Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình

Thụy My, RFI, 23/02/2021

Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 đã trừng phạt hai tướng lãnh cao cấp Miến Điện vì vụ đảo chính ngày 01/02 và đe dọa sẽ có những biện pháp bổ sung. Các ngoại trưởng G7 "cực lực lên án" việc dùng bạo lực đàn áp biểu tình, trong khi đó phong trào phản kháng vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.

miendien1

Một chiếc xe chở người tị nạn Miến Điện bị Malaysia trục xuất, tại Lumut, Malaysia, ngày 23/02/2021.  Reuters – Lim Huey Teng

Reuters dẫn thông cáo Bộ Tài chính Mỹ cho biết hai nhân vật bị trừng phạt là tướng Maung Maung Kyaw, tư lệnh không quân và tướng Moe Myint Tun, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội nay là giám đốc cơ quan giám sát các chiến dịch đặc biệt. Tài sản của hai người này tại Mỹ bị phong tỏa.

Bộ Tài chính cho biết sẽ có những biện pháp bổ sung nếu quân đội không để chính phủ dân cử hoạt động trở lại. Ngoại trưởng Antony Blinken trong một thông cáo riêng rẽ cũng cảnh báo sẽ có những trừng phạt mới, đồng thời đòi hỏi quân đội và cảnh sát Miến Điện chấm dứt tấn công người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt.

Theo Hiệp hội trợ giúp tù nhân chính trị, kể từ khi đảo chính đã có hơn 600 người bị bắt giữ. Dù đã có ba người biểu tình bị thiệt mạng và lời cảnh cáo của quân đội trên truyền hình, hôm qua vẫn có hàng ngàn người xuống đường phản đối.

Về phía các ngoại trưởng G7 và người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu hôm nay "cực lực" lên án lực lượng an ninh Miến Điện dùng bạo lực đối phó biểu tình, kêu gọi "hết sức kềm chế". G7 một lần nữa phản đối vụ đảo chính, đòi hỏi trả tự do vô điều kiện cho những người bị bắt.

Malaysia trục xuất 1.200 người tị nạn Miến Điện

Tại Malaysia, khoảng 1.200 người gốc Miến Điện không có giấy tờ sắp bị trục xuất, ba chiếc tàu của quân đội Miến Điện đã đến đón họ. Trong số đó có những trẻ vị thành niên, người tị nạn, người sắc tộc thiểu số hoặc theo các tôn giáo bị đàn áp tại Miến Điện. Hôm nay, 23/02/2021, những người tị nạn Miến Điện tại Kuala Lumpur tỏ ra lo âu và thất vọng tràn trề.

Thông tín viên Gabrielle Maréchaud tường trình từ Kuala Lumpur :

"James Bawi Thang Bik là một trong số những người tị nạn hiếm hoi không sợ lên tiếng. Đứng đầu Liên minh người tị nạn Chin, ông là phát ngôn viên của sắc tộc thiểu số theo Công giáo lưu vong ở Malaysia. Cách đây một tuần, ông nhận được các cuộc gọi của 9 người Chin sắp bị giao cho tập đoàn quân sự Miến Điện.

James nói : "Cơ quan nhập cư cho phép họ gọi điện thoại liên lạc với gia đình, nhưng họ không còn thân nhân nên đã gọi cho tôi. Một số đã bị giam giữ từ một năm qua, nên họ không biết những gì đang diễn ra tại Miến Điện".

Khi James cho những người này biết tình hình hiện tại, họ nói rằng trong trường hợp đó họ thà tiếp tục ở tù. Họ lớn lên vào thời kỳ thiết quân luật, tại một vùng đất là nơi diễn ra xung đột vũ trang, làng quê của họ đã bị phá hủy, nên nếu trở về thì biết đi về đâu ? 

Ông James đến Malaysia tị nạn từ năm 16 tuổi. Kể từ khi đảo chính nổ ra tại Miến Điện, chuông điện thoại của ông không ngừng reo, tất cả các cộng đồng tị nạn đều lo lắng.

Trong lúc những chiếc xe ca đã rời các trung tâm tạm giữ sáng nay để đưa những người tị nạn đến căn cứ quân sự, nơi các tàu Miến Điện đang đậu, Ân Xá Quốc Tế và một tổ chức phi chính phủ khác đã nộp đơn kiện để cố gắng ngăn trở vào phút chót. James không muốn buông xuôi, ông nghĩ tới những trẻ em của cộng đồng mình. Tại trường học của Liên minh tị nạn hôm đó, những trẻ em người Chin đang tập đánh vần".

Thụy My

Nguồn : RFI, 23/02/2021

****************************

Miến Điện : Tổng đình công, biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp đe dọa của quân đội

Thùy Dương, RFI, 22/02/2021

Lời đe dọa của quân đội là người biểu tình có thể mất mạng đã không thể làm nhụt chí những người phản đối cuộc đảo chính quân sự. Hôm nay 22/02/2021, đông đảo người dân Miến Điện xuống đường từ sáng sớm, tham gia tổng đình công và biểu tình.

miendien2

Biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay, Miến Điện, ngày 22/02/2021  Reuters - Stringer

Từ Rangoon, thông tín viên Juliette Verlin cho biết chi tiết :

"Các cuộc biểu tình đã bắt đầu từ sáng sớm thứ Hai (hôm nay). Ngay từ 9 giờ sáng, đường phố đông kín người. Đây là cuộc tổng đình công vì hôm nay là ngày đặc biệt : 22 tháng 2 năm 2021, với các con số 22.2.2021. Người Miến Điện vốn coi trọng những ngày có cùng một con số được lặp lại nhiều lần. Đó cũng là ngày mang âm hưởng cuộc cách mạng mồng 08 tháng 08 năm 1988, với số 8 được lặp lại nhiều lần.

Kyaw là một trong những thủ lĩnh của Hiệp hội sinh viên đại học Rangoon. Kyaw hy vọng là sẽ có 500 bạn học cùng anh tham gia cuộc tuần hành ở trung tâm thành phố. Tất cả đều đội mũ bảo hộ lao động với hình dán có sắc màu biểu tượng của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân chủ (NLD), đảng của bà Aung San Suu Kyi, và họ đã chuẩn bị loa phóng thanh để phát khẩu ngữ.

Phía trước mặt họ, một cuộc biểu tình khác đang được chuẩn bị. Cuộc biểu tình này do những người dân là hàng xóm láng giềng trong khu phố tổ chức. Zaw, một trong những người lãnh đạo, hạ thấp giọng cho biết là có bốn binh sĩ gia nhập với họ kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu. Họ mặc trang phục dân sự và giữ vẻ kín đáo bởi họ chống cuộc đảo chính nhưng không thể xuất đầu lộ diện trước công chúng.

Nhiều nơi tưởng niệm đã được lập trong khắp thành phố kể từ hôm qua Chủ Nhật. Với những nơi tưởng niệm những người biểu tình mất tích và những con đường phủ đầy áp phích kêu gọi sự trợ giúp của quốc tế và những biểu ngữ khổng lồ được kẻ vẽ trên đường, người ta có cảm tưởng rằng người dân dường như ngày càng làm chủ thành phố này.

Sự hiện diện của cảnh sát vẫn thưa thớt một cách lạ lùng. Lực lượng an ninh vẫn chưa phong tỏa lối vào các trục lộ lớn. Nhưng họ chặn đường đến các đại sứ quán, kể cả văn phòng Liên Hợp Quốc, nơi các cuộc tập hợp vẫn diễn hàng ngày và ngày càng đông đảo.

Mới chỉ bắt đầu một ngày mới nhưng mọi người nghĩ rằng sẽ chứng kiến một cuộc huy động lực lượng lớn nhất kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính".

Về phản ứng của cộng đồng quốc tế sau khi quân đội Miến Điện trấn áp phong trào biểu tình của người dân gây chết người, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm nay kêu gọi quân đội Miến Điện ngưng đàn áp ngay lập tức người biểu tình. Trong khi đó, ngoại trưởng Đức, trước cuộc họp với các đồng nhiệm Liên Hiệp Châu Âu, tuyên bố có thể Liên Âu sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt chế độ quân sự Miến Điện nếu những biện pháp thông qua các kênh ngoại giao không giúp làm " xuống thang " khủng hoảng chính trị tại Miến Điện. Theo AFP, Liên Âu đã sẵn sàng thông qua các lệnh trừng phạt, hạn chế nhắm vào những người trực tiếp gây ra vụ đảo chính quân sự, nhất là về lợi ích kinh tế của họ. 

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 22/02/2021

*********************

Miến Điện : Cảnh sát lần đầu tiên công khai bắn người biểu tình, quốc tế lên án

Trọng Nghĩa, RFI, 21/02/2021

Hôm 20/02/2021, cảnh sát và quân đội Miến Điện đã không ngần ngại bắn cả đạn thật vào một cuộc biểu tình tại Mandalay, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Đây là lần đầu tiên cảnh sát công khai sử dụng đạn thật bắn người phản đối đảo chính. Liên Hiệp Quốc và nhiều nước đồng loạt lên án. 

miendien3

Sinh viên ngành y Miến Điện biểu tình chống đảo chính quân sự, Mandalay, ngày 21/02/2021, hôm sau vụ cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình tại thành phố này.  AP

Trong một tin nhắn Twitter, tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã lên án "việc sử dụng vũ lực gây chết người" ở Miến Điện. Theo người lãnh đạo Liên Hiệp Quốc những hành động "sử dụng vũ lực gây chết người, đe dọa và sách nhiễu người biểu tình ôn hòa là điều không thể chấp nhận được".

Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price cũng tuyên bố Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" trước thông tin về việc lực lượng an ninh Miến Điện bắn vào người biểu tình. Bộ Ngoại Giao Pháp lên án việc bắn vào người biểu tình ôn hòa. Ngoại trưởng Anh thì cho biết Luân Đôn sẽ cân nhắc các biện pháp mới nhắm vào các đối tượng sử dụng bạo lực đối với người xuống đường. Tại Châu Á, phản ứng đáng chú ý đến từ Singapore, với tuyên bố của bộ Ngoại Giao nước này phản đối việc sử dụng vũ khí sát thương ở Miến Điện nhắm vào dân thường không có vũ khí.

Riêng tại Miến Điện, vụ lực lượng an ninh Miến Điện nổ súng vào đám đông biểu tình hôm qua, ở thành phố Mandalay, đã gây chấn động nơi giới đấu tranh. Thông tín viên Carol Isoux, tại Miến Điện, cho biết thêm chi tiết

"Đám đông, chủ yếu bao gồm các sinh viên trường y và nhân viên của công ty cấp nước địa phương, đã tụ tập vào buổi trưa tại một xưởng đóng tàu để hô hào phản đối chế độ quân sự và để tưởng niệm một nhà hoạt động trẻ mà họ vừa biết tin là đã qua đời, sau khi bị bắn vào đầu trong các cuộc biểu tình trước đó.

Đó là lần đầu tiên cảnh sát Miến Điện công khai sử dụng đạn thật giữa ban ngày vào một nhóm người biểu tình không vũ trang. Sự leo thang khủng bố này đang gây ra sự lo lắng trong hàng ngũ các nhà hoạt động và đe dọa tương lai của phong trào bất tuân dân sự.

Quân đội Miến Điện đã quen với những phương pháp đàn áp thô bạo này, họ đã từng dìm trong biển máu phong trào chống đảo chính năm 1988.

Sáng nay đường phố ở các thành phố lớn của Miến Điện vắng lặng, những thế hệ trẻ chưa từng biết đến sự tàn bạo của chế độ cảnh sát, đang bị sốc và đòi hỏi nhiều hơn bao giờ hết là quốc tế ban hành trừng phạt nhằm vào các tướng lĩnh".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 21/02/2021

******************

Miến Điện : Quân đội "lên gân", người dân "đoàn kết"

Thu Hằng, RFI, 20/02/2021

Quân đội Miến Điện "lên gân", người dân "đoàn kết" ; Người Việt tại Nga và tác động của dịch Covid-19 ; "Zéro Covid" mô hình lý tưởng khuấy động giới chuyên gia Châu Âu ; Indonesia bắt buộc tiêm ngừa Covid-19 ; Thụy Sĩ mở khách sạn đón người vô gia cư. Trên đây là một số chủ đề trong tạp chí Thế giới đó đây của RFI Tiếng Việt ngày 20/02/2021.

miendien4

Người biểu tình Miến Điện đối diện với cảnh sát tại Rangoon, ngày 19/02/2021.  AP

Phong trào "Bất phục tùng dân sự" - CDM (Civil Disobedience Movement) tại Miến Điện tiếp tục thu hút hàng chục nghìn người từ mọi tầng lớp khác nhau xuống đường mỗi ngày. Họ không ngừng có những ý tưởng mới, sử dụng những phương tiện trong tay, để đối phó với lực lượng quân đội hùng hậu.

Tập đoàn quân sự cắt internet để chặn nguồn thông tin, nhóm "Myanmar hackers" (Tin tặc Miến Điện) ra đời hôm 18/02 đã đánh sập nhiều trang web của chính phủ : từ trang web của Ngân hàng Trung ương, Cơ quan Cảng vụ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, đến trang tuyên truyền của quân đội hay kênh truyền hình Nhà nước MRTV.

Nếu quân đội lợi dụng giới nghiêm để gia tăng bắt bớ ban đêm, người dân thay nhau lập đội tuần tra, gõ xoong nồi báo động khi có người lạ thâm nhập. Quân đội thị uy bằng xe tăng và xe thiết giáp, người dân huy động phong trào "hỏng xe chặn đường" hay chạy chậm cản trở giao thông. Đây là một trong những ý tưởng, nảy sinh mỗi ngày, được Nway, một trong những người khởi xướng, giải thích với đài RFI ngày 16/02 :

"Dù mọi người vẫn hy vọng và tin vào áp lực của quốc tế, chúng tôi vẫn tìm cách gây áp lực với quân đội theo cách có thể : Quyền lực nằm trong tay nhân dân !... Chúng tôi học hỏi mỗi ngày. Quân đội đã đảo chính ba lần trong một thế kỷ, vì thế giới tướng lĩnh biết họ có thể làm được gì hoặc không được làm gì. Nhưng đối với thế hệ chúng tôi thì đây là lần đầu tiên. Vì thế, chúng tôi học dần dần. Chiến dịch phong tỏa đường phố với xe ô tô hỏng mới chỉ bắt đầu cách đây một tuần và chúng tôi sẽ tìm ra những cách khác để tiếp tục gây sức ép".

Nhưng phong trào sẽ kéo dài được bao lâu ? Đây là lo lắng của một bác sĩ ẩn danh, đình công để phản đối đảo chính. Trả lời RFI, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế trừng phạt giới tướng lĩnh :

"Phần lớn nhân viên tham gia phong trào " Bất phục tùng dân sự " xuất thân từ những tầng lớp nghèo nhất. Ngoài công việc của một công chức, họ không có cách kiếm sống nào khác. Họ sẽ không thể trụ được hơn một tháng rưỡi. Hiện tại, nhiều người Miến Điện ở nước ngoài gửi tiền cho chúng tôi và những người giầu nhất cũng cho chúng tôi. Họ đã hỗ trợ cho những người nguy kịch về tài chính.

Hy vọng của chúng tôi là cộng đồng quốc tế áp đặt lệnh cấm thị thực đối với thành viên gia đình các tướng lĩnh vì họ toàn cho con đi du học ở Úc, ở Anh và Mỹ. Nếu họ bị trừng phạt theo cách này, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế, việc này sẽ mang lại tầm quan trọng đáng kể".

Nguy cơ quân đội can thiệp vũ lực

Trả lời phỏng vấn RFI ngày 17/02, ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền Miến Điện, lo ngại quân đội sử dụng vũ lực trấn áp biểu tình :

"Tôi thấy kinh hãi. Tôi nghĩ là tất cả các yếu tố cho một vụ đàn áp tàn bạo đều hội tụ. Chúng ta biết quân đội Miến Điện có khả năng như thế nào. Chúng ta đã từng thấy các vụ tàn sát người biểu tình ủng hộ dân chủ trong quá khứ. Họ cũng tấn công cả những nhà sư mặc áo cà sa. Chúng ta cũng từng chứng kiến những hành động tàn bạo chống lại nhóm người thiểu số Rohingya. Quân đội có thể làm tất. Tôi nghe nói là đã có nhiều toán quân di chuyển. Quân nhân được điều về Rangoon và có thể là đến nhiều thành phố khác.

Chúng tôi kêu gọi các chính phủ nước ngoài, các công ty đa quốc gia, để họ sử dụng ảnh hưởng và các kênh ngoại giao của mình để ngăn cản quân đội dùng đến vũ lực. Chúng tôi cũng đề nghị họ cảnh báo tập đoàn quân sự, trong trường hợp vẫn cố tình tiếp tục, quân đội phải biết cái giá phải trả : Quân đội sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các doanh nghiệp có thể sẽ không tiếp tục quan hệ thương mại với các công ty có liên hệ với quân đội. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và không thể nhắm mắt trước tình trạng trấn áp".

Phong trào vẫn tiếp tục với nguy cơ dịch Covid-19 có thể gia tăng theo những cuộc biểu tình từ hơn hai tuần nay.

Người Việt tại Nga và tác động của dịch Covid-19

Covid-19 là một trong hai nguyên nhân, cùng với sự sụt giảm nhu cầu năng lượng trên thế giới, khiến GDP hàng năm của Nga giảm 3,1% trong năm 2020. Hoạt động kinh doanh của người Việt tại Nga bị tác động như thế nào ? Thông tín viên Hoàng Dung giải thích từ Matxcơva :

"Nước Nga là nước đứng thứ tư chịu ảnh hưởng của đại dịch này về số người bị nhiễm. Vì vậy, cộng đồng người Việt tại Nga trong suốt một năm qua đã chịu rất nhiều thử thách. Trong cuộc thử thách này cũng có nhiều ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề, cũng có nhiều ngành nghề trong thời điểm này thì cũng không phải chịu ảnh hưởng quá nhiều.

Chẳng hạn những ngành nghề như du lịch, nhà hàng, khách sạn… thì có thể nói là bị một cú đánh rất nặng nề, cả năm qua hầu như không có việc làm. Nhưng một số ngành nghề khác, như may mặc, bán hàng ở chợ, thì chỉ bị ảnh hưởng một phần nhỏ. Bởi vì trong thời điểm này, hàng hóa không nhập vào Nga được, nên những công ty may mặc của Việt Nam lại có nhiều khách hàng hơn, tuy số tiền lãi bị giảm đi rất nhiều vì đồng rúp của Nga bị mất giá… Cho nên có thể nói là không một ngành nghề nào, không một người nào là không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, người Việt cũng đã giúp đỡ nhau, cùng nhau vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, thời điểm mà tất cả các chợ, tất cả các công ty phải đóng cửa. Còn từ khi nước Nga mở cửa làm ăn trở lại, tuy thu nhập ít hơn, nhưng người Việt vẫn có thu nhập và vẫn sống được. Cho đến nay, chưa có ai kêu ca là họ không có gì để ăn, không có gì để sống. Tình trạng này hiện nay chưa nghe thấy".

" Zero Covid " : Mô hình lý tưởng khuấy động giới chuyên gia Châu Âu

Chỉ với vài trường hợp dương tính với Covid-19, Úc phong tỏa cả tiểu bang Victoria hôm 13/02 trong vòng 5 ngày để triệt tận gốc mầm lây nhiễm. Ngày 15/02, 27 nhà khoa học Châu Âu ký chung một diễn đàn kêu gọi áp dụng "Zero Covid" tại Châu Âu, thay vì " sống chung với virus " như hiện nay. Nhưng nhiều nhà khoa học khác cho rằng không thể áp dụng biện pháp này vì đặc điểm địa lý.

Làm thế nào mà số ca nhiễm Covid-19 ở Úc trở về zero ? Thông tín viên Hoàng Hằng tại Sydney giải thích :

"Hơn một năm, kể từ khi ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên vào ngày 25/01/2020 đến nay, Úc có 28.918 nhiễm bệnh và chỉ hơn 909 người tử vong. Những liều vac-xin đầu tiên đang được triển khai trên toàn quốc bắt đầu với các nhóm xã hội "dễ bị tổn thương".

Ngoài 3 ca nhiễm trong khu vực cách ly được kiểm soát cho đến nay, các tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc ghi nhận không có ca nhiễm cộng đồng, ngay cả Victoria - tiểu bang vừa mới kết thúc lệnh phong tỏa cứng rắn trong 5 ngày. Các tiểu bang đông dân cư khác, cũng là điểm nóng của các đợt bùng phát dịch bệnh vừa qua như New South Wales, Queensland cũng không có trường hợp lây nhiễm trong hơn 30 ngày qua.

Nhìn vào bức tranh tổng thể dịch bệnh toàn cầu, còn quá sớm để khẳng định đại dịch sẽ chấm dứt mặc dù đã có nhiều hơn các loại vac-xin được sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, Úc là một trong số ít nước trên thế giới đã kiểm soát số ca nhiễm ở mức tương đối thấp và cán điểm không trường hợp nhiễm bệnh trên toàn quốc.

Các giới chức ý tế đang đấu tranh để biến thể mới của virus corona không xâm nhập cộng đồng, Úc vẫn áp dụng các giới hạn biên giới quốc tế và trong nước, bên cạnh phát triển chương trình tài trợ ứng phó toàn diện với đại dịch Covid-19. Theo đó, hạn chế đi lại, sàng lọc những du khách và cách ly khi vào Úc hay tiếp tục giám sát biên giới là những biện pháp đối với di chuyển quốc tế.

Trong khi đó, chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ tích cực truy tìm các trường hợp phơi nhiễm ; kiểm tra những người bị nghi ngờ nhiễm virus ; theo dõi chặt chẽ số ca nhiễm mỗi ngày ; áp đặt lệnh hạn chế đi lại giữa các tiểu bang, vùng lãnh thổ, các khu vực bùng phát bệnh ; bắt buộc mang khẩu trang khi có lệnh ; và kêu gọi nhiều hơn người dân làm xét nghiệm Covid để có thể sớm tìm ra các trường hợp phơi nhiễm chưa biết trong cộng đồng.

Một mặt, các chuyên gia nhận định, một trong những yếu tố làm nên điều kỳ diệu trong kiểm soát thành công đại dịch này chính là chính phủ Úc cùng ban cố vấn bao gồm các nhà khoa học, đội ngũ y bác sĩ đã sớm nhận thức, can thiệp, bàn thảo đưa ra các mô phỏng của sự lây lan bệnh dịch ngay từ giai đoạn đầu của sự bùng phát.

Mặt khác, sự cứng rắn nhưng vô cùng linh hoạt trong chính sách ứng phó với dịch bệnh kịp thời ; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh và khoanh vùng ; thực hiện các hạn chế theo từng giai đoạn mỗi khi dịch bùng phát ; đại đa số dân chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt ; sự tự ý thức tham gia xét nghiệm ngày càng tăng trong người dân ; hệ thống theo dõi và liên hệ các ca bị nhiễm / có nguy cơ cao nhiễm bệnh nhanh chóng và tiện lợi là những yếu tố quan trọng đưa số ca nhiễm của Úc trở về zero".

Indonesia bắt buộc tiêm ngừa Covid-19

Chính quyền Jakarta luôn có những quyết định gây bất ngờ về cách phòng chống dịch Covid-19. Indonesia chỉ nhập vac-xin "halal" phù hợp với "nghi thức Hồi giáo", trong đó có hơn 125 triệu liều vac-xin của tập đoàn Trung Quốc Sinovac. Trái với nhiều nước trên thế giới, chiến dịch tiêm phòng tại Indonesia, bắt đầu từ ngày 13/01/2021, lại ưu tiên cho người trẻ ở độ tuổi lao động. Biện pháp mới nhất là sẽ bắt buộc tiêm phòng, nếu không sẽ bị phạt hoặc bị ngừng trợ cấp.

Thông tín viên trong khu vực Gabrielle Maréchaux giải thích từ Kuala Lumpur :

"Khi hỏi nhà dịch tễ học Dicky Budiman ông nghĩ gì về việc bắt buộc tiêm ngừa Covid-19, câu trả lời của ông rất rõ ràng : "Đây là một ý tưởng thật sự không hay, vì trao thêm vũ khí cho những người chống vac-xin".

Theo kết quả những cuộc thăm dò gần đây, 52% người Indonesia được hỏi tỏ ra do dự về việc tiêm chủng. Ông Dicky Budiman giải thích : "Nhóm này gồm đa số những người muốn chờ xem những kết quả đầu tiên, những người vẫn hoài nghi. Những người loại hẳn tiêm chủng thì chiếm khoảng 5%. Hiện giờ, công chúng có rất nhiều thắc mắc, trước hết là " Tại sao lại bắt buộc ", tiếp theo là " Đó là vì… " và họ sẽ tìm ra hàng loạt câu trả lời trong các thuyết âm mưu".

Hiện tại mới chỉ có vac-xin Sinovac được sử dụng, nên tin giả thường xuất phát từ xu hướng bài Trung Quốc. Nhưng nhà dịch tễ học Dicky Budiman tin chắc rằng khi những loại vac-xin khác được chuyển đến Indonesia, sẽ lại xuất hiện những thuyết âm mưu khác : "Nhiều người đã nói là các loại vac-xin ARN tiêm thêm một con chíp nhỏ vào cơ thể".

Vào tháng 12/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyên nên tiêm chủng dựa trên cơ sở tình nguyện. Theo ông Dicky Budiman, đây là một lựa chọn hợp lý vì nghĩa vụ không phải là cách bảo đảm cho hiệu quả. Ông nói : " Nếu dựa vào kinh nghiệm của tôi, ví dụ liên quan đến vac-xin ngừa bệnh bại liệt, thì tư tưởng cực đoan luôn tồn tại, càng ép tiêm phòng thì những tư tưởng này càng thêm cực đoan và dữ dội.

Một quan ngại khác đối với ông Dicky Budiman, giai đoạn tiêm chủng đầu tiên chưa mang lại hiệu quả giảm số ca nhiễm Covid-19, nên càng tạo thêm cớ cho những người theo thuyết âm mưu".

Thụy Sĩ mở khách sạn đón người vô gia cư

Covid-19 cũng làm lộ rõ tình trạng bấp bênh của nhiều người dân Thụy Sĩ, một quốc gia nổi tiếng có mức sống cao. Nhiều hiệp hội kết hợp với bốn khách sạn tại Geneva để đón người vô gia cư trong thời dịch.

Thông tín viên Jérémie Lanche tại Geneva cho biết thêm về biện pháp "đôi bên cùng có lợi" :

"Khách sạn Cité-Verdaine nằm ở địa điểm được cho là rất thuận tiện, ngay giữa trung tâm Geneva, cách không xa hồ Léman, nhưng từng phải ngừng hoạt động. Nếu như hiện giờ khách sạn này, cùng với ba khách sạn khác ở Geneva, vẫn có khách, đó là nhờ họ đón người vô gia cư, lưu trú từ một đến ba tháng. Bà Aude Bumbacher, điều hành các Tập thể Hiệp hội khẩn cấp xã hội, cho biết : "Có tổng cộng 155 chỗ ở tại đây và hiện có 149 chỗ đã có người ở".

Đưa người vô gia cư đến sống tạm trong khách sạn là biện pháp đã được làm. Nhưng điểm khác biệt ở đây là những người vô gia cư có thể ở lại trong phòng suốt cả ngày. Các nhà hoạt động xã hội có mặt tại chỗ gần như 24 trên 24 giờ.

Người vô gia cư chiếm một nửa số phòng khách sạn, nửa còn lại vẫn dành đón khách thông thường. Giám đốc khách sạn Cité-Verdaine tỏ ra hài lòng : "Ban đầu tôi hơi ngần ngại, bởi vì chúng tôi quen làm việc với các ngân hàng, các tổ chức quốc tế. Nên đúng là lúc đầu tôi hơi lưỡng lự. Sau đó, hiệp hội cho tôi biết là các nhà hoạt động xã hội luôn có mặt tại chỗ. Phải nói là mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Tôi đã gặp được nhiều người rất vui tính và có thái độ tôn trọng".

Dĩ nhiên các khách sạn có lợi về tài chính khi đón người vô gia cư. Biện pháp này mang lại luồng khí mới cho cả người có hoàn cảnh bấp bênh cũng như cho giới khách sạn. Giám đốc khách sạn Cité-Verdaine cho biết : "Đây đúng là một chiến dịch tốt cho chúng tôi, giúp giảm số phòng trống, cũng như mang lại một nguồn thu quan trọng".

Mối lo lớn cho những người ngụ tạm tại đây là không tìm được chỗ ở lâu dài sau này. Tuy nhiên, biện pháp này có thể được kéo dài đến mùa hè. Còn khách sạn Cité-Verdaine cho biết sẵn sàng tiếp tục trải nghiệm này".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 20/02/2021

******************

Miến Điện : Cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình chống đảo chính

Trọng Thành, RFI, 20/02/2021

Gần ba tuần sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự Miến Điện tiếp tục làm thinh trước các áp lực quốc tế đòi chấm dứt đàn áp người biểu tình đòi vãn hồi dân chủ. Hôm nay, 20/02/2021, cảnh sát bắn đạn thật vào những người biểu tình tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở Miến Điện, khiến ít nhất 6 người bị thương.

miendien5

Dân chúng biểu tình chống đảo chính tại Mandalay, Miến Điện, ngày 20/02/2021.  Reuters - Stringer

Theo AFP, hàng trăm cảnh sát đã can thiệp vào một cuộc biểu tình phản kháng tại một xưởng đóng tàu ở Mandalay. Một nhà báo của AFP có mặt tại chỗ cho biết cảnh sát đã bắn vào những người biểu tình, cho dù họ chỉ phản kháng một cách ôn hòa.

Một y tá có mặt tại chỗ xác nhận cảnh sát đã sử dụng đạn thật. Trong số 6 người bị thương, có hai người bị thương nặng.

Tuy nhiên, phong trào phản kháng vẫn tiếp tục tại nhiều nơi. Hôm nay, tại Rangoon, thủ phủ kinh tế của Miến Điện, hàng nghìn người – trong đó có các đại diện của các cộng đồng thiểu số - xuống đường yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt, chính phủ dân sự trở lại và hủy bỏ bản Hiến pháp, vốn rất có lợi cho giới tướng lĩnh.

Phong trào dự kiến sẽ tổ chức đám tang thiếu nữ Mya Thwate Thwate Khaing, 20 tuổi, vào ngày mai. Cô Mya là người biểu tình đầu tiên qua đời vì đạn của lực lượng an ninh, hôm qua 19/02.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 20/02/2021

Published in Diễn đàn

Quân đi Myanmar đình ch lut hn chế lc lượng an ninh, truy bt người ng h biu tình

VOA, 14/02/2021

Chính quyn Myanmar ngày th By đình ch các lut hn chế lc lượng an ninh bt gi các nghi phm hoc khám xét tư gia mà không được tòa án chp thun và ra lnh bt gi nhng người ng h có tiếng ca các cuc biu tình chng đo chính trong tháng này.

myanmar1

Cư dân và người biu tình đi din cnh sát chng bo đng Mandalay, Myanmar, ngày 13 tháng 2, 2021.

Mt lot các thông báo được đưa ra vào ngày th tám các cuc biu tình din ra trên toàn quc chng li vic chiếm quyn và câu lưu nhà lãnh đo dân c Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2, chn đng tiến trình chuyn tiếp bp bênh sang nn dân ch bt đu vào năm 2011, theo Reuters.

Nhng thông báo này gi nh ti nn cai tr gn na thế k ca quân đi trước khi các ci cách bt đu, khi quc gia Đông Nam Á này là mt trong nhng quc gia áp chế và b cô lp nht thế gii.

Mt sc lnh do Tướng Min Aung Hlaing kí ban hành đình ch ba phn ca lut "bo v quyn riêng tư và an ninh ca công dân," được ban hành trong quá trình t do hóa dn dn.

Các phn đó bao gm quy đnh phi có lnh ca tòa án đ giam gi tù nhân quá 24 gi và các ràng buc đi vi kh năng ca lc lượng an ninh khi vào tư gia đ khám xét hoc bt gi. Vic đình ch cũng ci b nhng hn chế v vic do thám liên lc.

Thông cáo không đưa ra ngày c th vic đình ch s chm dt.

Cuc đo chính đã dn ti các cuc biu tình đường ph ln nht trong hơn mt thp niên và b các nước phương Tây lên án, vi vic M công b mt s chế tài nhm vào các tướng lĩnh cm quyn và các nước khác cũng đang cân nhc các bin pháp.

Trong khi các cuc biu tình chng đo chính li bùng lên thành ph ln nht là Yangon, th đô Naypyitaw và các nơi khác vào ngày th By, quân đi cho biết lnh bt gi đã được đưa ra đi vi by người ch trích s cai tr ca quân đi được nhiu người biết tiếng v nhng bình lun ca h trên mng xã hi.

Trong danh sách truy nã là Min Ko Naing, 58 tui, người đã b b tù sut phn ln thi gian t năm 1988 đến 2012, và là người ni bt trong vic khuyến khích các cuc biu tình và phong trào bt tuân dân s, theo Reuters.

Các cuc biu tình ng h bà Suu Kyi và cuc bu c li bùng lên trên khp Myanmar vào ngày th By bt chp chính quyn quân s kêu gi mi người tránh t tp đông người vì dch virus corona.

Chính quyn quân s cũng kêu gi các công chc ng h chiến dch bt tuân dân s quay tr li làm vic, kèm theo li đe da có th có hành đng k lut đi vi nhng người không tuân th.

Văn phòng nhân quyn ca Liên Hip Quc ngày th Sáu cho biết hơn 350 người đã b bt Myanmar k t sau cuc đo chính.

***********************

Miến Điện : Áp lực gia tăng đối với chính quyền quân sự

Thanh Phương, RFI, 13/02/2021

Chính quyền quân sự Miến Điện đang chịu áp lực ngày càng lớn từ trong nước và của cộng động quốc tế. Các cuộc biểu tình vẫn rầm rộ và Liên Hiệp Quốc vừa thông qua nghị quyết kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

myanmar2

Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự tiếp diễn tại Mandalay, Miến Điện, ngày 13/02/2021.  AP

Theo hãng tin AFP, phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi tiếp diễn, với các cuộc biểu tình bắt đầu ngay từ sáng sớm hôm 13/02/2021 và đến chiều đã tập hợp hàng chục ngàn người.

Tối ngày 12/02, nhiều ủy ban "cảnh giác công dân" đã hình thành một cách tự phát ở khắp nơi, để giám sát những người sống chung quanh mỗi khi nhà chức trách tiến hành chiến dịch bắt bớ các nhà đối lập.

Từ Rangoon, thông tín viên Carol Isoux tường trình :

"Hôm thứ Bảy này, họ vẫn còn tập hợp trên đường phố Rangoon và nhiều thành phố khác của Miến Điện đúng vào sinh nhật của tướng Aung San, vị anh hùng của nền độc lập Miến Điện và là cha của lãnh đạo chính phủ đang bị cầm tù Aung San Suu Kyi. Ngày này cũng được chọn là Ngày của Cha (phụ thân tiết) ở Miến Điện.

Tuy trong những ngày qua không còn các vụ bạo hành của cảnh sát trong những cuộc biểu tình ban ngày, quân đội vẫn duy trì áp lực qua các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, theo lời một giáo viên trẻ ở Rangun. Anh nói :

"Các vụ bắt giữ phi pháp trong những vụ bố ráp ban đêm vẫn diễn ra mỗi tối. Trong khi đó, phe quân sự dự tính cho thông qua một luật về an ninh mạng, mang tính chất vi phạm nhân quyền, để có thể bỏ tù những người sử dụng các mạng xã hội. Nhưng phong trào phản kháng vẫn tiếp diễn mạnh hơn trong những ngày này. Giới trẻ đã tìm ra những phương thức đầy sáng tạo để bày tỏ quan điểm của họ.

Những video clip lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy các binh lính đến nhà những công dân vô danh để bắt giữ họ, thường đó là những nhân viên y tế đã phát động phong trào tổng đình công nhằm làm chính quyền quân sự thất bại. Các tổ chức phi chính phủ của Miến Điện đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thi hành các biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào các tướng lãnh".

Vào hôm qua, trong một phiên họp đặc biệt, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ghi nhận, kể từ sau cuộc đảo chính, hơn 350 lãnh đạo chính trị, đại diện Nhà nước, thành viên của xã hội dân sự, bao gồm phóng viên, nhà sư và sinh viên, đã bị bắt giam. Ngoài việc lên án bạo lực đối với những người biểu tình, Hội đồng Nhân quyền còn thông qua một nghị quyết kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

Thanh Phương

***********************

Miến Điện : Hơn 20 ngàn tù nhân được ân xá, biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp tục

Thanh Hà, RFI, 12/02/2021

Hàng ngàn người Miến Điện tiếp tục biểu tình trong ngày lễ Thống Nhất 12/02/2021 chống quân đội đảo chính. Tập đoàn quân sự ân xá cho 23.000 tù nhân và kêu gọi toàn dân "chung tay" với quân đội vì dân chủ.

myanmar3

Ủng hộ viên Miến Điện của các câu lạc bộ bóng đá Anh biểu tình tại Rangoon để phản đối cuộc đảo chính, Rangoon, Miến Điện, ngày 12/02/2021.  AFP - STR

Hãng tin Mỹ AP cho biết hàng ngàn người tập hợp trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Rangoon vào trưa nay phản đối Bắc Kinh làm ngơ trước cuộc đảo chính. Trong bảy ngày liên tiếp phong trào phản kháng chống lại tập đoàn quân sự Miến Điện cướp chính quyền diễn ra tại hai thành phố lớn là Rangoon và Mandalay. Đám đông tiếp tục hô to những khẩu hiệu "đòi tự do cho lãnh đạo" Aung San Suu Kyi, chủ tịch Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đang bị quản thúc từ sau cuộc đảo chính hôm 01/02/2021.

Thông tín viên đài RFI Juliette Verlin từ Rangoon chú ý đến một trong những sáng kiến mới của người biểu tình Miến Điện để đánh động công luận quốc tế :

"Trước cửa tòa lãnh sự Anh tại Rangun, ủng hộ viên của tất cả các câu lạc bộ bóng đá Anh tại Miến Điện đã gạt sang một bên những hiềm khích để tập hợp vào buổi sáng nay. Một biển người với những chiếc áo T-shirt mang màu của các câu lạc bộ bóng đá Anh và hô to những khẩu hiệu bằng tiếng Anh để kêu gọi quốc tế gây sức ép với tập đoàn quân sự Miến Điện. Hasley vừa chụp ảnh với các cổ động viên của những câu lạc bộ khác. Tay cầm tấm bích chương với hàng chữ "Tôi ủng hộ đội bóng Arsenal, bên cạnh tôi là người hâm mộ đội Chelsea. Nhưng hôm nay chúng tôi cùng nhau chống lại quân đội". Hasley giải thích anh muốn vận động giới hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới sát cánh với anh.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều những sáng kiến của người dân Miến Điện để kêu gọi cộng đồng quốc tế. Trong ngày biểu tình thứ bảy liên tiếp hôm nay, chính quyền thông báo ân xá cho hơn 23.000 tù nhân, trong đó có nhà sư nổi tiếng bảo thủ. Công chúng cũng đặc biệt lo ngại trước một dự luật mới về an ninh mạng. Họ coi đây là phương tiện để chính quyền theo dõi và kiểm soát các hoạt động của dân cư mạng. Hôm nay là một ngày lễ quốc gia, nên mọi người chờ đợi sẽ có rất đông người tràn ngập đường phố".

Thanh Hà

************************

Miến Điện : Tư lệnh quân đội đảo chính để tránh bị ra tòa sau khi hồi hưu ?

Trọng Thành, RFI, 11/02/2021

Về mặt chính thức, giới quân sự Miến Điện tuyên bố cuộc đảo chính ngày 01/02/2021 là nhằm bác bỏ kết quả bầu cử, bị tố cáo là gian lận. Nhiều nhà quan sát nghi ngờ, thông qua đảo chính, giới tướng lĩnh mưu toan trở lại nắm quyền, để tiếp tục kiểm soát nền kinh tế Miến Điện. Tuy nhiên, một trong các lý do trực tiếp khiến tổng tư lệnh quân đội Miến Điện quyết định đảo chính có thể là do sợ bị ra tòa, sau khi về hưu, do cáo buộc tham nhũng. 

myanmar4

Tướng Min Aung Hlaing đi cùng bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo trên thực tế của chính phủ dân sự Miến Điện, Naypyidaw. Ảnh chụp ngày 06/02/2016.  © AP - Aung Shine Oo

Tuần báo Pháp Mariane có bài phân tích mang tựa đề : "Miến Điện : Cú đảo chính quân sự và lợi ích cá nhân" (ngày 01/02/2021). Mariane khẳng định trước hết, cú đảo chính gây bất ngờ, bởi quyền lực của quân đội cho đến nay vẫn được bảo đảm trên nguyên tắc, theo Hiến pháp 2008. Quân đội có quyền kiểm soát 25% số ghế trong Quốc hội (không cần thông qua bầu cử) để ngăn chặn mọi ý định sửa đổi Hiến pháp. Quân đội cũng kiểm soát các bộ quan trọng như Quốc Phòng, Cảnh Sát và Biên Phòng. Quyền lực của quân đội Miến Điện về nguyên tắc là không thể suy suyển, cho dù đảng thân quân đội PUSD có đại bại trong cuộc bầu cử vừa qua. Vậy tại sao giới tướng lĩnh làm đảo chính ?

"Cơ hội cuối cùng"

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện, trên nguyên tắc, đến tuổi phải về hưu vào tháng Sáu tới. Nếu điều này xảy ra, rất có thể sẽ có nhiều thay đổi. Mariane dẫn lời Sophie Brondel, điều phối viên của trang mạng Info Myanmar, một trung tâm thông tin về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Miến Điện, nhận định đây là "cơ hội cuối cùng của ông Min Aung Hlaing" để bảo vệ các lợi ích kinh tế của cá nhân ông và những người thân cận.

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hiện đang bị điều tra về tham nhũng. Theo hiệp hội Justice For Myanmar / Công lý cho Miến Điện, các thông tin về những hoạt động mờ ám của ông Min Aung Hlaing hiện đã được tập hợp khá đầy đủ. Justice For Myanmar là một hiệp hội có mục tiêu "gây áp lực để quân đội chấp nhận đặt mình dưới sự kiểm soát dân chủ". Trong báo cáo công bố ngày 30/01, hiệp hội này đã dẫn lại phân tích của điều phối viên mạng Info Myanmar, Sophie Brondel, khẳng định cú đảo chính nói trên có "động cơ về tài chính", bên cạnh tham vọng bám giữ quyền lực của tướng Min Aung Hlaing. 

Đứng đầu hai tập đoàn lớn

Tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo hai tập đoàn kinh tế của quân đội, Myanmar Economic Corporation và Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL), kinh doanh trong hàng loạt ngành nghề, như viễn thông, ngân hàng, luyện thép. Vị trí này cho phép viên tướng đầy quyền uy này kiểm soát một phần lớn nền kinh tế Miến Điện. Năm 2013, MEHL từng thành công trong việc chiếm đoạt quyền kiểm soát cảng Bo Aung Kyaw, vốn do một cựu quân nhân làm chủ. Sau đó, việc cho thuê cảng này đã mang lại cho lãnh đạo quân đội Miến Điện khoản lợi nhuận 3 triệu đô la một năm. Viên tướng bị cáo buộc lạm dụng quyền lực. Con trai của tướng Min Aung Hlaing, ông Aung Pyae Sone, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn, cũng phải đối mặt với tư pháp. Một ví dụ là, năm 2019, nhân vật nói trên bị khởi tố, liên quan đến vụ một hợp đồng có trị giá rất thấp, mà chính quyền địa phương thành phố Rangoon ký kết với doanh nghiệp Sky One Construction, của con trai tướng Min Aung Hlaing.

Theo hiệp hội Justice For Myanmar, "có rất nhiều khả năng tướng Min Aung Hlaing tìm mọi cách để tiếp tục là tổng tư lệnh quân đội, để có thể lợi dụng vị trí này mà tiếp tục thâu tóm các nguồn lực kinh tế". Nhật báo Pháp Libération, hôm 07/02, xác nhận : việc tướng Min Aung Hlaing có vị trí lãnh đạo trong chính quyền là điều cho phép các tập đoàn kinh tế có quan hệ thân thiết với ông nhận được các hợp đồng màu mỡ. Đổi lại, các tập đoàn này cấp tiền cho giới quân sự. Miến Điện là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế Transparency International xếp Miến Điện ở vị trí 140/180.

Bên cạnh nguy cơ bị kiện ra tòa trong nước, lãnh đạo Quân Đội Miến Điện cũng đang là đối tượng trừng phạt của Hoa Kỳ, và vai trò của tướng Min Aung Hlaing trong "các tội ác" chống lại người Rohingya đang được Tòa án quốc tế La Haye điều tra.

Hoặc thương lượng với Aung San Suu Kyi để được miễn tội, hoặc tham gia chính trường ?

Theo chuyên gia về phong trào dân chủ ở Miến Điện, Nehginpao Kipgen, được Libération trích dẫn, trước khi về hưu, tướng Min Aung Hlaing có hai lựa chọn. Hoặc "thương lượng với Aung San Suu Kyi, để ông ta và những người thân cận, có thể không bị tư pháp động đến", hoặc "tham gia chính trường". Viên tướng từng bày tỏ hy vọng với báo chí Nga, nếu cuộc bầu cử thành công, "chúng tôi có thể ra làm chính trị". Một số quân nhân cho rằng tướng Min Aung Hlaing có thể trở thành tổng thống.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2020 vừa qua là một thảm bại với đảng USDP thân Quân Đội. Như vậy, cuộc đảo chính có thể là một biện pháp câu giờ của giới tướng lĩnh nhằm tìm "một lối thoát", như tập đoàn quân sự Thái Lan đã từng làm trước đây. Một năm tình trạng khẩn cấp, và có thể là 6 tháng gia hạn, sẽ cho phép giới tướng lãnh can thiệp, tạo các điều kiện để kết quả cuộc bầu cử Quốc hội tới có lợi hơn cho họ. Theo hiệp hội Burma Campaign UK, có trụ sở tại Anh (hiệp hội cổ vũ cho nhân quyền và nền dân chủ tại Miến Điện), cuộc đảo chính nói trên "trước hết là một vấn đề cá nhân của tướng Min Aung Hlaing".

Trọng Thành

***********************

Mỹ kêu gọi trả tự do cho Aung San Suu Kyi, trừng phạt giới tướng lĩnh Miến Điện

Thu Hằng, RFI, 11/02/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden lại kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho "Quý bà Rangoon" Aung San Suu Ky. Phát biểu ngày 10/02/2021, ông Joe Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ ban hành nhiều lệnh trừng phạt nhắm vào giới tướng lĩnh tham gia lật đổ chính quyền dân sự Miến Điện. Trong khi đó, ngày 21/02, người dân Miến Điện tiếp tục ngày biểu tình thứ 6, bất chấp lệnh cấm tụ tập và hàng loạt vụ bắt giam.

myanmar5

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về tình hình chính trị Miến Điện, Nhà Trắng, Washington, ngày 10/02/2021.  Reuters - CARLOS BARRIA

Phó chủ tịch Hạ Viện, một người thân cận của bà Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức địa phương nằm trong số những người bị tập đoàn quân sự Miến Điện bắt giam trong đêm thứ Tư 10/02 rạng sáng thứ Năm 11/02.

Theo AFP, kể từ khi quân đội Miến Điện đảo chính ngày 01/02, đã có hơn 200 người bị bắt giam, gồm nhiều thành viên của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) và các nhà đấu tranh. Quân đội cũng đã nổ súng vào người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw. Hành động này đã bị hai ngoại trưởng Nhật Bản và Hoa Kỳ lên án hôm 10/02, đồng thời yêu cầu quân đội Miến Điện trả tự do cho những người bị bắt và tái lập hệ thống dân chủ sớm nhất có thể.

Phía Liên Hiệp Châu Âu cũng thông báo đình chỉ hỗ trợ tài chính cho chương trình đào tạo cảnh sát Miến Điện, do quân đội kiểm soát. Chương trình được bắt đầu từ năm 2012 và vẫn được duy trì ngay cả khi Miến Điện bị Liên Hiệp Quốc lên án diệt chủng người Rohingya theo Hồi Giáo năm 2017. 

Người dân Miến Điện biểu tình ngày thứ 6 liên tiếp

Còn theo đài NHK Nhật Bản, phong trào của người dân đã thu hút nhiều nhân viên chính phủ thuộc ít nhất 5 bộ (trong đó có bộ Điên Lực, Năng Lượng và Xây Dựng). Khoảng 50 cảnh sát ở bang Kayah (phía đông Miến Điện) đã từ chối làm nhiệm vụ và tham gia biểu tình để phản đối "quân đội độc tài" hôm 10/02.

Trong ngày biểu tình ngày thứ sáu liên tiếp, 11/02, hàng nghìn người ở thành phố Rangoon đã thay đổi chiến lược để tiếng nói phản đối của họ có trọng lượng hơn, theo phóng sự của thông tín viên RFI Juliette Verlin :

"Mới 9 giờ sáng mà đã có hàng nghìn người tập trung trước cửa văn phòng Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Rangoon.

Nhiều nhạc sĩ gõ trống theo nhịp những ca khúc cách mạng trước cổng văn phòng. Bên cạnh họ, có rất nhiều người biểu tình nằm dài trên mặt đất, với nhiều tấm biển ghi hàng chữ như : ''Tôi sẽ dậy khi nào Min Aung Hlaing ra đi''.

San San tới đây để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người phụ nữ trẻ này giải thích không muốn biểu tình trên đường phố nữa, mà đến thẳng văn phòng của Liên Hiệp Quốc, để tăng thêm tầm quan trọng cho tiếng nói của cô. Cô để các phóng viên ảnh có mặt tại chỗ chụp hình với tấm biển ghi : "Tại sao phải đi học, nếu tướng Min Aung Hlaing không màng đến tương lai của tôi ?".

Còn đối với Tun Lwin, một công chức của bộ Giao thông, thì Trung Quốc cần can thiệp. Quốc gia láng giềng này có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và chính trị với Miến Điện. Theo ông, Bắc Kinh có thế lực để khiến quân đội phải lùi bước.

Trước việc quân đội vẫn chưa chính thức lên tiếng kể từ cú đảo chính, nhiều người dân Miến Điện đã tìm nhiều giải pháp khác để nguyện vọng của họ được tôn trọng".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Cộng đồng quốc tế cảnh báo Miến Điện trước nguy cơ đảo chính

Thụy My, RFI, 29/01/2021

Mười bảy đại sứ các nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Liên Hiệp Châu Âu cùng với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hôm nay 29/01/2021 khuyến khích Miến Điện nên "gắn bó với các tiêu chí dân chủ", trước nguy cơ quân đội đảo chính.

myanmar1

Xe bọc thép của quân đội Miến Điện di chuyển trên đường phố Rangoon, ngày 28/01/2021.  Reuters – Stringer

Đại sứ Hoa Kỳ cùng với đồng nhiệm 16 nước hôm nay ra tuyên bố kêu gọi quân đội "gắn bó với các giá trị dân chủ". Tuyên bố cho biết các nước chờ đợi việc triệu tập Quốc hội vào ngày 01/02 để bầu lên tổng thống, chủ tịch lưỡng viện, đồng thời phản đối mọi mưu toan thay đổi kết quả bầu cử.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ "mối quan ngại lớn lao" trước tình hình hiện nay ở Miến Điện. Ông cổ vũ các nhân tố tránh mọi dạng khiêu khích, và chứng tỏ tinh thần trách nhiệm.

Cộng đồng quốc tế đã có phản ứng lo ngại bởi vì từ nhiều tuần qua, quân đội - vốn có quyền lực rất lớn - liên tục tố cáo cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 có nhiều trường hợp gian lận. Trong cuộc bỏ phiếu này, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn. Phía quân đội đòi kiểm tra danh sách cử tri, và phát ngôn viên quân đội không loại trừ việc các tướng lãnh nắm lại quyền lãnh đạo trước cuộc "khủng hoảng chính trị".

Lo ngại càng tăng lên khi hôm thứ Tư 27/01 tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing tuyên bố Hiến Pháp có thể "bị hủy" trong một số tình huống.

Cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 là cuộc bầu cử dân chủ lần thứ hai tại Miến Điện, kể từ khi chấm dứt chế độ tập đoàn quân sự năm 2011. Tuy nhiên phía quân đội cho rằng có 8,6 triệu trường hợp gian lận trên toàn quốc và đòi điều tra.

Ủy ban bầu cử hôm qua ra thông cáo khẳng định cuộc bầu cử là tự do, công bằng và khả tín, phản ánh "ý nguyện của nhân dân". Ủy ban bác bỏ cáo buộc gian lận, nhưng nhìn nhận có những khiếm khuyết trong danh sách cử tri, và hiện đang kiểm tra lại 287 trường hợp.

Thụy My

*********************

Miến Điện : Quân đội tố cáo gian lận bầu cử, không loại trừ khả năng đảo chính

Thu Hằng, RFI, 27/01/2021

Ngày 26/01/2021, Quân đội Miến Điện dọa không loại trừ khả năng đảo chính nếu không được phép kiểm tra lại kết quả bầu cử Quốc hội. Theo phía quân đội, cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 "không tự do và không công bằng".

myanmar2

Một điểm bầu cử Quốc hội trong thủ đô Naypyitaw, Miến Điện, ngày 08/11/2020.  AP - Aung Shine Oo

Trong một cuộc họp báo, được AFP trích dẫn, thiếu tướng Zaw Min Tun, người phát ngôn của Quân đội Miến Điện, khẳng định có ít nhất 8,6 triệu trường hợp gian lận, trong đó có hàng chục nghìn cử tri trăm tuổi hoặc trẻ vị thành niên.

Khi được hỏi về khả năng đảo chính, thiếu tướng Zaw Min Tun úp mở về việc "quân đội sẽ nắm quyền", đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng vũ trang là "bảo vệ Hiến Pháp trước các tổ chức, nước ngoài hay quốc tế, không tôn trọng Hiến Pháp" của Miến Điện.

Phía Quân đội tiếp tục tố cáo gian lận bầu cử, kèm theo đe dọa đảo chính, trong bối cảnh Quốc hội, nơi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi chiếm 396 trên tổng số 476 ghế, đã từ chối triệu tập một phiên họp bất thường để bàn về những cáo buộc được phía Quân đội đưa ra trước đó một tháng.

Quân đội vẫn giữ ba bộ quan trọng, Quốc Phòng, Nội Vụ, Biên giới, trong chính phủ Miến Điện. Theo ông Myo Nyunt, phát ngôn viên của đảng NLD cầm quyền, khi đưa ra các cáo buộc trên, quân đội "muốn cho thấy vẫn giữ vai trò trên tuyến đầu" tại Miến Điện.

Thu Hằng

Published in Châu Á