Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Ấn Độ để tăng cường hợp tác đối phó với Bắc Kinh

Trọng Thành, RFI, 21/03/2021

Hôm 21/03/2021, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin kết thúc chuyến công du Ấn Độ ba ngày, nhằm siết chặt quan hệ giữa Washington và New Delhi, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, trong bối cảnh tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực khiến hai nước lo ngại.

donga01

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Đô Rajnath Singh và đồng nhiệm Mỹ Lloyd Austin sau lễ đón tiếp tại New Delhi, ngày 20/03/2021.  Reuters – Adnan Abidi

Đây là chuyến công du Ấn Độ đầu tiên của một lãnh đạo cao cấp trong tân chính quyền Joe Biden. Bộ trưởng Quốc phòng Llyod Austin tới New Delhi sau chuyến công du Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ tại châu Á.

Hôm 20/03, lãnh đạo Lầu Năm Góc đã có buổi làm việc với bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh. Phát biểu trước báo giới sau buổi làm việc nói trên, lãnh đạo bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Ấn Độ là "trụ cột" trong chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, với việc "chia sẻ các giá trị và lợi ích chiến lược". Khẳng định các hợp tác song phương vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, dựa trên luật pháp quốc tế, là thông điệp chung của lãnh đạo hai bên.

Truyền thông Ấn Độ cho hay, phát biểu trước báo giới sau buổi làm việc với phái đoàn Mỹ, bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết là "hội đàm tập trung vào hợp tác quốc phòng trên diện rộng, tăng cường các hoạt động tập trận chung, chia sẻ tin tức tình báo, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng mới xuất hiện, cũng như tăng cường hợp tác về cơ sở hậu cần".

Lãnh đạo quân đội hai bên thỏa thuận siết chặt quan hệ giữa Quân đội Ấn Độ với Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Trung tâm (phụ trách vùng Trung Đông và Vịnh Ba Tư) và Bộ Chỉ Huy châu Phi của Mỹ. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng thông báo hai bên đã thảo luận về "các bước đi cụ thể" để thúc đẩy thực hiện ba thỏa thuận về an ninh quốc phòng, được ký kết trong 5 năm trở lại đây, đã trở thành nền tảng cho quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn trong lĩnh vực này. Ba thỏa thuận trên bao gồm một thỏa thuận về hậu cần (LEMOA) và hai thỏa thuận liên quan đến trao đổi thông tin tình báo (COMCASA và BECA).

Nhân quyền là trọng tâm

Tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng với Ấn Độ, đồng thời với việc đặt vấn đề dân chủ, nhân quyền ở trọng tâm, là điểm mới trong chính sách của tân chính quyền Mỹ được giới quan sát ghi nhận. Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :

"Chúng tôi đến đây là nhằm để củng cố mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ. Đây là thông điệp chính của bộ trưởng Quốc phòng Llyod Austin trong chuyến công du này. Trong chuyến đi ba ngày, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã gặp bộ trưởng Quốc phòng, cố vấn an ninh quốc gia và thủ tướng Ấn Độ.

Dĩ nhiên là Washington muốn dựa vào New Delhi để giúp Hoa Kỳ kiềm chế đà bành trướng hung hãn của Trung Quốc tại khu vực chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng tân chính quyền Mỹ muốn làm việc này trong quan hệ hợp tác với các đồng minh, chứ không phải hành động đơn phương như trước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không tiếc lời ca ngợi đồng minh, mô tả Ấn Độ như "quốc gia lãnh đạo khu vực", và quan hệ liên minh Mỹ - Ấn là "một trong những quan hệ đối tác quan trọng nhất của thế kỷ 21". 

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng không ngần ngại đề cập với các lãnh đạo Ấn Độ vấn đề nhân quyền, quyền của người Hồi Giáo, bị chà đạp từ 6 năm nay dưới chính quyền theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại Ấn Độ.

Đây là một thay đổi lớn so với thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, vốn chỉ quan tâm đến các hợp đồng vũ khí và trao đổi thương mại".

Trọng Thành

******************

Mỹ và Nhật Bản sẽ hợp tác quân sự về Đài Loan và tập trận chung ở Senkaku ?

Minh Anh, RFI, 21/03/2021

Truyền thông Nhật Bản ngày 21/03/2021 lần lượt thông báo Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng hợp tác chặt chẽ trong hồ sơ Đài Loan, và bắt đầu đàm phán khả năng tập trận tại quần đảo Senkaku đang có tranh chấp. Chính quyền Đài Bắc đồng thời thông báo tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đối phó Trung Quốc.

donga02

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (phải) duyệt đội binh danh dự trước cuộc họp với dồng nhiệm Nhật Kishi Nobuo. Ảnh ngày 16/03/2021.tại Tokyo.  Reuters - Pool

Hãng tin Kyodo News hôm nay dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết trong cuộc họp 2+2 vừa qua giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, bộ trưởng Quốc phòng hai nước bày tỏ đồng tình hợp tác chặt chẽ hơn trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Đề nghị này do chính bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin đề xuất nhân cuộc gặp đồng cấp Nhật Bản, Nobuo Kishi hôm thứ Ba 16/3, dù chưa có một cuộc thảo luận chi tiết làm thế nào hai nước phối hợp hành động để đáp trả một tình huống khẩn cấp như vậy.

Đài Loan tăng cường năng lực răn đe chống Trung Quốc

Nhật báo Nhật Bản lưu ý là Tokyo rất hạn chế bình luận về tình hình khẩn cấp tại Đài Loan do có liên quan đến Trung Quốc. Lập trường nhất quán của chính phủ Nhật Bản từ trước đến giờ là "khuyến khích đối thoại cho một giải pháp hòa bình giữa đôi bờ eo biển Đài Loan".

Về phần mình, bộ Quốc phòng Đài Loan vừa công bố những đường nét chính trong chính sách quốc phòng, nêu rõ những ưu tiên hàng đầu cho bốn năm sắp tới. Theo đó, Đài Loan chú trọng vào việc cải thiện khả năng tấn công tầm xa.

Một kế hoạch răn đe được thiết lập ở nhiều cấp độ, với việc gia tăng số lượng lớn tên lửa tầm xa và tên lửa hành trình. Chương trình phòng thủ này này nhằm răn đe Trung Quốc trước mọi ý đồ xâm lược hòn đảo, bằng cách củng cố khả năng gây tổn hại cho các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Mỹ - Nhật tập trận tại quần đảo Senkaku có tranh chấp ?

Cũng liên quan đến Trung Quốc, tờ Nikkei Asia cho biết Hoa Kỳ và Nhật Bản bắt đầu đàm phán mở một cuộc tập trận quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Kế hoạch này đã được hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản cùng xác nhận nhân cuộc họp 2+2 Quốc phòng và Ngoại giao hôm thứ Ba. Theo dự kiến, cuộc tập trận quy tụ sự tham gia của các lực lượng phòng vệ Nhật Bản như Bộ binh, Hải quân, Không quân và Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ.

Hiện ngày giờ chưa được nêu cụ thể. Tuy nhiên, theo giới quan sát, chương trình này được đưa ra vào lúc Bắc Kinh thông qua đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh và tuần duyên được phép nổ súng vào các tầu nước ngoài. Và Bắc Kinh ngày càng có thái độ hung hăng gia tăng tần suất thâm nhập vùng lãnh hải do Nhật Bản quản lý.

Minh Anh

**********************

Biển Đông : Manila báo động vụ 220 tàu dân quân Trung Quốc tập trung ở Trường Sa

Trọng Nghĩa, RFI, 21/03/2021

Philippines vào hôm qua, 20/03/2021 đã bày tỏ thái độ quan ngại về vụ hơn 200 tàu dân quân biển Trung Quốc bị phát hiện neo đậu ở một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn vùng quần đảo Trường Sa, trong một khu vực mà Philippines coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

donga03

Tàu dân quân biển Trung Quốc neo đậu tại Whitsun Reef. Ảnh chụp ngày 07/03/2021, được Tuần Duyên Philippines công bố ngày 21/03/2021.  AP

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông cáo công bố khuya hôm qua, lực lượng đặc nhiệm liên ngành của chính quyền Philippines cho biết là tuần duyên nước này đã phát hiện khoảng 220 chiếc tàu được cho là của lực lượng dân quân biển Trung Quốc neo đậu thành hàng ngũ vào hôm 07/03 vừa qua tại một bãi đá ngầm ở vùng quần đảo Trường Sa. Nhiều ảnh chụp cũng đồng thời được công bố.

Thông cáo cho biết địa điểm cụ thể là Đá Ba Đầu - tức Whitsun Reef theo tên quốc tế và Juan Felipe theo cách gọi của Philippines - rạn san hộ lớn nhất thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa, đồng thời khẳng định nơi đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đá Ba Đầu hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.

Lực lượng đặc nhiệm Philippines tố cáo : "Bất chấp thời tiết thuận lợi vào thời điểm đó, tàu Trung Quốc tập trung ở rạn san hô không có bất kỳ hoạt động đánh bắt nào và đã bật đèn sáng trắng suốt đêm".

Lực lượng này cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng đánh bắt quá mức và hủy hoại môi trường, cũng như các đe dọa đối với tự do hàng hải.

Khi được hỏi là liệu Manila có gởi công hàm phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc hay không, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cho biết ông sẽ làm như vậy "nếu giới tướng lĩnh yêu cầu".

Theo hãng tin Anh Reuters, vụ tàu dân quân biển Trung Quốc tràn ngập Đá Ba Đầu là ví dụ mới nhất phản ánh tình hình căng thẳng tại Biển Đông.

Reuters nhắc lại rằng Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vào năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên khoảng 90% Biển Đông, một phán quyết đã bị Bắc Kinh phủ nhận.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên án các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có các hành vi "bắt nạt" các láng giềng Đông Nam Á.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Công nhân Việt kiếm tiền nhiều nhất ở Nhật và Hàn Quốc (VOA, 20/11/2018)

Công nhân Việt Nam Nht Bn và Hàn Quc được tr công cao nht so vi công nhân đến t Đài Loan và Trung Đông.

congnhan1

Những công nhân xut khu Vit Nam Nht Bn. Lao đng Vit được tr công cao nht đây so vi công nhân đến t các nước khác. (nh chp màn hình VnEconomy)

Một báo cáo ca y ban các vn đ xã hi ca Quc hi Vit Nam cho biết mt công nhân Vit Nam có mc thu nhp trung bình t 1.000-1.200 USD mi tháng Nht và Hàn Quc, theo truyn thông trong nước. Vi mc lương này, công nhân Vit Nam đã có mc thu nhp t lao đng nước ngoài cao mc k lc trong giai đoạn 2010-2017.

Cũng theo báo cáo này, công nhân Đài Loan và Trung Đông có mức thu nhp thp hơn, ln lượt là 700-800 USD/tháng và 400-600 USD/tháng.

Số lượng công nhân Vit Nam làm vic nước ngoài đt 821.862 người trong thi gian t 2010 cho đến 2017, VietNamNet trích báo cáo cho biết. K t năm 2014, s lượng lao đng Vit Nam được đưa ra nước ngoài đt 102.000 người/năm, chiếm 7% trong tng s lao đng ca c nước mi năm.

Mức lương hp dn đã làm cho Nht Bn và Hàn Quc tr thành nhng th trường xuất khu lao đng ln nht đi vi Vit Nam, theo VnExpress. Đây cũng là lý do vì sao s lượng người Vit ra nước ngoài lao đng tăng nhanh nht trong nhng năm gn đây.

Số lượng công nhân Vit Nam ti làm vic ti Nht Bn trong thi gian t 2013-2017 tăng 461% so với 4 năm trước đó. Tiếp sau là Đài Loan vi mc tăng 183% và Trung Đông, 120%.

Hàn Quốc cũng tiếp tc là mt th trường vic làm đy ha hn cho công nhân Vit Nam sau khi chính ph nước này tái khi đng chương trình H thng Cho phép Thanh toán vào năm 2016, theo VnExpress. Tính cho tới tháng 6 năm nay, có hơn 45.398 lao đng Vit Hàn Quc và phn ln trong s h được đăng ký trong chương trình nêu trên. Hàn Quc d kiến nhp khu 7.900 lao đng trong năm nay.

Lao động Vit nước ngoài hàng năm gửi v lượng tin t 2-2,5 t USD và lượng kiu hi này tăng 6-7% hàng năm t 2010 đến 2017, theo báo cáo ca Quc hi.

Kiều hi do người Vit sinh sng nước ngoài gi v hàng năm luôn là mt ngun đóng góp quan trng cho nn kinh tế quc gia khi chiếm khong 8-10% GDP, theo VnExpress.

Sự tăng nhanh s lượng người Vit lao đng nước ngoài đã đưa Vit Nam đng trong Top 10 các quc gia nhn kiu hi nhiu nht trong năm 2017. Năm ngoái lượng kiu hi v Vit Nam đt 13,8 t USD, theo thng kê ca Ngân hàng Thế gii.

Theo Bộ Lao đng, thương binh và xã hi, Vit Nam xut khu hơn 102.000 lao đng ra nước ngoài trong 9 tháng đu năm nay, bao gm 9.000 người sang Nht Bn và 510 người sang Hàn Quc.

Công nhân Việt Nam ch yếu làm nhng vic lao đng chân tay và ít đòi hỏi k năng nước ngoài. Lc lượng lao đng ca Vit Nam hin chiếm khong 50 triu người trong tng s dân s hơn 95 triu dân.

*******************

Thực tập sinh Việt Nam làm 'đạo chích' ở Nhật Bản : Nỗi xấu hổ của dân tộc (Phụ Nữ Việt Nam, 19/11/2018)

Theo số liệu của Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số vụ phạm tội do người Việt Nam gây ra đã tăng gấp đôi, trong đó chủ yếu là ăn cắp đồ.

congnhan2

Một đối tượng trộm đồ trong siêu thị. Ảnh minh họa

Đáng nói, nhiều vụ trong số đó có sự tham gia hoặc liên quan đến các du học sinh Việt Nam. Còn gì đáng xấu hổ hơn khi có người đã phải cay đắng thốt lên : "Dường như Việt Nam đã xuất khẩu nhầm cả... đạo chích".

Người Việt phạm tội gia tăng

Mới đây, báo Yomiuri của Nhật dẫn nguồn tin từ cảnh sát thủ đô Tokyo cho hay, cảnh sát vừa bắt 1 nhóm trộm là người Việt Nam gồm 2 nữ thực tập sinh và 1 người cầm đầu 25 tuổi là nam giới. Cảnh sát tiến hành bắt giữ sau 6 tháng theo dõi các nghi phạm.

Việc theo dõi bắt đầu từ giữa tháng 5/2018, sau khi một chủ cửa hàng thuốc trình báo với cảnh sát Tokyo về một nhóm người nước ngoài chuyên trộm mỹ phẩm. Bản tường trình cho biết nhóm hành động vào những thời điểm nhiều người nước ngoài có mặt tại cửa hàng. Họ đi thẳng vào khu vực có các kệ bày mỹ phẩm, nước hoa và thực phẩm chức năng, bí mật bỏ các sản phẩm được trưng bày vào 1 túi xách lớn, rồi rời khỏi cửa hàng chỉ trong 3 phút.

Điều tra ban đầu cho biết, nhóm này đã thực hiện ít nhất 10 phi vụ với thủ đoạn tương tự từ tháng 1 đến tháng 7/2018 ở cửa hàng nói trên. Những vụ trộm được tính toán rất kỹ lưỡng và phân chia nhiệm vụ tinh vi. Trong lúc 1 đối tượng trộm mỹ phẩm, luôn có 1 người đứng trông chừng động tĩnh và 1 người túc trực xe bên ngoài. Cảnh sát cho biết nhóm này thuê 1 căn hộ ở khu vực trung tâm Tokyo. Nhóm bị tình nghi còn tiến hành nhiều vụ trộm khác ở một số cửa hàng bán mỹ phẩm lớn tại thành phố. Cơ quan chức năng đã khám xét căn hộ này từ tháng 7 vì tình nghi nhóm này vi phạm luật di trú và tị nạn của Nhật Bản.

Trước đó, hồi đầu năm nay, một sự việc tương tự cũng đã diễn ra. Đài truyền hình NHK dẫn lời cảnh sát tỉnh Ibaraki cho biết cơ quan công tố tỉnh này đã khởi tố 3 người Việt Nam vì tội trộm cắp. 2 trong số 3 người này sang Nhật với tư cách du học sinh. Theo cáo trạng, nhóm này đột nhập vào một căn nhà tại thành phố Ryugasaki, tỉnh Ibaraki, vào ngày 21/1 và lấy trộm nhiều đồ vật, trong đó có túi hàng hiệu và vòng cổ, tổng trị giá 680.000 yen (hơn 142 triệu đồng).

Đáng chú ý, theo số liệu của Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, trong vòng khoảng 10 năm, số vụ phạm tội do người Việt Nam gây ra tại Nhật Bản đã tăng gấp đôi, trong đó chủ yếu là phạm tội ăn cắp. Đáng nói là nhiều vụ trong số đó có sự tham gia hoặc liên quan đến các du học sinh Việt Nam. 

Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn lao động Việt Nam phạm tội tại Nhật và làm xấu đi hình ảnh người lao động Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Còn gì đáng xấu hổ hơn khi có người đã phải cay đắng thốt lên : "Dường như Việt Nam đã xuất khẩu nhầm cả... đạo chích".

Thiếu hiểu biết về nước Nhật

Theo số liệu công bố trong một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chỉ tính riêng trong 5 năm (2011 - 2016), số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản đã tăng 4,5 lần. Hiện nay, theo ước tính, số lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản khoảng hơn 90.000 người. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, sự thiếu hiểu biết về người Nhật và nước Nhật còn tiếp diễn ngay cả khi người Việt đã đến Nhật sinh sống, học tập và làm việc, mà rào cản lớn nhất là ngôn ngữ.

Các du học sinh vào học ở các trường tiếng Nhật, đặc biệt là các trường đưa ra lời hứa hẹn "vừa học vừa làm" hầu hết chưa nói được tiếng Nhật ở mức giao tiếp đời sống hàng ngày khi đến Nhật. Các thực tập sinh trước khi nhập cảnh vào Nhật thường đã được học từ 3-6 tháng học tiếng Nhật ở các công ty phái cử.

congnhan3

Một đối tượng trộm cắp bị bắt

hậm chí, ngay trong một diễn đàn hợp tác và trao đổi nhân lực Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại Hà Nội, một chuyên gia về nhân lực đến từ Nhật Bản đã nhận xét về lao động Việt Nam : "Rất ít người có quyết tâm học tiếng Nhật để cải thiện đời sống, môi trường làm việc và xây dựng nền tảng cho tương lai. Có những công ty trả cả tiền lương cho thực tập sinh trong thời gian họ học tiếng Nhật vào thứ Bảy, Chủ nhật nhưng cũng không nhiều người học hành chăm chỉ". 

Cũng theo chuyên gia này, cũng khá nhiều các lao động và du học sinh Việt Nam khi sang Nhật không hiểu biết và không hòa đồng được vào cuộc sống, xã hội Nhật, thay vào đó là chỉ tụ tập nhau để uống bia rượu, thậm chí ăn cắp ở các siêu thị, cửa hàng.

"Hầu hết họ không nghe được những gì người Nhật nói. Những du học sinh trường tiếng Nhật dạng "vừa học vừa làm" sau đó sẽ bị cuốn vào chuyện đi làm tối ngày. Môi trường học tiếng Nhật có tính "sách vở" và giao tiếp thuần túy theo "bài" với giáo viên tiếng Nhật trên lớp, những người đã quá quen thuộc với cách nói tiếng Nhật của người nước ngoài không giúp họ cải thiện kỹ năng tiếng Nhật", vị chuyên gia Nhật Bản nhận xét. 

Không để "con sâu làm rầu nồi canh"

Trao đổi với PV Báo PNViệt Nam, ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, cho rằng lao động Việt Nam có đức tính cần cù, chăm chỉ và sự đóng góp của lực lượng này cho xã hội Nhật là điều không thể phủ nhận.

Đại sứ Umeda Kunio cho biết : "Các lao động, nhất là các bạn trẻ Việt Nam rất chăm chỉ, cần cù. Tôi biết hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam nói riêng đánh giá rất cao năng lực và sự cần cù của lao động Việt Nam.

congnhan4

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio

Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ quan tâm đến đầu tư trong lĩnh vực chế tạo mà đã tăng cường đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp Nhật Bản rất muốn sử dụng những lao động là các bạn trẻ từng có thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản, vì ngoài vấn đề nói tiếng Nhật rất tốt thì các bạn đó còn có hiểu biết về phong cách làm việc cũng như văn hóa của người Nhật Bản. Đó là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam rất muốn tuyển dụng đội ngũ này".

Đại sứ Umeda Kunio cho rằng, cùng với việc các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư vào Việt Nam, cơ hội việc làm dành cho các thực tập sinh Việt Nam trở về từ Nhật cũng sẽ nhiều hơn. "Chúng tôi cũng được biết hiện nay có nhiều người học ở Nhật Bản và quay trở về Việt Nam nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những công việc phù hợp. Song, tôi hy vọng họ sẽ có những cơ hội để kết nối và tìm kiếm được việc làm phù hợp trong thời gian sớm nhất", ngài Umeda Kunio nói.

Tuy nhiên, theo ngài Umeda Kunio, bên cạnh những kết quả khả quan thì vấn đề thực tập sinh Việt Nam tại Nhật cũng đang tồn tại những hạn chế mà hai bên cần giải quyết, trong đó có việc nhiều công ty môi giới du học và lao động có hành vi lừa đảo người lao động nhưng chưa được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. "Nếu xét về số lượng, hiện nay số thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản đang đứng ở vị trí số 1 trên tổng số những thực tập sinh nước ngoài. Họ đang có những đóng góp rất lớn cho xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, cùng với việc gia tăng về số lượng như vậy thì cũng phát sinh một số vấn đề. Ở đây, tôi muốn nói đến việc một số công ty trung gian giới thiệu việc làm nhưng thực ra họ có những ý đồ không tốt và có những hành vi mang tính chất lừa đảo người lao động", ngài Umeda Kunio nêu thực trạng

"Tôi mong muốn Chính phủ hai nước có thể thảo luận để đi đến thống nhất về các giải pháp để giải quyết vấn đề này, tạo cho người lao động của Việt Nam có ấn tượng tốt ở nước Nhật. Tức là những thực tập sinh Việt Nam khi tham gia học tập và làm việc tại Nhật Bản sẽ thấy rằng đó là việc rất hữu ích với họ trước mắt cũng như về tương lai sau này", Đại sứ Umeda Kunio đề nghị.

"Tỷ lệ thực tập sinh phạm tội, trong đó có ăn cắp cũng là cao nhất, cao hơn Trung Quốc, Hàn Quốc. Số lượng người đi theo chương trình này rất nhiều, nhưng tình trạng vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp cũng gia tăng. Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu phía Việt Nam rà soát, chấn chỉnh để đưa những thực tập sinh tốt nhất, không vi phạm luật pháp sang Nhật Bản", Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết.

Nguồn : Phụ Nữ Việt Nam, 19/11/2018

Published in Việt Nam

THAAD : Hàn Quốc khuất phục Trung Quốc sau đòn hiểm về kinh tế (RFI, 20/11/2017)

Dư luận báo chí trong trung tuần tháng 11/ 2017 này vẫn bị vòng công du Châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump thu hút, cùng với hai sự kiện trọng đại tập hợp hầu hết các lãnh đạo tầm cỡ vùng Châu Á-Thái Bình Dương đến Việt Nam dự thượng đỉnh APEC, rồi đến Philippines dự thượng đỉnh ASEAN. Trọng tâm chú ý là cuộc đọ sức – dĩ nhiên là ngấm ngầm – giữa hai thế lực chủ chốt trong vùng là Mỹ vàTrung Quốc, nhằm thúc đẩy quyền lợi của mình.

donga1

Lá chắn THAAD triển khai ở Seongju, Hàn Quốc. Ảnh 7/09/2017. Lee Jong-hyeon/News1 via Reuters

Kết thúc chuyến công du, tổng thống Mỹ đã hoan hỉ loan báo thắng lợi, nhưng trong mắt báo giới và một số chuyên gia, thì bên thắng cuộc có lẽ là Trung Quốc, đặc biệt trên một hồ sơ an ninh quan trọng đối với Bắc Kinh : Hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD mà Seoul cho Mỹ triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Về phía Mỹ, hôm 14/11 vừa qua, tổng thống Donald Trump đã hãnh diện loan báo tại Nhà Trắng về thành công trong chuyến đi Châu Á của ông, mà thước đo là con số hàng tỷ đô la hợp đồng mà phía Mỹ đã thu hoạch được, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam, và nhất là từ Trung Quốc.

Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký mua hàng chục tỷ đô la vũ khí, tên lửa, tàu ngầm… của Mỹ, cam kết đầu tư cũng hàng chục tỷ đô la vào Hoa Kỳ, Việt Nam cũng loan báo thỏa thuận thương mại song phương 12 tỷ đô la. Riêng Trung Quốc cũng đã mở rộng hầu bao, với hơn 250 tỷ đô la cam kết thương mại và đầu tư được thông báo.

Trung Quốc : Thành công của sức ép kinh tế

Nhìn dưới góc độ kinh tế thương mại, thì chuyến đi của ông Trump là một thành công, nhưng trên các vấn đề an ninh then chốt vốn là mối quan tâm các quốc gia khu vực, thì có thể nói là Trung Quốc đã thành công trong việc gây sức ép trên nhiều đồng minh của Mỹ để bảo vệ, thậm chí thúc đẩy quyền lợi của mình.

Một ví dụ điển hình không được báo chí phương Tây chú ý nhiều là thắng lợi hoàn toàn của Bắc Kinh trong việc khuất phục Hàn Quốc trên hồ sơ lá chắn chống tên lửa THAAD mà Seoul đồng ý cho Washington triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, nhưng lại bị Bắc Kinh phản đối, cho là đe dọa đến an ninh Trung Quốc.

Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, số ra ngày 18/11 đã không ngần ngại cho là "Trung Quốc đã thắng cuộc chiến chống lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc mà không tốn một viên đạn".

Thắng lợi này được phản ánh qua việc Seoul đã đồng ý trên một thỏa thuận tự hạn chế mình về mặt quân sự gọi là "3 không", để đánh đổi lấy việc Bắc Kinh bãi bỏ trừng phạt kinh tế. Theo tờ báo Hồng Kông, Hàn Quốc như thế đã tạo ra một tiền lệ đáng ngại cho các đối thủ của Trung Quốc trong vùng.

Bài viết nhắc lại sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có một cuộc gặp song phương bên lề Thượng Đỉnh APEC tại Đà Nẵng ngày 11/11. Nhân cuộc tiếp xúc này, hai nước đã đồng ý "bình thường hóa" các trao đổi song phương, qua đó chấm dứt hơn một năm căng thẳng nẩy sinh từ việc Seoul cho Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD, mà các thiết bị ra đa, theo Bắc Kinh, có thể dọ thám Trung Quốc.

Để trả đũa, Trung Quốc đã dùng các đòn trừng phạt kinh tế, văn hóa rất đau đối với Hàn Quốc, bất chấp việc hai nước đã có hiệp định tự do thương mại.

"3 không" về quân sự

Để tháo gỡ gọng kềm kinh tế đang bóp nghẹt mình, Seoul đã chấp nhận nhượng bộ Bắc Kinh "3 không" về quân sự : Không triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc, không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực của Mỹ, và không tham gia liên minh quân sự Hàn-Mỹ-Nhật.

Đối với tờ South China Morning Post, quyết định trên đây là một "sự hy sinh quá lớn", nhưng Tổng thống Moon không có nhiều chọn lựa cả trên bình diện kinh tế lẫn chính trị.

Về kinh tế thì sau 16 tháng áp dụng, các biện pháp trừng phạt đã làm cho tập đoàn xe hơi Hyundai bị giảm 64% doanh số ở Trung Quốc trong quý 2/2017 so với một năm trước đây, hay làm cho dây chuyền siêu thị Lotte, bị mất đến 95% doanh thu trong cùng một giai đoạn. Tại Hàn Quốc, ngành du lịch cũng bị tác động mạnh, bị thất thu 15, 6 tỷ đô la trong năm nay do việc bị du khách Trung Quốc tẩy chay

Còn về chính trị, tờ báo Hồng Kông trích lời chuyên gia Joseph E. Yi thuộc Đại Học Hanyang ở Seoul, nhận xét là ông Moon Jae-in xuất thân từ cánh tả một lực lượng chính trị chống Nhật rất mạnh ở Hàn Quốc, và cảm thấy gần gủi hơn với Trung Quốc. Họ vẫn giữ cái nhìn qua lăng kính lịch sử : Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước trước đây chống lại ách thống trị của Nhật Bản, là nạn nhân của Nhật Bản, cho dù nước Nhật ngày nay không phải là nước Nhật của 60, 70 năm về trước và Trung Quốc cũng vậy. Đối với thành phần cánh tả này, "Nếu không nhượng bộ Trung Quốc thì chỉ còn cách bắt tay với Nhật Bản và đây không phải là lựa chọn của họ".

Chuyên gia Yi còn nêu thêm chi tiết là khi hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Moon Jae-in không những không thúc đẩy liên minh Nhật- Mỹ-Hàn, mà trái lại đã giới thiệu một phụ nữ bị Nhật bắt làm nô lệ tình dục thời Thế Chiến II, và đãi tổng thống Mỹ món tôm đánh bắt ở vùng đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp với Nhật Bản. Tokyo đã lên tiếng phản đối sau chuyến thăm Hàn Quốc của ông Trump.

Một bước nguy hiểm

Theo chuyên gia Yi, tổng thống Moon Jae-in quá chú trọng đến quá khứ và muốn thủ tướng Nhật Bản phải xin lỗi Hàn Quốc, và cách suy nghĩ đó sẽ định ra một đường lối không mấy lành mạnh.

Vấn đề theo vị chuyên gia Hàn Quốc, là thỏa thuận "3 không" tạo ra một tiền lệ không hay chút nào khi gắn vấn đề kinh tế vào chính trị và an ninh quốc gia. Hàn Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ như vậy nếu đối tượng là một quốc gia khác, như Việt Nam hay Nhật Bản, nhưng Seoul lại làm như thế là vì đó làTrung Quốc.

Và hệ quả kinh tế đã thấy ngay. Hai ngày sau thỏa thuận giữa ông Moon Jae-in và Tập Cận Bình, thì nữ diễn viên Hàn Quốc Jun Ji-hyun đã xuất hiện trong một video quảng cáo trên website mua sắm của Alibaba, cũng là chủ nhân của tờ South China Morning Post.

Về chính trị thì trong cuộc gặp ngày 11/11 tại Việt Nam, 2 lãnh đạo Trung Hàn đã đồng ý là ông Moon Jae-in sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 12, và ông Moon cũng mời ông Tập Cận Bình đến dự Thế Vận Hội Mùa Đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc.

Tất cả những sự kiện đã làm dấy lên thắc mắc, những câu hỏi về nỗ lực của Trung Quốc trong việc cô lập Nhật Bản và kềm chế Hàn Quốc trên bình diện quân sự.

Kinh tế : công cụ để khuất phục và bành trướng

Theo ông Donald K. Emmerson, giám đốc chương trình Đông Nam Á ở Stanford University, Đại Hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc có thể mang lại câu trả lời : quyền lực Tập Cận Bình vô cùng vững chắc. Và theo ông Emmerson, quyền lực đó cộng với những phương tiện kinh tế của Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh bành trướng, đúng như diễn văn khai mạc Đại Hội, kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ của ông Tập Cận Bình đã nêu lên : Trung Quốc đang bước vào một "thời kỳ mới" và bây giờ phải "chiếm vị trí trung tâm trên thế giới".

Và theo ông Emmerson, tham vọng của Trung Quốc chính là thống trị khu vực sát cạnh Trung Quốc, chẳng hạn như Biển Đông, phải nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc, phải chấp hành luật lệ của Trung Quốc, tức là Bắc Kinh xem Biển Đông như "ao nhà" của mình.

Đòn trừng phạt kinh tế Hàn Quốc đã từng được Trung Quốc sử dụng với Philipppines thời cựu tổng thống Benigno Aquino, đã dám kiện Trung Quốc về Biển Đông. Khi ấy, Bắc Kinh đã trừng phạt kinh tế Manila, chận trái cây xuất khẩu của Philippines, một biện pháp tương tự như đòn đánh vào tập đoàn Lotte mới đây, đồng thời cũng chơi lá bài du khách.

Đối với chuyên gia này, phương thức của Trung Quốc là sử dụng quyền lực kinh tế gây hại cho đến khi nào mà đối thủ hành xử "đúng đắn" theo ý muốn của Trung Quốc mới thôi.

Mai Vân

*******************

Hàn Quốc từ chối chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Nhật (RFI, 20/11/2017)

Bất chấp thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự ký kết với Nhật Bản năm 2016, Hàn Quốc đã hạn chế phạm vi chia sẻ thông tin : Seoul chỉ chia sẻ với Tokyo những tin liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Một tờ báo Nhật Bản loan tin như trên vào hôm qua 19/11/2017.

donga2

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Hoa Kỳ Donald Trump (G) và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, gặp nhau bên lề G20, Hamburg, Đức, ngày 06/07/2017 - Reuters

Theo báo mạng Straits Times, báo Asahi Shimbun của Nhật Bản trích dẫn các nguồn tin quân sự ẩn danh, cho biết chính quyền của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã từ chối cung cấp cho Nhật Bản thông tin tình báo quân sự không liên quan tới các phân tích của họ về những đợt phóng tên lửa đạn đạo mới đây nhất của Bắc Triều Tiên. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về thông tin trên.

Năm 2016, Seoul và Tokyo đã ký một thỏa thuận về an ninh thông tin quân sự chung. Thỏa thuận này cho phép hai bên chia sẻ thông tin trực tiếp và thuận tiện mà không phải qua bên trung gian là Hoa Kỳ. Hiệp ước ban đầu được dự kiến ký kết vào năm 2012, nhưng đã bị trì hoãn do người dân Hàn Quốc quá căm thù Nhật Bản vì chế độ thuộc địa trong quá khứ.

Khi công bố thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự vào năm 2016, quân đội Hàn Quốc nhấn mạnh Tokyo và Seoul cần trao đổi thông tin trực tiếp và nhanh hơn nữa trong bối cảnh mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc khi đó cũng nhấn mạnh những lợi ích mà Seoul có được từ các thông tin tình báo quan trọng, quý giá của Tokyo, chẳng hạn thông tin về sáu tàu khu trục Aegis, công nghệ radar tiên tiến và thiết bị trinh sát chống tàu ngầm.

Trước đó, Seoul và Tokyo đã gián tiếp chia sẻ thông tin tình báo quân sự nhờ thỏa thuận chia sẻ thông tin ba bên do Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ ký vào năm 2014.

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, cơ quan tình báo Hàn Quốc hôm nay 20/11/2017 dự báo từ năm 2018, Bình Nhưỡng có thể chế tạo hoàn chỉnh tên lửa liên lục địa ICBM có khả năng bắn tới tận sâu trong lãnh thổ Hoa Kỳ.

Thùy Dương

**********************

Tàu khu trục Mỹ va chạm với tàu kéo Nhật (RFI, 19/11/2017)

Trong khi đang tập trận ở ngoài khơi biển Nhật Bản, khu trục hạm USS Benfold của Mỹ hôm qua 18/11/2017 đã va chạm với một tàu kéo thương mại của Nhật.

donga3

Khu trục hạm USS Benfort bắn tên lửa BGM-109 Tomahawk trong một cuộc tập trận (@wikipedia.org)

Hạm đội 7 của Mỹ cho biết tàu khu trục USS Benfold đang diễn tập lai dắt tàu tại vịnh Sgami thì bị một tàu kéo của Nhật va phải. Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Benfold chỉ bị hư hỏng nhẹ. Theo một thông cáo của hạm đội 7, "trên cả hai tàu, không ai bị thương. Tàu Benfold chỉ bị hư hỏng nhẹ, trong đó có vài vết bong tróc ở mạn tàu. Chúng tôi đang tiến hành đánh giá đầy đủ về các thiệt hại".

Theo lực lượng tuần duyên của Nhật, con tàu kéo thương mại của nước này bị chệch hướng vì một sợi dây thừng mắc vào chân vịt. AFP cho biết sau vụ va chạm, con tàu kéo đã được lai dắt về cảng Yokosuka.

Sự cố trên diễn ra trong bối cảnh đợt tập trận chung phối hợp không quân và hải quân giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đang diễn ra gần đảo Okinawa, miền tây nam nước Nhật và dự kiến kéo dài tới ngày 26/11/2017.

Trong thời gian qua, nhiều tàu chiến của hạm đội 7 của Mỹ đã gặp sự cố va chạm ở Châu Á, thậm chí gây thiệt mạng cho nhiều người.

Thùy Dương

******************

Đa số dân Nhật Bản ủng hộ gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng (RFI, 20/11/2017)

Một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Sáu 17/11/2017 cho thấy đa số người dân Nhật Bản ủng hộ chính phủ chọn giải pháp tiếp tục gây sức ép chống lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên hơn là đối thoại.

donga4

Truyền hình Hàn Quốc phát hình ảnh tên lửa Bắc Triều Tiên bay ngang không phận Nhật Bản ngày 15/09/2017. Reuters/Kim Hong-ji

Theo bản tin của Japan Times ngày 18/11/2017, gần 54% số người được hỏi ủng hộ Nhật Bản và Hoa Kỳ có những biện pháp cứng rắn với Bắc Triều Tiên, so với tỷ lệ 39,4% chọn đàm phán là giải pháp tốt nhất.

Khi được hỏi về việc tổng thống Donald Trump tuyên bố không loại trừ khả năng dùng sức mạnh quân sự để chống chế độ Bình Nhưỡng, 52,8% người được hỏi tỏ ra lo âu và 15,4% nói rất lo lắng so với tỷ lệ 21,1% ủng hộ và 5,6% rất ủng hộ ý kiến này. Thăm dò được thực hiện ở 2 000 người trên khắp nước Nhật trong vòng 4 ngày, bắt đầu từ hôm thứ Hai 13/11.

Kết quả này cho thấy đồng thuận giữa thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc gia tăng tối đa sức ép lên Bắc Triều Tiên liên quan đến chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này đã đạt được sự đồng tình của công luận Nhật Bản.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á