Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 06 décembre 2022 12:25

Cách mạng giấy trắng ở Trung Quốc

"Cách mạng giấy trắng" : Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng

Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 06/12/2022

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

tap1

Chủ tịch Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự bất mãn phổ biến nhất từng thấy ở Trung Quốc kể từ năm 1989 vì cuộc chiến chống Covid-19 do ông lãnh đạo và các biện pháp phong tỏa cực đoan mà ông đã thi hành trên khắp đất nước (Ảnh ghép Nikkei/Reuters)

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là "cách mạng giấy trắng" hay "phong trào giấy trắng", và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là "nhà độc tài".

Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong kỷ nguyên lãnh đạo của Tập, kể từ khi bắt đầu vào năm 2012.

Thậm chí còn có một cuộc biểu tình sinh viên được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, trường cũ của Tập. Trường đại học danh tiếng ở phía tây Bắc Kinh được coi là pháo đài quyền lực của Tập, và là nguồn gốc của "Thanh Hoa phái" – một phe mới trong đảng. Trần Cát Ninh (Chen Jining), cựu hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, vừa được thăng chức vào Bộ Chính trị quyền lực tại đại hội toàn quốc hồi tháng 10.

Trần sau đó đã được chọn để trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải, kế nhiệm Lý Cường, người được kỳ vọng sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo.

tap2

Trần Cát Ninh đã được thăng chức vào Bộ Chính trị tại đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 10, và gần đây đã được Chủ tịch Tập Cận Bình bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải. (Ảnh của Andrea Verdelli/Getty Images) © Getty Images

Các cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-Covid đã lan rộng khắp đất nước chỉ trong vài ngày.

Để đối phó chính quyền, các sinh viên biểu tình đã thể hiện tư duy sáng tạo. Trong đêm tối, họ giơ cao những tờ giấy trắng, che kín mặt để không bị nhận dạng, trong lúc hô vang khẩu hiệu đòi Tập từ chức.

Một số sinh viên Thanh Hoa còn viết nguệch ngoạc các phương trình vũ trụ học của Alexander Friedmann trên tờ giấy của họ. Nguyên nhân được cho là vì trong tiếng Anh, "Friedmann" nghe giống như "người được tự do".

tap3

Sinh viên biểu tình tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, trường cũ của Chủ tịch Tập Cận Bình, vào ngày 27/11. (Ảnh chụp từ video và đã được biên tập vì lý do an ninh) © Reuters

Trong số sinh viên biểu tình ở Thanh Hoa, có rất nhiều thiếu nữ, qua đó phản ánh một sự thay đổi đáng kể trong xã hội Trung Quốc. Hoạt động xã hội tích cực của các nữ sinh là một biểu hiện hoàn toàn trái ngược với cuộc cải tổ Bộ Chính trị vào tháng 10, khi không có phụ nữ nào được góp mặt trong ban lãnh đạo gồm 24 thành viên.

Theo một nguồn thạo tin từ Trung Quốc, trước những diễn biến này, các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản tự tin sẽ dập tắt cách mạng giấy trắng.

"Cách mạng giấy trắng sẽ bị dập tắt hoàn toàn chỉ trong vòng 10 ngày tới", nguồn tin nói với Nikkei, đồng thời cho biết thêm rằng ban lãnh đạo đảng đã đặt đất nước trong tình trạng báo động cao nhất khi Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) đang đến gần.

"Có một sự khác biệt lớn so với những gì đã xảy ra trong quá khứ", nguồn tin cho biết, ám chỉ sự cố liên quan đến Ngày Nhân quyền Quốc tế năm 1986. "Sẽ không có sự bất đồng nào trong giới lãnh đạo".

"Đừng đánh giá thấp năng lực hành chính và kỹ năng quản lý khủng hoảng của đảng ở cấp địa phương", một nguồn tin khác cho biết.

Các phương pháp mà chính quyền sử dụng để đàn áp làn sóng biểu tình giấy trắng không chỉ giới hạn ở vũ lực. Dữ liệu lớn đã được sử dụng để xác định, theo dõi, và kiểm soát những cái tên dễ gây kích động nhất.

Các kỹ thuật giám sát đã được phát triển trong cuộc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ ở Hong Kong trước và sau khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực ở thuộc địa cũ của Anh vào năm 2020.

tap4

Trong một ví dụ hiếm hoi về việc thể hiện bất đồng chính kiến một cách công khai, một người biểu tình đã giương biểu ngữ trên cầu Tô Thông ở Bắc Kinh vào ngày 13/10, ngay trước kỳ đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc. © Kyodo/Reuters

Làn sóng phản đối zero-covid đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc sau khi một người biểu tình dũng cảm giương cao các biểu ngữ phản đối trên cầu vượt Tô Thông ở Bắc Kinh vào ngày 13/10, ngay trước đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản.

Nội dung biểu ngữ kêu gọi cung cấp thực phẩm thay vì triển khai chính sách zero-Covid, tiến hành bầu cử thay vì ủng hộ "lãnh tụ", và thực hiện quyền công dân tự do chứ không phải chế độ nô lệ – tất cả đều đi ngược lại chế độ chuyên chế của Tập.

Chính sách zero-Covid thường được triển khai theo những cách vô cảm, gây ra sự khó chịu trong dân chúng. Một vài người từng hy vọng rằng các biện pháp chống dịch sẽ bớt hà khắc hơn sau đại hội đảng. Khi rõ ràng là điều đó sẽ không xảy ra, người dân đã vô cùng tức giận.

Một trong những vụ chống đối đầu tiên xảy ra tại một nhà máy của Foxconn. Công nhân tại nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã biểu tình phản đối các điều kiện làm việc có liên quan đến chính sách zero-Covid.

Sau đó, vào ngày 24/11, đám cháy bùng phát tại một khu chung cư ở Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đã khiến 10 người thiệt mạng. Biểu tình nổ ra sau khi các bài đăng trên mạng xã hội lan truyền rằng lính cứu hỏa đã phản ứng chậm trễ vì lệnh phong tỏa.

Làn sóng biểu tình nhanh chóng lan sang Bắc Kinh, Thượng Hải, và các thành phố lớn khác.

tap5

Người biểu tình trèo lên một chiếc xe bọc thép ở Bắc Kinh khi bạo lực leo thang giữa những người biểu tình ủng hộ dân chủ và quân đội Trung Quốc vào ngày 04/06/1989. © AP

Ngày Nhân quyền Quốc tế luôn gây khó khăn cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Năm 1986, ba năm trước cuộc đàn áp Thiên An Môn, Phương Lệ Chi, nhà vật lý từng là hiệu phó Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở tỉnh An Huy, đã kêu gọi dân chủ hóa đất nước.

Lời kêu gọi của ông đã mở đường cho một phong trào sinh viên nhanh chóng lan rộng từ An Huy đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Nhà chức trách đã nhận thấy các cuộc biểu tình năm 2022 cũng diễn ra theo mô hình tương tự.

Hồ Diệu Bang, Tổng bí thư Đảng cộng sản, đã bị cách chức một tháng sau đó, vì phản ứng ‘nhẹ tay’ của ông đối với phong trào ủng hộ dân chủ.

Đằng sau vụ việc này là cuộc đấu tranh quyền lực phức tạp liên quan đến nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã bổ nhiệm Hồ Diệu Bang vào các chức vụ chủ chốt, và các nguyên lão trong đảng, những người muốn hạ bệ Hồ trong vai trò kiến trúc sư của sự thay đổi thế hệ trong ban lãnh đạo đảng.

Cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã làm sâu sắc thêm cuộc cạnh tranh trong nội bộ đảng.

Triệu Tử Dương được Đặng chọn để thay Hồ làm Tổng bí thư, nhưng chính ông cũng bị thanh trừng sau sự kiện Thiên An Môn, vì tỏ ra thông cảm với sinh viên.

Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày kỷ niệm việc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế vào ngày 10/12/1948.

Vào ngày đó năm 2008, có một sự cố khác đã xảy ra. Một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền do Lưu Hiểu Ba lãnh đạo đã công bố Hiến chương 08 để kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ra đời.

Hai năm sau, Lưu đoạt giải Nobel Hòa bình, nhưng ông vẫn ngồi sau song sắt nhà tù trong lúc lễ trao giải diễn ra ở Na Uy. Cả thế giới đã nhìn thấy hình ảnh chiếc ghế trống của ông tại buổi lễ, một minh chứng mạnh mẽ cho lập trường cứng rắn của Bắc Kinh. Lưu mất năm 2017, khi vẫn là một tù nhân chính trị.

Phong tỏa đột ngột theo chính sách zero-Covid nghiêm ngặt đã tước đi quyền tự do đi lại của mọi người, vốn là một quyền con người cơ bản. Chính sách gây tranh cãi và không được lòng dân này cũng đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc. Đây là lý do tại sao nhiều dân thường đã tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên trên khắp đất nước.

tap6

Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc và người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2010, đã không thể đích thân đến nhận giải thưởng của mình ở Na Uy, và vẫn bị giam giữ như một tù nhân chính trị vào thời điểm ông qua đời hồi năm 2017. (Reuters/Toby Melville) © Reuters

Chính quyền Trung Quốc đã không phải đối mặt với các cuộc biểu tình thực sự trên toàn quốc trong 33 năm qua.

Các cuộc biểu tình rầm rộ chống Nhật Bản vào tháng 9/2012 sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa Quần đảo Senkaku không thể đem ra so sánh, vì Bắc Kinh tham gia rất nhiều vào việc lập kế hoạch và thực hiện chúng.

Những người tham gia được chính phủ đưa đón từ các vùng nông thôn và được trả trợ cấp hàng ngày. Các quan chức đã hỗ trợ phía sau những người biểu tình, theo dõi chặt chẽ và phân phát nước uống cho họ. Lần này, người của chính phủ cũng đang trà trộn vào các nhóm người biểu tình chống zero-Covid để theo dõi diễn biến.

Tuy nhiên, sự bất mãn hiện tại hoàn toàn bắt nguồn từ vấn đề trong nước, và tập trung vào chính sách zero-Covid do Tập Cận Bình khởi xướng. Tập đã trực tiếp đặt mình vào giữa những làn đạn. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 1/2020, Tập đã nói rõ rằng ông đang lãnh đạo cuộc chiến chống lại virus. Ông cũng đứng ra nhận hết các thành tích liên quan, và gắn quyền lực và uy tín của mình với vấn đề quản lý đại dịch.

Sự trở lại của các phong trào phản kháng của sinh viên như giai đoạn 1986-1989 sẽ là một mối đe dọa đối với Tập, ảnh hưởng đến triển vọng duy trì quyền lực trọn đời của ông, đồng thời có thể sẽ làm tái diễn căng thẳng trong nội bộ đảng.

Ngày 10/12 không phải là ngày mà Tập mong đợi. Liệu Tập còn có thể nói về "giấc mộng Trung Hoa" sau 10 ngày nữa ?

Trong các cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong năm 2019, các ngày cuối tuần – thời gian diễn ra biểu tình – đã thu hút tới 2 triệu người tham gia. Nếu lịch sử là một bài học, dịp cuối tuần trước Ngày Nhân quyền Quốc tế sẽ là thời khắc quan trọng.

Do đó, cần hết sức chú ý đến những gì xảy ra ở Trung Quốc vào cuối tuần này.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Quash the ‘white paper’ – Xi’s Chinese dream turns nightmare", Nikkei Asia, 01/12/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 06/12/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

***********************

Sinh viên Trung Quốc xuống đường – phân tích từ góc độ phương pháp và chiến lược

Kim Giang, Thoibao.de, 02/12/2022

Những ngày qua, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên diện rộng tại Trung Quốc để phản đối chính sách Zero Covid của Tập Cận Bình. Những người biểu tình đã tràn xuống đường ở Vũ Hán, Thành Đô, Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố khác… Tại Vũ Hán, hàng trăm người đã tràn xuống đường, phá hàng rào cách ly, phá các trạm xét nghiệm Covid lưu động, đòi dỡ bỏ phong toả. Tại Thượng Hải, người biểu tình đã giơ cao những tờ giấy trắng để phản đối chính sách kiểm duyệt gắt gao của Trung Quốc.

bieutinh2

Người dân Thượng Hải giơ cao tờ giấy trắng để phản đối kiểm duyệt

Lần đầu tiên kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, người Trung Quốc lại đưa ra khẩu hiệu yêu cầu lãnh đạo của họ từ chức. Lần đầu tiên, người Trung Quốc công khai ca ngợi tự do. Thậm chí, có những nhóm còn hô vang "Đả đảo Đảng cộng sản, đả đảo Tập Cận Bình".

Nhiều người bất đồng chính kiến Việt Nam rất vui mừng trước sự kiện này, họ cho rằng, "anh lớn" sắp ngã rồi. Họ còn nghĩ đến cả hiệu ứng domino sẽ xảy ra trong khu vực, một khi Trung Quốc nội loạn và Đảng cộng sản Trung Quốc sụp đổ. Nhưng cũng nhiều người lo lắng về một sự kiện tương tự Thiên An Môn sẽ lặp lại trên khắp Trung Quốc.

Trong thực tế, Đảng cộng sản Trung Quốc rất có kinh nghiệm đàn áp biểu tình, kể cả những cuộc biểu tình có quy mô và có tính tổ chức cao như Phong trào Dù Vàng HongKong, còn những cuộc biểu tình lẻ tẻ lâu nay vẫn xảy ra thì họ dễ dàng bóp chết từ trong trứng nước. Những biện pháp phản biểu tình, biện pháp phá rối và gây chia rẽ của họ luôn tỏ ra rất hiệu quả.

Tuy nhiên, lần xuống đường này của người Trung Quốc nhìn có vẻ khá bài bản.

Về phương pháp, trong phong trào phản đối Zero Covid lần này, có thể nói, người Trung Quốc đã thực hiện một cách thức mới và khá hữu hiệu. Họ sử dụng cách chơi chữ tinh vi để biểu đạt và lan truyền thông điệp. Họ sử dụng từ "vỏ chuối", từ có cùng chữ cái đầu với tên của ông Tập, kết hợp với từ "hà đài" (có nghĩa là rêu tôm) có cách phát âm tương tự "hạ đài", nghĩa là "bước xuống".

Một cách thức phổ biến khác là tách rời hình ảnh ra khỏi bối cảnh thực và cắt ghép chúng lại để biểu thị ý nghĩa phản kháng. Các video về ông Tập Cận Bình được sử dụng với mục đích ủng hộ biểu tình. Ví dụ, trong một video, ông Tập nói : "Bây giờ người dân Trung Quốc có tổ chức và không nên để bị coi thường". Những cách thức cắt ghép lời nói của một người để trở thành một câu nói có ý nghĩa khác, thậm chí là hoàn toàn ngược lại ý nghĩa ban đầu của người phát ngôn, là cách thức phổ biến mà an ninh cộng sản hay dùng khi muốn chụp mũ, ghép tội cho một ai đó. Nay lại được người dân Trung Quốc sử dụng để chống lại chính những người cộng sản.

Người Trung Quốc còn dùng các video về World Cup chèn thêm tiếng hét to : "Hãy đeo khẩu trang vào", "Hãy xét nghiệm Covid"… ngụ ý nhạo báng chính sách Zero Covid. Một nhóm sinh viên đại học đã đăng video họ hát bài "Hải Khoát Thiên Không", một bài hát ca ngợi tự do mà sinh viên HongKong từng sử dụng trong các phong trào của họ. Rất nhiều nơi, nhiều nhóm đã hát Quốc ca và Quốc tế ca để chính quyền không có lý do cáo buộc họ phản quốc hoặc bị thế lực nước ngoài xúi dục. Họ còn sử dụng VPN để vượt tường lửa, truyền thông điệp từ Trung Quốc ra bên ngoài, cũng như tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài vào Trung Quốc…

bieutinh3

Cảnh sát Trung Quốc lập hàng rào ngăn người biểu tình

Lệnh phong toả xã hội một cách hà khắc lại vô tình tạo điều kiện cho các nhóm sinh viên có thời gian và điều kiện tụ tập lại cùng nhau. Bị cách ly trong các ký túc xá, sinh viên dễ dàng lập thành từng nhóm có chung quan điểm. Đây là điều kiện rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, xây dựng chiến lược cho quá trình đấu tranh phi bạo lực dưới hình thức bất tuân dân sự. Cho nên, có thể thấy, lần đầu tiên kể từ sau vụ Thiên An Môn, sinh viên Trung Quốc lại có cuộc xuống đường tương đối quy mô.

Thành phần sinh viên luôn là thành phần quan trọng trong các cuộc cách mạng phi bạo lực trên thế giới. Từ Phong trào Otpor ở Serbia năm 2000, Mùa xuân Ả Rập năm 2011, Phong trào Hoa Hướng Dương ở Đài Loan năm 2014, đến Phong trào dân chủ ở HongKong và mới đây nhất là Phong trào dân chủ ở Thái Lan và Miến Điện, chúng ta đều thấy bóng dáng những lãnh đạo phong trào là sinh viên. Họ vừa trẻ trung, vừa năng động, sáng tạo và vừa có khả năng tiếp thu những điều mới từ thế giới văn minh, từ công nghệ, khoa học, cho đến phương pháp và chiến lược đấu tranh. Khi lực lượng sinh viên đủ lớn mạnh, đủ cứng cáp, họ sẽ làm nên chuyện.

Phong trào ở Trung Quốc còn quá mới và chưa thể hiện rõ đây là tự phát hay có sự tổ chức ngấm ngầm đằng sau. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho chúng ta hy vọng và có thể lạc quan về một tương lai gần, Trung Quốc sẽ xuất hiện những gương mặt trẻ nổi bật như Hoàng Chi Phong của HongKong. Và hy vọng, một thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ rút kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước họ để có được những phương pháp và chiến lược hữu hiệu cho công cuộc đi tìm tự do của dân tộc họ.

Kim Giang (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 02/12/2022

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng, Kim Giang
Published in Diễn đàn

Tun này, "Bch ch cách mng" – "Cách mng giy trng" Trung Quc là mt trong nhng ch đ nóng nht trên mng xã hi Vit ng "Bch ch cách mng" bùng phát sau khi có ti mười người thit mng (3/10 là tr con) trong mt v ha hon Urumqi (th ph khu vc Tân Cương, Trung Quc) ch vì các bin pháp phòng nga nghiêm ngt đ ngăn chn Covid lây lan khiến vic cu nn chm tr, thiếu hiu qu...

bachchi1

"Bch ch cách mng" bùng phát sau khi có ti mười người thit mng (3/10 là tr con) trong mt v ha hon Urumqi (th ph khu vc Tân Cương), Trung Quc.

S kin đau lòng y ging như git cui làm tràn ly ut hn. Dân chúng nhiu nơi Trung Quc đ ra đường phn đi chính sách "Zero Covid" đã giam cm c t người sut ba năm qua. Tham gia vào đt phn kháng trên din rng có sinh viên ca hàng trăm đi hc - nhng người đu tiên giương cao các t "giy trng" thay cho biu ng. Đó là lý do c dân trung Quc ln thiên h gi đt phn kháng là "Bch ch cách mng"...

Nếu theo dõi phn ng ca người Vit trên mng xã hi v "bch ch cách mng" t s thy, lý do chính khiến "Cách mng giy trng" Trung Quc thu hút s chú ý ca người Vit vì có s đng cm do đng cnh. Rt nhiu người Vit tán thưởng "Bch ch cách mng" ging như Ho Duc Tham bi đó là s kin chưa tng có ! Người Trung Quc công khai đo cng sn" và đòi "Tp Cn bình t chc(1).

Có rt nhiu cá nhân, nhiu nhóm theo dõi sát din biến "Bch ch cách mng" đ cp nht thông tin cho người Vit. Chng hn DBS News. Ngoài vic tng hp thông tin đ giúp gii đáp mt s thc mc như :Ti sao cùng là cnh sát nhưng cnh sát Bc Kinh ling x khác vicnh sát Thượng Hi ?. Nhóm này còn liên tc gii thiu nhng s kin mi :Chuyn dân chúng Thành Đô va dn sch bnh vindã chiến có sc cha 10.000 người ch trong mt đêm. Chuyn nhân viên y tế ca Bnh vin 6905 ca quân đi Trung Quc cũng đã đng dy đòi quyn li. Chuyên Cao y Nhân quyn Liên Hip Quc yêu cu chính quyn Trung Quc không bt gi tùy tin. Chuyn chính quyn Trung Quc thoái b, ni lng vic thc thi chính sách "Zero Covid" mt s đô thị. D đoán ca mt s chuyên gia v vic nhim k ca Tp Cn Bình s rt ngn (2) !

Ngoài nhng người, nhng nhóm tham gia cp nht thông tin, s kin liên quan đến "Bch ch cách mng", còn có không ít người như Duan Dang nêu hàng lot nhn xét v nhiu yếu t khác xoay quanh "Bch ch cách mng" đang din ra ti Trung Quc :S dĩ là "giy trng" vì có nhiu điu mun nói nhưng người ta không th và không được phép nói. Giương "giy trng" chính là mt cáchchng kim duyt và đòi t do ngôn lun. Ngoài "giy trng", sinh viên Trung Quc còn giương cao nhng t giy viết phương trình Friedmannvì âm tiết gingnhư "Free Man" !Gi thì vic buôn bán giy A4 đã tr thành "hành vi gây nguy hi cho an ninh quc gia". Nhiu nơi Trung Quc thông báo ngưng bán giy A4. Trung Quc sut ngày lo đi phó cách mng màu, đâu ng licó "cách mng giytrng(3).

Cũng đã có không ít người đi chiếu ging viên, sinh viên Trung Quc vi nhng gii tương đng ti Vit Nam như Bình Nguyên : Nhìn cnh hai thy cô Trung Quc đi đu vi cnh sát đngăn cn vic bt sinh viên, bo v sinh viên ca hmà cm thy chnh lòng khi nghĩ đến thy cô x này vì miếng cơm manh áo, vì danh li mà đành khom lưng, cúi đu, im lng đ bưng bô quyn lc (4).

***

Trong khi thông tin, hình nh, video clip, nhn đnh v "Bch ch cách mng" dày đc trên h thng truyn thông quc tế và mng xã hi Vit ng thì h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam li "trng" nhách. Khong "trng" này bt thường ti mc Chí Tho thách :T báo nào đưa tin biu tình TrungQuc tuisbao c Tòa son mt chu nhu (5), khiến Vinh Râu mt nhà báo đã ngh hưu bình :Cha ni này khôn, biết mình thng chc nên mi cá đ (6).

Đó cũng là lý do Mnh Kim "gi sếp tòa son mt t báo ln" đ hi : Có lnh cm đăng v biu tình Trung Quc ? Biết ri còn hi ! C th lnh ca ai ? T cp cao nht Mnh Kim đã "dò nhanh năm trong s nhngt báo ln nht Vit Nam (Tui Tr, VnExpress, Zing, Thanh Niên, VietnamNet) và đây là kết qu :Tính đến 7gi sáng ngày 29/11/2022, không có bt k tin tc nào v v biu tình ít nht 16 thành ph ln khp Trung Quc. Bài viết trên Tui Tr "gn" vi đ tài nht là bài "Trung Quc nhn mnh coi trng sinh mng người dân trong chng Covid-19", đăng lúc 13g15 ngày th hai 28/11/2022. Toàn b bài (hơn 800 t) không có chi tiết nào liên quan đến đt biu tình Trung Quc đang gây sc thế gii, dù làn sóng phn đi chính quyn ca dân Trung Quc bt đu t th sáu 25/11/2022 ri bùng n d di vào hai ngày 26 và 27 [7].

Nhn xét ca Mnh Kim : "Đim ging nhaugia Trung Quc và Vit Nam là báo chí tuyt đi không đ cp nhng v vic như vy" - vn cũng là nhn đnh ca nhiu người Vit nhưng vì sao li thế ? Vì sao "Bch ch cách mng" Trung Quc li dn ti hin tượng như Chu Vĩnh Hi k v Vit Nam trong nhng ngày này :BBC - hãng truyn thông uy tín nht thế gii liên tc đưa tin v biu tình Trung Quc phn đi chính sách "Zero Covid" khc nghit, phn đi Tp và Đng cng sn Trung Quc nhưng không hiu ti sao c đến các tin nàythì truyn hình cáp Vit Nam li ngưng và hinth dòng ch- Do tín hiu v tinh không n đnh mong các bn thông cm. Hehehe (8) ! Vì sao chính quyn Vit Nam d ng vi điu mà Lê Nguyn Duy Hu phân tích, khái quát : Dân Trung Quc đã vượt qua được s s hãi và thói quen phc tùng (9).

Nguyn Trường Sơn đang làm vic ti mt đi hc Đài Loan k rng, khi nhìn thy sinh viên Đài Loan dán my t giy A4 lên tường nhm ng h phong trào biu tình Trung Quc, facebooker này nh đến quãng thi gian là sinh viên Hà Ni, lúc đang din ra phong trào biu tình chng Trung Quc chiếm đóng phi pháp các đo, bãi đá trên Bin Đông. Sơn cho biết đã nhiu ln tham gia nhng cuc biu tình này và ging như nhiu sinh viên khác, Sơn b trường tìm đ cách ngăn cn. Mt s trường còn da s đui hc nếu sinh viên không chm dt vic đi biu tình vi li khuyên kinh đin : "Lo mà hc, đng quan tâm đến chính tr". Theo Sơn : "Có l đến bây gi sinh viên nước ta vn nhn được li khuyên này. Đó là s khác bit gia môi trường hc thut Vit Nam vi các nước Đông Á như Nht Bn, Hàn Quc, Đài Loan và bây gi là c Trung Quc".

Theo Sơn :Trước nay nhiu người vn cho rng Trung Quc tương t như Vit Nam – nghĩalà cũng có nn giáo dc chú trng vào vic "ty não" thay vì khai phóng- gò ép sinh viên vào mt khuôn kh nht đnh thay vì khuyến khích tư duy- nên sinh viên c hai nước này đu xa lánh chính tr. Tuy nhiên nhng gì đang din ra Trung Quc li cho thy đnh kiến đó không hoàn toàn chính xác.Trên thc tế, sinh viên Trung Quc đang tham gia tích cc vào phong trào biu tình đòi thay đi chính sách và yêu cu t do. H t chc biu tình ngay ngôi trường mình theo hc hoc xung đường, không biu tình tp th thì cũng mtmình bày t chính kiến. Đây là điu chưa tng xy ra Vit Nam k t năm 1975.

Có nhiu nguyên do dn đến vic sinh viên Vit Nam không mn mà vi chính tr. T chính sách giáo dc, các vn đ kinh tế-xã hi- văn hóa và c môi trường chính tr. Hi tôi còn là sinh viên, điu khiến sinh viên xa lánh chính tr nht vn là nhng câu hi làm gì ? Có gii quyết được gì không ?" Các cuc tranh lun ch dn vào khía cnh đó, tt c skhông đi đến đâu vì rõ ràng, mun chng minh li ích ngay trước mt ca vic tham gia bàn lun chính tr hay biu tình, là bt kh thi. Trong nhiu video ghi li các cuc biu tình Trung Quc có mt đon video ngn khiến tôi chú ý. Hai sinh viên tr- mt nam, mt n- tham gia biu tình và được hi vì sao h có mt đó. Chai đáp : "Vì đây là nghĩa v ca tôi". Đến đây, tôi nhn ra gii tr Trung Quc đã đi trước các bn cùng thế h Vit Nam rt nhiu. Thm chí ni dung các cuc biu tình cũng cho thy s trưởng thành v mt chính tr ca thế h tr Trung Quc. H nhm đích danh Tp Cn Bình và đng cng snTrung Quc. Quy trách nhim cho người đng đu đt nước và đng cm quyn khi chính sách mà h ban hành to ra đau kh cho nhân dân chính là s trưởng thành trong chính tr, ch không phi bài ca "bn cht ca đng là tt, ch có mt vài con sâu làm ru ni canh" - vn vn được ca đi ca li Vit Nam.

Sơn k thêm :Năm 2017 tôi gp mt nhóm lut sư Trung Quc đ trình bày v phong trào dân ch Vit Nam. Đến gi tôi vn nh như in v mt u su ca h sau khi nghe tôi vì h cho rng Trung Quc s có dân ch sau Vit Nam. H cho đó là mt s h thn.Bây gi, dù lý trí mách bo kh năng đ phong trào biutình này to ra mt cuc ci t chính tr Trung Quc là rt thpnhưng tôi không khi cm thy đượm bun. Đến lượt tôi cm thy h thn vì gi đây có v như người Trung Quc đã vượt lên(10).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 03/12/2022

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/thamdho/posts/pfbid02FJco3R5LevU6Eux96H4mVUqppe1hxCmDeJSh5hKmKCX8Fo5z7F1nEC9UWKTpJzH7l

(2) https://www.facebook.com/DBCNews.us/videos/1552945841809078

(3) https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/pfbid035LgDmg7rHfC8aN9Rnj1BDcnjpgxD9xYCZPjHaZAD2AQxVM7fixGPNyzBBbNaSXVHl

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0u4AxMvezxxmSTs1TCYC9JdGn6wNnN7eiawqHnLQ4WEGNgJKAKqQojb1RciiR2pWcl&id=100058146744440

(5) https://www.facebook.com/thao.chi.1004/posts/pfbid0KgRW9dyjcch3sPL7Hvb5XBWV4RWeYakqsVgKH2G8w8GJ1DLAvWHJeAELhHZJpDTul

(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02jeZJQB6oQAHCDk9i3uwBrfeRJ9ax9thA7Aaw826jHUbVWvRKBW37a1HefNa9Lu8Vl&id=100048097861219

(7) https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/pfbid02JdUy5KwL9pdZk4uGDx4SL4cirB4vbqoQPmX31bKPygt82v8wd2zYUQe27TPXfLqFl

(8) https://www.facebook.com/hai.chuvinh.58/posts/pfbid02rf9W1wcqZWGTn8zUYj5o7w3cd6VdgygaoxJHibZzkZhwNf7ukKCiYB2g1K27yf9al

(9) https://www.facebook.com/lenguyenduyhau/posts/pfbid02btHT6aL1jQS3zhNW2hvhG2BVjb1BWxeKKBxcHF716PoZYJ2Z7HaM7Ls3QpuyP1xyl

(10) https://www.facebook.com/truongson.nk/posts/pfbid0ef9nsZbJVVBjMCoG919pcCQuZofC68seHUgR1F8s8itqD2ZGhEzCxx73apx3raVrl

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Không có dòng tin nào về diễn biến lớn đang xảy ra tại Trung Quốc trên các trang báo Việt Nam. Trong khi khắp mạng xã hội người Việt đều có những hình ảnh và tin tức liên quan sự tức giận của dân chúng, bùng nổ tại nhiều thành phố tại Trung Quốc vào cuối tháng 11/2022 thì báo chí dòng chính Việt Nam lại đẩy mạnh những câu chuyện về việc mùa Đông đang đến ở Châu Âu với nỗi khốn khổ vì thiếu khí đốt Nga hoặc bạo loạn ở Bỉ sau trận thua tại World Cup.

cachmang1

Người biểu tình tưởng niệm các nạn nhân chết trong vụ hỏa hoạn ở Urumqi. Cuộc tưởng niệm biến thành biểu tình phản đối chính sách Không Covid của chính phủ. Biểu tình diễn ra hôm 28/11/2022 ở Bắc Kinh - AFP

Có thể thấy giới tuyên truyền viên và ban Tuyên giáo Việt Nam cũng hết sức bối rối trước bối cảnh này, mặc dù sự kiện đã dội đến Việt Nam gần một tuần. Lệnh trên đưa xuống là ngăn chặn các báo không được đưa tin tức nóng bỏng hiện có ở Trung Quốc, trong khi giới tuyên truyền viên thì vẫn chưa được chỉ đạo những ngôn ngữ hợp lý nào để phản bác lại những người đưa tin. Cho đến khi giới sinh viên và người dân Trung Quốc ở trên khắp thế giới bắt đầu hưởng ứng biểu tình thì người ta mới thấy xuất hiện một giọng điệu phê bình cũ mòn, rằng đó chỉ là những thành phần bất mãn chế độ nhân cơ hội, chứ còn thật ra đa số người dân Trung Quốc đều ủng hộ Tập Cận Bình.

Tại Trung Quốc, sự bất lực trong việc ngăn chặn tin tức của Bắc Kinh đã được tờ The Guardian phanh phui. Các tài khoản bot của Trung Quốc Trung Quốc – các chương trình giả lập con người để phục vụ việc đưa tin tự động trên các mạng xã hội- đang được sử dụng tối đa để làm tràn ngập các bề mặt truyền thông bằng quảng cáo dịch vụ khiêu dâm và cờ bạc, khi người dùng tìm kiếm tin về một thành phố lớn trong Trung Quốc, chẳng hạn Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, hoặc sử dụng chữ viết Trung Quốc, với từ khóa liên quan. Các bài đăng đầy tính khuyến khích hưởng thụ được thiết kế để che khuất tin tức về các cuộc biểu tình ở Trung Quốc, trong một nỗ lực rõ ràng do nhà nước chỉ đạo nhằm ngăn chặn các tin tức hay video ghi lại các cuộc biểu tình.

Dĩ nhiên Hà Nội cũng không muốn lan truyền những hình ảnh mang tính đoàn kết và phẫn nộ của người dân Trung Quốc, với bối cảnh cũng rất quen thuộc ở Việt Nam vào một năm trước. Món nợ của chính quyền Bắc Kinh bất lực không thể đối phó được với giải pháp chống dịch, chỉ có cách duy nhất là giam nhốt người dân, dường như là một mô tả gián tiếp về sai lầm đang được chia đôi của hai nước liền kề nhau.

Nếu Việt Nam có một nền kinh tế dẻo dai và đủ mạnh, có lẽ giờ phút này nhiều thành phố ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục trong tình cảnh phong tỏa tương tự. Thành phố lớn nhất và giàu có nhất của miền Nam đã được đưa vào để thí nghiệm cho một cuộc xiết chặt y tế, bao gồm cả an ninh và lương thực đã dẫn đến một sự mệt mỏi tận Trung ương : bởi Sài Gòn là thành phố duy nhất có khả năng đóng góp đến 82% ngân sách.

Không phải là người Việt Nam đã lãng quên cơn ác mộng đại dịch Covid-19, chỉ là thói quen không nói ra đã trở thành một tập quán xã hội để giữ an toàn cho bản thân mình. Câu chuyện hỏa hoạn trong vùng phong tỏa tại Urumqi (Tân Cương) giết chết ít nhất 10 người trong một tòa nhà chung cư – đã nhắc cho không biết người Việt nhớ lại những ngày tháng khắc nghiệt mà họ đã từng trải qua : Chắc chắn con số xác thực về những người chết bởi Covid-19 ở Việt Nam không phải chỉ là hơn 43 ngàn, ít nhất đối với nhiều bệnh nhân ngày thường khác, cũng đã chết lặng lẽ trong phong tỏa. Cách Trung Quốc đối xử một cách tàn nhẫn với người dân, tạo ra một sự liên tưởng, cho thấy chính sách "zero Covid" là một mệnh lệnh thép để duy trì chế độ chứ không kể đến sự tồn vong của thường dân.

Thế khó của Ban Tuyên giáo và báo chí Việt Nam lúc này là tránh nói về chuyện phản ứng của hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc, bởi không muốn mô tả về sức mạnh của người dân đang đòi hỏi thay đổi chính quyền và cả việc nhắc lại một sai lầm còn nóng hổi, đã diễn ra bằng xương máu.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, nhà phân tích sự bế tắc của chủ nghĩa cộng sản bằng luận thuyết khoa học của mình, đã từng có một nhận định hết sức thú vị "Mọi sự ớn lạnh của Trung Quốc đều dẫn đến run rẩy ở Việt Nam". Trong khi những thanh niên và người dân Trung Quốc đang giơ tờ giấy trắng để mô tả về một xã hội bị thanh trừng sạch sẽ theo ý đảng cộng sản thì báo chí Việt Nam cũng gián tiếp đưa những tờ giấy trắng trên trang báo của mình, trơ trẽn nói rằng thế giới này không có gì đáng lưu tâm ngoài lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa và thụ hưởng.

Bất chấp sự tảng lờ cố ý của truyền thông nhà nước, những hình ảnh và tin tức về sự bất mãn của người dân Trung Quốc đang được người dân Việt Nam đưa lại, xuất hiện ngày càng nhiều trên Twitter, Telegram, Facebook hay YouTube. Nó mở ra cho những ai chứng kiến một suy nghĩ khác về sự hùng mạnh bất toại của chế độ độc tài rằng : Nếu một chính quyền bất lương với nhân dân thì nó sẽ bị gọi tên để loại bỏ. Chắc chắn không có ngoại lệ nào trên hành tinh này, kể cả việc lý tưởng hóa về một loại chủ nghĩa được đặt lên người dân, để tuyên truyền rằng giai cấp cầm quyền là tuyệt đối chính nghĩa hay vinh quang mãi mãi.

Tuấn Khanh

Nguồn : Tuankhanh's Blog, 29/11/2022

Additional Info

  • Author Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

"Cách mạng giấy trắng", cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc là sự kiện được chú ý nhiều nhất hôm nay, làm chìm khuất tin tức về Ukraine cũng như các vấn đề thời sự nước Pháp. Le Monde chạy tựa trang nhất "Tại Trung Quốc, một làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy và ngày càng mang tính chính trị". La Croix đăng ảnh thanh niên biểu tình đang hô khẩu hiệu, với dòng tít "Trung Quốc, cơn sốt phản kháng". Le Figaro, Les Echos Libération đều có các bài viết ở trang trong về sự kiện này.

giaytrang1

Công an Trung Quốc phong tỏa con đường mang tên Wulumuqi (tên tiếng Hoa của Urumqi) ở Thượng Hải, nơi người biểu tình tập trung đòi Tập Cận Bình từ chức hôm Chủ nhật 27/11/2022. AP

Bị khóa kín tứ bề, người dân chết cháy

Libération dẫn lời nhà nghiên cứu Úc Nathan Ruser cho biết có ít nhất 56 cuộc biểu tình đã diễn ra tại 18 thành phố để biểu lộ tình liên đới với 10 người Duy Ngô Nhĩ bị chết cháy trong tòa nhà bị phong tỏa ở Urumqi. Trong bài "Tại Tân Cương, vụ hỏa hoạn đã đổ dầu vào lửa", tờ báo kể tên một số nạn nhân, từ một em bé 5 tuổi vui cười trong hình với món đồ chơi Siêu nhân cho đến một bà mẹ hai con, tất cả đã bị thiêu sống hôm thứ Năm 24/11 ở Urumqi.

Ngọn lửa bốc lên vào khoảng 20 giờ ở tầng thứ 15 và lan đến tầng 17, khói bốc tận tầng 21. Cứu họ không khó, nhưng tòa nhà đang bị phong tỏa, lính cứu hỏa phải chờ đến hai tiếng đồng hồ mới vào được. Theo các video và trao đổi trên ứng dụng, thì tuy là khu vực nguy cơ thấp, nhưng người dân vẫn không được phép ra ngoài. Cửa mở ra cầu thang bị hàn kín, cửa tòa nhà bị cột chặt bằng dây sắt, cổng chính bị khóa, và xung quanh khu nhà bị rào kín. Theo con số chính thức, 10 người chết và 9 người bị thương.

Cùng với Tây Tạng, Tân Cương đã bị phong tỏa hoàn toàn từ nhiều tháng. Cách đây hai năm, khi cả Hoa lục vẫn sinh hoạt gần như bình thường, Tân Cương đã bị siết chặt. Kể từ tháng 9, tại vùng đất có 25 triệu dân gồm phân nửa là người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và những sắc dân thiểu số Hồi giáo khác, cư dân chỉ được ra ngoài nếu có giấy phép đặc biệt, được cấp theo những tiêu chí không rõ ràng.

Thảm kịch khiến người Hán bớt xa cách với dân Tân Cương

Một người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở Thổ Nhĩ Kỳ cho Libération biết một người láng giềng ở tòa nhà gần đó cách đây hơn chục ngày đã nhảy lầu từ tầng 18 vì tuyệt vọng : giá thực phẩm tăng gấp đôi, hành lang bị camera theo dõi, cửa bị khóa. Tại quận Hòa Điền, ít nhất 13 người dân thiệt mạng vì nhiễm độc từ chất khử trùng phun vào nhà. Không ít trường hợp chết vì không thuốc chữa bệnh, bị cách ly trong những khu tập trung không nước tắm, nhà vệ sinh bẩn thỉu và rốt cuộc tử vong.

Công an cấm nói đến vụ hỏa hoạn ở Urumqi trên mạng xã hội, nhưng những hình ảnh đã lan rộng trên khắp nước, đội quân kiểm duyệt bị quá tải. Đã bất bình vì vụ 27 người bị buộc đưa đi cách ly thiệt mạng vì tai nạn xe buýt ngày 18/09, cơn giận bùng nổ khi người dân xem truyền hình thấy khán giả World Cup ở Qatar không ai mang khẩu trang. Thảm kịch mới này còn nhắc người ta nhớ lại vụ hỏa hoạn tại nhà hát Karamay ở Tân Cương năm 1994 làm 288 trẻ em thiệt mạng, vì đảng viên được ưu tiên cứu trước ! Tối thứ Sáu dù trời lạnh giá, mấy trăm người biểu tình chủ yếu là người Hán – được tự do di chuyển hơn – tập trưng trước trụ sở chính quyền Urumqi đòi bỏ phong tỏa, hô đả đảo Đảng cộng sản và đòi Tập Cận Bình từ chức.

Bang Xiao, một nhà báo Trung Quốc đăng lên Twitter lá thư của một người Hán ở Tân Cương, tỏ ý tiếc là từ lâu vẫn làm ngơ trước việc người Duy Ngô Nhĩ bị đưa đi cải tạo hàng loạt. Tại các trường đại học, sinh viên biểu tình với những chiếc khẩu trang nhuộm màu máu. Ở Thượng Hải, cách đó 4.000 kilomet, những người biểu tình được người qua đường ủng hộ, hô to "Tất cả chúng ta đều là người Tân Cương". Ranh giới chủng tộc lần đầu tiên bị xóa nhòa : lâu nay người Hán ít quan tâm đến số phận người Duy Ngô Nhĩ.

Nhà cầm quyền cố gắng bịt miệng

Nhà nước nhanh chóng ra tay trấn áp. Theo La Croix  Libération, hôm qua, xe công an đã đậu đầy gần hồ Lượng Mã (Liangma) ở Bắc Kinh, nơi hơn 400 người biểu tình tập hợp tối Chủ nhật. Trước quảng trường Thiên An Môn nổi tiếng với vụ thảm sát 1989, công an xét giấy những khách bộ hành hiếm hoi và cả người đi xe đạp.

Tại Thượng Hải, công an tuần tra và canh gác gần đường Urumqi, địa điểm được vài trăm người biểu tình chọn tập hợp, với những tiếng hô "Tập Cận Bình từ chức". Ở trung tâm Vũ Hán, những bức rào chắn cao hai mét được dựng lên, chính quyền loan báo "sắp có bão" và yêu cầu người dân ở yên trong nhà. Bên cạnh đó là thông báo tuyển 500 nhân viên trật tự trả lương công nhật, cựu quân nhân càng tốt, để ngăn chận dân chúng lại lật đổ rào chắn.

Công an tại nhiều nơi mở chiến dịch khám xét điện thoại để tìm VPN (mạng riêng ảo) giúp né kiểm duyệt, và các ứng dụng của nước ngoài bị cấm như WhatsApp, Twitter, Instagram. Một video cho thấy công an tát một cô gái đi xe buýt từ chối cho kiểm tra điện thoại. Một số người biểu tình Bắc Kinh đã bị công an gọi mời đến làm việc, có những trường hợp đến tận nơi làm việc bắt giam, chứng tỏ khả năng giám sát cùng khắp của Nhà nước. Việc kiểm duyệt còn mở rộng ra nước ngoài : Twitter bị tràn ngập bởi những "post" có lẽ do máy tự động, để nhấn chìm các thông tin về biểu tình.

Cuộc cách mạng những tờ giấy trắng 

Trong bài xã luận "Không khí tự do", La Croix nhận thấy thoạt nhìn thì tương đối khó tin - các cuộc nổi dậy phôi thai này nở rộ không theo logic nào, không mục tiêu chính trị rõ rệt, bất chấp tương quan lực lượng. Từ vài ngày qua người dân Hoa lục xuống đường, phong tỏa nhà máy, chia sẻ các video trên mạng xã hội. Họ hết sức can đảm, vì không khó để biết số phận của những người chống đối trong chế độ đàn áp bằng công nghệ của Tập Cận Bình.

Những con người từ Bắc Kinh, Thượng Hải cho đến Nam Kinh giơ cao những tờ giấy trắng, tuy không có một khẩu hiệu nào nhưng đã nói lên khát vọng tự do, một xung lực đã đẩy họ ra đường dù biết rằng sẽ bị đối xử bằng bạo lực. Khó có cơ hội "tia lửa nhỏ đốt cháy cánh đồng" như lời của Mao, nhưng dù thất bại, phong trào phản kháng đã bác bỏ thẳng thừng luận điệu của đảng cộng sản Trung Quốc để chỉ trích các chế độ dân chủ, rằng dân chúng chỉ muốn thịnh vượng và an ninh, chứ không phải các quyền tự do.

Nhật báo công giáo cho biết những người hăng hái nhất gọi đó là "Cuộc cách mạng A4", người dè dặt hơn thì dùng chữ "Cuộc phản kháng với những tờ giấy trắng". Ý tưởng này được gợi ra từ phong trào cách mạng Hồng Kông để tố cáo nạn kiểm duyệt. Le Figaro dẫn lời Vương Đan (Wang Dan) và Chu Phong Tỏa (Zhou Fengsuo), hai cựu sinh viên Thiên An Môn sống sót lưu vong ở Mỹ nhưng đến Đài Bắc nhân dịp bầu cử, xúc động nhận xét đây đúng là một cuộc cách mạng.

Phản kháng tầm quốc gia đòi lật đổ : Sự kiện chưa từng thấy từ 1919

Trả lời phỏng vấn Libération, nhà nghiên cứu Chloé Froissart nhấn mạnh, tầm vóc của phong trào phản kháng lần này là chưa từng thấy kể từ phong trào Ánh Sáng ngày 04/05/1919. Ngay cả phong trào Thiên An Môn, sinh viên chỉ muốn Nhà nước lãnh đạo tốt hơn, còn giờ đây người biểu tình muốn lật đổ chế độ. Về lời kêu gọi Tập Cận Bình từ chức, thật ra đã có một lá thư ngỏ hồi tháng 3/2016 do các đảng viên gởi đến Quốc Hội ; lần này thì từ các công dân bình thường đủ mọi tầng lớp xã hội và sắc tộc.

Chế độ Bắc Kinh chắc chắn bất ngờ trước sự nổi dậy này. Trong nhiệm kỳ đầu của ông Tập, Nhà nước còn chịu khó lắng nghe, nhưng nay nắm trọn quyền hành, ông tỏ ra độc tài hơn. Chế độ Tập Cận Bình trở nên dễ tổn thương, bị tách rời thực tế, không còn các kênh giải quyết xung đột. Việc từ chối cải cách, từ chối đối thoại đang đe dọa đất nước. Tất nhiên giải pháp là đàn áp và kiểm duyệt, bằng bộ máy khổng lồ đang có. Tóm lại, đó là một chế độ cắt đứt với khế ước xã hội, muốn dân chúng phải trả giá cho khủng hoảng, không có chút gì nhân văn.

Theo Le Monde  Le Figaro, thực ra khó tìm được lời giải cho làn sóng phản kháng chính sách zero Covid. Nếu Bắc Kinh cứ khăng khăng, căng thẳng sẽ tăng lên, còn nếu nhượng bộ và chấm dứt phong tỏa, dịch Covid sẽ lây lan. Mỗi ngày hiện có mấy chục ngàn ca mới, trong khi nhiều người lớn tuổi chưa được chích ngừa, vaccin Trung Quốc lại không hiệu quả nhưng vì sĩ diện, Bắc Kinh không muốn dùng vaccin ARN của phương Tây. Tập Cận Bình phải đối diện với cuộc khủng hoảng dịch tễ, xã hội và chính trị trầm trọng nhất kể từ khi lên cầm quyền, một cuộc khủng hoảng mà ông ta là người trực tiếp chịu trách nhiệm.

Thụy Điển : Vụ bắt giữ ly kỳ một cặp vợ chồng gián điệp Nga

Liên quan đến Nga, Le Monde cho biết về vụ một cặp vợ chồng gián điệp Nga bị Thụy Điển bắt giữ. Rạng sáng 22/11, láng giềng ở khu phố Nacka ngoại ô phía đông Stockholm thức giấc vì tiếng động từ hai chiếc trực thăng Black Hawk. Đặc nhiệm nhanh chóng được thả xuống balcon và xông vào từ cửa sổ, cùng lúc đó những xe cảnh sát lao nhanh trên đường phố. Cảnh sát trưởng nói rằng sở dĩ phải dùng chiến dịch ngoạn mục này là để nghi can không kịp tiêu hủy các bằng chứng.

Ngày 25/11 tòa án Stockholm quyết định tiếp tục tạm giam người chồng Sergey Skvortsov vì nghi ngờ hoạt động gián điệp, người vợ Elena Kulkova được tạm tha. Cặp vợ chồng được cho là tìm cách chiếm đoạt bất hợp pháp công nghệ Mỹ cho kỹ nghệ quốc phòng Nga. Theo kênh SVT, cả hai đến Thụy Điển vào cuối những năm 90 và lần lượt nhập quốc tịch vào năm 2010.

Trong thời gian này, họ trở thành sở hữu chủ một căn hộ ở Moskva, hàng xóm toàn là GRU (tình báo quân đội Nga). Trong đó có Denis Sergeyev, một trong ba nghi can đầu độc cựu tình báo Sergey Skripal ở Anh ; tướng Andrei Averianov, trưởng đơn vị 29155 chuyên phá hoại và ám sát. Hai vợ chồng lập ra nhiều công ty xuất nhập khẩu linh kiện điện tử và công nghệ liên quan đến Nga nhưng đóng cửa sau vài năm hoạt động. Chuyên gia Tony Ingesson, đại học Lund cho rằng sẽ còn những vụ bắt giữ nữa, vì chiến tranh với Ukraine nên Moskva cần nhiều thông tin, trong khi nhiều nhà ngoại giao Nga có liên hệ với tình báo đã bị trục xuất.

Giúp Kiev, NATO gián tiếp diệt phân nửa bộ binh Nga

Trên bình diện địa chính trị, trong bài "Và Putin làm sống dậy NATO", Les Echos nhận định sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã cho thế giới thấy được thực chất năng lực quân sự của Nga. Thậm chí gián tiếp đóng góp vào việc tiêu diệt phân nửa bộ binh Nga mà không mất một người lính nào, và cái giá về tài chánh cũng không đáng kể. Qua việc cung cấp cho Ukraine vũ khí, đạn dược, thông tin và giúp huấn luyện binh sĩ, NATO đã khiến quân đội thứ nhì thế giới bộc lộ những khiếm khuyết đáng kinh ngạc về hậu cần, trang bị, tổ chức, đào tạo.

Phân nửa trong số 3.500 xe tăng Nga đã bị phá hủy, tỉ lệ này là 45% đối với xe bọc thép cho bộ binh, 10% phi cơ và chiến hạm, hầu hết hỏa tiễn đạn đạo và hành trình. Chi phí của quân viện cho Kiev rất ít so với các phương tiện NATO đầu tư cho quốc phòng. Cụ thể, theo Viện Kiel, đến cuối tháng 11 viện trợ quân sự mà Hoa Kỳ dành cho Ukraine là 39,7 tỉ đô la ; Anh 3,7 tỉ đô ; Đức 1,2 tỉ còn Pháp 220 triệu đô la. Việc phối hợp để tránh trùng lắp được tổ chức tại căn cứ quân sự Ramstein ở Đức, thường diễn ra suông sẻ.

Nếu năm ngoái có ai nói với các chiến lược gia của NATO - vốn trong 73 năm qua đã dành nhiều ngàn tỉ đô la cho quốc phòng - rằng chỉ cần dành vài phần trăm ngân sách để tiêu diệt phân nửa năng lực quân sự quy ước của quân đội Nga, mà không phải mất một người lính nào, họ sẽ thò bút ký ngay lập tức ! Moskva khó thể tái lập kho vũ khí, trước tình trạng bị cấm vận hiện nay, và đừng quên GDP của Nga không vượt quá Tây Ban Nha.

Cuộc xâm lăng Ukraine : Sự kiện 11/9 của Châu Âu

Chuyên gia Camille Grand của ECFR (European Council for Foreign Relations) nhấn mạnh, NATO đã chứng tỏ sự đoàn kết, quyết tâm và phản ứng nhanh chóng. Tưởng rằng phương Tây luôn chia rẽ, Putin đã tự bắn vào chân mình. Nhà nghiên cứu cho rằng "ngày 24/02 đối với Châu Âu về ý thức địa chính trị, cũng giống như sự kiện ngày 11/9 đối với người Mỹ".

NATO còn sắp có thêm hai thành viên mới Thụy Điển và Phần Lan, sau hai thế kỷ trung lập, lấp đầy khoảng trống ở mặt trận phía bắc. Hơn nữa, cho đến 2021 Liên minh chỉ có những đơn vị nhỏ của phương Tây đóng ở Ba Lan và các nước Baltic, thì nay triển khai 40.000 quân ở sườn phía đông, nhất là ở Romania, mang tính răn đe cao độ. Nhưng NATO cũng tránh không trực tiếp can dự, và các quốc gia thành viên bất chấp lời đe dọa về vũ khí nguyên tử của Vladimir Putin, vẫn gia tăng chuyển giao hỏa tiễn chống tăng và phòng không cho Kiev.

Tuy vậy dù Kiev đã tái chiếm được phân nửa số lãnh thổ bị cướp cách đây 9 tháng, vẫn chưa giành được chiến thắng : Putin vẫn có thể leo thang bằng vũ khí hóa học hay nguyên tử. Và đồng minh vẫn còn tranh luận về việc Kiev sẽ đi đến đâu, Crimea chăng ? Tương lai nào trước thách thức từ Trung Quốc ? Và nhất là, làm thế nào một ngày nào đó kết nối lại với một nước Nga hậu Putin ?

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á