Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

14/02/2021

Myanmar : quân đội bất ngờ trước ý chí của người dân

Tổng hợp

Quân đi Myanmar đình ch lut hn chế lc lượng an ninh, truy bt người ng h biu tình

VOA, 14/02/2021

Chính quyn Myanmar ngày th By đình ch các lut hn chế lc lượng an ninh bt gi các nghi phm hoc khám xét tư gia mà không được tòa án chp thun và ra lnh bt gi nhng người ng h có tiếng ca các cuc biu tình chng đo chính trong tháng này.

myanmar1

Cư dân và người biu tình đi din cnh sát chng bo đng Mandalay, Myanmar, ngày 13 tháng 2, 2021.

Mt lot các thông báo được đưa ra vào ngày th tám các cuc biu tình din ra trên toàn quc chng li vic chiếm quyn và câu lưu nhà lãnh đo dân c Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2, chn đng tiến trình chuyn tiếp bp bênh sang nn dân ch bt đu vào năm 2011, theo Reuters.

Nhng thông báo này gi nh ti nn cai tr gn na thế k ca quân đi trước khi các ci cách bt đu, khi quc gia Đông Nam Á này là mt trong nhng quc gia áp chế và b cô lp nht thế gii.

Mt sc lnh do Tướng Min Aung Hlaing kí ban hành đình ch ba phn ca lut "bo v quyn riêng tư và an ninh ca công dân," được ban hành trong quá trình t do hóa dn dn.

Các phn đó bao gm quy đnh phi có lnh ca tòa án đ giam gi tù nhân quá 24 gi và các ràng buc đi vi kh năng ca lc lượng an ninh khi vào tư gia đ khám xét hoc bt gi. Vic đình ch cũng ci b nhng hn chế v vic do thám liên lc.

Thông cáo không đưa ra ngày c th vic đình ch s chm dt.

Cuc đo chính đã dn ti các cuc biu tình đường ph ln nht trong hơn mt thp niên và b các nước phương Tây lên án, vi vic M công b mt s chế tài nhm vào các tướng lĩnh cm quyn và các nước khác cũng đang cân nhc các bin pháp.

Trong khi các cuc biu tình chng đo chính li bùng lên thành ph ln nht là Yangon, th đô Naypyitaw và các nơi khác vào ngày th By, quân đi cho biết lnh bt gi đã được đưa ra đi vi by người ch trích s cai tr ca quân đi được nhiu người biết tiếng v nhng bình lun ca h trên mng xã hi.

Trong danh sách truy nã là Min Ko Naing, 58 tui, người đã b b tù sut phn ln thi gian t năm 1988 đến 2012, và là người ni bt trong vic khuyến khích các cuc biu tình và phong trào bt tuân dân s, theo Reuters.

Các cuc biu tình ng h bà Suu Kyi và cuc bu c li bùng lên trên khp Myanmar vào ngày th By bt chp chính quyn quân s kêu gi mi người tránh t tp đông người vì dch virus corona.

Chính quyn quân s cũng kêu gi các công chc ng h chiến dch bt tuân dân s quay tr li làm vic, kèm theo li đe da có th có hành đng k lut đi vi nhng người không tuân th.

Văn phòng nhân quyn ca Liên Hip Quc ngày th Sáu cho biết hơn 350 người đã b bt Myanmar k t sau cuc đo chính.

***********************

Miến Điện : Áp lực gia tăng đối với chính quyền quân sự

Thanh Phương, RFI, 13/02/2021

Chính quyền quân sự Miến Điện đang chịu áp lực ngày càng lớn từ trong nước và của cộng động quốc tế. Các cuộc biểu tình vẫn rầm rộ và Liên Hiệp Quốc vừa thông qua nghị quyết kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

myanmar2

Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự tiếp diễn tại Mandalay, Miến Điện, ngày 13/02/2021.  AP

Theo hãng tin AFP, phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi tiếp diễn, với các cuộc biểu tình bắt đầu ngay từ sáng sớm hôm 13/02/2021 và đến chiều đã tập hợp hàng chục ngàn người.

Tối ngày 12/02, nhiều ủy ban "cảnh giác công dân" đã hình thành một cách tự phát ở khắp nơi, để giám sát những người sống chung quanh mỗi khi nhà chức trách tiến hành chiến dịch bắt bớ các nhà đối lập.

Từ Rangoon, thông tín viên Carol Isoux tường trình :

"Hôm thứ Bảy này, họ vẫn còn tập hợp trên đường phố Rangoon và nhiều thành phố khác của Miến Điện đúng vào sinh nhật của tướng Aung San, vị anh hùng của nền độc lập Miến Điện và là cha của lãnh đạo chính phủ đang bị cầm tù Aung San Suu Kyi. Ngày này cũng được chọn là Ngày của Cha (phụ thân tiết) ở Miến Điện.

Tuy trong những ngày qua không còn các vụ bạo hành của cảnh sát trong những cuộc biểu tình ban ngày, quân đội vẫn duy trì áp lực qua các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, theo lời một giáo viên trẻ ở Rangun. Anh nói :

"Các vụ bắt giữ phi pháp trong những vụ bố ráp ban đêm vẫn diễn ra mỗi tối. Trong khi đó, phe quân sự dự tính cho thông qua một luật về an ninh mạng, mang tính chất vi phạm nhân quyền, để có thể bỏ tù những người sử dụng các mạng xã hội. Nhưng phong trào phản kháng vẫn tiếp diễn mạnh hơn trong những ngày này. Giới trẻ đã tìm ra những phương thức đầy sáng tạo để bày tỏ quan điểm của họ.

Những video clip lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy các binh lính đến nhà những công dân vô danh để bắt giữ họ, thường đó là những nhân viên y tế đã phát động phong trào tổng đình công nhằm làm chính quyền quân sự thất bại. Các tổ chức phi chính phủ của Miến Điện đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thi hành các biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào các tướng lãnh".

Vào hôm qua, trong một phiên họp đặc biệt, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ghi nhận, kể từ sau cuộc đảo chính, hơn 350 lãnh đạo chính trị, đại diện Nhà nước, thành viên của xã hội dân sự, bao gồm phóng viên, nhà sư và sinh viên, đã bị bắt giam. Ngoài việc lên án bạo lực đối với những người biểu tình, Hội đồng Nhân quyền còn thông qua một nghị quyết kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

Thanh Phương

***********************

Miến Điện : Hơn 20 ngàn tù nhân được ân xá, biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp tục

Thanh Hà, RFI, 12/02/2021

Hàng ngàn người Miến Điện tiếp tục biểu tình trong ngày lễ Thống Nhất 12/02/2021 chống quân đội đảo chính. Tập đoàn quân sự ân xá cho 23.000 tù nhân và kêu gọi toàn dân "chung tay" với quân đội vì dân chủ.

myanmar3

Ủng hộ viên Miến Điện của các câu lạc bộ bóng đá Anh biểu tình tại Rangoon để phản đối cuộc đảo chính, Rangoon, Miến Điện, ngày 12/02/2021.  AFP - STR

Hãng tin Mỹ AP cho biết hàng ngàn người tập hợp trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Rangoon vào trưa nay phản đối Bắc Kinh làm ngơ trước cuộc đảo chính. Trong bảy ngày liên tiếp phong trào phản kháng chống lại tập đoàn quân sự Miến Điện cướp chính quyền diễn ra tại hai thành phố lớn là Rangoon và Mandalay. Đám đông tiếp tục hô to những khẩu hiệu "đòi tự do cho lãnh đạo" Aung San Suu Kyi, chủ tịch Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đang bị quản thúc từ sau cuộc đảo chính hôm 01/02/2021.

Thông tín viên đài RFI Juliette Verlin từ Rangoon chú ý đến một trong những sáng kiến mới của người biểu tình Miến Điện để đánh động công luận quốc tế :

"Trước cửa tòa lãnh sự Anh tại Rangun, ủng hộ viên của tất cả các câu lạc bộ bóng đá Anh tại Miến Điện đã gạt sang một bên những hiềm khích để tập hợp vào buổi sáng nay. Một biển người với những chiếc áo T-shirt mang màu của các câu lạc bộ bóng đá Anh và hô to những khẩu hiệu bằng tiếng Anh để kêu gọi quốc tế gây sức ép với tập đoàn quân sự Miến Điện. Hasley vừa chụp ảnh với các cổ động viên của những câu lạc bộ khác. Tay cầm tấm bích chương với hàng chữ "Tôi ủng hộ đội bóng Arsenal, bên cạnh tôi là người hâm mộ đội Chelsea. Nhưng hôm nay chúng tôi cùng nhau chống lại quân đội". Hasley giải thích anh muốn vận động giới hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới sát cánh với anh.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều những sáng kiến của người dân Miến Điện để kêu gọi cộng đồng quốc tế. Trong ngày biểu tình thứ bảy liên tiếp hôm nay, chính quyền thông báo ân xá cho hơn 23.000 tù nhân, trong đó có nhà sư nổi tiếng bảo thủ. Công chúng cũng đặc biệt lo ngại trước một dự luật mới về an ninh mạng. Họ coi đây là phương tiện để chính quyền theo dõi và kiểm soát các hoạt động của dân cư mạng. Hôm nay là một ngày lễ quốc gia, nên mọi người chờ đợi sẽ có rất đông người tràn ngập đường phố".

Thanh Hà

************************

Miến Điện : Tư lệnh quân đội đảo chính để tránh bị ra tòa sau khi hồi hưu ?

Trọng Thành, RFI, 11/02/2021

Về mặt chính thức, giới quân sự Miến Điện tuyên bố cuộc đảo chính ngày 01/02/2021 là nhằm bác bỏ kết quả bầu cử, bị tố cáo là gian lận. Nhiều nhà quan sát nghi ngờ, thông qua đảo chính, giới tướng lĩnh mưu toan trở lại nắm quyền, để tiếp tục kiểm soát nền kinh tế Miến Điện. Tuy nhiên, một trong các lý do trực tiếp khiến tổng tư lệnh quân đội Miến Điện quyết định đảo chính có thể là do sợ bị ra tòa, sau khi về hưu, do cáo buộc tham nhũng. 

myanmar4

Tướng Min Aung Hlaing đi cùng bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo trên thực tế của chính phủ dân sự Miến Điện, Naypyidaw. Ảnh chụp ngày 06/02/2016.  © AP - Aung Shine Oo

Tuần báo Pháp Mariane có bài phân tích mang tựa đề : "Miến Điện : Cú đảo chính quân sự và lợi ích cá nhân" (ngày 01/02/2021). Mariane khẳng định trước hết, cú đảo chính gây bất ngờ, bởi quyền lực của quân đội cho đến nay vẫn được bảo đảm trên nguyên tắc, theo Hiến pháp 2008. Quân đội có quyền kiểm soát 25% số ghế trong Quốc hội (không cần thông qua bầu cử) để ngăn chặn mọi ý định sửa đổi Hiến pháp. Quân đội cũng kiểm soát các bộ quan trọng như Quốc Phòng, Cảnh Sát và Biên Phòng. Quyền lực của quân đội Miến Điện về nguyên tắc là không thể suy suyển, cho dù đảng thân quân đội PUSD có đại bại trong cuộc bầu cử vừa qua. Vậy tại sao giới tướng lĩnh làm đảo chính ?

"Cơ hội cuối cùng"

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện, trên nguyên tắc, đến tuổi phải về hưu vào tháng Sáu tới. Nếu điều này xảy ra, rất có thể sẽ có nhiều thay đổi. Mariane dẫn lời Sophie Brondel, điều phối viên của trang mạng Info Myanmar, một trung tâm thông tin về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Miến Điện, nhận định đây là "cơ hội cuối cùng của ông Min Aung Hlaing" để bảo vệ các lợi ích kinh tế của cá nhân ông và những người thân cận.

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hiện đang bị điều tra về tham nhũng. Theo hiệp hội Justice For Myanmar / Công lý cho Miến Điện, các thông tin về những hoạt động mờ ám của ông Min Aung Hlaing hiện đã được tập hợp khá đầy đủ. Justice For Myanmar là một hiệp hội có mục tiêu "gây áp lực để quân đội chấp nhận đặt mình dưới sự kiểm soát dân chủ". Trong báo cáo công bố ngày 30/01, hiệp hội này đã dẫn lại phân tích của điều phối viên mạng Info Myanmar, Sophie Brondel, khẳng định cú đảo chính nói trên có "động cơ về tài chính", bên cạnh tham vọng bám giữ quyền lực của tướng Min Aung Hlaing. 

Đứng đầu hai tập đoàn lớn

Tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo hai tập đoàn kinh tế của quân đội, Myanmar Economic Corporation và Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL), kinh doanh trong hàng loạt ngành nghề, như viễn thông, ngân hàng, luyện thép. Vị trí này cho phép viên tướng đầy quyền uy này kiểm soát một phần lớn nền kinh tế Miến Điện. Năm 2013, MEHL từng thành công trong việc chiếm đoạt quyền kiểm soát cảng Bo Aung Kyaw, vốn do một cựu quân nhân làm chủ. Sau đó, việc cho thuê cảng này đã mang lại cho lãnh đạo quân đội Miến Điện khoản lợi nhuận 3 triệu đô la một năm. Viên tướng bị cáo buộc lạm dụng quyền lực. Con trai của tướng Min Aung Hlaing, ông Aung Pyae Sone, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn, cũng phải đối mặt với tư pháp. Một ví dụ là, năm 2019, nhân vật nói trên bị khởi tố, liên quan đến vụ một hợp đồng có trị giá rất thấp, mà chính quyền địa phương thành phố Rangoon ký kết với doanh nghiệp Sky One Construction, của con trai tướng Min Aung Hlaing.

Theo hiệp hội Justice For Myanmar, "có rất nhiều khả năng tướng Min Aung Hlaing tìm mọi cách để tiếp tục là tổng tư lệnh quân đội, để có thể lợi dụng vị trí này mà tiếp tục thâu tóm các nguồn lực kinh tế". Nhật báo Pháp Libération, hôm 07/02, xác nhận : việc tướng Min Aung Hlaing có vị trí lãnh đạo trong chính quyền là điều cho phép các tập đoàn kinh tế có quan hệ thân thiết với ông nhận được các hợp đồng màu mỡ. Đổi lại, các tập đoàn này cấp tiền cho giới quân sự. Miến Điện là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế Transparency International xếp Miến Điện ở vị trí 140/180.

Bên cạnh nguy cơ bị kiện ra tòa trong nước, lãnh đạo Quân Đội Miến Điện cũng đang là đối tượng trừng phạt của Hoa Kỳ, và vai trò của tướng Min Aung Hlaing trong "các tội ác" chống lại người Rohingya đang được Tòa án quốc tế La Haye điều tra.

Hoặc thương lượng với Aung San Suu Kyi để được miễn tội, hoặc tham gia chính trường ?

Theo chuyên gia về phong trào dân chủ ở Miến Điện, Nehginpao Kipgen, được Libération trích dẫn, trước khi về hưu, tướng Min Aung Hlaing có hai lựa chọn. Hoặc "thương lượng với Aung San Suu Kyi, để ông ta và những người thân cận, có thể không bị tư pháp động đến", hoặc "tham gia chính trường". Viên tướng từng bày tỏ hy vọng với báo chí Nga, nếu cuộc bầu cử thành công, "chúng tôi có thể ra làm chính trị". Một số quân nhân cho rằng tướng Min Aung Hlaing có thể trở thành tổng thống.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2020 vừa qua là một thảm bại với đảng USDP thân Quân Đội. Như vậy, cuộc đảo chính có thể là một biện pháp câu giờ của giới tướng lĩnh nhằm tìm "một lối thoát", như tập đoàn quân sự Thái Lan đã từng làm trước đây. Một năm tình trạng khẩn cấp, và có thể là 6 tháng gia hạn, sẽ cho phép giới tướng lãnh can thiệp, tạo các điều kiện để kết quả cuộc bầu cử Quốc hội tới có lợi hơn cho họ. Theo hiệp hội Burma Campaign UK, có trụ sở tại Anh (hiệp hội cổ vũ cho nhân quyền và nền dân chủ tại Miến Điện), cuộc đảo chính nói trên "trước hết là một vấn đề cá nhân của tướng Min Aung Hlaing".

Trọng Thành

***********************

Mỹ kêu gọi trả tự do cho Aung San Suu Kyi, trừng phạt giới tướng lĩnh Miến Điện

Thu Hằng, RFI, 11/02/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden lại kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho "Quý bà Rangoon" Aung San Suu Ky. Phát biểu ngày 10/02/2021, ông Joe Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ ban hành nhiều lệnh trừng phạt nhắm vào giới tướng lĩnh tham gia lật đổ chính quyền dân sự Miến Điện. Trong khi đó, ngày 21/02, người dân Miến Điện tiếp tục ngày biểu tình thứ 6, bất chấp lệnh cấm tụ tập và hàng loạt vụ bắt giam.

myanmar5

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về tình hình chính trị Miến Điện, Nhà Trắng, Washington, ngày 10/02/2021.  Reuters - CARLOS BARRIA

Phó chủ tịch Hạ Viện, một người thân cận của bà Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức địa phương nằm trong số những người bị tập đoàn quân sự Miến Điện bắt giam trong đêm thứ Tư 10/02 rạng sáng thứ Năm 11/02.

Theo AFP, kể từ khi quân đội Miến Điện đảo chính ngày 01/02, đã có hơn 200 người bị bắt giam, gồm nhiều thành viên của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) và các nhà đấu tranh. Quân đội cũng đã nổ súng vào người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw. Hành động này đã bị hai ngoại trưởng Nhật Bản và Hoa Kỳ lên án hôm 10/02, đồng thời yêu cầu quân đội Miến Điện trả tự do cho những người bị bắt và tái lập hệ thống dân chủ sớm nhất có thể.

Phía Liên Hiệp Châu Âu cũng thông báo đình chỉ hỗ trợ tài chính cho chương trình đào tạo cảnh sát Miến Điện, do quân đội kiểm soát. Chương trình được bắt đầu từ năm 2012 và vẫn được duy trì ngay cả khi Miến Điện bị Liên Hiệp Quốc lên án diệt chủng người Rohingya theo Hồi Giáo năm 2017. 

Người dân Miến Điện biểu tình ngày thứ 6 liên tiếp

Còn theo đài NHK Nhật Bản, phong trào của người dân đã thu hút nhiều nhân viên chính phủ thuộc ít nhất 5 bộ (trong đó có bộ Điên Lực, Năng Lượng và Xây Dựng). Khoảng 50 cảnh sát ở bang Kayah (phía đông Miến Điện) đã từ chối làm nhiệm vụ và tham gia biểu tình để phản đối "quân đội độc tài" hôm 10/02.

Trong ngày biểu tình ngày thứ sáu liên tiếp, 11/02, hàng nghìn người ở thành phố Rangoon đã thay đổi chiến lược để tiếng nói phản đối của họ có trọng lượng hơn, theo phóng sự của thông tín viên RFI Juliette Verlin :

"Mới 9 giờ sáng mà đã có hàng nghìn người tập trung trước cửa văn phòng Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Rangoon.

Nhiều nhạc sĩ gõ trống theo nhịp những ca khúc cách mạng trước cổng văn phòng. Bên cạnh họ, có rất nhiều người biểu tình nằm dài trên mặt đất, với nhiều tấm biển ghi hàng chữ như : ''Tôi sẽ dậy khi nào Min Aung Hlaing ra đi''.

San San tới đây để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người phụ nữ trẻ này giải thích không muốn biểu tình trên đường phố nữa, mà đến thẳng văn phòng của Liên Hiệp Quốc, để tăng thêm tầm quan trọng cho tiếng nói của cô. Cô để các phóng viên ảnh có mặt tại chỗ chụp hình với tấm biển ghi : "Tại sao phải đi học, nếu tướng Min Aung Hlaing không màng đến tương lai của tôi ?".

Còn đối với Tun Lwin, một công chức của bộ Giao thông, thì Trung Quốc cần can thiệp. Quốc gia láng giềng này có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và chính trị với Miến Điện. Theo ông, Bắc Kinh có thế lực để khiến quân đội phải lùi bước.

Trước việc quân đội vẫn chưa chính thức lên tiếng kể từ cú đảo chính, nhiều người dân Miến Điện đã tìm nhiều giải pháp khác để nguyện vọng của họ được tôn trọng".

Thu Hằng

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Thanh Phương, Trọng Thành, Thanh Hà, Thu Hằng
Read 571 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)