Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Bắc Kinh dọa trả đũa (RFI, 22/07/2020)

Trung Quốc hôm nay 22/07/2020 loan báo đã bị Hoa Kỳ buộc đóng cửa lãnh sự quán tại Houston. Washington sau đó xác nhận tin này và khẳng định mục đích của quyết định này là nhằm "bảo vệ sở hữu trí tuệ của Mỹ". Bắc Kinh cáo buộc Mỹ "leo thang khiêu khích" và đe dọa sẽ trả đũa. Theo một nguồn tin của Reuters, Trung Quốc có thể sẽ đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Vũ Hán.

consulat1

Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 22/07/2020.  © Reuters/Adrees Latif

AFP và Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus, theo đó "Công ước Vienna nói rằng các nhà ngoại giao phải tôn trọng luật pháp và các quy định của nước sở tại", không được can thiệp vào chuyện nội bộ nước chủ nhà. Tuy nhiên, bà không cho biết thêm chi tiết.

Bà Ortagus tuyên bố : "Hoa Kỳ không dung thứ việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền và đe dọa người dân Mỹ. Chúng tôi cũng không thể bỏ qua các bất công về thương mại, đánh cắp việc làm của người Mỹ và các hành xử trắng trợn khác. Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh về công bằng và có đi có lại trong quan hệ Mỹ-Trung".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cực lực lên án hành động "khiêu khích" của Mỹ, cho biết Washington hôm qua đã "đột ngột yêu cầu" lãnh sự quán Houston phải đóng cửa. Theo tổng biên tập một tờ báo Trung Quốc, thì Bắc Kinh chỉ có 72 giờ để làm việc này.

Trung Quốc đe dọa trả đũa, nhưng chưa nói cụ thể. Một nguồn tin cho Reuters biết, Bắc Kinh đang cân nhắc việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Vũ Hán. Chính quyền Bắc Kinh cũng cảnh báo các sinh viên Trung Quốc đang du học ở Mỹ về nguy cơ "bị sách nhiễu".

Báo chí Houston đưa tin, khoảng 8 giờ 20 phút tối hôm qua lính cứu hỏa được báo động vì các tài liệu đang bị thiêu hủy trong sân tòa lãnh sự, nhưng nhân viên công lực không được phép vào. Trước đó các nhân viên lãnh sự quán đã được lệnh rời khỏi tòa nhà trước 4 giờ chiều ngày thứ Sáu 24/07.

Trên Twitter, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio viết : "Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston không phải là một cơ sở ngoại giao. Đó là đầu não của mạng lưới gián điệp và các hoạt động gây ảnh hưởng của đảng Cộng Sản tại Hoa Kỳ. Nay tòa nhà này phải đóng cửa, các điệp viên có 72 tiếng đồng hồ để ra đi, nếu không có thể sẽ bị bắt".

Quyết định trên đây của Washington diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung hết sức căng thẳng. Trước đó một hôm, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi thành lập một liên minh để chống lại "mối đe dọa Trung Quốc".

Trung Quốc hiện có 5 lãnh sự quán ở Mỹ. Riêng cơ sở ở Houston, Texas, được mở năm 1979, phụ trách 900.000 công dân Trung Quốc tại bang này. Phía Hoa Kỳ có năm tòa lãnh sự đặt tại Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Thiên Tân và Vũ Hán.

Thụy My

***********************

Vì sao Mỹ ra lệnh cho Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston ? (BBC, 22/07/2020)

Hoa Kỳ vừa ra lệnh cho Trung Quốc phải đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Houston, Texas, trước thứ Sáu - một động thái được Trung Quốc mô tả là "kích động chính trị".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói quyết định này được đưa ra "nhằm bảo vệ sở hữu tài sản trí tuệ Hoa Kỳ".

Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói quyết định này là "quá đáng và không có cơ sở".

Hai bên đưa ra những tuyên bố trên sau khi có hình ảnh quay một số nhân vật không rõ danh tính đốt giấy tờ trong khuôn viên của lãnh sự quán Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã leo thang trong thời gian qua. Chính quyền của Tổng thống Trump liên tiếp xung đột với Bắc Kinh về thương mại và dịch virus corona, cũng như việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới về Hong Kong.

Sau đó hôm thứ Ba, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc tài trợ cho các hacker tấn công các phòng thí nghiệm phát triển vaccine Covid-19. Hai công dân Trung Quốc, bị cáo buộc đã làm làm gián điệp theo dõi các công ty nghiên cứu Mỹ và nhận sự hỗ trợ của các nhân viên tình báo nhà nước về các vụ lấy cắp thông tin khác, đã bị đưa ra tòa.

Vì sao Hoa Kỳ yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán ?

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra bản thông cáo ngay sau khi ông Uông Văn Bân phát biểu hôm thứ Tư.

"Chúng tôi đã có lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Houston, nhằm bảo vệ sở hữ trí tuệ Mỹ và thông tin riêng tư của người Mỹ". Người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói.

Lãnh sự quán Houston là một trong năm lãnh sự quán của Trung Quốc tại Mỹ, chưa kể đại sứ quán ở Washington D.C. Hiện chưa rõ vì sao nó bị ra lệnh đóng cửa.

Bà Ortagus nói thêm Hoa Kỳ "sẽ không dung thứ việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền và đe dọa người dân của chúng tôi, cũng như chúng tôi sẽ không dung thứ các tập quán thương mại không công bằng của Trung Quốc, việc lấy cắp việc làm Mỹ và các hành vi quá đáng khác".

Bà Orgatus cũng dẫn Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao, theo đó các quốc gia "có bổn phận không can thiệp vào công việc nội bộ" của nước chủ nhà.

Trong một thông cáo riêng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đã tham gia "vào hoạt động gián điệp lớn và gây ảnh hưởng đến các hoạt động", can thiệp vào "chính trị nội bộ" cũng như "bắt nạt các lãnh đạo kinh doanh, đe dọa các gia đình người Mỹ gốc Hoa sống ở Trung Quốc, và hơn thế nữa".

Trung Quốc phản ứng với lệnh này ra sao ?

Trung Quốc gọi quyết định này là "sự leo thang chưa từng có", và nói nó vi phạm luật quốc tế. Ông Uông sau đó nói tiếp Washington đã "chuyển sang đổ lỗi cho Trung Quốc với kỳ thị và sự tấn công vô căn cứ".

Ông kêu gọi phía Hoa Kỳ xem lại, và nói nếu họ tiếp tục "đi theo con đường sai lầm, Trung Quốc sẽ phản ứng với các biện pháp trả đũa cứng rắn".

"Trên thực tế, xét về số các sứ quán và lãnh sự quán của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở trên đất của nhau và số nhân viên ngoại giao và lãnh sự, Hoa Kỳ có nhiều nhân viên làm việc ở Trung Quốc hơn rất nhiều", ông Uông nói.

Điều gì xảy ra tại lãnh sự quán Trung Quốc ?

Những dấu hiệu khác thường đầu tiên xuất hiện ở lãnh sự Houston hôm thứ Ba, khi người dân ở gần trông sang sân tòa nhà thấy có vài thùng rác đang cháy.

Hình ảnh cho thấy có người dường như ném giấy tờ vào trong thùng rác.

Lực lượng khẩn cấp được gọi đến tòa nhà vào tối thứ Ba. Tuy nhiên, cảnh sát Houston viết trên Twitter các nhân viên của họ "không được phép vào bên trong tòa nhà", nhưng họ có thấy khói bốc lên.

Ông Uông không nói đến các ngọn lửa bên trong khuôn viên lãnh sự quán, mà chỉ nói lãnh sự vẫn hoạt động bình thường.

************************

M truy t tin tc Trung Quc ăn cp d liu Covid, bí mt quc phòng (VOA, 22/07/2020)

B Tư pháp M truy t hai công dân Trung Quc v ti xâm nhp trang mng ca nhng người ký hp đng vi B Quc phòng M, các nhà nghiên cu Covid-19, và các công ty khác trên toàn thế gii, theo h sơ np lên tòa được công b ngày 21/7.

consulat3

nh hai tin tc Trung Quc b FBI truy lùng vào năm 2018.

Nhà cm quyn M nói hai công dân Trung Quc Li Xiaoyu và Dong Jiazhi tham gia mt chiến dch do thám trên mng trong nhiu năm hu đánh cp thiết kế vũ khí, thông tin thuc men, mã s ngun phn mm và nhiu hơn na.

Tòa đi s Trung Quc ti Washington chưa tr li yêu cu bình lun.

Cáo trng không nêu tên các công ty b nhm mc tiêu, nhưng cho biết Li và Dong đánh cp nhiu terabytes d liu t các máy vi tính trên toàn thế gii k c M, Anh, Đc, Úc và B.

Tài liu cáo buc Li và ông Dong hot đng như các nhân viên khế ước vi B An ninh Trung Quc (MSS), tương đương vi Cơ quan Tình báo Trung ương M. Các công t viên nói MSS cung cp cho các tin tc thông tin v tính d b tn thương ca nhng phn mm quan trng đ xâm nhp mc tiêu và thu thp tình báo. Trong s nhng đi tượng b nhm mc tiêu có người biu tình Hong Kong, văn phòng ca Đc Đt Lai Lt Ma và mt t chc Cơ Đc giáo Trung Quc bt v li.

Tr lý B trưởng Tư pháp ph trách An ninh Quc gia John Demers nói Trung Quc gia nhp "câu lc b các quc gia đáng h thn cha chp ti phm trên mng" đ đi ly các dch v đánh cp tài sn trí tu.

Cáo trng cho biết các tin tc này hot đng t năm 2014 đến 2020 và gn đây nht là tìm cách ăn cp nghiên cu v ung thư.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Afghanistan : Thêm một thất bại cho lối ngoại giao "trình diễn" của Trump

Quyết định bất ngờ của tổng thống Mỹ chấm dứt đàm phán với lực lượng Taliban – Afghanistan, đúng vào lúc tưởng thành công trong tầm tay. Bầu cử địa phương Nga : Đảng cầm quyền của ông Putin thất bại. Thủ tướng Anh đơn thương độc mã trong hồ sơ Brexit. Trên đây là các hồ sơ quốc tế được báo chí Pháp hôm nay đặc biệt chú ý.

taliban1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington trước khi lên đường đến Camp David, ngày 30/08/2019. @Reuters/Yuri Gripas

Đàm phán Afghanistan đổ vỡ là hồ sơ chính của Le Monde, với tựa lớn trang nhất : "Afghanistan : Vì sao các thương lượng giữa Trump và Taliban thất bại ?".

Rút quân Mỹ khỏi Afghanistan là một mục tiêu tranh cử hàng đầu của ông Donald Trump hồi 2016, và trước thềm cuộc tái tranh cử vào Nhà Trắng, đây là một trong các lá bài quan trọng đối với ông Trump nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Thất bại nói trên quả là một vố đau với tổng thống Mỹ. Le Monde ghi nhận một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại là "các bất đồng trong nội bộ đảng Cộng hòa". Theo Le Monde, việc tổng thống Mỹ viện lý do Taliban vừa đánh, vừa đàm, để hủy bỏ đàm phán đã không phản ánh đúng thực tế. Trong suốt năm qua, đàm phán được coi là vẫn tiến triển, trong lúc trên thực địa, tấn công khủng bố vẫn diễn ra thường xuyên.

Việc ông Trump bất ngờ đưa ra quyết định chấm dứt đàm phán hôm thứ Bảy, 07/09, là do đàm phán bế tắc trong một số điểm căn bản trong hồ sơ chính. Một bộ phận giới cố vấn của tổng thống Donald Trump, trong đó có ông John Bolton, đòi hỏi duy trì một "lực lượng chống khủng bố", trong khi đây là điều mà Taliban bác bỏ. Bên cạnh đó là một yếu tố mang tính biểu tượng quan trọng : cuộc gặp cấp cao với Taliban dự kiến được tổ chức rầm rộ tại Camp David, và lại ngay trước ngày tưởng niệm vụ khủng bố 11/09. Đối với thế lực diều hâu trong chính quyền Mỹ, đây là điều không được phép.

Sau khi Donald Trump thông báo chấm dứt đàm phán với Taliban, nữ nghị sĩ Liz Cheney, nhân vật thứ ba của đảng Cộng hòa tại Hạ Viện, con gái cựu phó tổng thống Dick Cheney, ngay lập tức hoan nghênh và bình luận thêm : Camp David đã từng là nơi chuẩn bị tổ chức cuộc phản công chống Al-Qaeda (được Taliban hỗ trợ), sau vụ Al-Qaeda tấn công khủng bố tháp đôi ngày 11/09/2001, "không một thành viên Taliban nào được phép đặt trên đến đây, không bao giờ".

Cú đặt cược bị bỏ lỡ

Bài "Tiến trình hòa bình Afghanistan : Cú đặt cược bị bỏ lỡ của Trump" trên Le Monde thuật lại những nét lớn của tiến trình đàm phán, khởi sự từ một năm nay, cũng như những lý do dẫn đến đổ vỡ bất ngờ. Kể từ năm 2001 đến nay, giữa Hoa Kỳ và Taliban đã có hơn 10 nỗ lực thương thuyết, nhưng đều thất bại. Theo Le Monde, tiến trình đàm phán cam go kỳ này lại càng trở nên khó khăn hơn với một dòng Tweet lạc điệu của tổng thống Trump hồi tháng 7/2019, khẳng định bất luận thế nào vẫn sẽ còn lính Mỹ trên đất Afghanistan. Mà đây lại chính là điều mà lực lượng Taliban kiên quyết bác bỏ.

Trước đó, phía các nhà đàm phán Mỹ đã tìm cách thuyết phục Taliban, là sau khi các đơn vị quân đội Mỹ rút khỏi nước này, từ đây đến cuối 2020, sẽ còn một số lực lượng "chống khủng bố" ở lại. Tuy nhiên, ngay cả vấn đề "lực lượng chống khủng bố" người Mỹ, chứ chưa nói đến quân đội Mỹ, đã bị phản đối mạnh. Quan điểm của Taliban là Afghanistan có đủ lực để bảo vệ an ninh chống khủng bố, bảo vệ các quyền lợi của Mỹ tại quốc gia này.

Hồ sơ "Taliban" buộc ông Trump trở lại với hiện thực

Vẫn về vụ đàm phán Afghanistan đổ vỡ, Le Monde có bài xã luận mang tựa đề : "Taliban buộc Donald Trump trở lại với hiện thực". Phân tích của Le Monde trước hết nhấn mạnh đến một "ưu điểm" của tổng thống Mỹ là luôn thể hiện tôn trọng đến cùng các cam kết tranh cử. Đặc biệt trong vấn đề Afghanistan, ông Donald Trump có tham vọng là cam kết rút quân sẽ khởi sự trước cuộc bầu cử tổng thống 2020, vừa để tôn trọng lời hứa với cử tri, cũng vừa để thể hiện mình hơn hẳn người tiền nhiệm, cựu tổng thống Barack Obama.

Với tổng thống Mỹ, một thỏa thuận với Taliban sẽ càng vang dội hơn, nếu diễn ra tại Camp David, một địa điểm mang tính lịch sử, nơi tổng thống Carter trước đây đã thành công trong việc hòa giải Israel và Ai Cập (năm 1978). Giờ đây, tổng thống Donald Trump tưởng tượng là ông cũng sẽ làm được một điều tương tự : tập hợp tại Camp David hai đối thủ tại Afghanistan, phe Taliban và chính quyền Kabul, để ký kết thỏa thuận hòa bình. Nếu thành công, thì đây sẽ là một màn diễn tuyệt vời, đúng với phong cách ưa màn hình - sân khấu, hợp với con người tự tôn, đầy tham vọng, như tổng thống Trump.

Thoạt nhìn, các diễn biến có vẻ thuận lợi. Theo nhiều quan chức chính quyền Mỹ, hai bên đã đi đến nhiều thỏa hiệp, sau 9 vòng thương lượng. Thỏa thuận sẽ cho phép Hoa Kỳ rút 14.000 binh sĩ, trước mắt là rút ngay 5.000 quân. Đổi lại, Taliban sẽ cam kết chống khủng bố, và tham gia đối thoại với chính quyền Kabul. Tuy nhiên, theo Le Monde, ông Donald Trump đã phạm hai sai lầm. Một là coi Taliban là "các đối tác đáng tin cậy", và thứ hai là dường như ông đã "đánh giá thấp sự chia rẽ trong nội bộ chính quyền Mỹ" - những phản đối quyết liệt trong nội bộ chống lại dự án hòa bình, đặc biệt là từ phía cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

"Trung thành với phong cách trình diễn truyền thống", ông Donald Trump một lần nữa tuyên bố hủy đàm phán, chỉ bằng một dòng Tweet. Ngoại trưởng Pompeo sau đó đành phải cố sức giải thích trước truyền thông về nguyên nhân thất bại, quy lỗi cho phía Taliban.

Le Monde nhấn mạnh là "Lịch sử sau này sẽ ghi lại nền ngoại giao của Donald Trump suy yếu sau thất bại này, do bởi đã ưu tiên phong cách trình diễn trong một hồ sơ đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu".

Afghanistan : Liệu đàm phán có nối lại ?

Vẫn về hồ sơ Afghanistan, Libération có bài "Xung đột Afghanistan : Một bước ngoặt lớn và rất nhiều câu hỏi". Bài viết nhấn mạnh là trong bối cảnh bạo lực gia tăng và sau quyết định chấm dứt đàm phán của Donald Trump, tổng thống Afghanistan tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Taliban. Câu hỏi lớn đặt ra là : Liệu đàm phán có thể nối lại không ? Libération ghi nhận các nỗ lực của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ngay sau dòng tweet sét đánh của tổng thống Trump, ông Pompeo liên tục giải thích với báo giới là "một thỏa thuận về nguyên tắc" vẫn tiếp tục trên bàn sau "rất nhiều tiến bộ". Việc nối lại đối thoại tùy thuộc vào thái độ của Taliban. Phía Taliban cũng thừa nhận sẵn sàng đàm phán tiếp.

Ẩn số lớn hiện nay là quan hệ giữa chính quyền Kabul với lực lượng Taliban, vốn không thừa nhận chính quyền mà họ coi là bù nhìn của Mỹ. Bản thân chính quyền của tổng thống Ashraf Ghani cũng không tham gia vào tiến trình đàm phán Mỹ-Taliban. Tổng thống Afghanistan chỉ được thông báo về thỏa thuận hòa bình hồi tuần trước. Quan hệ giữa hai thế lực chính tại Afghanistan lại càng khó lường hơn khi cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra ngày 28/09. Hai ứng cử viên chính không thể vận động tranh cử, vì điều kiện an ninh không cho phép.

Brexit : Thủ tướng Anh đơn thương độc mã

Nếu như Le Monde đặc biệt chú ý đến hồ sơ Afghanistan, thì chủ đề chính của Le Figaro hôm nay là chính trị nước Anh với Brexit. Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất : "Boris Johnson một mình chống lại tất cả". Chỉ còn lại chưa đầy hai tháng nữa là hạn chót (31/10) để Anh quốc rời khỏi Liên Âu, tuy nhiên tình hình vẫn mờ mịt. Anh sẽ rời Liên Âu có thỏa thuận hay không ? Rời Liên Âu vào thời điểm này hay sau đó ?

Theo Le Figaro, hôm qua, thủ tướng Anh Boris Johnson đã đình chỉ hoạt động của Nghị viện trong 5 tuần, tức đến ngày 14/10, sau khi đề xuất tổ chức bầu cử sớm của ông Johnson bị các dân biểu bác bỏ. Le Figaro dùng hình ảnh ví von "hai cánh cửa cùng lúc đóng lại", để mô tả tình hình kịch tính này. Cánh cửa thứ nhất là cánh cửa Nghị viện Anh, còn cánh cửa kia là đề xuất bầu cử sớm của thủ tướng Anh, bị Nghị viện bác. Le Figaro nhận định bầu cử sớm, hay xóa bài làm lại, là cốt lõi trong chiến lược của ông Johnson. Chiến lược này đã hoàn toàn phá sản.

Giờ đây câu hỏi đặt ra là : Liệu thủ tướng Anh có chấp nhận thực thi quyết định của Nghị viện, với luật, yêu cầu Châu Âu kéo dài thời hạn đàm phán thêm ba tháng hay không ? Về mặt chính thức, chính phủ Anh cho biết sẽ tuân thủ luật mà Nghị Viện vừa thông qua (đã được Nữ hoàng phê chuẩn), tuy nhiên một số nhân vật trụ cột trong chính phủ vẫn muốn duy trì một không khí mơ hồ xung quanh luật này. Ngoại trưởng Anh cho biết "sẽ xem xét kỹ" các cách giải thích khác nhau về luật. Các nghị sĩ chống lại việc Anh rời Liên Âu không thỏa thuận (tức "no deal") cũng chuẩn bị sẵn các biện pháp pháp lý để đối phó. Một số luật sư thậm chí cảnh báo : nếu không thực thi luật, thủ tướng Anh có thể bị bắt giam.

Bầu cử địa phương Nga : Chiến thuật thành công của đối lập

Về nước Nga, Libération có bài về đảng của Putin mất tay chân tại địa phương trong cuộc bầu cử địa phương hôm Chủ Nhật vừa qua. Theo Libération, chiến thuật của đối lập Nga đã thành công, bất chấp các ứng cử viên độc lập và đối lập bị chính quyền không cho ứng cử. Lãnh đạo đối lập Alexy Navalny đã đề xuất chiến thuật "bỏ phiếu một cách thông minh", cụ thể là cử tri đối lập dồn phiếu cho ứng cử viên nào có cơ hội giành chiến thắng trước ứng cử viên đảng cầm quyền.

Kết quả : hàng loạt ứng viên của đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin bị loại, trong đó có 13 ứng viên, ứng cử vào hội đồng nghị viện Moskva (tức Duma Moskva). Tại một số thành phố, đảng của ông Putin thất bại thảm hại, ví dụ như Khabarovsk, Viễn Đông, Nước Nga Thống Nhất chỉ được 2 trên 36 ghế dân biểu.

Tại Moskva, 21 trên 45 ghế dân biểu địa phương đã rơi vào tay ba đảng phái "đối lập trong hệ thống", gồm Đảng cộng sản, đảng Nước Nga Công Bằng, đảng Iabloko. Theo Libération, đây là các đảng được chính quyền coi là "dễ bảo", nhưng "dù sao cũng là đối lập". Nhìn chung, cho dù tỉ lệ tham gia bầu rất thấp (hơn 21%), kết quả của cuộc bầu cử nói trên cho thấy "hệ thống kiểm soát chính trị truyền thống" tại Nga – vốn không cho phép mọi ứng cử viên nào có quan điểm khác với điện Kremlin được tham gia chính trường - đã bị vô hiệu hóa.

Hồng Kông : Thảm họa của người phục vụ cùng lúc 2 chủ

Về Trung Quốc, Le Monde có bài : "Hồng Kông : Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) tại tâm điểm khủng hoảng". Để hiểu về hành trạng của nhân vật nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng Hồng Kông, đây là một bài viết không nên bỏ qua. Le Monde thuật lại những thăng trầm của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, từ đỉnh cao danh vọng. Người phụ nữ đầu tiên được "bầu" làm lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, với 777 phiếu, tức ba lần con số "7" thần thánh, được Bắc Kinh sủng ái.

Vấn đề là bà Lâm không thể cùng một lúc phục vụ hai chủ nhân, ông chủ Bắc Kinh và chủ nhân thứ hai là "dân chúng Hồng Kông". Trong cuộc trao đổi riêng với giới doanh nhân, lãnh đạo Hồng Kông thừa nhận điều này. Theo Le Monde, khi nói điều này, ắt hẳn bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (một tín đồ Công giáo) đã có trong đầu một câu nói của thánh Matthieu trong kinh Phúc Âm : "Nhà ngươi không thể phục vụ cùng lúc Chúa và Mammon (tức biểu tượng của tiền bạc và sự giầu sang)".

Đa số người Châu Âu muốn Liên Hiệp Châu Âu độc lập hơn

Về Liên Hiệp Châu Âu, Les Echos công bố một kết quả thăm dò thú vị về quan điểm của các công dân Châu Âu đối với tương lai của khối. Theo một thăm dò dư luận về Châu Âu, do cơ quan nghiên cứu và tư vấn ECFR (Hội đồng Châu Âu về Đối ngoại) tiến hành (với 60.000 người, thuộc 14 quốc gia Châu Âu), đa số người dân muốn một Châu Âu tự chủ hơn, có tiếng nói độc lập hơn, mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế. Thăm dò được công bố trước khi tân Ủy ban Châu Âu chính thức ra mắt. Kết quả thăm dò nói trên hoàn toàn ngược lại với định kiến lâu nay về một dân chúng Châu Âu thụ động, thờ ơ với đời sống chính trị Châu lục.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 10/09/2019

Published in Quốc tế