Campuchia ngưng phát triển đập thủy điện trên sông Mekong (VOA, 19/03/2020)
Campuchia sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong vòng 10 năm tới, Reuters đưa tin, dẫn lời quan chức năng lượng của Campuchia nói hôm 18/3.
Tin cho hay, quyết định này đồng nghĩa với việc nước láng giềng Lào, vốn mới khánh thành hai đập trong vòng sáu tháng qua, là quốc gia duy nhất ở hạ nguồn sông Mekong có kế hoạch phát triển đập thủy điện trên sông này.
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Khai mỏ và Năng lượng của Campuchia nói rằng chính quyền nước này đưa ra quyết định trên theo khuyến nghị của Nhật rằng Campuchia nên mưu tìm nguồn năng lượng ở nơi khác.
Quan chức này được trích lời nói rằng "trong kế hoạch 10 năm này, từ năm 2020 cho tới 2030, chúng tôi không có kế hoạch phát triển đập thủy điện" trên sông Mekong.
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường cảnh báo rằng các đập thủy điện trên sông Mekong có thể tác động tới nguồn cá cũng như nông nghiệp ở hạ nguồn sông Mekong.
******************
Trung Quốc thử đập thủy điện Cảnh Hồng, ảnh hưởng hạ lưu Mekong (VOA, 30/12/2019)
Tám tỉnh của Thái Lan dọc theo sông Mekong được cảnh báo phải chuẩn bị đề phòng trước nguy cơ mực nước giảm từ ngày 1-4/1/2020 do Trung Quốc thử nghiệm đập tại nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) ở tỉnh Vân Nam, theo Bangkok Post hôm 30/12.
Một cánh đồng ở Sóc Trăng, Việt Nam, trong mùa hạn tháng 3/2016.
Trước đó, hãng tin Nhật Nikkei cảnh báo rằng các hoạt động của đập thủy điện theo sông Mekong đang làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là gây nên nạn khô hạn và bóp nghẹt tuyến đường mưu sinh của người dân hạ lưu ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Theo Văn phòng Tài nguyên Nước Quốc gia Thái Lan (ONWR), các tỉnh Chiang Rai, Loei, Nakhon Phanom, Nong Khai, Mukdahan, Bung Kan, Amnat Charoen và Ubon Ratchathani dọc theo sông Mekong sẽ có mực nước giảm khi Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm tại đập Cảnh Hồng.
Dựa trên thông báo do Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc gửi, các thử nghiệm này sẽ làm lượng nước giảm từ 1.200-1.400 m³/giây (m/s) xuống còn 800-1.000 m³/giây từ ngày 1/1, theo ONWR.
Cũng theo ONWR, lượng nước xả sẽ tiếp tục giảm xuống còn 504-800m³/giây vào ngày 4/1.
Mực nước dọc sông Mekong có khả năng giảm khoảng 40-60 cm trong giai đoạn đầu của thử nghiệm. Theo tổng thư ký của ONWR, Somkiat Prajamwong, khi dòng chảy bị giới hạn ở 504-800m³/s, mực nước có khả năng giảm thêm 30-50cm.
Hơn nữa, việc nước biển đang xâm nhập làm tình trạng vùng hạ lưu thêm tồi tệ hơn.
Trạm bơm Samlae ở tỉnh miền trung Pathum Thani, Thái Lan, đã ghi nhận độ mặn 1,55g/l trên sông Chao Phraya vào lúc triều cường - cao hơn ngưỡng bình thường 0,25g, theo Bangkok Post.
Tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nước mặn đang xâm nhập khiến 800 nghìn người thiếu nước ngọt, 160 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng, với độ mặn ghi nhận tại cống Cái Hóp, tỉnh Trà Vinh, là 8,7% vào tuần này, theo báo Giáo dục và Thời đại.
Truyền thông Việt Nam cho biết xâm nhập mặn sẽ diễn ra khắc nghiệt vào tháng 1, 2, 3 năm 2020, trong đó cao điểm vào /3 và dự báo gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2016.
Sông Mekong là tuyến đường huyết mạch đối với nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Nhưng đợt hạn hán đang hoành hành cùng hàng chục nhà máy thủy điện đang ngăn dòng chảy khiến hệ sinh thái vốn dễ bị tác động lại thêm tồi tệ hơn.
Một báo cáo của Ủy ban sông Mekong (MRC) vào giữa tháng 7 cho rằng mực nước trong tháng trước đã giảm xuống "thấp kỷ lục".
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc và chảy ra Biển Đông qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Khoảng 60 triệu người phụ thuộc vào con sông để sinh sống bằng các nghề như đánh cá, canh tác nông nghiệp và vận tải thủy.
Trung Quốc thử nghiệm đập thủy điện đe dọa 8 tỉnh Thái Lan dọc sông Mê Kông (Thanh Niên, 30/12/2019)
Tám tỉnh của Thái Lan dọc theo sông Mê Kông được cảnh báo phải chuẩn bị đề phòng trước nguy cơ mực nước giảm từ ngày 1-4/1/2020 do Trung Quốc thử nghiệm đập tại nhà máy thủy điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam.
Ngư dân đánh cá trên sông Mê Kông ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan ngày 24/7 Reuters
Theo Văn phòng Tài nguyên Nước Quốc gia Thái Lan (ONWR), mực nước sông Mê Kông đi qua tỉnh Chiang Rai, Loei, Nakhon Phanom, Nong Khai, Mukdahan, Bung Kan, Amnat Charoen và Ubon Ratchathani sẽ giảm khi Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm đập Cảnh Hồng.
Dựa trên thông báo do Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc gửi đến Thái Lan, lượng nước chảy ra từ đập Cảnh Hồng sẽ giảm từ 1.200-1.400 m3/giây xuống còn 800-1.000 m3/giây trong quá trình thử nghiệm kể từ ngày 1/1, theo ONWR.
Lượng nước xả đập sẽ tiếp tục giảm xuống còn 504-800 m3/giây vào ngày 4/1 rồi sau đó trở về mức ban đầu.
Mực nước dọc sông Mê Kông có nguy cơ giảm khoảng 40-60 cm trong giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm. Theo tổng thư ký ONWR Somkiat Prajamwong, nếu lượng nước xả đập Cảnh Hồng bị giới hạn ở mức 504-800 m3/giây thì mực nước sông Mê Kông có khả năng giảm thêm 30-50 cm.
"Bộ Nông nghiệp Thái Lan và các tỉnh chịu ảnh hưởng đã nhận được thông báo về cuộc thử nghiệm tại đập Cảnh Hồng để chuẩn bị biện pháp ứng phó", ông Somkiat nói với tờ Bangkok Post.
Theo ông Somkiat, tỉnh Chiang Rai sẽ bắt đầu chứng kiến mực nước sông Mê Kông giảm từ ngày 2-5/1/2020, trong khi tỉnh Ubon Ratchathani chịu ảnh hưởng từ ngày 16-19/1/2020.
Đáng chú ý là Trung Quốc thử nghiệm đập thủy điện giữa lúc Thái Lan đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng.
Trong một báo cáo, Viện Tin học Thủy văn Thái Lan dự đoán trong năm 2020 các hồ chứa lớn khắp Thái Lan có lượng nước ở mức thấp báo động do lượng mưa thấp hơn mức trung bình trong năm 2019.
Theo báo cáo, chín hồ chứa lớn hiện chỉ trữ được dưới 30% dung tích toàn bộ. Trong khi đó, tổng lượng mưa năm 2019 thấp hơn mức trung bình 18%, Viện Tin học Thủy văn Thái Lan lưu ý.
Viện Tin học Thủy văn, trực thuộc Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu Khoa học và Đổi mới Thái Lan, đồng thời cảnh báo nguy cơ ngập mặn nghiêm trọng ở sông Chao Phraya từ tháng 1-3/2020, ảnh hưởng đến việc sản xuất nước máy.
Phúc Duy
*****************
Trung Quốc thử đập thủy điện Cảnh Hồng, ảnh hưởng hạ lưu Mekong (VOA, 30/12/2019)
Tám tỉnh của Thái Lan dọc theo sông Mekong được cảnh báo phải chuẩn bị đề phòng trước nguy cơ mực nước giảm từ ngày 1-4/1/2020 do Trung Quốc thử nghiệm đập tại nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) ở tỉnh Vân Nam, theo Bangkok Post hôm 30/12.
Một cánh đồng ở Sóc Trăng, Việt Nam, trong mùa hạn tháng 3/2016.
Trước đó, hãng tin Nhật Nikkei cảnh báo rằng các hoạt động của đập thủy điện theo sông Mekong đang làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là gây nên nạn khô hạn và bóp nghẹt tuyến đường mưu sinh của người dân hạ lưu ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Theo Văn phòng Tài nguyên Nước Quốc gia Thái Lan (ONWR), các tỉnh Chiang Rai, Loei, Nakhon Phanom, Nong Khai, Mukdahan, Bung Kan, Amnat Charoen và Ubon Ratchathani dọc theo sông Mekong sẽ có mực nước giảm khi Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm tại đập Cảnh Hồng.
Dựa trên thông báo do Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc gửi, các thử nghiệm này sẽ làm lượng nước giảm từ 1.200-1.400 m³/giây (m/s) xuống còn 800-1.000 m³/giây từ ngày 1/1, theo ONWR.
Cũng theo ONWR, lượng nước xả sẽ tiếp tục giảm xuống còn 504-800m³/giây vào ngày 4/1.
Mực nước dọc sông Mekong có khả năng giảm khoảng 40-60 cm trong giai đoạn đầu của thử nghiệm. Theo tổng thư ký của ONWR, Somkiat Prajamwong, khi dòng chảy bị giới hạn ở 504-800m³/s, mực nước có khả năng giảm thêm 30-50cm.
Hơn nữa, việc nước biển đang xâm nhập làm tình trạng vùng hạ lưu thêm tồi tệ hơn.
Trạm bơm Samlae ở tỉnh miền trung Pathum Thani, Thái Lan, đã ghi nhận độ mặn 1,55g/l trên sông Chao Phraya vào lúc triều cường - cao hơn ngưỡng bình thường 0,25g, theo Bangkok Post.
Tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nước mặn đang xâm nhập khiến 800 nghìn người thiếu nước ngọt, 160 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng, với độ mặn ghi nhận tại cống Cái Hóp, tỉnh Trà Vinh, là 8,7% vào tuần này, theo báo Giáo dục và Thời đại.
Truyền thông Việt Nam cho biết xâm nhập mặn sẽ diễn ra khắc nghiệt vào tháng 1, 2, 3 năm 2020, trong đó cao điểm vào tháng 3 và dự báo gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2016.
Sông Mekong là tuyến đường huyết mạch đối với nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Nhưng đợt hạn hán đang hoành hành cùng hàng chục nhà máy thủy điện đang ngăn dòng chảy khiến hệ sinh thái vốn dễ bị tác động lại thêm tồi tệ hơn.
Một báo cáo của Ủy ban sông Mekong (MRC) vào giữa tháng 7 cho rằng mực nước trong tháng trước đã giảm xuống "thấp kỷ lục".
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc và chảy ra Biển Đông qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Khoảng 60 triệu người phụ thuộc vào con sông để sinh sống bằng các nghề như đánh cá, canh tác nông nghiệp và vận tải thủy.
Truyền thông trong nước ngày 9/10 vừa qua dẫn lời đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói rằng nếu Việt Nam cho khai thác thêm 300-400 dự án thủy điện nhỏ và vừa thì sẽ góp phần bổ sung nguồn điện thiếu hụt trong các năm tới cho đất nước.
Nhà máy thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ. Courtesy of news.zing.vn
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo do Bộ Công Thương tổ chức hôm 9/10, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói rằng hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt như than, khí đốt. Trong khi đó đến năm 2020 Việt Nam phải tìm ra các nguồn điện bổ sung cho lượng thiếu hụt khoảng 100 tỷ kWh và con số này sẽ lên đến 300 tỷ kWh vào năm 20130.
Vì vậy ông Ngãi đề xuất tiếp tục khai thác thủy điện vừa và nhỏ vì chúng mang lại hiệu quả kinh tế và có công suất điện khá cao.
RFA trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, một chuyên gia về môi trường, cũng là người đã vận động thành công việc hủy bỏ hai dự án thủy điện lớn trên sông Đồng Nai vì những tác động tai hại đến khu vực rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Quan điểm của ông là phản đối việc phá rừng để xây dựng nhà máy thủy điện. Lý do ông đưa ra là ảnh hưởng đến hệ sinh thái :
Nếu làm thủy điện ở những vùng có rừng thì mình sẽ phá rừng để hi sinh làm thủy điện. Các dòng sông làm thủy điện có độ dốc tương đối cao và đa số những nơi đó là còn rừng. Nếu làm như vậy mình phải hi sinh môi trường, đặc biệt là đa dạng sinh học. Rừng không chỉ là cây như chúng ta nhìn vào mà còn nhiều loài khác nhau. Khi mình phá rừng, tổng thể hệ sinh thái phục vụ cho con người, và các loài khác trong chuỗi mắt xích sẽ bị phá hủy. Như vậy sẽ đe dọa đến sự tồn vong của loài người.
Ông nói gần đây Việt Nam xảy ra nhiều trận hán hán, lũ lụt lịch sử mà nguyên nhân một phần lớn là do nạn phá rừng.
Trận lũ lụt đầu tháng 10 vừa qua đã khiến hơn 70 người thiệt mạng, hơn 200 ngôi nhà bị sụp đổ, hơn 40 ngàn ngôi nhà bị ngập, hơn 9000 gia súc và hàng trăm ngàn gia cầm chết đuối. Việt Nam gọi đây là trận lụt lịch sử trong tháng 10 ở Việt Nam.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ cho biết nguồn thủy năng ở Việt Nam hiện nay đã gần cạn kiệt. Nếu làm thêm nhà máy thủy điện thì khả năng lớn là trên các sông suối nhỏ :
Tại vì mình không nắm được các hồ sơ đó nên không biết những nhà máy thủy điện vừa và nhỏ nằm ở đâu, chiếm bao nhiêu diện tích và bao nhiêu rừng sẽ bị phá để phục vụ chuyện này.
Tôi nghĩ từ 300-400 là nhiều lắm.
Mặc dù hiện tại dự án cụ thể của các nhà máy thủy điện này chưa được công bố nhưng Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói rằng khả năng lớn sẽ được xây dựng ở các khu rừng núi hiểm trở bởi vì ở những địa hình dễ làm Việt Nam đều đã cho tiến hành xây dựng.
Ông nói rằng hiện tại rất khó đánh giá tác động cụ thể của các nhà máy này bởi vì chưa có một thông tin nào được công bố. Tuy nhiên theo ông, các nhà máy thủy điện bấy lâu nay đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học về tác động môi trường và con người, mặc dù chúng cung cấp một lượng lớn điện năng cho cả nước :
Nó có nhiều vấn đề về môi trường, xã hội, ngoài yếu tố về kinh tế. Ví dụ chuyện di dân, những người sống ở khu vực lòng hồ sẽ phải di dân. Mà thường thường sẽ di chuyển đến chỗ khó khăn hơn chỗ ở cũ. Rồi vấn đề về tái định cư, và sinh kế của người dân ở đó bởi vì họ sống ở dưới thung lũng thì họ dễ dàng canh tác, bắt cá nhưng khi di dời, theo khảo sát của tôi, thì cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều.
Ngoài ra những hồ chứa như vậy phải hi sinh rất nhiều đất rừng. Mà rừng ở Việt Nam càng ngày càng thu hẹp và chất lượng không còn dồi dào như ngày xưa nữa. Nếu tiếp tục xây dựng thủy điện thì diện tích rừng càng ngày càng ít dần.
Ngoài ra, ông cho biết hồ chứa thủy điện sẽ giữ lại phần lớn phù sa trên sông, sẽ làm cho vùng hạ lưu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp nhận phù sa. Bên cạnh đó sẽ cản đường di cư của các loài cá, hay ảnh hưởng đến vấn đề giao thông thủy trên sông.
Một vấn đề quan trọng nữa ông nêu ra đó là khi nhà máy thủy điện vận hành sẽ làm thay đổi các đặc điểm dòng chảy của sông. Dòng sông có lúc phải tích nước lại, có lúc phải xả nước nhiều, chứ không được chảy liên tục như trước đó.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật bổ sung thêm rằng việc xây dựng đập thủy điện có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, văn hóa của người bản địa, đẩy họ vào tình thế vốn đã cô lập nay còn bị tổn thương hơn. Vô hình chung điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình ổn định chính trị để phát triển đất nước.
Một nguy cơ khác có thể xảy ra nếu phát triển quá nhiều nhà máy thủy điện, ông nói tiếp :
Đặc biệt ở Việt Nam luôn làm thiếu tính hệ thống. Vừa rồi ở Lào có vụ việc vỡ đập thủy điện. Nếu đập thủy điện bị vỡ như vậy sẽ tác động đến các đập khác, gây ra hiện tượng vỡ đập liên hoàn. Như vậy người dân ở vùng sâu sẽ không sơ tán kịp và nhiều người sẽ chìm trong vùng lụt, phải chịu mất mát về cả tính mạng con người và của cái vật chất.
Trong buổi Hội nghị về phát triển thủy điện nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng nói rằng nếu Việt Nam có xây thêm nhà máy thủy điện thì cần hạn chế tối đa phá hoại rừng và phải có quy trình chặt chẽ trong việc xây dựng và vận hành hồ chứa.
Xây dựng đập Xayaburi trên sông Mekong hôm 22/1/2014. AFP
Thủy điện là vấn đề gây nhiều tranh luận trong mấy năm trở lại đây. Tại miền Trung cứ đến mùa mưa lũ là các đập thủy điện lại xả lũ vì sợ vỡ đập. Điều này gây ra hiện tượng lũ chồng lũ ở khu vực vốn đã chịu nhiều thiên tai nhất trên cả nước. Những đợt xả lũ như vậy gây nhiều thiệt hại về vật chất và thậm chí là tính mạng của người dân.
Riêng tại Việt Nam hiện nay chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tác động của các đập nước lớn như Sông Đà và Trị An, nhưng ngày càng có nhiều lo ngại về các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong ở Lào và Trung Quốc, một ngày nào đó sẽ kết liễu sự sống của đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 5 vừa qua, các chuyên gia Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu hoãn dự án thủy điện Pắc Beng ở Lào để bảo vệ 20 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm bảo vệ ngành thủy điện. Ngay trong buổi hội nghị, Phó vụ trưởng Vụ Thủy điện, Bộ Công Thương, ông Phan Duy Phú cho rằng, thủy điện nhỏ và vừa là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và cần được khai thác hợp lý. Hay ông Bùi Thế, Phó giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng nói rằng các công trình thủy điện đã giúp tỉnh này phát triển kinh tế trong thời gian qua.
Trước đó Bộ Công Thương cũng từng đưa ra đánh giá rằng thủy điện nhỏ và vừa có nhiều lợi ích như cung cấp năng lượng, giúp đỡ nông nghiệp, mang lại công ăn việc làm cho dân,…
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói rằng bây giờ còn quá sớm để đánh giá liệu việc xây dựng 300-400 nhà máy thủy điện có khả thi hay không :
Bởi vì số lượng lớn như vậy thì có thể có một số nhà máy khả thi. Nhưng khả thi cho cái gì mới được ? Ví dụ khả thi về mặt kinh tế nhưng đôi khi không khả thi về mặt môi trường hay mặt xã hội. Nên phải có hồ sơ mới đánh giá được tính khoa học, khả thi hay tính bền vững,… Ví dụ nhà máy đó đặt ở vị trí phù hợp hay không, điều kiện nước có bảo đảm hay không, phải hi sinh bao nhiêu rừng, và bao nhiêu người dân phải di tản.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật lại có cái nhìn khác. Ông cho rằng việc xây thêm số lượng lớn nhà máy thủy điện như vậy sẽ không khả thi khi đưa vào thực tiễn. Ông giải thích :
Quan điểm của Hiệp hội Năng lượng hay Bộ Công thương có thể cho là khả thi. Nhưng khi đưa ra thực tiễn sẽ không khả thi.
Ví dụ đơn giản như hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch từ năm 2001 cho đến năm 2011 là 10 năm. Nhưng đến 2012 Thủ tướng vẫn phải rút lại.
Nó không khả thi ngoài thực tế vì dân những vùng đó sẽ phản đối và công luận cũng sẽ phản đối khi môi trường tự nhiên bị hi sinh để làm thủy điện.
Tiến sĩ Lê Tuấn Anh nói rằng bản thân ông không phản đối thủy điện, nhưng với điều kiện là phải cân nhắc thật kỹ lưỡng những tác động nó mang lại. Ông cho rằng Việt Nam cũng nên cân nhắc các nguồn năng lượng khác thân thiện với môi trường mà giá thành ngày càng rẻ như năng lượng gió, mặt trời, thay vì cứ chú trọng đầu tư thủy điện truyền thống.
Trong khi đó, tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Năng lượng Tái tạo ông Phạm Trọng Thực lại nói rằng thực tế năng lượng tái tạo chỉ đủ cung cấp thêm cho nguồn điện chứ không thể thay thế các nguồn khác. Khi không có nắng, không có gió là phải dùng năng lượng dự trữ hoặc các nguồn năng lượng khác như nhiệt điện than, thủy điện để phát điện.
Những ý kiến các chuyên gia đưa ra dẫn đến một câu hỏi rằng liệu Việt Nam có xem xét trận lũ lụt lịch sử này khi đưa ra quyết định xây thêm đập thủy điện hay không ? Và liệu Nhà nước có thảo luận công khai với người dân tại những khu vực được chọn xây nhà máy hay không ?
RFA tiếng Việt
***************
Hà Nội giải trình về phát ngôn ‘vỡ đê có kế hoạch’ : Vấn đề quan trí ? (RFA, 17/10/2017)
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ngày 17/10 lên tiếng giải trình về phát ngôn "vỡ đê có kế hoạch" của một cán bộ chuyên môn đã gây phản ứng trong dư luận mấy ngày qua. Một nhà bình luận, quan sát tình hình thời sự Việt Nam nói câu chuyện làm nổi bật vấn đề "quan trí" và sự bất nhất trong bộ máy chính quyền.
Nhiều người dân ở huyện Chương Mỹ vẫn phải dùng thuyền để đi lại vào ngày 16/10/2017.
Trước đó vào ngày 13/10, tại cuộc họp thông tin về đợt mưa lũ, khi phóng viên đặt câu hỏi về hiện tượng ngập nước ở đê Hữu Bùi (đê Bùi 2), thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, là do tràn đê hay vỡ đê, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội Đỗ Đức Thịnh nói : "Dân nhìn vào thì nói vỡ, nhưng chúng tôi nói đó là vỡ có kế hoạch, vỡ nằm trong khu thoát lũ chứ không bất ngờ".
Đoạn video trên mạng xã hội ghi lại cuộc họp báo cho thấy cả phòng họp đã cười ồ lên sau lời giải thích của giới chức phụ trách đê điều.
Mặc dù hiện tượng ngập úng trên địa bàn huyện Chương Mỹ chỉ gây thiệt hại về nông sản, nhà cửa, không ảnh hưởng đến tính mạng người dân, nhưng có thể thấy phản ứng của công chúng khá mạnh khi đoạn video và các bài viết trên báo chí xoáy vào phát ngôn "vỡ có kế hoạch" của ông Đỗ Đức Thịnh.
Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 17/10, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hà Nội, ông Trần Thanh Nhã, đã phải lên tiếng giải trình về phát ngôn này. Ông Nhã thừa nhận không có khái niệm "vỡ có kế hoạch" trong thuật ngữ chuyên môn và đoạn đê bao Hữu Bùi có thể coi là vỡ đê, nhưng thực chất là do nước tràn vào bờ đê bao, gây xói mòn một số đoạn đê.
Một nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng đây là một sự kiện cần được giải thích rõ ràng về mặt chuyên môn, thay vì đưa ra một phát ngôn "gây phản cảm".
Ông nói : "Những cái đê đó là đê phụ, đê quai thôi, để khi nước dâng lên một mức độ nhất định thì sẽ tràn qua đê vào khu vực dự tính để cứu những vùng khác. Đó là cái mà người ta đã dự tính từ khi thiết kế toàn bộ hệ thống đê điều thì có những vùng như thế. Khi ông Cục trưởng nói ‘vỡ có kế hoạch’, có lẽ cách dùng từ của ông ta đã không khéo, gây phản cảm đối với người nghe".
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói không chỉ các quan chức ở Hà Nội, mà kể cả các quan chức ở tận trung ương, thỉnh thoảng vẫn có những phát ngôn mà ông gọi là "kỳ lạ" và "ngộ nghĩnh".
"Nào là ‘giết chết tươi’, nào là ‘nhúng chàm’, ‘củi tươi, củi khô’… Tôi nghĩ kỹ năng về truyền thông của các quan chức Việt Nam, họ không bao giờ để ý đến chuyện đó cả. Mà một trong những nhiệm vụ quan trọng của một quan chức nhà nước là trình bày sự việc, chính sách một cách rõ ràng, minh bạch cho dân chúng. Rất đáng tiếng là trình độ quan trí của Việt Nam rất thấp và biểu hiện thiếu kỹ năng truyền thông chỉ là một mặt thôi".
Trong buổi họp "giải trình", Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết thêm rằng với thiết kế hiện tại, khi nước dâng lên đến mức báo động 2 thì sẽ tự tràn quan thân đê Hữu Bùi. "Còn đê đất tràn đến đâu vỡ đến đấy là rất khó lường", Tiền Phong dẫn lời ông Nhã.
Bắt đầu từ chiều 12/10, nhiều khu vực ở huyện Chương Mỹ đã bị ngập hoàn toàn. Theo báo cáo của huyện, có đến 92 ha lúa mùa chưa kịp thu hoạch và khoảng 842,4 ha cây vụ Đông bị ngập và hư hỏng. Khoảng 63,8 ha ây ăn quả và 125 ha diện tích thủy sản cũng bị chìm trong nước.
Trước mối lo của người dân về hiện tượng ngập úng kéo dài nhiều ngày, giới hữu trách địa phương lại đưa ra thông tin theo kiểu "mỗi người một phách", người nói có vỡ đê, người bảo không, càng khiến dư luận hoang mang và phẫn nộ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói điều này phản ánh sự bất nhất quen thuộc trong hệ thống công quyền ở Việt Nam.
Ông nói thêm : "Nó cũng có thể phản ánh sự quan tâm khác nhau của những nhóm lợi ích khác nhau. Một nhóm có thể bảo rằng sự kiện này là bình thường, không có vấn đề gì cả. Nhóm khác có thể bảo rằng cái này rất nguy hiểm".
Gần 1 tuần sau khi đê Bùi 2 vỡ, báo Lao Động cho biết nhiều người dân ở một số xã của huyện Chương Mỹ vẫn phải lội nước trong cái lạnh khoảng 20oC và chèo thuyền đi lại giữa các khu vực. Nhiều người dân phải sự dụng nước ngập để sinh hoạt. Một số người còn đem cả gia súc như heo, gà… vào nhà nuôi vì chuồng trại bị ngập, gây ô nhiễm nặng cho môi trường sống.
Khánh An
***************
Hà Nội thừa nhận vỡ đê (RFA, 17/10/2017)
Nguyên nhân vỡ đê Bùi 2 là do nước tràn qua đê dẫn đến xói mói và không có thuật ngữ "vỡ đê có kế hoạch".
Một dân làng đang chèo thuyền qua các căn nhà bị ngập lụt ở xã Tất Động, huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội hôm 16/10/2017 - AFP
Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Nhã, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khi trả lời phóng viên tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội hôm 17 tháng 10.
Cụ thể hơn, theo ông Nhã, lực lượng chức năng không dự đoán được tình huống xảy ra ở đê Bùi 2 đêm 12 tháng 10, khi lượng mưa đổ về từ thượng nguồn và tràn qua bờ đê.
Cũng theo ông, đến nay đoạn đê hữu Bùi 2, là đê bảo vệ nhân dân 3 xã của huyện Chương Mỹ, đã được ổn định.
Vấn đề khác liên quan đến vụ vỡ đê là phát ngôn của ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống bão lụt Hà Nội từng nói đê "vỡ có kế hoạch", ông Trần Thanh Nhã phản đối với lý do "trong nghề không có khái niệm này", và đề nghị người phát ngôn phải kiểm điểm về lời nói của mình.
Vào chiều ngày 12 tháng 10, sau khi xảy ra tình trạng vỡ đê, Chủ tịch và Bí thư huyện Chương Mỹ đã phủ nhận với báo chí rằng không có chuyện vỡ đê Bùi 2, mà việc tràn nước là nằm trong phương án tính toán của huyện.