Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một yếu tố trong chiến lược Mỹ tại Biển Đông được cho là đã trở thành rõ ràng : Đó là sẽ tiến hành những chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải – thuật ngữ tiếng Anh là FONOPS - một cách đều đặn thường xuyên. Chuyển biến mới này đã lập tức được nhiều nhà quan sát hoan nghênh, và đã có ý kiến cho rằng Washington nên áp dụng chiến lược cả cho vùng eo biển Đài Loan, nơi mà quyền tự do hàng hải cũng đang bị Bắc Kinh khống chế.

my1

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem đã tiến vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa (Biển Đông) đầu tháng 07/2017. Wikipédia

Quyết định sẽ tiến hành các chiến dịch FONOPS tại Biển Đông trên cơ sở thường xuyên, đều đặn vừa được Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ PACOM chính thức loan báo. Đối với đô đốc Harry Harris, việc tiến hành tuần tra thường xuyên, theo một lịch trình cụ thể, sẽ có tác dụng biến mỗi chiến dịch thành một điều thường lệ, tránh được tình trạng là mỗi lần có một chuyến tuần tra là mỗi lần bị Trung Quốc xem là một hành vi khiêu khích.

Ngay trước khi được PACOM xác nhận, trên hiện trường, Hải Quân Mỹ đã bắt đầu áp dụng chiến lược mới này, với ba chiến dịch cho chiến hạm đi vào hoạt động bên trong vùng 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo của Trung Quốc, hai lần tại vùng Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa, và một lần sát đảo Tri Tôn (Triton Island) ở Hoàng Sa. Nhịp độ thường xuyên và đồn dập này là điểm mới so với thời chính quyền Clinton, chỉ tiến hành vỏn vẹn 4 chiến dịch FONOPS trong vòng 2 năm 2015-2016.

Yếu tố mới thứ hai là nội dung của các chuyến tuần tra, có thể gọi là chiến dịch thực sự, với đầy đủ các hoạt động bình thường trên một tàu chiến, chứ không phải là những chuyến hải hành theo thủ tục qua lại vô hại (innocent passage), được áp dụng khi một chiến hạm đi vào vùng lãnh hải của nước khác.

Đối với giới phân tích, thời Obama, khi áp dụng thủ tục qua lại vô hại trong các chuyến đi vào bên trong vùng 12 hải lý của các đảo Trung Quốc tại Biển Đông, Hoa Kỳ đã vô hình chung thừa nhận thay vì thách thức, các yêu sách chủ quyền quá lố của Trung Quốc

Trên trang mạng tạp chí The Diplomat của Nhật Bản ngày 07/09/2017, chuyên gia phân tích Joseph Bosco, nguyên giám đốc phụ trách Trung Quốc tại bộ Quốc Phòng Mỹ trong hai năm 2005/2006, đã cho rằng với chuyển biến mới nói trên, Hải Quân Mỹ kể như đã tái lập lại luật biển quốc tế ở Biển Đông, và cũng nên áp dụng cùng một cách tiếp cận để đi qua eo biển Đài Loan, một trường hợp điển hình khác về việc quyền tự do hàng hải bị Trung Quốc giới hạn, nhưng Mỹ trong quá khứ lại ngần ngại, không dám thách thức.

Theo chuyên gia Bosco, trước năm 1972, Hạm Đội 7 vẫn hoạt động tại vùng eo biển Đài Loan mà không gặp bất kỳ cản trở nào. Thế nhưng từ năm 1972, sau khi tổng thống Mỹ Nixon quyết định tỏ thiện chí với Mao Trạch Đông bằng cách cho triệt thoái tàu Mỹ khỏi khu vực eo biển Đài Loan, Hải Quân Mỹ hầu như vắng bóng ở nơi này cho đến tận năm 1995.

Vào năm ấy, Trung Quốc hai lần bắn tên lửa về phía Đài Loan để thị uy, và tổng thống Mỹ thời đó là Bill Clinton đã hai lần loan báo phái tàu sân bay đến eo biển Đài Loan. Nhưng trong cả hai lần, sau khi bị Bắc Kinh phản đối dữ dội, thậm chí đe dọa "biển lửa bùng lên" nếu tàu Mỹ đi vào eo biển, Washington đã lùi bước, qua đó thừa nhận trong thực tế là cần được Trung Quốc cho phép khi sử dụng eo biển. Trong cả thập kỷ tiếp theo, tàu hải quân Mỹ hầu như tránh khu vực này.

Theo Joseph Bosco, chính quyền Obama đã ngần ngại không dám thách thức yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, do đó rất có thể là cũng đã hạn chế hoạt động của Hải Quân Mỹ tại eo biển Đài Loan, dù đó là một vùng biển quốc tế.

Chuyên gia này kết luận : Với chính sách tuần tra của Hải Quân Mỹ tại Biển Đông đã rõ ràng với chính quyền Trump, đã đến lúc Mỹ cần khẳng định các lợi ích của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan, bảo đảm an ninh và hậu thuẫn cho nền dân chủ Đài Loan.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

WSJ : Mỹ lên lịch tuần tra hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông (VOA, 02/09/2017)

Lầu Năm Góc ln đu tiên đnh ra lnh trình tun tra hi quân Bin Đông trong mt nỗ lc to mt thái đ nht quán hơn đ chng li nhng yêu sách lãnh hi ca Trung Quc đây, báo Wall Street Journal loan tin hôm th Sáu.

tuantra1

Khu trục hm USS John S. McCain di chuyn trong vùng bin ven b bin ca Vit Nam trong mt bc hình chp ngày 13 tháng 8, 2017.

Dẫn li mt s quan chc M, nht báo này cho biết B Tư lnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã phát trin mt kế hoch tiến hành các cuc tun tra được gi là hot đng t do hàng hi (FONOP) trong vài tháng ti, cng c s thách thc ca M đi vi điu mà M cho là những đòi hi ch quyn thái quá ca Trung Quc trong tranh chp Bin Đông.

Kế hoch này đánh du mt s khác bit đáng k trong các hot đng quân s như vy trong khu vc dưới thi chính quyn Obama, khi mà các quan chc đôi khi vt v đưa ra quyết định tiến hành nhng cuc tun tra này khi nào, như thế nào và nơi nào. Chúng đã b hy b hoc b di li da vì nhiu yếu t chính tr khác nhau sau nhng cuc tranh lun ni b gay gt, t Journal cho biết.

Ý tưởng đng sau vic đnh ra mt lch trình tương phn vi phương thc tiếp cn tùy theo tình hình đi vi vic tiến hành các cuc tun tra FONOP, và thiết lp s đu đn trong các cuc tun tra. Làm như vy có th giúp làm suy yếu lp lun ca Bc Kinh rng nhng cuc tun tra này ngang như mt khiêu khích gây bất n mi ln chúng din ra, các quan chc M được dn li nói.

Tờ Journal nói gii chc Trung Quc không phn ng ngay tc thì v yêu cu bình lun v các kế hoch mi nht ca M. Bc Kinh đã cáo buc M quân s hóa hàng hi trong khu vc bằng cách tiến hành các cuc tun tra quân s. Tính ti gi đã có ba cuc tun tra hàng hi dưới thi Tng thng Donald Trump, và bn dưới thi chính quyn Obama, theo S Nghiên cu Quc hi.

Cuộc tun tra FONOP gn đây nht được tiến hành vào ngày 10 tháng 8 bởi khu trc hm USS John S. McCain, chiếc tàu mà sau đó đã va vào mt tàu ch hàng làm thit mng 10 thy th.

Cuộc tun tra quanh bãi Đá Vành Khăn - mt trong by đo nhân to được Trung Quc bi đp ci to chế to trong ba năm qua qun đo Trường Sa đang tranh chấp - cũng bao gm hot đng trên không.

Theo các quan chức M, hai chiếc máy bay thám sát P-8 Poseidon đã bay bên trên tàu McCain trong mt phn hot đng mà trước đó không được tiết l. H nói nhiu cuc tun tra hàng hi s dng tàu chiến có phần chc s bao gm máy bay bay trên không.

Các quan chức B Tư lnh Thái Bình Dương không bình lun gì v vic này, theo báo Journal.

Các quan chức mô t kế hoch mi là mt cách tiến hành các cuc tun tra mang tính n đnh t trước nhiu hơn so với trước đây, dù không phi là bt biến. Kế hoch này nht quán vi li tiếp cn ca chính quyn Trump đi vi các hot đng quân s, là cho các ch huy có quyn hn hơn đ xác đnh thái đ ca M. Tuân th các chính sách không loan báo các hot đng quân s trước khi chúng din ra, các quan chc t chi tiết l đa đim và thi gian mà các cuc tun tra FONOP s din ra, t nht báo nói.

Áp lực quân s tăng thêm đi vi Trung Quc din ra trong khi M đang tìm kiếm s hp tác ln hơn t Bc Kinh trong vic kiềm chế chương trình phi đn và vũ khí ht nhân ca Bc Triu Tiên. Chính quyn Trump phàn nàn rng Bc Kinh vn chưa làm hết sc đ thúc ép nhng đng minh ca mình Bình Nhưỡng ngưng phát trin vũ khí hoc ngưng đe da M, lãnh th và các đng minh ca Mỹ.

*****************

Biển Đông : Hoa Kỳ muốn tuần tra đều đặn hơn (RFI, 02/09/2017)

Nhật báo Mỹ The Wall Street Journal số ra ngày 02/09/2017 tiết lộ, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn tiến hành đều đặn hơn các chuyến tuần tra trên vùng Biển Đông, với nhịp độ 2 hoặc 3 chuyến mỗi tháng, để bảo đảm tự do hàng hải tại vùng biển đang tranh chấp nhưng Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ.

tuantra2

Khu trục hạm US John S.McCain tuần tra Biển Đông, ảnh ngày 22/01/2017. Reuters

Theo nhật báo Mỹ, mục tiêu của chính quyền Donald Trump là tỏ một thái độ kiên định hơn đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc thay vì tiếp tục đối phó theo từng trường hợp như chính sách của chính quyền Barack Obama trước đây.

Tuy không nói rõ là các chuyến tuần tra mới sẽ diễn ra khi nào và tại đâu, nhưng các quan chức được The Wall Street Journal trích dẫn cho biết bộ tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ dự trù là trong những tháng tới, mỗi tháng sẽ tiến hành 2 hoặc 3 chuyến tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Tham gia các chuyến tuần tra này sẽ có các máy bay tiêm kích cùng với các chiến hạm của Hoa Kỳ.

Kể từ khi tổng thống Trump lên cầm quyền vào tháng 1/2017 cho đến nay, Hoa Kỳ đã tiến hành tổng cộng ba chuyến tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.

Chuyến tuần tra cuối cùng là của khu trục hạm USS John S. McCain vào ngày 10/08/2017 trước khi chiến hạm này gặp tại nạn với một tàu chở dầu ở eo biển Singapore ngày 21/08/2017 khiến 10 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.

Trong cuộc tuần tra ngày gần đây nhất, khu trục hạm USS John S. McCain đã tiến đến sát Đá Vành Khăn, mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo và một chiến hạm của Trung Quốc đã phát lời cảnh cáo qua vô tuyến đến chiến hạm Mỹ, theo lời một quan chức Hoa Kỳ. Ngay hôm sau, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Washington về vụ này.

Hoa Kỳ cho tới nay vẫn lên án Trung Quốc về việc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này. Washington đồng thời vẫn tuyên bố tiếp tục đưa máy bay và tàu chiến đến bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, kể cả ở vùng Biển Đông.

Thanh Phương

Published in Châu Á