nỗi lo sợ rất thật không ? Tôi tin là có", ông nói với tôi.

"Thực sự là sự lựa chọn lớn nằm trong tay Trung Quốc. Nếu Trung Quốc hợp tác, nếu nước này tham gia vào ngoại giao, hợp tác khu vực và đa phương, hay nói cách khác là sức mạnh mềm, vì Trung Quốc là một quốc gia rất hùng mạnh… thì tôi nghĩ rằng Châu Á có một tương lai tươi sáng".

***********************

Trung Quốc lập cơ quan an ninh quốc gia giám sát Hồng Kông (RFI, 21/06/2020)

Chính quyền Bắc Kinh sẽ có những đặc quyền mở rộng để áp dụng luật an ninh mới cho Hồng Kông. Theo các thông tin do hãng tin chính thức Tân Hoa Xã loan báo ngày 20/06/2020, Hồng Kông sẽ lập một ủy ban giám sát việc thực thi luật mới.

cold3

Một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, ngày 12/06/2020. Anthony WALLACE / AFP

Theo nhận định của AFP, văn bản luật gồm 66 điều sẽ làm giảm đi đáng kể mức độ tự trị mà Hồng Kông được hưởng kể từ năm nhượng địa 1997. Hồng Kông sẽ phải thành lập một cơ quan an ninh mới do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lãnh đạo nhưng chính quyền trung ương kiểm soát. Cơ quan này có mục đích thu thập thông tin, cũng như xử lý các hồ sơ được cho là vi phạm an ninh quốc gia.

Dự luật chi tiết cho phép trừng phạt và xử mọi hành vi đòi ly khai với Trung Quốc, lật đổ chế độ hay thông đồng với ngoại bang như là tội hình sự. Dự luật này của Bắc Kinh đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, cho đấy là một sự chấm dứt mô hình "Một quốc gia, Hai chế độ".

Còn tại Hồng Kông, phe Dân Chủ đánh giá đây là một công cụ trong ngắn hạn nhằm loại trừ một số ứng cử viên trước kỳ bầu cử lập pháp vào tháng 09/2020. Từ Hồng Kông, thông tín viên đài RFI, Florence de Changy, cho biết phản ứng của phe đối lập :

"Bản tin dài do Tân Hoa Xã thông báo hôm thứ Bảy 20/06/2020 ít nhiều cho thấy rõ việc thực thi Luật An ninh Quốc gia. Nhiều điểm đã gây sốc, nhất là việc bổ nhiệm những công tố viên sẽ chủ trì xử các trường hợp phạm tội an ninh quốc gia và việc thành lập một cơ quan an ninh quốc gia, giống như là công an bí mật.

Đối với Alvin Yeung, lãnh đạo phong trào đảng Civic, một trong số các đảng chính trị đối lập ủng hộ dân chủ, dự luật chi tiết này là cơn ác mộng tệ hại nhất có thể cho Hồng Kông.

Anh nói : ʺBàn tay của Bắc Kinh đang đặt ngay giữa trung tâm cơ quan hành chính và tư pháp Hồng Kông. Đúng là bà trưởng đặc khu hành chính sẽ có quyền chọn các thẩm phán có trách nhiệm phán quyết các hồ sơ an ninh quốc gia. Và điều làm cho tôi lo lắng hơn chính là sẽ có một cơ quan an ninh quốc gia, do chính trưởng đặc khu lãnh đạo nhưng dưới quyền của một cố vấn do Bắc Kinh chỉ định. Vấn đề là ở đấy !ʺ

Alvin Yeung còn tố cáo sự thiếu thông tin về bản chất của những hành vi có thể bị xem như là tội hình sự cũng như là việc không có các thông tin về những án phạt có thể bị đưa ra.

Vào lúc mà ban thường trực của Quốc hội có trách nhiệm soạn thảo đạo luật này đã kết thúc ba ngày họp vào hôm thứ Bảy, cơ quan này sẽ họp lại lần nữa vào ngày 28/06, thay vì là vào cuối tháng 08/2020. Thế nên, rất có thể là văn bản luật này sẽ được thông báo và ban hành trước ngày 01/07/2020".

Minh Anh

***************

Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về Hồng Kông (RFI, 20/06/2020)

Tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen thường niên diễn ra ngày 19/06/2020 qua video, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định cách thức Hoa Kỳ đối xử với Hồng Kông sẽ tùy thuộc vào cách xử sự của chính quyền Bắc Kinh với Hồng Kông.

pompeo1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 11/06/2020. Reuters- Yuri Gripas

Ngoại trưởng Mỹ lưu ý là trong tương lai, nếu Bắc Kinh coi Hồng Kông như là một thành phố của Trung Quốc chứ không phải một đặc khu hành chính, thì Washington cũng sẽ đối xử với Hồng Kông như một thành phố bình thường của Trung Quốc, như Thâm Quyến hay Thượng Hải và Mỹ sẽ rút khỏi từng thỏa thuận với Hồng Kông. Ông Pompeo cũng nhận định cuộc bầu cử tại Hồng Kông vào tháng 9/2020 sẽ "cho chúng ta biết tất cả những điều mà chúng ta cần biết về cộng sản Trung Quốc".

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Châu Âu

Cũng tại Hội nghị này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra một trong những bản cáo trạng cứng rắn nhất nhắm vào Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Châu Âu chọn công khai, rõ ràng "tự do" thay vì chọn chế độ "chuyên chế" mà Nhà nước "bất hảo" này muốn áp đặt lên Châu Âu. Ông Pompéo nhấn mạnh chế độ Bắc Kinh là mối đe dọa cho các nền dân chủ phương Tây, phụ thuộc vào Trung Quốc là từ bỏ chính mình và các nền dân chủ lệ thuộc vào các chế độ độc đoán thì không xứng đáng được gọi là nền dân chủ.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn cảnh báo Châu Âu về nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc. Ông lưu ý Châu Âu là Bắc Kinh muốn bắt ép Châu Âu lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ nhiều tháng nay, Châu Âu đã nhiều lần bị chính quyền Donald Trump trách cứ là tỏ ra mềm yếu trước Bắc Kinh chỉ vì sợ mất quyền tiếp cận thị trường khổng lồ của Trung Quốc.

Nghị Viện Châu Âu kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu đưa Trung Quốc ra Tòa án La Haye

Nghị Viện Châu Âu hôm qua cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứng rắn hơn với Trung Quốc, đề nghị Liên Hiệp Châu Âu đưa Trung Quốc ra Tòa án Công lý quốc tế La Haye, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới lên Hồng Kông. Nghị viện Châu Âu cũng đề nghị các lãnh đạo Châu Âu sử dụng các biện pháp kinh tế để trừng phạt Trung Quốc.

Cũng trong ngày hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Trung Quốc "trả tự do ngay lập tức" cho nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, trong đó có luật sư Dư Văn Sanh (Yu Wensheng), người đã bị tư pháp Trung Quốc kết án 4 năm tù. Đề nghị của Liên Hiệp Châu Âu được đưa ra 3 ngày trước cuộc họp thượng đỉnh Liên Âu - Trung Quốc vào thứ Hai 22/06. Hồ sơ nhân quyền là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa hai bên.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Ngày 16/12/1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu.

mytrung1

Từ năm 2020, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh. Trong hình, các kiện hàng từ Trung Quốc nhập cảng Long Beach, California, hôm 23 Tháng Tám, 2019. (Hình : Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì "made in China".

Nhưng Tổng thống Donald Trump đã mở đầu cuộc chiến tranh mậu dịch, thay đổi cục diện. Từ năm 2020, cuộc đối đầu sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh, dù ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử. Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn lan sang chính trị, ngoại giao, và rất có thể có xung đột quân sự.

Hai bên sắp ký một thỏa hiệp hưu chiến, một hành động gỡ thể diện cho cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình. Theo những lời hứa hẹn, trong hai năm tới Trung Quốc sẽ nhập cảng hàng hóa của Mỹ lên con số cao gấp đôi số thương vụ 188 tỷ USD năm 2017. Cũng trong năm 2017, nước Tàu nhập cảng 1.840 tỷ USD và nay còn nhiều hơn, cho nên nếu tăng lên cũng không khó gì. Nhưng cuộc chiến đã thay đổi từ căn bản, không chỉ là vấn đề mua bán hàng hóa nữa.

Khi ông Trump tuyên chiến bằng thuế quan đánh trên hàng hóa Trung Quốc, mục tiêu của ông là muốn giảm bớt khiếm hụt thương mại với nước Tàu. Lúc đó không ai nói đến tên công ty Huawei. Nhưng trong hơn một năm qua Huawei trở thành một biểu tượng của cuộc tranh chấp. Chính phủ Mỹ đã đặt công ty viễn thông này và 100 công ty nhỏ phụ thuộc vào sổ đen, với lý do an ninh quốc gia. Cuộc chiến mậu dịch đổi thành cuộc chiến xem nước nào chiếm thế thượng phong trong cuộc chạy đua công nghiệp tương lai.

Trong khi cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bắc Kinh về mậu dịch có lúc nóng lúc lạnh, dân chúng Mỹ càng ngày càng mất cảm tình với chính quyền Trung Quốc.

Trong tháng 12/2019, Pew Research Centre ghi nhận tỷ số người Mỹ mất thiện cảm với nước Tàu đã tăng lên tới 60% so với 47% vào năm ngoái. Người dân nghi ngờ và chính phủ đã hạn chế hoạt động của sinh viên và giáo sư Trung Quốc vì lo rằng, cũng như Huawei, họ đều phải theo lệnh đảng công nhân Trung Quốc.

Trong năm 2019 đã có 8 Viện Khổng tử đóng cửa, ba viện khác sắp chấm dứt trong tháng đầu năm 2020. Năm 2017 có 103 Viện Khổng tử hoạt động trong các đại học ở Mỹ, sẽ chỉ còn 85 viện.

Bang giao Trung-Mỹ đã thay đổi trên nhiều bình diện.

Những mặt trận mới mở ra ngoài phạm vi kinh tế khi các đại biểu quốc hội Mỹ thông qua các đạo luật về Hồng Kông và quyền làm người của dân thiểu số Uyghur Hồi giáo ỏ Tân Cương. Các vấn đề Đài Loan, Biển Đông trong vùng Đông Nam Á cũng được giới tướng lãnh Mỹ và Ngũ Giác Đài làm cho nóng hơn.

Cuộc chiến thương mại đã lan qua các lãnh vực có tính cách căn bản như cuộc chạy đua tiến bộ công nghiệp khi Mỹ ngưng hoặc đe dọa ngưng cung cấp hàng hóa thuộc loại kỹ thuật cao mà nước Tàu đang rất cần. Sau đó các vấn đề an ninh và chính trị toàn cầu đã nổi lên. Và cuối cùng, phải công nhận hai nước Mỹ và Trung Quốc khác nhau trên căn bản chính trị, một nước theo chế độ tự do dân chủ và một nước độc tài độc đảng. Do đó, cuộc ganh đua sẽ không phải chỉ để coi nước nào mạnh hơn mà trở thành một cuộc chạy đua để quyết định ý thức hệ nào sẽ ảnh hưởng trong thế giới trong tương lai.

Trong năm 2019, người ta thấy những xung đột cơ bản đó hiện rõ trong những cuộc thảo luận về mậu dịch, khi các thỏa thuận được hai bên đồng ý đã phải rút lại vì phía Trung Quốc nhìn ra rằng chịu nhượng bộ tức là chấp nhận thay đổi nền tảng chính trị của chế độ cộng sản.

Tổng thống Donald Trump không phải một mình gây ra cuộc chiến này, ông chỉ là người đến đúng lúc nước Mỹ phải thay đổi cách ứng đối với chế độ cộng sản Trung Quốc. Bởi vì chính họ đã thay đổi trước.

Từ năm 1979, trong cuộc bang giao Trung-Mỹ, giới chính trị Mỹ giả thiết rằng quan hệ thương mại sẽ giúp nước Tàu giàu mạnh hơn mà hậu quả là, khi giới trung lưu khá giả hơn, đông hơn, chiếm đa số, thì chế độ cộng sản sẽ phải thay đổi. Trung Quốc sẽ hội nhập vào một thế giới một cách hòa bình mà không làm thay đổi trật tự có sẵn, với kinh tế thị trường và chế độ tự do dân chủ lan rộng khắp nơi.

Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã buộc người Mỹ phải thay đổi.

Trong nước, ông Tập Cận Bình đã nắm giữ tất cả các chức quan trọng nhất trong đảng và nhà nước, nhiệm kỳ không còn bị giới hạn để ông ta có thể trị vì suốt đời với các danh hiệu không kém gì ông Mao Trạch Đông. Mới cuối tháng 12, Trung ương Đảng họp còn tặng cho ông ta thêm danh hiệu "Lãnh tụ nhân dân".

Từ khi lên nắm quyền, mục tiêu của ông Tập Cận Bình là bảo vệ quyền hành của đảng và do đó vẫn củng cố các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách của Trung Quốc đối với những người có ý kiến độc lập, hô hào dân chủ, nhân quyền đã khắc nghiệt hơn. Dân thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng bị đàn áp tàn bạo hơn.

Bên ngoài, họ Tập bành trướng thế lực nước Tàu ra khắp thế giới, không phải bằng giao thương bình đẳng mà bằng cách đe dọa, mua chuộc, lũng đoạn, theo lối các đế quốc những thế kỷ trước.

Cả thế giới nhìn thấy không có hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một phần tử bình thường trong cộng đồng thế giới.

Cuộc chiến tranh lạnh không thể nào tránh khỏi. Đúng vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu trì trệ, lý do chính là cơ cấu chỉ huy đến lúc hết khả năng, không thể nào kích thích phát triển được nữa.

Tuy sản lượng kinh tế có sẽ vượt qua nước Mỹ nhưng Trung Quốc còn đi sau nước Mỹ rất xa về nhiều mặt, quan trọng nhất là lợi tức bình quân mà mỗi người dân được hưởng. Nước Tàu còn chưa có một hệ thống an sinh xã hội như các nước tiên tiến. Trong khi Trung Quốc càng ngày càng nhiều già hơn và dân số bắt đầu giảm.

Trung Quốc cuối cùng sẽ đuối sức trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Đảng cộng sản sẽ phải thay đổi chính sách kinh tế và chế độ chính trị. Đó là một điều may cho dân chúng Trung Hoa. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 31/12/2019

Published in Diễn đàn