Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc cần phải có sáu hay bảy hàng không mẫu hạm để giám sát Biển Đông và có thể cả Ấn Độ Dương.

mauham1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc diễn tập trên biển hôm 18/4/2018 - AFP

Mạng South China Morning Post loan tin ngày 18/7, dẫn nhận định của một chuyên gia phân tích quốc phòng Trung Quốc như vừa nêu. Cụ thể, chuyên gia Wang Hongliang (Vương Hồng Lượng) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Giao Thông Thượng Hải, tuần qua có bài viết với giả định rằng nếu Trung Quốc có đủ khá năng về tài chính thì mỗi hạm đội của Hải quân Trung Quốc cần ít nhất hai hàng không mẫu hạm. Ngoài ra, Hải quân nước này còn cần thêm một chiếc hàng không mẫu hạm nữa cho hạm đội Ấn Độ Dương trong tương lai.

Vị chuyên gia này được dẫn lời rằng : "Nếu chúng ta đủ can đảm để dự báo, có thể nào duy trì một lực lượng hải quân thường trực tại Ấn Độ Dương để bảo vệ hiệu quả hơn nữa tuyến đường mậu dịch quan trọng nhất của Trung Quốc ? Như vậy hạm đội Ấn Độ Dương này vì ở xa những cảng quê nhà, có thể cần phải có một hàng không mẫu hạm".

Hồi tháng qua, Trung Quốc hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba - chiếc Phúc Kiến, và tin nói hiện chiếc thứ tư đang được đóng. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh. Chiếc này mua lại của Ukraine rồi tân trang, nâng cấp lên. Chiếc thứ hai Sơn Đông được đóng tại Hoa Lục theo mẫu chiếc Liêu Ninh nhưng có thêm nhiều bổ sung.

Theo chuyên gia họ Vương thì Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc phụ trách Hoàng Hải và Bán đảo Triều Tiên, hạm đội Hoa Đông phụ trách khu vực gồm cả eo biển Đài Loan và Hạm đội Nam Hải. Hàng không mẫu hạm Phúc Kiến có thể được bố trí cho Hạm đội Hoa Đông và đóng vai trò thiết yếu trong trường hợp xảy ra xung đột qua Eo Biển Đài Loan.

Chiếc Liêu Ninh được chính thức xem như cơ sở huấn luyện và neo chính tại cảng của Hạm đội Bắc Hải, trong khi chiếc Sơn Đông đang được giao cho Hạm đội Nam Hải. 

Chuyên gia họ Vương nêu bật tầm quan trọng của các hàng không mẫu hạm trong việc kiểm soát Biển Đông. Đây là nơi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền đến hơn 80% vùng biển có tuyến đường mậu dịch quan trọng và nguồn hải sản phong phú.

Trong các năm qua Trung Quốc đã tiến hành quân sự hóa những đảo nhân tạo được bồi lấp nên tại đó; tuy nhiên Bắc Kinh vẫn thấy chưa đủ vì cái mà họ cho là ‘mối nguy thực sự của việc Hoa Kỳ can dự quân sự vào khu vực Biển Đông".

Published in Châu Á

Không thể đối đầu với Mỹ, hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ nhằm bức hiếp Việt Nam ?

Theo giới chuyên gia, các hàng không mẫu hạm Trung Quốc không được tung ra với mục đích đối đầu trực tiếp với Mỹ.Trong kỷ nguyên hỏa tiễn, khó thể hình dung một trận đại chiến trên biển như trận Midway năm 1942. Rất có thể Bắc Kinh muốn sử dụng các tàu sân bay này để tấn công những nước yếu hơn như Việt Nam, để tranh giành biển đảo.

 

phuckien1 

Chiếc Phúc Kiến, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc được tưng bừng hạ thủy tại Thượng Hải ngày 17/06/2022. Ảnh cắt từ video của CCTV. AP

Tựa chính các tuần báo Pháp tập trung cho sự kiện tổng thống Emmanuel Macron mất đa số ở Quốc hội trong kỳ bầu cử vừa qua. "Macron bị hạ : Hậu trường của một thảm họa", tít của L’Express. Le Point đăng ảnh hai lãnh tụ đảng cực hữu và cực tả, chạy tựa "Trong gọng kềm Le Pen-Mélenchon : Thảm kịch Pháp" với hồ sơ dày đến 40 trang báoCũng với hai nhân vật trên nhưng bằng hình vẽ, ở giữa là tổng thống Macron, Courrier International chạy tít "Nền cộng hòa là họ", nhại theo câu nói của ông Mélenchon trước đây "Nền cộng hòa chính là tôi". Trang bìa L’Obs là chân dung tổng thống Emmanuel Macron đầy vẻ suy tư với dòng tít lớn "Tổng thống tương đối", đặt vấn đề "Ông ấy phải phối hợp với Quốc hội mới như thế nào".

Pháp : Cử tri muốn gì khi từ chối cho tổng thống trọn quyền hành động ?

Le Figaro Magazine lo âu, "Nhưng người dân Pháp muốn gì ?". Khi chia Quốc hội thành ba phần tách biệt (tả-Macron-hữu) mà không bên nào có thể tự quyết định, cử tri đã làm chính quyền tê liệt. Lần đầu tiên kể từ Hiến pháp cải cách năm 2000 quy định bầu Quốc hội sau khi bầu tổng thống, đã không thể lập được đa số để thực hiện chính sách của nguyên thủ. Theo tờ báo, điều này cho thấy việc ông Emmanuel Macron tái đắc cử trước hết là nhờ nhiều công dân không ưa bà Marine Le Pen.

Những người lạc quan nói rằng đã tránh được điều tệ hại nhất. Kết quả lưng chừng của Nupes chứng tỏ cánh tả dù lập được liên minh chưa từng thấy, nhưng người dân từ chối giao phó định mệnh đất nước cho ông Jean-Luc Mélenchon. Vấn đề là họ cũng không muốn trao chiếc chìa khóa cho Emmanuel Macron để có thể tiến hành những cải cách thực sự.

Tuần báo thiên tả L’Obs cho rằng từ lâu Đệ ngũ Cộng hòa đã thu gọn dân chủ Pháp vào một cuộc bầu cử duy nhất là bầu tổng thống, nên lần này "một nền Cộng hòa mới" vừa ra đời. Đối với một tổng thống chưa bao giờ tin rằng sẽ phải rời khỏi đỉnh Olympia của mình, đây là một sự hạ cánh thô bạo. L’Express nhận định, thành phần Quốc hội mới là một thách thức của nhân dân đối với giới tinh hoa : phải thay đổi cách thức tranh luận và lãnh đạo. Ngược lại Le Point báo động Pháp giờ đây có hàng trăm dân biểu thuộc về hàng ngũ những người cho rằng Châu Âu là vấn đề thay vì là giải pháp, và không muốn gởi vũ khí cho Ukraine. Thật đáng ngạc nhiên khi ở phía đông người ta hy sinh vì tự do dân chủ, thì họ lại muốn chủ trương độc đoán.

Macron yếu đi, Châu Âu bị ảnh hưởng

Cựu bộ trưởng Pháp Nathalie Loiseau trong một cuốn sách sắp phát hành tố cáo Vladimir Putin từ lâu đã có thể trông cậy vào một nhân vật nhiều ảnh hưởng : thủ lãnh đảng cực tả Jean-Luc Mélenchon, "kẻ thù hung hãn của Ukraine". Người đứng đầu đảng cực hữu Marine Le Pen, qua thắng lợi vừa rồi có thể yên tâm với tài trợ của Nhà nước, dư sức trả món nợ 23 triệu euro vay của Nga.

Theo Le Point, "Macron yếu đi thì Châu Âu càng đáng lo" : sức bật của lực lượng thân Putin khiến các láng giềng lo ngại trong khi cuộc chiến tranh ở Ukraine cần có quyết tâm của phương Tây. Emmanuel Macron đã đề nghị cử tri Pháp "không làm nước Pháp lộn xộn thêm trong khi thế giới đang hỗn loạn", nhưng nay ông phải đối đầu với cả hai tình trạng này và phải chịu một phần trách nhiệm. Từ khi Macron bị mất đa số hôm 19/06, nước Pháp trở thành một mối nguy chính trị cho Châu Âu, vì ít nhất ba lý do.

Trước hết, ngay khi chiến tranh đang dữ dội ở Ukraine, cứ tri lại trao thế mạnh cho các đảng thân Putin là Tập hợp Dân tộc (cực hữu) và Nước Pháp Bất Khuất (cực tả), gây nguy hại cho sự đoàn kết Châu Âu và quyết tâm ủng hộ Kiev. Thứ hai, tổng thống Macron liệu còn có thể đại diện cho sự đổi mới Châu Âu ? Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung đã mỉa mai gọi ông là "người mang hy vọng đã về hưu". Vào lúc vấn đề mở rộng Liên Hiệp Châu Âu (EU) được đặt ra, Emmanuel Macron lại mất đi cơ hội giương cao ngọn cờ lãnh đạo Châu Âu, có được sau khi bà Angela Merkel ra đi cuối năm ngoái. Thứ ba, những cải cách cần thiết để giải quyết món nợ công khổng lồ, tránh suy thoái nay trở nên xa vời. Một nước Pháp bị trói tay sẽ thành gánh nặng cho Châu Âu.

Phương Tây có cung cấp đủ vũ khí cho Ukraine ?

Về mặt quân sự, The Economist đặt câu hỏi :"Liệu phương Tây có cung cấp đủ vũ khí cho Ukraine hay không ?". Khi các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ý, Romania đến Kiev hôm 16/06, họ đã mang theo những món quà. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định "làm mọi cách để Ukraine chiến thắng", cam kết sẽ gởi thêm những khẩu đại pháo Caesar. Thủ tướng Anh Boris Johnson thăm Kiev một ngày sau đó hứa hẹn một chương trình huấn luyện quân sự quan trọng, và hôm 21/06 pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 của Đức được đưa đến.

Ukraine đang quá cần những sự giúp đỡ này. Những tuần lễ gần đây dù có được vài thắng lợi nho nhỏ ở Kherson, đánh đắm được một tàu hộ vệ gần đảo Rắn, nhưng quân Nga kiểm soát hầu hết Severodonetsk. Một trong những lý do khiến Nga chiếm thế thượng phong là nhờ tập trung lực lượng và hỏa lực tại Donbass, gấp 10 lần so với phía Ukraine. Quân kháng chiến Ukraine đang thiếu đạn rốc-kết Smerch và Uragan thời Liên Xô cũ, các loại pháo hạng nặng của phương Tây chưa đưa đến kịp.

Ngoài mặt, các nhà lãnh đạo Âu Mỹ vẫn nói cứng nhưng bên trong đã có những nghi ngại. Các nước NATO đã chuyển giao hết các loại đạn dược từ thời Liên Xô cho Kiev, nay không còn nữa, và việc huấn luyện quân đội Ukraine thích ứng với vũ khí NATO mất nhiều thời gian. Bản thân kho đạn dược của Châu Âu đang ở mức thấp, và khó tìm được công nhân cũng như vật liệu cần thiết cho các loại vũ khí phức tạp như hỏa tiễn phòng không Javelin hay Stinger. Hơn nữa, những nước như Đức và Ba Lan đang tăng tốc tái vũ trang, cầu vượt quá sức cung của kỹ nghệ quốc phòng.

Cặp vợ chồng nguyên thủ Ukraine đồng thời lên báo Pháp

L’Obs tuần này thử đặt mình "Trong suy nghĩ của Zelensky", với bảy trang báo dành cho tổng thống Ukraine. Nguyên thủ trẻ tuổi không ngừng động viên người dân, liên tục có những bài nói chuyện trước Quốc hội các nước. Bài viết nói về quá trình thay đổi từ một diễn viên thành một thủ lãnh dũng cảm trong cuộc chiến tranh.

Không hẹn mà nên, Le Monde Magazine đăng chân dung bà Olena Zelenska "nhà soạn kịch và là đệ nhất phu nhân Ukraine" trên trang bìa với dòng tựa lớn "Trong bóng tối chiến tranh". Tuần báo cũng dành đến bảy trang bên trong với một số hình ảnh ấn tượng trong bài viết "Từ nụ cười đến nước mắt". Cuộc sống của Olena Zelenska bị đảo lộn vào sáng sớm 24/02, khi các hỏa tiễn của Putin ập xuống thủ đô Kiev. Bà phải cùng hai con sơ tán, nhiều tháng trời không gặp lại chồng. Cặp vợ chồng nguyên thủ đến ngày 17/05 mới cùng xuất hiện lần đầu để dự đám tang ông Leonid Kravchuk, tổng thống đầu tiên của Ukraine độc lập, người mà trước khi qua đời đã nói rằng "sai lầm lớn nhất là đã tin tưởng vào Nga".

L’Obs cũng tiết lộ thêm về mối quan hệ giữa hai tổng thống Pháp và Ukraine. Hình ảnh ông Emmanuel Macron ôm lấy vai đồng nhiệm Volodymyr Zelensky một cách thân thiết trong chuyến thăm Kiev lịch sử đã được báo chí và mạng xã hội đưa lại rộng rãi. Cả hai tổng thống có cùng độ tuổi, đắc cử trong sự ngạc nhiên của hệ thống chính trị cũ, và có chủ trương tự do. Tuy đã điện đàm khoảng hai chục lần từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022, nhưng quan hệ đôi bên xấu đi do ông Macron tiếp tục nói chuyện với Vladimir Putin và phát biểu "không nên làm bẽ mặt Nga". Thật ra khởi đầu rất tốt đẹp : thông qua giới thiệu của triết gia Bernard-Henri Lévy, năm 2019 Macron đã tiếp Zelensky ngay cả trước khi nói chuyện với tổng thống Ukraine đương nhiệm Poroshenko và hai tháng sau khi đắc cử, Volodymyr Zelensky đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên cho Paris.

Sự phục hồi sinh khí của NATO từ khi Nga xâm lăng Ukraine

Hồ sơ của Courrier International dành cho câu hỏi"NATO hồi sinh ?".Từ khi Ukraine bị xâm lăng, Liên minh Bắc Đại Tây Dương với Hoa Kỳ trên tuyến đầu dường như đã tìm lại được sự hòa hợp. Nhưng liệu lợi ích của Mỹ có tương đồng với Châu Âu hay không ? Và phải chăng NATO có khuynh hướng triển khai về phương nam và Châu Á ?

Tây Âu giảm chi tiêu quân sự, Liên minh ngày càng dựa vào ngân sách quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và sự hăng hái của các thành viên mới từ Đông Âu. Đối với tổng thống Pháp Macron, nguyên tắc xưa cũ của NATO nhằm "ngăn chặn Liên Xô và đặt nước Đức dưới chế độ bảo hộ" không thể tồn tại. Dù Vladimir Putin hung hăng với Ukraine năm 2014, Berlin vẫn muốn mua thêm khí đốt Nga và Macron muốn mở ra kênh ngoại giao với Moskva, như De Gaulle vẫn hy vọng Châu Âu đóng vai trò thăng bằng giữa Nhà Trắng và Kremlin. Trong khi đó Washington tiếp tục muốn rút chân khỏi Châu Âu để đối đầu với Trung Quốc.

Giờ đây, "nhờ" cuộc xâm lăng của Putin, mọi cái nhìn đều hướng về Châu Âu và NATO mà Thụy Điển, Phần Lan nay muốn gia nhập. Dù hồi sinh mạnh mẽ, nhưng người ta quên rằng nếu nhiệm vụ của tổ chức này là răn đe Nga và bảo đảm hòa bình ở Châu Âu, thì NATO đã thất bại. Chính sự kháng cự dũng cảm không ai ngờ đến của người Ukraine đã giúp NATO được vực dậy. Mỹ viện trợ ồ ạt chưa từng thấy cho Kiev, tuy nhiên trừ trường hợp leo thang nguyên tử, Nga không quan trọng đối với kinh tế Hoa Kỳ, cũng như quan hệ với Châu Âu.

Trung Quốc lần đầu tiên bị nằm trong tầm ngắm

Phải chăng Washington sẵn sàng làm cho Nga yếu đi là để tập trung đối phó với Trung Quốc ? Một câu hỏi mang tính chiến lược rộng hơn, là lợi ích của Châu Âu có giống như của Mỹ đối với Trung Quốc hay không ? Pháp không thể có vị trí quan trọng như Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, còn Đức tiếp tục có quan hệ thương mại chặt chẽ với Bắc Kinh, như tổng giám đốc Volswagen đã bộc bạch "Có mặt ở Trung Quốc là một cơ hội". Trừ vùng Baltic, đa số các nước EU không muốn bị lôi vào một cuộc đối đầu với Bắc Kinh.

Về phía Mỹ, Trung Quốc vẫn đang trong tầm ngắm. Nhật báo The New York Times cho biết sau hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2021, lần đầu tiên các nước NATO cảnh báo "Trung Quốc ngày càng trở thành vấn đề cho an ninh thế giới". Đây là bước ngoặt ý nghĩa trong của một liên minh có mục đích bảo vệ Châu Âu và Bắc Mỹ. Foreign Policy nhận thấy trong cuộc họp các ngoại trưởng NATO hồi tháng Tư, lần đầu tiên các đại diện của Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Úc đã được mời tham dự. Một cách gởi đi thông điệp đoàn kết cho Moskva và cả Bắc Kinh, nhưng theo tạp chí Mỹ, Trung Quốc là "mối đe dọa khó đối phó hơn".

Tại Hoa lục, một nhà nghiên cứu trên trang Bành Phái (Pengpai) của Thượng Hải đặt câu hỏi, liệu NATO muốn chuyển hướng sang Châu Á ? Trang web Liêu Vọng (Liaowang) nhấn mạnh, "do sự xúi giục của Hoa Kỳ, NATO ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc". Liên minh muốn tránh tình trạng lệ thuộc vào Bắc Kinh, đấu tranh để nắm giữ tài nguyên công nghệ. Theo một chuyên gia Trung Quốc, để đối phó, Bắc Kinh có thể trông cậy vào những mâu thuẫn giữa Mỹ và Châu Âu cũng như trong nội bộ của EU.

Tiến bộ công nghệ của tàu sân bay Phúc Kiến

Về Trung Quốc, The Economist lưu ý đến sự kiện Bắc Kinh cho xuất xưởng thêm hàng không mẫu hạm mới, cho rằng đây là một minh chứng lớn lao và đắt giá cho tham vọng của nước này. Hàng không mẫu hạm xưa nay vẫn là biểu tượng cho sức mạnh quân sự, và việc ra mắt chiếc Phúc Kiến (Fujian), chiếc tàu sân bay thứ ba hôm 17/06 cho thấy ý đồ soán ngôi bá chủ của Mỹ. Dài 318 mét, trọng tải 80.000 tấn, chiếc Phúc Kiến vượt qua HMS Queen Elizabeth của Anh, chỉ đứng sau các "siêu tàu sân bay" Mỹ. Tuy nhiên chi tiết ý nghĩa nhất lại được che giấu trong buổi lễ hạ thủy, đó là hệ thống phóng máy bay.

Khác với hai tàu sân bay trước đó của Trung Quốc trang bị hệ thống phóng "ski-jet", tàu Phúc Kiến có hệ thống phóng điện từ, một tiến bộ công nghệ quan trọng. Nếu hai chiếc Liêu Ninh và Sơn Đông chở theo các J-15, loại chiến đấu cơ ăn cắp kiểu Su-33 của Nga, và trực thăng để giám sát xung quanh, khó thể hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm trên biển ; thì chiếc Phúc Kiến sẽ hoạt động với những chiến đấu cơ J-15 được cải biến có thể mang theo các vũ khí hạng nặng như bom và hỏa tiễn thông minh. Về lâu về dài, còn có thể mang theo những chiếc tiêm kích tàng hình loại mới J-35.

Theo chuyên gia Henry Boyd của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Luân Đôn, J-35 có thể được sử dụng vào nửa cuối của thập niên này cũng như KJ-600 (Không Cảnh), giúp chiếc Phúc Kiến có được uy lực như các hàng không mẫu hạm Mỹ vốn thường phối hợp các chiến đấu cơ phản lực đa nhiệm siêu thanh F/A-18, chiến đấu cơ tàng hình F-35, máy bay cảnh báo sớm trên không Hawkeye…

Với hàng không mẫu hạm mới, Trung Quốc muốn tấn công Việt Nam ?

Tuy vậy, Trung Quốc còn xa mới có thể ngang hàng với Mỹ. Tàu sân bay Phúc Kiến dùng năng lượng quy ước, trong khi các hàng không mẫu hạm Mỹ sử dụng năng lượng nguyên tử có tốc độ nhanh hơn và bền bỉ hơn. Chưa kể Hoa Kỳ đã có nhiều thập niên kinh nghiệm. Chiếc Phúc Kiến phải ít nhất hai năm nữa mới hoàn chỉnh, và dù Bắc Kinh có ý định sở hữu bốn tàu sân bay nguyên tử từ nay đến 2035, vẫn phải lẽo đẽo theo sau đuôi Mỹ.

Nhưng so sánh đơn thuần như vậy có thể dẫn đến suy luận sai lầm. Theo các chuyên gia về hải quân, các hàng không mẫu hạm Trung Quốc không được đóng để đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trong một cuộc chiến tranh với Đài Loan hoặc vùng biển xung quanh Trung Quốc, các hỏa tiễn đạn đạo bay thấp có thể nhanh chóng tiêu diệt bất kỳ chiến hạm lớn nào. Rất có khả năng Bắc Kinh muốn sử dụng các tàu sân bay này để tấn công những nước yếu hơn như Việt Nam để tranh giành biển đảo, hoặc bảo vệ lợi ích Trung Quốc ở Châu Phi.

Trong kỷ nguyên hỏa tiễn, khó thể hình dung một trận đại chiến trên biển như trận Midway năm 1942 với sự tham gia của ba hàng không mẫu hạm Mỹ và bốn của Nhật. Chuyên gia Sam Roggeveen của Viện Lowy (Úc) nói : "Tôi không cho rằng tham vọng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc là một thách thức trực diện với sức mạnh hải quân Hoa Kỳ". Theo ông, Bắc Kinh chỉ cố gắng xây dựng một lực lượng hải quân "sẽ hữu dụng một khi Mỹ trở nên yếu hơn nhiều, để lại những khoảng trống nhờ đó Trung Quốc cưỡng bức và trừng phạt những nước nhỏ hơn".

Thụy My

Published in Châu Á

Chiếc Liêu Ninh quý giá của Trung Quốc được sản xuất ở Ukraine thời Liên Xô, cũng giống như chiến hạm Moskva xấu số của Nga.

mauham1

Khi hình ảnh soái hạm Moskva bị đánh chìm được lan truyền trên Telegram, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đã rất băn khoăn về công nghệ đóng tàu sân bay của hải quân nước này. (Nikkei dựng phim / Kyodo / AP)

Hồi ký của một sĩ quan Nga trên soái hạm của Hạm đội Baltic thuộc Đế quốc Nga, chiếc Knyaz Suvorov, đã mô tả một cách sinh động hồi kết của con tàu trong Trận Tsushima.

Cuốn sách của Vladimir Semenoff, The Battle of Tsushima, tả lại cảnh ông đi về phía mũi tàu, chỉ để thấy rằng các tháp pháo cỡ nhỏ đã bị thổi bay hoàn toàn.

Trận chiến diễn ra ở Biển Nhật Bản vào ngày 27 và 28 tháng 05 năm 1905, chính thức kết thúc Chiến tranh Nga-Nhật.

Đảo Tsushima, một phần của tỉnh Nagasaki, vẫn mang những dấu ấn của trận hải chiến. Một bức phù điêu khổng lồ dựng trên một ngọn đồi, mô tả cảnh người chỉ huy bị thương của Hải đội Thái Bình Dương Thứ hai, Zinovy Rozhdestvensky, đang được Heihachiro Togo, Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp của Nhật Bản, đến thăm tại một bệnh viện hải quân ở Sasebo.

Đó là một cảnh cảm động. Một giai thoại nổi tiếng khác được lưu truyền qua nhiều thế hệ là câu chuyện về những chiếc thuyền cứu sinh chở 143 thủy thủ bị thương của Hạm đội Baltic đến Tsushima sau khi giao tranh kết thúc. Các thủy thủ đã được cư dân trên đảo chào đón, được phép ở trong nhà của họ, và được các bác sĩ điều trị.

Vụ chìm tàu Moskva ở Biển Đen vào tuần trước là thiệt hại về soái hạm trong chiến tranh đầu tiên của Nga kể từ khi mất tàu Knyaz Suvorov.

Kể từ sau Thế chiến II, chỉ có duy nhất một vụ việc tương tự. ARA General Belgrano, một tàu tuần dương của hải quân Argentina, đã chìm trong Chiến tranh Falklands năm 1982, giữa Argentina và Vương quốc Anh

Điều đáng chú ý là vụ chìm tàu Moskva có tác động không nhỏ đến suy nghĩ của các quan chức an ninh Trung Quốc.

Tàu Moskva có lẽ đã chìm sau khi bị hai tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine bắn trúng, dù người Nga không muốn thừa nhận điều đó. Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận tuyên bố của Ukraine.

"Nếu điều đó là sự thật, nghĩa là sức mạnh hải quân được ca tụng hết mực của Trung Quốc chẳng qua chỉ là một con hổ giấy", một nguồn tin Trung Quốc than thở.

Tại sao người ta lại thấy khó chịu ? Lịch sử đan xen vào nhau theo những cách thật bí ẩn.

Năm 2005, 100 năm sau vụ chìm tàu Knyaz Suvorov, tin tức bắt đầu lan truyền, rằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đang được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

Trung Quốc đã mua lại xác tàu sân bay Varyag, vốn được chế tạo từ năm 1985, nhưng sau đó bị đình trệ do Liên Xô sụp đổ.

Tàu Varyag được đóng tại Xưởng Đóng tàu Biển Đen nổi tiếng ở Mykolaiv, miền nam Ukraine. Trùng hợp thay, Moskva cũng được chế tạo tại một xưởng đóng tàu ở Mykolaiv.

Người Ukraine đã tách rời các mảnh thiết bị khác nhau của Varyag và bán chúng như đồ phế liệu cho một công ty bình phong có liên hệ với quân đội Trung Quốc. Xác tàu sau đó được kéo đến Đại Liên và được cải tạo lại, và hiện đã trở thành tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đại Liên thực ra có một số liên hệ với Nga. Sau khi thuê mũi phía nam của bán đảo Liêu Đông vào thời nhà Thanh, người Nga đã đặt tên cho ngôi làng nghèo khổ ấy là "Dal’nii", trong tiếng Nga có nghĩa là "xa xôi".

Trung Quốc còn mua hai tàu sân bay cũ khác của Liên Xô – Kiev và Minsk – để phục vụ mục đích nghiên cứu. Kiev, giống như Varyag, cũng được chế tạo ở Mykolaiv trước khi được chuyển về một công viên giải trí ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Khi tôi đến tham quan tàu Kiev vài năm trước, con tàu để lại ấn tượng rằng nó là một tàu sân bay hạng nhẹ tương đối nhỏ và lạc hậu, chủ yếu được sử dụng để chở trực thăng.

mauham2

Tàu Kiev được chế tạo tại Mykolaiv, Ukraine, hiện đang nằm tại một công viên giải trí tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Theo những người trong cuộc, Trung Quốc đã có thể ‘thiết kế ngược’ phần lớn các bộ phận của những tàu sân bay Liên Xô cũ, và dần dần cải tiến các công nghệ liên quan của chính họ – dù trước đó không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Nhưng nếu lớp giáp của tàu Varyag dựa trên các tiêu chuẩn của Liên Xô trước đây, thì việc tàu Moskva bị đánh chìm sẽ chỉ khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc thêm lo lắng về khả năng tàu dễ bị tổn thương trước các tên lửa tiên tiến.

Kể từ khi đi vào hoạt động hồi năm 2012, tàu Liêu Ninh được coi là một trong những tài sản chủ chốt của Hải quân Trung Quốc. Nó thường di chuyển đến gần Đài Loan, bao gồm cả đi qua Eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, sau cuộc chiến ở Ukraine, nếu Chủ tịch Tập Cận Bình, người cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, quyết định sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, thì Liêu Ninh có thể bị đánh giá là quá dễ bị tổn thương để có thể triển khai tác chiến.

Có lẽ hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, Sơn Đông – con tàu sân bay đầu tiên được sản xuất trong nước – sẽ có khả năng phòng thủ tốt hơn. Hàng không mẫu hạm thứ ba của Trung Quốc hiện vẫn đang ở xưởng đóng tàu, nhưng được tin là sẽ sớm hạ thủy.

mauham3

Tàu Liêu Ninh rời Hong Kong ngày 11/07/2017. Hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu, giống như tàu Moskva, được dựa trên các tiêu chuẩn thời Liên Xô.

Tuy nhiên, nếu các tàu sân bay Trung Quốc đến gần Đài Loan, hoặc cố gắng tiến vào Thái Bình Dương, chúng sẽ bị các tên lửa chống hạm trong khoảng cách rất gần tấn công.

Trung Quốc, vốn không loại trừ khả năng thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực, hẳn đã bị sốc trước sự yếu kém của lực lượng Nga. Bắc Kinh nghĩ rằng, Nga áp đảo khả năng phòng thủ của Ukraine về mọi mặt, vì nước này có thiết bị, quân số, và ngân sách vượt trội hơn.

Nếu quyết định sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, Tập có thể mắc phải sai lầm tương tự như Tổng thống Nga Putin đang mắc phải tại Ukraine. Mục tiêu của Tập thậm chí còn khó đạt được hơn vì nó nằm bên kia eo biển.

Ngoài ra, Đài Loan, với nhiều ngọn núi dốc và cao, có thể được xem là một pháo đài tự nhiên, ít nhất là ở phần trung tâm của hòn đảo. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng giành được chiến thắng trong các trận đánh đầu tiên, quân tiếp viện từ Mỹ và các quốc gia khác sẽ đến.

Phương Tây sẽ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc và có thể sẽ tiến hành phong tỏa hải quân. Quốc gia đông dân nhất thế giới, phụ thuộc vào các nước khác về năng lượng và lương thực, sẽ phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề hơn những gì Nga đang trải qua hiện nay.

Trung Quốc đã dựa vào nhiều công nghệ quân sự của Liên Xô. Thậm chí khi người Nga từ chối bán vũ khí cho họ, Trung Quốc đôi khi vẫn tìm cách kiếm được vũ khí từ tay Ukraine.

Trung Quốc được cho là đã phát triển thành công máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-15, sau khi mua lại công nghệ liên quan đến máy bay trên tàu sân bay từ một nguyên mẫu của máy bay Sukhoi Su-33 do Liên Xô phát triển – thuộc sở hữu của Ukraine.

Quan hệ căng thẳng giữa Nga và Ukraine có phần giống với quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan. Kết cục cuối cùng của cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine có thể sẽ có ảnh hưởng đến tận Eo biển Đài Loan.

Vụ chìm tàu Moskva gây chấn động – diễn ra 117 năm sau Trận Tsushima – chắc chắn sẽ tác động đến cách giải quyết căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi’s confidence in aircraft carriers shaken after Moskva sinking", Nikkei Asia, 21/04/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/04/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019 (RFI, 19/12/2018)

Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn - thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Quốc - mà chính quyền Donald Trump phải đối mặt trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo công bố hôm 18/12/2018 của trung tâm tham vấn CFR, tức Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).

bd1

Chiến hạm Mỹ USS Cowopens ghé cảng Philippines. (Ảnh chụp ngày 13/03/2013). JAY DIRECTO / AFP

Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, như thông lệ từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 "điểm" nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Mỹ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ.

Đứng đầu danh sách các nguy cơ hạng 1 là 5 điểm nóng, được cho là các tác động mạnh nhất đến Mỹ. Trong số này, các chuyên gia Mỹ đã nêu lên trường hợp Biển Đông, với nguy cơ "Xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) hoặc là Đài Loan.

Theo bản nghiên cứu, khả năng xảy ra một cuộc xung đột ở Biển Đông được xếp vào diện "vừa phải", nhưng sẽ có tác động thuộc diện "cao" đối với Mỹ, có nghĩa là một "tình huống đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, hoặc lợi ích chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ, và do đó có khả năng buộc Mỹ phải phản ứng mạnh bằng quân sự".

Phải nói là trong thời gian một năm nay, căng thẳng Mỹ-Trung ở Biển Đông có xu hướng leo thang, với việc chính quyền Donald Trump gia tăng chỉ trích các hành vi của Trung Quốc "quân sự hóa" vùng biển này, hù dọa các nước nhỏ trong vùng, và khiêu khích lực lượng Mỹ có mặt tại chỗ.

Hồi tháng 9 vừa qua, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc còn suýt va chạm nhau ở Biển Đông.

Đặc biệt, dưới thời tổng thống Trump, Washington đã cho tiến hành tổng cộng 9 đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền "quá đáng" của Trung Quốc, cả ở khu vực Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng nhiều tiền đồn mới, lẫn ở quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ năm 1974.

Mặc dù có căng thẳng như trên, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tránh một cuộc xung đột quân sự ở vùng biển Biển Đông. Thế nhưng, các chuyên gia Mỹ không loại trừ xung đột nổ ra.

Báo cáo của CPA ghi nhận : "Chính quyền Donald Trump đến nay chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào, trong đó tổng thống phải đau đầu với quyết định khó khăn về việc có nên để Mỹ bắt đầu một chiến dịch can thiệp quân sự mới và tốn kém hay không... Tuy nhiên, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chính quyền Trump phải đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên".

Vấn đề Biển Đông được cho là đáng quan ngại nhất đối với Mỹ tương tự như 4 điểm nóng khác là môt cuộc tấn công mạng quy mô lớn phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng và các mạng thông tin thiết yếu của Mỹ, căng thẳng do đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên thất bại ; xung đột võ trang giữa Iran với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ ; một vụ khủng bố gây tổn thất nhân mạng cực lớn tại Mỹ hay một nước đồng minh của Mỹ.

Điểm đáng chú ý là Biển Đông đã thế vào chỗ của Biển Hoa Đông, từng được xem là mối quan ngại hàng đầu của Mỹ trong những năm trước đây.

Trọng Nghĩa

**************************

Nhật phản đối Nga xây thêm trại lính ở quần đảo đang tranh chấp (RFI, 19/12/2018)

Sau khi được tin là Nga vừa xây xong 4 doanh trại trên các đảo thuộc quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản và sắp chuyển quân lính đến đóng, chính quyền Tokyo hôm nay, 19/12/2018, cho biết đã chính thức phản đối Nga qua con đường ngoại giao.

bd2

Xe tăng Liên Xô IS-2, một chứng tích của Thế chiến thứ hai, trên đảo Shikotan, quần đảo Kuril. Ảnh chụp ngày 18/12/2016. Reuters/Yuri Maltsev/File Photo

Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã cảnh báo về nguy cơ Nga tăng cường hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril, nằm ở phía bắc Nhật Bản và ở phía nam nước Nga.

Quần đảo Kuril bao gồm 4 hòn đảo của Nhật bị Nga chiếm đóng từ sau khi Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng đang bị Tokyo đòi lại. Nhật Bản gọi quần đảo Kuril là vùng Lãnh Thổ Phương Bắc, trong lúc Nga gọi là Quần đảo Nam Kuril.

Theo ông Suga, tranh chấp Kuril cần phải được giải quyết một cách căn bản, và Nhật Bản vẫn kiên trì theo đuổi một giải pháp ngoại giao với Nga.

Nhật Bản đã có phản ứng như trên sau khi bộ Quốc Phòng Nga hôm 17/12 vừa qua, cho biết là họ đã xây xong 4 khu doanh trại trên 2 hòn đảo Iturup/Etorofu và Kunashir/Kunashiri thuộc quần đảo Kuril và sắp tới sẽ xây thêm nhiều khu nhà để chứa xe thiết giáp.

Bộ Quốc Phòng Nga còn cho biết thêm là ngày 25/12 tới đây, binh lính Nga và gia đình sẽ được chuyển đến các doanh trại vừa hoàn thành.

Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, hiện nay, số lượng binh linh Nga trên hai hòn đảo lớn nhất trong khu vực Kuril đã lên đến 3.500 người.

Việc Nga tăng cường quân đội tại vùng Kuril được giới quan sát cho là một động thái gây sức ép trên Nhật Bản, vào thời điểm thủ tướng Nhật Shinzo Abe được cho là sẽ ghé Mátxcơva. Điện Kremlin mới đây cho biết ông Shinzo Abe có thể thăm Nga vào ngày 21/01/2019.

Vấn đề tranh chấp quần đảo Kuril là cái gai trong quan hệ Nga-Nhật, đã cản trở việc hai bên ký kết hiệp ước hòa bình sau Thế Chiến Thứ II.

Trọng Nghĩa

*************************

Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm (RFI, 18/12/2018)

Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ nhị Thế chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

bd3

Tàu DDH-184 Kaga lớp Izumo chở trực thăng (T) sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, tại cảng Yokohama, 22/03/2017.Mandatory credit Kyodo/via Reuters

Hai chiến hạm chở trực thăng Izumo và Kaga sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, để các phi cơ tiêm kích loại F-35 có thể hạ cánh và cất cánh. Tuy vậy các chiến đấu cơ không đậu thường trực trên hai tàu sân bay này.

Song song đó, chính phủ Nhật dự kiến mua thêm 45 phi cơ tàng hình F-35B của hãng Lockheed Martin trị giá 4 tỉ đô la, thêm vào số 42 chiếc đã đặt hàng. Ngoài ra còn mua 105 chiếc F-35As (một phiên bản khác không thể sử dụng cho hàng không mẫu hạm), 2 hệ thống phòng không Aegis Ashore để ngăn chận hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, 4 phi cơ Boeing KC-46 Pegasus để mở rộng tầm tiếp liệu, 9 máy bay cảnh báo Northrop Grumman E-2 Hawkeye. Báo chí Nhật ước tính phí tổn tổng cộng lên đến trên 1.000 tỉ yen (8,8 tỉ đô la).

Nhật Bản đã có sẵn kho vũ khí quan trọng và Lực lượng Phòng vệ (thực chất là quân đội) lên đến 250.000 quân. Kế hoạch quốc phòng 5 năm cho đến tháng 3/2024, gồm cả an ninh mạng và giám sát không gian, dự kiến dành ngân sách 27.470 tỉ yen (gần 284 tỉ đô la). Riêng thiết bị quân sự chiếm 224,7 tỉ đô la, tăng 6,4% so với kế hoạch 5 năm trước. Chi tiêu quốc phòng của Nhật chỉ chiếm 1% GDP, nhưng tầm vóc của nền kinh tế nước này khiến quân đội Nhật nằm trong số được trang bị tốt nhất thế giới.

Thủ tướng Shinzo Abe nhận định Nhật Bản cần phải có những phương tiện hiệu quả hơn, trước "mối đe dọa đáng lo ngại" từ các hoạt động quân sự trên biển và trên không của Trung Quốc tại Châu Á. Bên cạnh đó là Bắc Triều Tiên vốn khó lường, và một nước Nga đang trỗi dậy gây khó khăn cho đồng minh Hoa Kỳ.

Theo Reuters, danh sách thiết bị quân sự Mỹ chuẩn bị mua trên đây còn giúp Tokyo tránh được một cuộc chiến tranh thương mại với Washington. Tổng thống Donald Trump, trước đây dọa đánh thuế xe hơi Nhật, trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Achentina đã cám ơn ông Shinzo Abe vì đặt mua F-35s của Mỹ.

Thụy My

********************

Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đối mặt án tử hình (VOA, 19/12/2018)

Quản lý chính ca d án đóng tàu sân bay đu tiên ca Trung Quc có th đi mt vi án t hình vì đã chuyn giao bí mt ca tàu Liêu Ninh cho các gián đip nước ngoài.

bd4

Tàu sân bay lớp Kuznetsov ca Trung Quc, tàu Liêu Ninh, hot đng trong Bin Hoa Đông. nh do Lc Lượng T v Nhật bn chp ngày 25/12/2016. Japan/HANDOUT via Reuters.

Báo South China Morning Post cho biết ông Tôn Ba, cu tng giám đc Tp đoàn công nghip đóng tàu Trung Quc (CSIC), trước đó đã b cơ quan chng tham nhũng kết ti nhn hi l, nhưng ít nht có 3 ngun tin hiu chuyn cho biết các nhà điu tra đang xem xét những cáo buc nói rng ông Tôn Ba đã chuyn thông tin mt v tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đu tiên ca Trung Quc, cho tình báo nước ngoài.

Hiện không rõ mc đ mt ca thông tin mà ông Tôn có th đã chuyn giao cho gián đip nước ngoài, nhưng các ngun tin nói ông có thể phi "đi mt vi án t hình", hoc ít ra "án t hình treo".

Báo South China Morning Post dẫn thêm mt ngun tin thân cn vi hi quân Trung Quc, nói rng gii lãnh đo Bc Kinh có th mun dùng trường hp ca ông Tôn đ "cnh cáo" các quan chc cp cao khác trong bi cnh chiến dch chng tham nhũng ca ông Tp Cn Bình vn tiếp tc được đy mnh.

Theo tờ báo, hơn 1,3 triu đng viên phc v mi cp bc chính quyn đã b sp by trong cuc chiến bài tr tham nhũng ca Ch tch nước Trung Quc.

Nguồn tin t hi quân Trung Quốc cho hay ông Tôn không nhng là phó bí thư Đng y ca Tp đoàn CSIC, mà còn là tng giám đc ph trách chuyên môn, và ông Tôn có phn chc s nhn án t hình vì trong hơn mt thp niên,là "nhân vt chính qun lý d án nâng cp tàu Liêu Ninh".

Trước đó, Ủy ban Kim tra K lut Trung ương ca đng Cng sn Trung Quc loan báo ông Tôn đã b mt chc và khai tr ra khi đng vì đã "vi phm nghiêm trng k lut đng và gây thit hi ln cho an ninh quc gia".

Trung Quốc mua chiếc tàu sân bay lp Kuznetsov từ Ukraine vào năm 1998, lúc đó chiếc tàu đang trong tình trng dang d và d kiến đóng cho hi quân ca cu Liên bang Xô viết. Tp đoàn công nghip đóng tàu Trung Quc (CSIC) đã b ra mt thp niên đ hoàn tt và trang b tàu sân bay mà h đt tên là Liêu Ninh.

Tập đoàn công nghip đóng tàu Trung Quc còn đóng tàu sân bay ni đa đu tiên 001A ca Trung Quc ti xưởng đóng tàu ph cng Đi Liên, tnh Liêu Ninh, vùng tây-bc Trung Quc. Thiết kế ca tàu 001A được da trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đu tiên của Trung Quc.

Published in Châu Á