Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan mặc dù chỉ mới xây dựng và chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng đã gây ra hàng loạt biến cố tại miền Trung Việt Nam. Vụ tai tiếng mới đây nhất, sau vụ xả độc vào biển gây chết hàng loạt hải sản các tỉnh miền Trung là vụ nổ lò luyện vôi vào tối ngày 30 tháng 5 năm 2017. Vụ nổ này thêm một lần nữa gây hoang mang trong nhân dân.

formosa1

Vụ nổ ở lò vôi Formosa hà Tĩnh hôm 30/5/2017. Courtesy of tuoitre

Những chuyện chưa nói

Ông Hàng, cư dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, chia sẻ sau vụ nổ ở Formosa : "Nó nổ mấy phát lớn như tiếng mìn nổ ấy. Mặc dù tôi ở xa khoảng công ty Formosa 3km nhưng nghe nổ to lắm. Mình không biết được tin gì chỉ biết nghe nổ ở đó thôi. Người dân hoang mang lắm, vì tiếng nổ to lắm, giống tiếng mìn vào đêm mà tiếng nổ này rõ ràng không bình thường, nên dân không được yên tâm, hoang mang lắm !".

Ông Hàng cho biết thêm, Formosa xây dựng trên vị trí hiện nay có quá nhiều vấn đề để bàn, trong đó, từ chuyện tâm linh đến chuyện hành xử với môi trường đều có khuất tất. Ở vấn đề tâm linh, Formosa đã xây dựng bên trên một nghĩa trang của đất Kỳ Anh, và quá trình xây dựng không hề có chuyện di dời các ngôi mộ mà cứ xây đến đâu, múc đến đâu gặp hài cốt thì nhặt đi chôn hoặc đổ ra biển.

Việc này diễn ra như vậy cho đến khi một giàn giáo trong công trình bị sập, 13 người tử vong thì Formosa mời cho xây dựng một khu miếu thờ các oan hồn bên ngoài khuôn viên của tập đoàn này. Khu miếu thờ nằm sát Quốc lộ 1A, có thùng phước sương để người qua đường cúng nhang.

Và còn một vấn đề khác là Formosa có tham vọng dẹp bỏ Giáo xứ Đông Yên để mở rộng địa bàn kinh doanh. Việc mở rộng này không được sự đồng thuận của các giáo dân Đông Yên nhưng Formosa đã bằng mọi giá chiếm cho được toàn bộ Giáo xứ Đông Yên bằng cách mượn sức mạnh công an để đàn áp, đập phá và xua đuổi người dân đi đến vùng định cư mới.

Tất cả những việc làm trái đạo đức và thiếu lương tri của Formosa cũng như của nhà cầm quyền Hà Tĩnh, kẻ đã toa rập với Formosa để giẫm đạp lên số phận của người sống cũng như người đã khuất, theo ông Hàng, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và khó nói. Bởi dù sao đi nữa, khi câu chuyện tâm linh cũng như lòng dân chưa giải quyết được, thậm chí mạo phạm thì e rằng khó mà trụ nổi cho dù chỉ là xây nhà để ở.

Và sau vụ sập giàn, Formosa xả ống súc hệ thống ra biển, kéo theo sự cố biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt, Formosa cũng như nhà cầm quyền Hà Tĩnh thay vì bình tĩnh xem lại vấn đề để nhận thấy cái lỗi thì họ tiếp tục cố chấp, lên gân đàn áp người dân. Cứ tiếp tục lỗi nối lỗi cho đến vụ nỗ lò vôi và không biết sẽ còn bao nhiêu sự cố khác đời rình rập.

Ông Hàng cho rằng qua những gì đã xảy ra, chỉ chứng tỏ Formosa thiếu văn hóa trầm trọng trong kinh doanh. Bởi muốn kinh doanh thành công, trước tiên phải có lương tri, phải tôn trọng văn hóa, tâm linh và quyền con người bản xứ. Những ai cố gắng toa rập với quyền lực địa phương để đạp lên trên nhân quyền và tâm linh bản xứ đều phải trả giá đắt.

Những ngày khói mù

Một thanh niên công giáo tên Lộc, cư dân Hà Tĩnh, chia sẻ sau vụ nổ : "Lúc 10 giờ đêm ấy, nghe 2, 3 tiếng nổ to lắm, ban đầu dân ở đây tưởng đâu mìn nổ ngoài biển. Nhưng sau đó biết được là ở Formosa, tiếng nổ to lắm, to đến nỗi người dân rất hoang mang. Nói chung là có chút phấn chấn, có chút giải tỏa tâm trạng mấy hôm nay, bởi mấy hôm nay kể từ khi Formosa chạy thử lò cao đó thì bầu trời mù tịt, xám xịt. Người dân mong có sự cố để nó ngừng hoạt động nhưng cũng lo lắng lắm khi xảy ra sự cố, bởi sợ không biết còn tai họa gì trong tương lai. Cũng có mấy ông bà nói là có thể do Đức Mẹ làm cho nó nổ, bởi từ hồi nó ngưng hoạt động sau nổ, trời quang mây tạnh trở lại. Formosa đó trước đây xây dựng trên nền một nghĩa địa mà".

Anh Lộc cho biết thêm là kể từ khi Formosa chạy thử lò cao, không khí ở Hà Tĩnh xuống cấp trầm trọng, toàn bộ bầu trời có màu xám chì và mặc dù đã trưa nắng nhưng có cảm giác bầu trời bị một lớp sương mù bao phủ. Suốt thời gian Formosa xả khói đều bị như vậy, mãi cho đến tối 30 tháng 5, sau vụ nổ, Formosa tạm dừng hoạt động thì bầu không khí trở lại bình thường.

Về tiếng nổ phát ra từ Formosa, anh Lộc cho biết là cuồng độ âm thanh của nó chẳng khác gì ba quả bom, nhà của anhh cách nơi nổ hơn 3 kilomet, nhưng liên tục ba tiếng nổ to một cách lạ thường, chát chúa khiến cho tường nhà rung lên bần bật.

Anh Lộc nói thêm là đúng với tâm lý người Hà Tĩnh, một khi có sự cố hỏng hóc khiến cho Formosa ngưng hoạt động là bà con hà Tĩnh thấy vui mừng, nhưng lần này thì khác. Liên tục những tai họa do Formosa gây ra, rồi những khó khăn liên đới và gần đây nhất là vụ nổ rung nhà rung cửa chỉ cho thấy sự tồn tại, hiện hữu của Formosa là một mối họa khó lường.

Hay nói cách khác, an ninh lương thực và an ninh quốc phòng của Hà Tĩnh được đánh đổi bởi các mẻ thép của Formosa. Đặc biệt, môi trường đã bị vứt vào sọt rác để nhận lấy thép không miễn phí của Formosa.

Anh Lộc nói rằng anh dám khẳng định chỉ riêng khoản tiền đóng thuế của toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn liên quan đến du lịch biển miền Trung đóng cho nhà nước mỗi tháng đã cao hơn nhiều so với tiền thuế hằng năm của Formosa đóng cho chính phủ Việt Nam.

Lạ ở chỗ là bài toán kinh tế Việt Nam không biết được tính theo loại công thức nào mà lại mang cả một vùng cư dân, từ kinh tế, an ninh quốc phòng cho đến môi trường, con người để đánh đổi những mẻ thép không hề miễn phí chút nào của Formosa.

Tính theo kiểu gì thì sự tồn tại của Formosa tại miền Trung Việt Nam cũng có tính chất lợi bất cập hại và càng để nó tồn tại lâu bao nhiêu thì mối nguy hiểm do nó gây ra càng cao bấy nhiêu !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam

Nổ lớn tại nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh (RFA, 30/05/2017)

Hai mạng báo Zing và Người Đưa Tin nói vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi. Và cũng theo mạng báo Zing dẫn lời người dân địa phương sống gần nhà máy thép Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thì họ thấy một cột khói lớn bốc lên trong khu công nghiệp Vũng Áng, nơi có nhà máy thép của Formosa mà từ đầu tháng tư năm ngoái gây nên thảm họa môi trường dọc các tỉnh ven biển bắc trung bộ Việt Nam khiến 200 ngàn người dân địa phương chịu tác động.

formosa1

Formosa : vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi

Cũng theo hai báo vừa nêu thì một lãnh đạo địa phương đã đến tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra, xác minh. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh cũng được thông tin về vụ việc.

Xin được nhắc lại vào chiều ngày 29 tháng 5 Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam, ông Hoàng Dương Tùng, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 cho biết lò cao số 1 của nhà máy thép Formosa bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Ông này nói rõ sau 24 tiếng đồng hồ thử nghiệm sẽ có được những kết quả bước đầu. Và để giám sát việc bắt đầu thử nghiệm lò cao số 1 của nhà máy thép Formosa, thì từ tuần trước đoàn giám sát của các bộ- ngành, các nhà khoa học trong nước, cũng như cơ quan chức năng địa phương đến tại khu vực nhà máy ở Vũng Áng, Hà Tĩnh làm nhiệm vụ.

******************

Nổ lớn tại Formosa ngay sau 24 giờ vận hành thử (BBC, 30/05/2017)

formosa2

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5

Tin tức nói vừa xảy ra vụ nổ lớn tại khu vực thuộc Formosa Hà Tĩnh.

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5, khiến khói bốc cao ở bên trong khu công nghiệp.

Một số báo trong nước nói rằng sự cố đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1 của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Vụ nổ "có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi" tuy nhiên "không gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao", dù "hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ", bản tin của Zing đăng lúc vừa quá nửa đêm ngày 30 sang ngày 31/5 viết.

Theo trang An ninh Tiền tệ, giới chức hữu quan đã nhanh chóng phối hợp với Formosa để " xử lý sự cố, không để lại hậu quả".

Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, Formosa Hà Tĩnh chỉ vừa kết thúc 24 giờ chạy thử nghiệm lo cao số 1.

Tiến trình thử nghiệm, theo công bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo thường kỳ quí hai của Bộ hôm 29/5, bắt đầu diễn ra từ buổi chiều cùng ngày.

Tại cuộc họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng nói "kết quả thử nghiệm sẽ có sau 24 giờ" trong lúc giới chức và giới chuyên môn "theo dõi chặt chẽ kết quả quan trắc trực tuyến và lấy mẫu trực tiếp", báo An ninh Thủ đô đưa tin.

Theo tuyên bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo, thì các phương án ứng phó trong trường hợp phát sinh sự cố cũng đã được tính đến.

"Mỗi 5 phút một lần chúng tôi lại được báo cáo, nếu có bất kỳ xảy ra đều sẽ có phương án giải quyết," ông phó tổng cục trưởng được An ninh Thủ đô trích lời.

Published in Việt Nam

Người dân và chuyên gia về công nghệ và môi trường của Việt Nam lên tiếng nghi ngờ về những chất thải mà nhà máy thép Formosa sẽ thải ra ngoài môi trường sau khi Việt Nam cho phép công ty gang thép Formosa được vận hành thử nghiệm lò cao số 1 trong thời gian 6 tháng.

formosa1

Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh chụp ngày 3/12/2015. AFP photo

Hội đồng giám sát liên ngành của Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra quá trình khắc phục sự cố ô nhiễm biển miền Trung mà công ty gang thép Formosa gây ra tại Vũng Áng Hà Tĩnh từ tháng Tư năm 2016, vừa công bố quyết định ngày 10 tháng Năm 2017 cho phép nhà máy thép này được vận hành thử nghiệm lò cao số 1, xưởng luyện thép và các công trình phụ trợ trong thời hạn 6 tháng.

Hội đồng giám sát liên ngành gồm 11 bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và một số nhà khoa học trong nước. Quyết định được đưa ra sau khi cơ quan chức năng Việt Nam xem xét, đánh giá quá trình khắc phục sự cố môi trường của Formosa và cho rằng nhà máy gang thép này đã kiểm soát được tình hình.

Chuyên gia nghi ngờ

Một nhà khoa học đã theo dõi thảm họa môi trường do Formosa gây ra trong suốt hơn một năm qua bày tỏ nghi ngờ về quyết định này của chính phủ. Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường nói với đài Á Châu Tự Do :

Nếu tôi được trực tiếp làm việc như là một thành viên của hội đồng đấy thì tôi sẽ hết sức nhiệt tình và rất khách quan nói đúng hay sai, nhưng người ta không mời thì với lòng tự trọng của nhà khoa học thì chúng tôi vẫn lên tiếng là cũng hơi lo ngại.

Hôm thứ Tư, vào khi công bố quyết định cho phép Formosa vận hành thử nghiệm lò cao, xưởng luyện thép và các công trình phụ trợ khác, ông Hoàng Văn Thức là phó tổng cục trưởng Tổng Cục Môi Trường cũng cho hay việc vận hành thử nghiệm lò cao số 1 sẽ phát sinh thêm 300 đến 500 mét khối nước thải sinh hóa từ lò luyện cốc hoạt động ngày và đêm. Số lượng hiện tại đã là 1900 mét khối nước thải rồi.

Về khí thải, khi cho vận hành lò cao số 1 thì sẽ phát sinh một số loại khí như NOx, CO, SOx. Về chất thải rắn thì có loại thông thường, loại chất thải sinh hoạt và thứ ba là bùn thải nguy hại.

Vào ngày 4 tháng năm vừa qua, đòan công tác của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Việt Nam đưa ra kết luận là nhà máy thép Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi, chỉ còn một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô thì dự kiến đến 2019 mới hoàn thiện.

Giáo sư Lê Huy Bá bày tỏ lo ngại về kết luận này của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường :

Chỗ mà hội đồng họ quyết định thì không có chúng tôi, không được tiếp cận những số liệu, vì nói kiểm tra là tốt mà tốt như thế nào, 53 lỗi khắc phục được 52 lỗi mà trên thực tế bọn tôi không được nhìn thấy không được đo đếm không được kiểm chứng thì khó nói là nó tốt đến đâu. Cuối cùng là cái lỗi dập khô mà vẫn chưa được chỉnh sửa. Nếu vẫn như năm ngoái nghĩa là không có gì thay đổi thì tôi cũng lo ngại không những nước thải và khí thải cũng rất nhiều chất độc mà cả bùn thải nữa. Bùn thải là bùn toàn chất độc mà chuyện xử lý chưa được giải quyết.

Người dân lo lắng

VIETNAM-FISHING-ENVIRONMENT

Người dân với những con cá chết do Formosa xả thải ra biển. Ảnh chụp tháng 4/2016. AFP photo

Vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra môi trường biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hồi tháng 4 năm ngoái đã khiến hàng trăm tấn cá và hải sản chết. Báo cáo của chính phủ Việt Nam hồi năm ngoái xác nhận thảm họa môi trường đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người.

Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm về vụ xả thải và đồng ý chi trả 500 triệu đô la tiền bồi thường cho Việt Nam. Sau thảm họa, Formosa đã phải ngừng hoạt động để khắc phục những vấn đề của nhà máy. Chính phủ cũng đã bắt đầu chi trả tiền bồi thường cho các nạn nhân. Tuy nhiên trong suốt thời gian vừa qua, nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa và đòi tiền bồi thường thỏa đáng vẫn tiếp tục nổ ra ở khu vực miền trung.

Nay, trước quyết định mới của chính phủ cho phép Formosa được vận hành thử nghiệm lò cao số 1, xưởng luyện thép và các công trình phụ trợ, một người dân ở Kỳ Anh, không muốn nêu tên, nói rằng ông chưa thấy có phản ứng gì đáng chú ý, vả lại nhà nước cho phép thì nhà nước phải chịu trách nhiệm :

Bình thường thôi, chưa có phản ứng gì cả. chẳng có điều gì phải lo cả. Mình là một thằng dân thôi, tất cả là do ở trên chứ bây giờ biết làm sao được. Làm được thì phải bảo đảm được cho dân chứ, tham gia thì phải có trách nhiệm chứ.

Người dân thứ hai ở Kỳ Anh, cũng muốn dấu tên, nói rằng tin tức liên quan đến Formosa chỉ gây thêm lo lắng chứ chẳng ai dám tin lời nhà nước là tình hình đã được kiểm soát :

Formosa là thảm họa của người dân Việt Nam, tôi nghĩ cách duy nhất chỉ có đóng cửa Formosa thôi chứ không có được vận hành gì nữa. Chính quyền nói là an toàn rồi tắm biển ăn cá cũng không có vấn đề gì làm như người dân là những đứa con nít không biết gì cả. Đó là cách nói để xí xóa để không đóng cửa Formosa thôi, cho nên một người dân như tôi thì tôi không tin vào điều đó. Formosa không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hiện tại của chúng tôi mà còn ảnh hưởng đến đời sống sau này của con cháu chúng tôi. Tôi thật sư lo lắng về vấn đề đó.

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải Dương Học Nha Trang cho rằng có nhiều lý do khiến nhà nước không thể xem nhẹ mức độ an toàn khi cho Formosa vận hành thử nghiệm lò cao cũng như xưởng luyện thép dù chỉ trong 6 tháng :

Đối với nhà khoa học thì phản ứng có rất nhiều, hiệu ứng nó rất mạnh, còn nhà nước thật sự mà nói có nghe hay không thật ra đó là vấn đề. Nói chung qua đợt vừa rồi thì bây giờ Việt Nam phải cảnh giác tối đa. Bây giờ tất cả đều hòa tan trong biển, nó đi nó phát ra khắp nơi, nó chả còn gì đọng lại quanh đó cả nhưng mà cũng phải cảnh giác.

Nếu ông được hỏi ý kiến về việc liệu có nên cho Formosa chạy thử nghiệm vào lúc này không thì Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết câu trả lời của ông sẽ là không.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 15/05/2017

Published in Diễn đàn

Một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho rằng cách giải quyết vụ Đồng Tâm và các diễn biến xoay quanh ông Võ Kim Cự có hệ lụy tới Hội nghị trung ương Đảng sắp tới.

hoi1

Giáo sư Tương Lai nói vụ Đồng Tâm là thắng lợi của người dân.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 25/04, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả các quyết định kỷ luật ông Võ Kim Cự và việc ông tự động xin rút tư cách đại biểu quốc hội thể hiện điều ông gọi là "một cuộc giằng co giữa các thế lực quyền lực" tại Hội nghị Trung ương 5.

"Có một cái rất buồn cười là cách chức tất cả những chức vụ không còn nữa. Còn việc ông Cự xin thôi tư cách đại biểu quốc hội thì cái đó chỉ là động tác rửa mặt thôi vì ai cũng biết rằng đây là keo vật mà đã lấm lưng rồi. Mà ở đây không phải là Võ Kim Cự bị lấm lưng mà là người bảo kê, đỡ đầu, ỉm đi cho ông ta.

"Do đó tôi thấy keo vật này đang ở vào hồi gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5", Giáo sư Tương Lai nói.

Trả lời câu hỏi của BBC vì sao những sai phạm có tính nghiêm trọng của quan chức lại không bị coi là sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế hay cần truy tố hoặc bắt khẩn cấp mà chỉ dừng lại ở hình thức kỷ luật, Giáo sư Tương Lai nói bắt tạm giam một ủy viên trung ương mặc dù đã rút lui khỏi chính trường là "chưa có tiền lệ".

hoi2

Ông Võ Kim Cự (phải) nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại một phiên họp quốc hội ở Hà Nội ngày 20/5/2014

"Tuy nhiên theo tôi nếu mà cuộc đấu tranh hay keo vật đang đến hồi gay cấn ở Hội nghị Trung ương 5 mà dấn thêm nữa thì có khi lại đi tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự vì gây tai họa môi trường, hiểm họa nghiêm trọng.

"Cho nên nếu xét về những diễn biến đối với ông Võ Kim Cự từ lúc nhởn nhơ, rồi tới bị Ban Bí thư kỷ luật, rồi tới việc ông xin rút tư cách đại biểu quốc hội, thì đó là những bước đi của một nhà nước không có luật pháp."

Bình luận về vụ việc Đồng Tâm mới đây, Giáo sư Tương Lai mô tả điều ông gọi là đây là một "bước ngoặt quan trọng" của tiến trình dân chủ hóa trong xã hội Việt Nam hôm nay.

"Đó là vì đây là lần đầu tiên có một cuộc đối thoại không cân sức giữa dân và chính quyền. Đây là một thắng lợi của người dân Đồng Tâm trong một cuộc đấu tranh quyết liệt."

"Ông Chung Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã giải quyết khôn khéo và tháo ngòi nổ để đi tới một kết quả đáng mừng là không đổ máu."

"Tuy nhiên tôi lo là ông Chung có thể gặp khó khăn nếu trong Hội nghị Trung ương tới đây thế lực bảo thủ, giáo điều lấn át", Giáo sư Tương Lai nói.

Published in Việt Nam

Kỹ luật lãnh đạo có phải là giải pháp vụ Formosa ?

Kỹ luật lãnh đạo, những người "rước voi dày mả tổ" như Võ Kim Cự, hay những người đã ký giấy phép bừa bãi cho Formosa hoạt động là đúng. Nhưng chưa đủ.

Trưa nay nghe ông Vũ Cao Phan bàn vấn đề này trên BBC. Theo tôi, ông Phan vẫn chưa đi vào "cốt lõi" của vấn dề tranh chấp về bồi thường giữa dân các tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Nghệ An…) với Formosa và nhà nước.

Việc người dân phản đối, đi kiện, do không đồng ý với số tiền ít ỏi, so với những thiệt hại lớn lao và lâu dài cho cá nhân, gia đình họ. Trong khi đó môi trường biển có thể bị ô nhiễm hàng vài chục năm.

Đi kiện bị ngăn cản. Người dân dĩ nhiên phải biểu tình phản đối.

Những vụ biểu tình dằn co, đưa đến việc công an đàn áp thô bạo, sau đó chụp mũ người dân những tộ trạng về chính trị, về hình sự.

Oan ức lại càng chồng lên oan ức.

Nguyên nhân do đâu ? Dĩ nhiên là do Formosa. Nhưng cách xử lý khủng hoảng của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới là đầu dây mối nhợ đem đến dân tình bất mãn.

Chính phủ ông Phúc đã dại dột ký kết với lãnh đạo Formosa để lấy 500 triệu tiền bồi thường. Con số 500 triệu là quá rẻ để Formosa phủi sạch mọi trách nhiệm về dân sự và hình sự đối với pháp luật Việt Nam.

Qua việc nhận tiền bồi thường, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cắt đứt mọi đường khiếu nại của người dân.

Có nơi người dân bất mãn vì mức đền bồi không tương xứng. Có nơi người dân bất mãn vì không được bồi thường.

Con đường để người dân đi tìm công lý là đệ đơn lên tòa. Nhưng vì đã "bảo kê" cho Formosa, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải tìm mọi cách ngăn cản không cho người dân đi kiện.

Vì vậy, người lý ra phải bị kỹ luật đầu tiên là ông Nguyễn Xuân Phúc, sau đó là các bộ trưởng liên quan.

Đâu là giải pháp cho người dân và nhà cầm quyền ?

Trên BBC hôm 14/04/2017 có bài tường thuật lại "chương trình Bàn tròn thượng tuần tháng Tư của BBC Việt ngữ", có sự tham gia của các "giáo sư, tiến sĩ" rất nặng ký của Việt Nam. Chủ đề chính là "giải pháp nào cho sự xung đột giữa người dân và chính quyền" trong vấn đề Formosa.

formosa1

Giải pháp nào cho sự xung đột giữa người dân và chính quyền trong vấn đề Formosa ?

Dĩ nhiên mọi thảo luận chung quanh vấn đề này là cần thiết. Ai cũng mong muốn tìm ra một giải pháp tốt đẹp cho cả ba bên : nhà nước, Formosa và người dân (tán gia bại sản) ở các tỉnh bị ô nhiễm.

Vấn đề là, nếu tôi nói sai thì xin mọi người chỉ dạy. Là không có ai đưa ra một giải pháp khả thi. Nếu không nói quá, hình nhưng không có người nào tham gia "bàn tròn" có nghiên cứu thấu đáo vấn đề tranh chấp giữa nhà cầm quyền và người dân về vụ ô nhiễm Formosa.

Nhà cầm quyền vừa qua "hình sự hóa" vấn đề, qua việc "truy tố vụ biểu tình ở Lộc Hà, Hà Tĩnh". Trước đó nhà cầm quyền cũng "chính trị hóa" các vụ biểu tình, bằng cách bịa ra các bài báo, các bản tin truyền hình… nội dung vu khống cho giáo dân, cho những người chăn chiên… biểu tình "chống chính quyền". Đặc biệt phía công an còn tung ra clip video cậu Nguyễn Văn Hóa thú nhận "tội trạng" việc "nhận ngàn đô" để viết bài xúi giục dân chúng.

Âm vang vụ Formosa đã loan truyền ra quốc tế. Ai cũng thấy mục tiêu của người dân biểu tình là đòi hỏi Formosa bồi thường tương xứng với thiệt hại mà nhà máy đã gây ra. Mặc dầu chủ yếu là giáo dân với các linh mục giáo xứ dẫn đầu biểu tình. Nhưng dân nào lại không là dân ? Người dân biểu tình để yêu cầu nhà nước thiết lập lại công lý. Ánh sáng công lý không phân biệt dân theo đạo hay dân không theo đạo.

Rõ ràng nhà nước không có thiện chí để giải quyết một "tranh chấp dân sự" mà muốn "bóp chết" cuộc tranh chấp này bằng quyền lực của mình, thể hiện qua các việc hình sự hóa và chính trị hóa.

Điều tệ hại hơn, nhà cầm quyền đã huy động đông đảo thành phần gọi là "cựu chiến binh", nói là để giữ "an ninh", mà thực chất là ngăn cản người dân tụ tập biểu tình. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã sử dụng biện pháp dùng một tầng lớp dân chúng này để chống lại dân một tầng lớp dân chúng khác. Đây là một chủ trương bỉ ổi nhằm "chia rẽ các khối dân tộc". Trên lý thuyết điều này "vi phạm luật hình sự".

Tất cả những điều "xốn mắt" đó không thấy "học giả" nào đề cập tới.

Về nội dung thảo luận bàn tròn, theo quan sát của tôi, điều thứ nhứt, quí học giả đã "bó lại thành chùm" những tranh chấp giữa người dân và nhà cầm quyền về vấn đề bồi thường. Trong khi đó, nếu có nghiên cứu (cho dầu rất sơ lược như tôi), thì cũng thấy rằng người dân khiếu kiện có nhiều lý do khác nhau.

Điều thứ hai, về vấn đề "kiện Formosa ra tòa án Việt Nam", hay trước tòa Đài loan (hay một tòa quốc tế). Theo tôi, các học giả đã nói bằng "tình cảm dạt dào" hơn là bằng phán đoán lý trí, dựa trên các yếu tố pháp lý.

Ở điểm thứ nhứt, xét lại vụ đân ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Quỳnh Lưu, Nghệ An bị ảnh hưởng ô nhiễm do chất thải Formosa, tháng tư năm 2016. Vào thời điểm ban giám đốc Formosa lên tiếng xin lỗi và cam kết bồi thường, ngày 30-6-2016, thì chỉ thấy nói tới 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế mà không thấy đề cập đến tỉnh Nghệ An. Trên 100 nhà khoa học và 30 cơ quan của nhà nước làm công tác nghiên cứu, kết quả đưa ra không bao gồm tỉnh Nghệ An.

Việc khiếu kiện của dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, vì vậy không thể "gộp chung" với các khiếu kiện khác của dân ở Hà tĩnh, Quảng Trị hay Huế…

Dân Quỳnh Lưu kiện là để, thứ nhứt, nhà nước nhìn nhận khu vực này cũng bị thiệt hại (do Formosa xả thải làm ô nhiễm). Thứ hai, Formosa phải bồi thường tương xứng.

Trong khi dân chúng các nơi (như Hà tĩnh…) biểu tình khiếu nại là do "bồi thường không tương xứng", hay "chưa được bồi thường".

Trái với ý kiến của học giả cho rằng "không thấy có giải pháp nào khác". Trong vụ Quỳnh Lưu, rõ ràng giải pháp là có. Vấn đề là nhà nước không có thiện chí giải quyết mà thôi.

Vì vậy, người dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) biểu tình là chính đáng. Cũng chính đáng như những người dân ở Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế... Mọi biện pháp nhằm bịt miệng người dân ở đây đều thể hiện bạo lực của cường quyền. Người dân Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Trị, Huế, cũng như ở các nơi, cần phải biểu lộ tình liên đới đoàn kết. Những đàn áp bạo lực của nhà cầm quyền cần phải được trả đũa bằng các cuộc đình công, bãi thị dài hạn. Các việc này chỉ chấm dứt khi việc bồi thường được giải quyết thỏa đáng.

Thứ hai, vấn đề kiện tụng. Câu hỏi là kiện ai ? kiện vì lý do gì ? và kiện ở đâu ?

Trường hợp người dân Quỳnh Lưu, Nghệ An. Hiển nhiên họ không thể kiện Formosa, như ý kiến của các học giả, mà phải kiện các cơ quan, tổ chức đã bỏ sót Quỳnh Lưu trong danh sách các khu vực bị ô nhiễm.

Sau khi đã vào danh sách rồi. Nếu tiền bồi thường không tương xứng (với thiệt hại gây ra), dân Quỳnh Lưu có cùng hoàn cảnh với dân chúng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế...

Thứ hai, từ lâu tôi đã nói là không thể kiện Formosa ra tòa án Việt Nam. Bởi vì nhà nước Việt Nam (đại diện dân chúng Việt Nam) đã ký kết, đã đồng ý cho Formosa bồi thường (500 triệu đô la). Trách nhiệm của Formosa đối với nạn nhân Việt Nam bị ô nhiễm xem như là "chấm dứt".

Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền đại diện các nạn nhân để thuơng lượng với Formosa.

Thỏa thuận bồi thường giữa tập đoàn Formosa và chính phủ Nguyễn xuân Phúc không chỉ có giá trị pháp lý ở Việt Nam mà còn lan ra tầm quốc tế. Formosa sẽ được các công ước quốc tế (như WTO), các kết ước giữa Việt Nam và Formosa… bảo vệ.

Nội dung các kết ước này ra sao ? Ta cần phải biết tường tận mới có thể xúc tiến việc kiện tụng.

Nhưng qua các việc nhà nước cộng sản Việt Nam tìm mọi cách "bóp miệng nạn nhân", bằng các phương pháp "hình sự hóa" hay "chính trị hóa" các cuộc biểu tình của dân Nghệ An, Hà tĩnh… cho thấy Formosa đã "phủi mọi trách nhiệm pháp lý".

Vì vậy đề nghị của các học giả như nhà nước hãy để cho dân chúng kiện Formosa là không khả thi.

Nhà nước (nếu) đã ký kết nhìn nhận Formosa "hết trách nhiệm" sau khi bồi thường 500 triệu đô, thì người dân không thể kiện Formosa nữa.

Mặt khác, cũng không thể kiện Formosa ra trước tòa Đài loan. Một mặt, theo luật Việt Nam, Đài loan không có "tư cách pháp nhân" của một "quốc gia". Mặt khác, Formosa không chịu quyền "tài phán - jurisdiction" của Đài loan, vì xí nghiệp này đăng ký trụ sở ở Cayman (một thiên đường trốn thuế).

Vì vậy, tôi cũng viết từ lâu, những người dân Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Trị, Huế… muốn kiện để đòi bồi thường, đối tượng là "nhà nước" chớ không phải Formosa.

Dầu vậy không phải là không còn phương cách nào nữa để kiện Formosa.

Từ lâu tôi cũng viết là muốn kiện Formosa, ra tòa Việt Nam hay một tòa quốc tế, trước hết phải tìm cách vô hiệu hóa mọi ký kết bồi thường giữa nhà nước và Formosa (500 triệu). Mà muốn làm việc này, con đường độc đạo là phải qua các đại biểu quốc hội, sau đó là quốc hội.

Hiến pháp qui định, chỉ có quốc hội mới có thẩm quyền vô hiệu hóa các kết ước "quốc tế" của chính phủ.

Vì vậy, đề nghị của các học giả như "cho phép đân đi kiện Formosa trước tòa Việt Nam", theo tôi là không khả thi.

Ngay cả việc "đuổi Formosa khỏi Việt Nam" cũng không đơn giản. Khi còn ràng buộc pháp lý (do các kết ước còn hiệu lực), đuổi Formosa không căn cứ thì Việt Nam bồi thường (cho tới phá sản).

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 15/04/2017

Published in Diễn đàn
jeudi, 13 avril 2017 08:53

Con cá, người dân và lá cờ

Biển miền Trung đang chết, hàng triệu người dân lâm vào đói nghèo cơ cực và lưỡi kiếm tử thần đang vung tay trước mắt nhiều thế hệ mà đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam không dám đóng cửa Formosa Hà Tĩnh, tại sao ?

conca1

Biển miền Trung đang chết, lưỡi kiếm tử thần đang vung tay trên đầu nhân dân Việt Nam

Căn cứ vào những việc đã xẩy ra trong một năm qua giữa Nhà nước Việt Nam với Formosa và giữa Chính phủ với những nạn nhân miền Trung thì thấy hiện ra hai lý do :

Thứ nhất, phía Việt Nam đã lỡ nhận 500 triệu USD tiền bồi thường sau khi Formosa nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam ở 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.

Nhiều chuyên gia về môi trường biển đã lên án Việt Nam quá vội vã chấp nhận khoản tiền này, dù chưa biết đích xác sự thiệt hại sẽ kéo dài bao nhiêu năm tại vùng biển miền Trung, hay có thể lan sang các vùng biển khác nữa.

Thứ hai, lãnh đạo Việt Nam không dám cưỡng lại áp lực chính trị và kinh tế của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đứng sau Formosa, nên đành ngậm đắng nuốt cay để được tồn tại.

Nhưng canh bạc mạo hiểm nguy hiểm này của Đảng Cộng sản Việt Nam khó mà huề vốn mà chỉ dọn đường cho Trung Quốc ăn sâu bám rễ vào đất nước Việt Nam để thực hiện mưu đồ thống trị.

conca2

Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch rất bất lợi cho Việt Nam.

Trong hiện tại, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam gửi Chính phủ thì cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch rất bất lợi cho Việt Nam.

Tin ngày 9/4/2017 trên tạp chí Đấu Thầu viết :

"Về dài hạn, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khuyến nghị Chính phủ cần lưu ý biến động của đồng CNY (China Yuan - Nhân dân tệ, tiền Trung Quốc). Việc mất giá mạnh của đồng CNY sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 28 tỷ USD trong năm 2016.

Nếu so với GDP (Gross Domestic Product, tổng sản lượng quốc gia), thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều mức 2% thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc".

Báo này viết tiếp : "Trong quý I/2017, con số từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, mặc dù tốc độ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh 43,3% so với cùng kỳ, nhưng con số tuyệt đối chỉ đạt 6 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm là 5,9 tỷ USD".

Với mức độ chênh lệch này, kinh tế Việt Nam đã nằm gọn trong tay Trung Quốc vì Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu để sản xuất từ nước đàn anh láng giềng nhưng có nhiều tham vọng bá chủ này.

Con số 5,9 tỷ USD nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017 cho thấy, nếu tính đến cuối năm 2017 thì Việt Nam phải mắc nợ Trung Quốc khoảng 24 tỷ USD !

Tình trạng mắc nợ này đã được chồng lên mỗi năm, nhưng không ai biết con số thật của Việt Nam nợ Trung Quốc là bao nhiêu.

Nhưng đâu phải chỉ bây giờ mới nợ nần như thế ? Trước đây, dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các công ty Trung Quốc đã cố tình cho giá thầu rẻ để được trúng thầu các công trình xây dựng, thiết lập các cơ sở sản xuất, nhà máy điện, nhà máy giấy, dệt may, cung cấp hàng thông dụng v.v… tại Việt Nam. Các công ty trồng cây kỹ nghệ có gốc Trung Quốc cũng đã chiếm đóng nhiều vùng đất đai chiến lược của Việt Nam dọc biên giới, trong khi các Nhà máy kỹ nghệ đã đóng tại nhiều vùng đất dọc theo bờ biển và sông ngòi Việt Nam để dễ thải chất độc làm nguồn nước và không khí ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Mắc bẫy vịt quay

Ngoài ra, không ai có thể quên dưới thời Tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh, Bộ Chính trị đã nhượng bộ để cho Trung Quốc, nổi tiếng có món Vịt quay Bắc Kinh, nhảy vào giúp Việt Nam khai thác bauxite trên Tây Nguyên với mục đích lấy quặng nhôm chỉ để phục vụ cho kỹ nghệ Trung Quốc.

conca3

Bauxite Tây Nguyên là một thảm họa kinh tế, an ninh và môi trường

Thời bấy giờ phía Việt Nam tưởng bở sẽ quật khởi thành "con Rồng Á Châu" khi có nguồn lợi từ bauxite. Nhưng Trung Quốc đã đem máy móc lỗi thời và các chuyên viên "miệt vườn" vào Tây Nguyên với mục đích nguy hiểm khác là ngồi trên nóc nhà Cao Nguyên, vùng đất chiến lược quan trọng, để khống chế Việt Nam.

Vì vậy, ít nhất trên 3.000 trí thức, các cựu đảng viên lão thành, chuyên gia địa chất và khoa học, các cựu tướng lãnh trong quân đội, kể cả bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ký tên vào một kiến nghị chống đối quyết liệt.

Nhưng như Tổ tiên người Việt đã dạy "há miệng thì mắc quai" nên đám lãnh đạo Việt Nam mê ăn thịt Vịt Bắc Kinh thời bấy giờ và tiếp tục cho đến bây giờ, thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn không sao mà gỡ được chiếc lưỡi câu "made in China" ra khỏi cuống họng.

Sự sa lầy lụn bại ở đất bùn đỏ Tây Nguyên đã chứng minh trong bài báo của Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 13/03/2017.

Nhà báo Bạch Dương viết : "Một báo cáo mới đây về việc chi hơn 32.000 tỷ đầu tư hai dự án Bauxite - Nhôm và Alumin ở Tây Nguyên đã hé lộ các chỉ số tài chính của hai dự án này. Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng đã lỗ 3.696 tỷ đồng, trong khi dự án Alumin Nhân Cơ sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý 1/2017". 

Về chi tiết, Bạch Dương viết tiếp : "Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng, theo Quyết định 1396 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2006, tổng mức đầu tư dự án là 7.787 tỷ đồng, tương ứng 493,5 triệu USD, công suất 600.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện dự án từ 2006-2009. 

Trong quá trình thực hiện, dự án liên tục điều chỉnh vốn. Năm 2013, TKV tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 15.414 tỷ đồng, tương ứng 805,1 triệu USD, công suất 650.000 tấn/năm. 

Thời gian thực hiện dự án từ 2006-2013, chậm 4 năm so với phê duyệt lần đầu. Tổng mức đầu tư cũng tăng gấp 2 lần so với dự kiến ban đầu. 

Theo kết luận thanh tra, nguyên nhân là do điều chỉnh công suất từ 600.000 tấn Alumin/năm tăng lên 650.000 tấn alumin/năm, do thay đổi công nghệ sản xuất alumin. 

Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương, giải phóng mặt bằng, do trượt giá và năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn nhiều hạn chế".

Bài báo kết luận rằng : "Dự án này sau 3 năm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức từ 10/2013 đến 30/9/2016 đã lỗ tổng cộng 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng".

Đòi đóng cửa

Như vậy, thử hỏi tại sao người dân miền Trung đã nổi loạn từ tháng 2 năm 2017 để đòi nhà nước phải bồi thường công chính cho các nạn nhân, và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam để bảo vệ biển và lãnh thổ cho con cháu mai sau.

conca4

Công an, công an giả dạng côn đồ đàn áp dân để bảo vệ quyền lợi cho Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam

Nhưng thay vì đối thoại với dân để trả lời thắc mắc và bảo vệ quyền lợi cho dân thì Chính quyền lại xua Công an, Công an giả dạng côn đồ đàn áp dân để bảo vệ quyền lợi cho Trung Quốc trên lãnh thổ của Tổ tiên người Việt.

Báo đài nhà nước, tiêu biểu báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và truyền thông, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và báo Hà Tĩnh của Đảng ủy Hà Tĩnh đã bịa đặt ra tin người dân, đa phần là Công giáo của Giáo phận Vinh bị coi là "các thế lực thù địch" do nước ngoài và các phần tử bất mãn trong nước xúi bẩy xuống đường biểu tình chống phá nhà nước và làm xáo trộn đời sống của người dân khác.

Hai báo InfonetHà Tĩnh còn tung tin du khách đang tấp nập kéo về các bãi biển Hà Tĩnh để ăn hải sản tươi, nhất là loại "mực nhảy" nổi tiếng và tắm biển nghỉ ngơi. Trong khi người dân địa phương lại không dám tham gia vào các dịch vụ "chết người" này vì ai cũng biết các loại chất độc do Formosa thải ra chết cá từ năm ngoái vẫn chưa có cơ quan nào bảo đảm 100 phần trăm đã sạch và an toàn cho sức khỏe con người !

Cờ Việt Nam Cộng Hòa

Tuy nhiên, các báo đài nhà nước lại làm như không trông thấy trong các đoàn người đi biểu tình chống Formosa ngày gần đây, đã xuất hiện nhiều Lá Cờ Nền Vàng 3 Sọc đỏ, Quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975 và trước đó là của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955.

conca5

Quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa đã được giương ra trong cuộc đấu tranh đòi quyền sống của nhân dân miền Trung

Nhiều người biểu tình đã giương cao lá cờ khi tiến vào các cơ quan chính quyền ở Hà Tĩnh, phất cao trong gió trong hàng ngũ biểu tình, hay ngang nhiên chạy trên các xe để gửi một thông điệp cho nhà nước.

Không ai biết lý do và người cầm cờ cũng không giải thích tại sao đã làm như thế mà không sợ hãi gì !

Nhưng ai cũng thấy  hành động của họ đã biểu lộ một thái độ chính trị phủ nhận tính đại diện và ý nghĩa của Cờ Đỏ Sang Vàng của đảng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phạm Trần

(13/04/017)

Published in Diễn đàn

Hà Tĩnh : Một ngày đầy biến động

Từ mấy hôm trước, người dân Thạch Bằng và các xã lân cận thuộc huyện Lộc Hà đã cùng nhau đi ra UBND Xã đòi hỏi về quyền lợi mà nhà nước đã không đền bù thỏa đáng cho họ khi họ chịu thảm họa Formosa. Việc đến hôm nay vẫn chưa xong. Ngược lại, càng ngày càng xảy ra chiều hướng bạo lực : Đẩy người dân đến cuối đường hầm của sự phản kháng.

formosa1

Đêm nay, súng đã nổ, máu đã đổ, hàng đoàn người dân đã hò nhau đi trong đêm để ứng cứu đồng bào mình trong cơn khốn cùng. Đêm nay, khoảng 5.000 người dân không chỉ giáo xứ Trung Nghĩa mà còn các giáo xứ lân cận như Cửa Sót và các giáo họ đã nhất loạt lên đường.

Như vậy, hình như nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã quyết định tuyên chiến với chính người dân mình ?

formosa2

Tại Kỳ Anh, người dân xã Kỳ Lợi ngày hôm nay lại mang lưới ra thả trên đường Quốc lộ 1. Đơn giản là với họ thì biển đã chết, và người thì... đang chết. Do vậy lưới vó chẳng để làm gì, đành ôm ra đường để thả... ô tô. Mục đích của họ là phản đối việc đền bù tiền thiệt hại bởi thảm họa môi trường Miền Trung.

Cũng sáng nay, trong một diễn biến khác, hàng chục ô tô mang theo đống tiền lẻ đến Trạm thu phí Cầu Bến Thủy chặn đường để phản đối việc cướp tiền trắng trợn của trạm BOT khi họ không hề sử dụng đường BOT.

Như vậy, đã đến lúc người dân xứ Nghệ không còn thụ động, hết cả sợ hãi và đã biết đứng lên đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời họ đã ý thức được đâu là những hành vi cướp bóc không thể chấp nhận được.

Đó là chuyện trên thực địa. Còn trên mạng Internet, trang mạng thamhoaformosa.com đến đêm nay đã có 89.000 người ký tên online ủng hộ kiến nghị đuổi cổ Formosa.

formosa3

formosa4

formosa5

Cũng ngày hôm qua và hôm nay, tại Giáo xứ Thái Hà, hàng ngàn người đã cùng nhau ký tay vào các bản văn để nói lên tinh thần của mình vì một môi trường sống không bị hủy diệt.

Chỉ trong một ngày 2/04/2017, hoàn toàn không phải chuyện "cá tháng tư" mà là chuyện hàng ngàn, chục ngàn người dân nổi sóng cơn bão hờn căm và cùng... xuống đường bất chấp nguy hiểm, mưa bão và mọi sự đe dọa.

Điều đó, chắc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể không biết ?

Đền bù ? Đền bù như thế nào ? Đến bao giờ ?

Việc nhà nước Việt Nam tự nguyện nhanh nhảu đứng ra ôm lấy đống xả thải của Formosa với 500 triệu đola mà chưa hề điều tra hậu quả cũng như những điều gì đã xảy ra là một hành động ngu dại và liều lĩnh. Hình như nó được hình thành trong cơn hoảng loạn bởi nhà cầm quyền phần nào lường được lòng dân và hậu quả của thảm họa mà Formosa đã gây ra cho đất nước, dân tộc này.

Trong cơn hoảng loạn đó, họ nghĩ rằng với hệ thống độc tài từ truyền thông đến nhà tù và chó, công an, đạn dược... tất cả sẽ êm như đã bao nhiêu vụ đã êm xưa nay.

Thế nhưng, thời đã khác, thế cũng đã không còn như xưa. Duy chỉ có sự tự tin đến mức ngớ ngẩn, thái quá của nhà cầm quyền vào quyền lực của mình thì vẫn như cũ.

Và hậu quả là điều tất yếu.

formosa6

Mặc dù nhà nước đã tự nguyện đứng ra ôm lấy đống nợ mà thực chất là đống thải Formosa đã thải ra nhưng việc đền bù đối với người dân đã diễn ra muôn vàn lắt léo. Nhiều nơi, vẫn là căn bệnh Cộng sản : Dối trá và ăn bớt. Thế nên nó góp phần thêm câu chuyện về lòng tin, về sự rối rắm và nhất là nó đập thẳng vào chính sách tuyên truyền xưa nay cả vú lấp miệng em nói lấy được của các cơ quan báo đài nhà nước.

Họ cứ nghĩ rằng với vài thằng cán bộ lẻo mép xúi dân "Cứ ăn cá và tắm Vũng Áng thoải mái" thì dân Hà Tĩnh vẫn cứ ngu dại như xưa mà tin để ăn và tắm ?

Xin thưa ! Chẳng còn vậy nữa đâu.

Họ cứ nghĩ rằng xúi vài thằng cán bộ chui xuống biển tắm ào ào quay phim, chụp ảnh xong chạy về thì bà con dân tình cứ thế xong xuống tắm biển và ăn cá ư ?

Xin thưa họ đã nhầm ! Cái thời tuyên truyền rằng "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" để rồi "Xe chưa qua, nhà không tiếc"... xúi dân vào chỗ chết đã qua từ lâu.

Có lẽ điều mà hình như nhà cầm quyền chưa hoặc ít khi nghĩ đến, đó là chưa khi nào họ đặt câu hỏi rằng : "Hình như trong đầu người dân vẫn có một bộ não" ?

Giấu diếm ? Tội ác tày trời với dân tộc

Điều mà cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam chưa hề dám trả lời, công bố một cách công khai, thành thật để người dân khả dĩ có thể tin là "Biển đã sạch chưa ? Cá loại nào đã ăn được, vùng nào đã có thể khai thác cá biển để dùng mà không sợ bị nhiễm độc ?"

Tất cả những câu hỏi đó là sự thiết thực nhất trong tất cả những việc hết sức cần làm ngay từ khi xảy ra thảm họa. Cũng cần khẳng định luôn là nhà cầm quyền Việt Nam thừa khả năng để làm được điều đó.

Thế nhưng, họ đã không làm.

Đơn giản là họ không dám thừa nhận trước quốc dân đồng bào về sự nguy hiểm của thảm họa môi trường tại Miền Trung khủng khiếp như thế nào.

Họ không dám thừa nhận sự thật là để biển sạch, thì các nhà khoa học đã tính toán cũng như trong thực tế đã chứng minh là cần ít nhất... 50 năm.

Họ không dám đưa ra công khai mức độ ô nhiễm của môi trường miền Trung bởi những chất độc Formosa đã xả thải. Ngược lại họ loanh quanh hết đổ cho tảo nở hoa lại đến sứa độc hay "thủy triều đỏ"...

Chỉ vì nếu sự thật được công nhận và phơi bày, nhà cầm quyền Việt Nam biết rõ rằng lòng dân phẫn uất sẽ không để họ yên. Bởi chính họ chứ không phải ai khác là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khi đã cam tâm "rước voi về giày mả tổ".

Và điều họ lo sợ nhất, có lẽ là nếu Formosa không thể tồn tại ở đó, thì trình trạng "Trạng chết, Chúa cũng băng hà" là rất dễ xảy ra. Những bí mật đằng sau những bản hợp đồng và việc rước Formosa vào Việt Nam ra sao, sẽ có nguy cơ lộ sáng ?

Việc không công bố mức độ nhiễm độc biển, là một hành động dã man đối với người dân Việt và giống nòi Việt Nam. Các phương tiện nhà nước khuyến khích người dân ăn cá, đánh bắt rồi bán ra thị trường, cố tình giảm nhẹ hậu quả của chất độc đối với công luận.

Nhưng, thực chất họ đã âm thầm tìm cách đưa chất độc vào từng bữa ăn, từng hạt muối của người dân Việt. Hàng trăm tấn cá, hàng triệu tấn muối từ vùng nhiễm độc, sẽ âm thầm lan tỏa theo mọi ngõ ngách để ngấm vào từng dòng máu Việt rồi thấm đến từng tế bào mà gây hại cho giống nòi.

Phải coi rằng đây là một tội ác tầy trời của chế độ Cộng sản. Chỉ vì muốn lấp liếm tội ác của tập đoàn tội ác Formosa mà họ đã đang tâm đầu độc giống nòi, con cháu và tương lai Việt Nam.

Thế nhưng, như đã nói ở trên,nếu không công bố chính thức chỗ nào biển sạch, chỗ nào cá độc... một cách rõ ràng, thì người dân vẫn cứ thất nghiệp dài dài.

Và con bài "đền bù" sẽ vẫn cứ phải tiếp diễn. Bởi người dân bây giờ không còn ngu cứ "đài báo đã nói là nghe" như xưa nữa.

Và điều nhà cầm quyền Việt Nam sẽ nhận được là ngoài 500 triệu đola của Formosa đã trót nhận, nếu đủ chi dùng cho công an, chó, thiết bị và nhà tù đi đàn áp người dân, phần còn lại đền bù hiện tại và lâu dài, chưa rõ nhà nước sẽ tự lo bằng... vay nợ hay tăng giá xăng dầu ?

Những đòn phản chủ của đám dư lợn viên không não

Mấy hôm trước, người dân giáo xứ Trung Nghĩa đòi quyền lợi của mình, những quyền lợi chính đáng của họ mà nhà nước chính là con nợ. Bởi chính nhà nước đã te tẩy nhận đền bù thay thủ phạm Formosa.

Việc đòi hỏi được người dân tiến hành trong trật tự, lớp lang và kiên quyết. Điều đó đã làm những kẻ đối diện người dân hoảng hốt, bởi những luật lệ, lý lẽ và điều đương nhiên người dân đã hiểu và sẽ làm một cách bài bản để đòi hỏi quyền lợi cho mình và cộng đồng.

Vẫn theo lối truyền thông "cả vú lấp miệng em" trong việc vu cáo, bịa đặt và thóa mạ các linh mục như Nghệ An đã từng làm. Hà Tĩnh dùng hệ thống "Dư lợn viên" hết sức hung hăng đã đánh phá một cách bất nhân và đầy sự độc ác trắng trợn đối với hàng ngũ linh mục tại đây.

Thế là những kẻ lương tâm đen tối lại sử dụng con bài vu cáo, bịa đặt và nhục mạ, nói xấu cha xứ Giuse Nguyễn Công Bình.

Điều rất nực cười ở đây là chính những kẻ theo đóm ăn tàn kia đã áp dụng một cách ngu xuẩn đến mức nhầm đối tượng. Linh mục Bình vốn là người hiền lành, chăm lo việc đạo đức cho người dân xưa nay là chính. Những chuyện kiện tụng hoặc đấu tranh ngài ít khi tham gia.

Thế nhưng, cây muốn lặng, gió cũng vẫn không đừng. Hệ thống truyền thông dư lợn viên" của đảng đã bất chấp tất cả để cắn càn. Và ngài được lấy làm đích ngắm. Những cú cắn bẩn thỉu độc địa của đám chó nuôi kia đã buộc ngài tỉnh thức trước thực tế.

Thế là điều đó đã phát huy tác dụng ngay chứ không như ở Nghệ An. Người dân Hà Tĩnh kiên quyết bảo vệ chủ chăn của mình theo cách riêng của họ, nhất là khi chủ chăn của họ là người hết lòng vì cuộc sống của họ mà bị xúc phạm. 

Và điều gì phải đến sẽ đến.

Đêm nay, 2/04/2017, súng đã nổ, máu người dân đã đổ.

Và nhà cầm quyền đã buộc người dân có một chọn lựa : Đứng lên đoàn kết, hay tự tiêu diệt. Bởi hôm nay, họ đã rõ ràng từng bộ mặt của cái chính quyền "của dân, do dân, vì dân" là như thế nào.

Sự đoàn kết của người dân hôm nay, nhất là giáo dân Hà Tĩnh trong cuộc chiến bảo vệ môi trường và vạch mặt kẻ thủ ác cũng như những kẻ bao che, lấp liếm cho chúng là một cuộc đấu còn dài và gian nan.

Thế nhưng, họ đã không còn một con đường hoặc một lối rẽ nào khác.

Nhà cầm quyền đã đặt họ trước một lựa chọn duy nhất : Tiến lên để tồn tại hay là chết.

Hẳn nhiên, bản năng sinh tồn sẽ mách bảo họ đi theo con đường nào.

Hà Nội, ngày 2/04/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 02/04/2017

Published in Diễn đàn
dimanche, 26 février 2017 23:23

Formosa – Cái giá phải trả

Formosa Hà Tĩnh – một siêu dự án thép được phê duyệt thần tốc, ưu đãi tột khung, quản lý nuông chiều… đã khiến đất nước và nhân dân Việt Nam phải trả một cái giá vô cùng đau đớn.

formosa1

Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh

Võ Kim Cự, người từng giữ vị trí chủ tịch UBND tỉnh, bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, hiện là chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng nhiều quan chức khác là những người đã gián tiếp tạo ra bi kịch cho nhân dân miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung như ngày hôm nay. Họ sẽ phải trả giá, tất nhiên là như vậy. Nhưng cái giá ấy đắt hay rẻ lại phụ thuộc vào thái độ của Chính phủ trước những đớn đau, mất mát của nhân dân.

Phần 1 : Lạc nước hai xe đành bỏ phí…

Võ Kim Cự từng nói, đưa Formosa vào Hà Tĩnh, ông không có gì sai cả. Hôm nay, một lần nữa tôi sẽ chỉ cho Võ Kim Cự thấy chẳng có cá nhân nào có thể lấy tay che trời. Bởi dưới ánh mặt trời này luôn có chỗ cho sự thật. Tôi cũng sẽ chỉ cho Nguyễn Thái Lai thấy rằng, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.

Hôm qua, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã công bố kết luận, nhấn mạnh sai phạm của Võ Kim Cự, Nguyễn Thái Lai đã để lại hậu quả nghiêm trọng, cần kỉ luật. Bằng bài viết này, tôi cố gắng giúp các anh chị và những người có trách nhiệm có thêm thông tin và cái nhìn đầy đủ hơn về những sai phạm của hai cá nhân trên.

1. Cõng rắn cắn gà nhà

Cõng rắn cắn gà nhà, đó là câu nói mà những công dân có lương tri trên đất nước này dành cho Võ Kim Cự, người đã phê duyệt thần tốc cho Formosa, lập kỷ lục về thời gian giải phóng mặt bằng ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để giao cho nhà đầu tư này, người đã hứa hẹn Formosa sẽ giúp nhân dân Hà Tĩnh đổi đời.

Đưa được Formosa vào Vũng Áng vào tháng 6-2008, Võ Kim Cự khi ấy là trưởng Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, kiêm phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó, Võ Kim Cự đã lần lượt leo lên vị trí chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, phó bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, rồi bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Từ một địa phương khốn khó, hiện nay, Võ Kim Cự được đưa ra Thăng Long thành, là thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Formosa đã đổi đời Võ Kim Cự. Formosa cũng đổi đời cho người dân Hà Tĩnh và cả nhân dân miền Trung. Chỉ có điều, một người thì thăng quan tiến chức, giày hoa áo gấm thênh thang quan trường, hưởng bổng lộc từ ngân khố của quốc gia, trong khi hàng trăm ngàn người dân lại rơi vào cảnh thất nghiệp, ngư dân có thuyền mà chẳng thể ra khơi, tiểu thương không thể buôn bán, du lịch thì đìu hiu…

Tôi cho rằng, những ai bình luận Võ Kim Cự là con tốt thí là người hoàn toàn không hiểu về vụ việc Formosa. Võ Kim Cự là tác giả của dự án Formosa Hà Tĩnh. Võ Kim Cự cũng từng là người đứng đầu một tỉnh, hiện là người đứng đầu một tổ chức nhà nước với hơn 30 triệu thành viên, tuyệt đối không phải con Tốt.

* Báo cáo sai sự thật về Formosa

Đầu tiên, tôi sẽ nói về đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư. Chỉ vỏn vẹn một ngày sau khi Formosa gửi thư cho UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định đã nghiên cứu dự án tiền khả thi dự án nhà máy luyện cán thép và cảng biển Sơn Dương, Võ Kim Cự khi ấy với vị trí là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh nhảu ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép Formosa triển khai dự án tại Vũng Áng. Văn bản ấy ký ngày 16/1/2008, tôi post ở hình 1.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Võ Kim Cự nhấn mạnh qua nghiên cứu thực tế và hồ sơ cho thấy, Formosa là tập đoàn có nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép. Đây chính xác là hành vi dối trên lừa dưới. Võ Kim Cự báo cáo sai sự thật, bởi không có thực tế và hồ sơ nào có thể chứng minh Formosa có kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện cán thép. Dự án Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tiên của Formosa đầu tư vào lĩnh vực luyện thép. Trước đó, tập đoàn này chưa từng làm thép nên họ đương nhiên chẳng có bất cứ kinh nghiệm nào. Chính Formosa đã từng thừa nhận, Formosa Hà Tĩnh ra đời để hiện thực hóa giấc mơ làm thép của những người sáng lập tập đoàn này.

Đối với một dự án quy mô lớn, nhà nước phải bỏ ra vô số nguồn lực hỗ trợ về hạ tầng, mặt bằng, ưu đãi tối đa các loại thuế phí, cuộc sống của hàng chục ngàn người dân bị xáo trộn, nguy cơ ảnh hưởng môi trường lớn, đòi hỏi phải có những nhà đầu tư đủ năng lực. Kinh nghiệm là một trong những yếu tố để đánh giá năng lực. Năng lực của Formosa là do Võ Kim Cự vẽ ra, một thứ năng lực không có trên thực tế. Thời điểm đó, trong tất các cổ đông góp vốn vào Formosa Hà Tĩnh, không có bất kỳ cổ đông nào có kinh nghiệm làm thép.

* Cấp phép vượt thẩm quyền

Nhờ báo cáo sai sự thật về năng lực của Formosa, đồng thời bỏ qua khâu xem xét hồ sơ đen với những thành tích nổi cộm về phá hoại môi trường của Formosa, đề xuất cho phép Formosa đầu tư vào Vũng Áng của Võ Kim Cự được chấp thuận.

Với vai trò là trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, kiêm phó chủ tịch tỉnh, Võ Kim Cự là người ký giấy phép đầu tư cho Formosa. Trong giấy phép này, Võ Kim Cự cho phép Formosa được thực hiện dự án trong 70 năm, vượt thẩm quyền. Thời điểm đó, Luật Đầu tư quy định dự án muốn được cấp phép 70 năm cần có sự chấp thuận của Chính phủ. Không có bất cứ văn bản nào cho thấy Chính phủ đồng ý cho Hà Tĩnh cấp phép 70 năm.

Ông Võ Kim Cự từng nói, các bộ ngành và Chính phủ đã đồng ý nên ông thấy mình không sai. Thực tế, các bộ ngành chỉ tham gia ý kiến và Chính phủ chỉ chấp thuận cho Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh. Điều đó có nghĩa là chấp thuận cho Formosa đầu tư thời hạn 50 năm chứ không phải 70 năm như Võ Kim Cự bao biện. Đó là lý do Thanh tra Chính phủ đã có kết luận Hà Tĩnh cấp phép 70 năm cho Formosa là trái thẩm quyền.

Không thể suy đoán rằng Võ Kim Cự phải được Thủ tướng Chính phủ khi ấy cho phép mới dám làm. Bởi thực tế vào năm 2015, Chính phủ đã đồng thuận với kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, Võ Kim Cự đặt Chính phủ vào tình thế có bầu phải cưới, giấy phép đầu tư cho một dự án 10 tỉ USD không thể như một trò đùa trẻ con. Thế nên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải đề xuất Chính phủ chấp thuận thời hạn 70 năm mà Hà Tĩnh đã cầm đèn chạy trước ô tô.

Hơn nữa, trước khi gửi văn bản xin ý kiến của các bộ ngành và trước khi có sự chấp thuận của Chính phủ vào cuối tháng 5/2008, thì vào ngày 9/4/2008, Võ Kim Cự đã ký một văn bản gửi riêng Formosa, trong đó đã ghi rõ cho Formosa thuê đất 70 năm. Hết thời hạn này, nếu Formosa có nhu cầu thì sẽ được ưu tiên cho thuê tiếp. Văn bản này gồm 2 trang, tôi post ở hình 2, hình 3.

Có một điều rất kỳ lạ là, ông Cự ký văn bản cho Formosa thuê đất 70 năm với vai trò là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng người đề xuất điều này lại là trưởng ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cũng có tên là Võ Kim Cự. Tự ký duyệt cho đề xuất của chính mình thì còn hơn cả nhóm lợi ích, một hành động coi thường Pháp luật, coi trời bằng vung.

* Tự ý cho xây dựng đường ống xả thải ra biển

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt vào năm 2008 của Formosa, nơi tiếp nhận nguồn thải là sông Quyền. Đến tháng 12/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Formosa xả thải ra biển Vũng Áng.

Tuy nhiên, ngày 18/7/2013, Võ Kim Cự với vai trò là chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã ký văn bản chấp thuận cho Formosa giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống nước xả thải ra biển Vũng Áng. Mặc dù, thời điểm này Formosa chưa thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi xả thải ra biển. Hành động cho phép Formosa xây dựng đường ống xả thải ra biển của Võ Kim Cự là không đúng quy trình.

* Hình phạt nào cho Võ Kim Cự ?

Còn hàng loạt vấn đề trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án tái định cư, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án Formosa, nhưng tôi chỉ phân tích ba vấn đề trên đã thấy Võ Kim Cự cần được xem xét hành vi vi phạm pháp luật chiếu theo Bộ Luật Hình sự.

Cụ thể, Điều 229 - tội phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng có quy định người có chức vụ quyền hạn vi phạm quy định trong lĩnh vực xây dựng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 8-12 năm.

Điều 174 - vi phạm các quy định về quản lý đất đai có nêu rõ, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê đất có giá trị đất có diện tích lớn, giá trị lớn thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Võ Kim Cự cho Formosa thuê đất trong 70 năm trái thẩm quyền. Giá trị thuê đất tới hơn 90 tỉ đồng.

Điều 285 – tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có quy định, người nào vì thiếu trách nhiệm mà thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3-12 năm.

Thực tế, Chính phủ đã công bố Formosa gây ra thiệt hại 0,3% GDP Việt Nam, tức gần 15.000 tỉ đồng. Hệ sinh thái biển miền Trung bị phá hủy phải mất hàng chục năm mới có thể phục hồi.

Võ Kim Cự là người trực tiếp thực hiện dự án Formosa, thẩm định, phê duyệt, giám sát Formosa nhưng đã không thẩm định đầy đủ, cấp phép sai phạm, giám sát lỏng lẻo dẫn đến hàng loạt sai phạm ở dự án Formosa. Theo các anh chị, Võ Kim Cự sẽ nhận mức án nào phù hợp và bao nhiêu năm thì thoả đáng. Tôi không biết rồi đây ông Cự sẽ bị xử lý ra sao. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, để thực sự thuyết phục được người dân, gầy dựng niềm tin trong dân về một xã hội công bằng, minh bạch, không thể chỉ kỷ luật Võ Kim Cự về mặt hành chính, mà nhất thiết phải thực hiện các bước kỷ luật khai trừ Đảng, cách chức chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội và cuối cùng là truy tố hình sự.

2. Hoàng hôn nhiệm kỳ, chuyến tàu vét

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Formosa xả thải ra biển ven bờ vịnh Sơn Dương vào ngày 11/12/2015. Người ký giấy phép đưa nguồn chất độc từ Formosa ra biển và giết chết và vùng biển miền Trung là Nguyễn Thái Lai. Không sai khi thấy ở đây có bóng dáng của chuyến tàu vét vào những ngày hoàng hôn nhiệm kỳ đã từng được cảnh báo ở Quốc hội. Bởi khi ký giấy phép, Nguyễn Thái Lai chỉ còn ngồi ghế thứ trưởng vỏn vẹn 20 ngày nữa là về hưu. Trong ngày 11/12/2015, Nguyễn Thái Lai ký hai giấy phép xả thải cho Formosa và nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang.

Riêng với giấy phép cho Formosa, Nguyễn Thái Lai đã làm trái quy định của Luật Bảo vệ môi trường như không lấy ý kiến của người dân địa phương bị ảnh hưởng, cho phép Formosa xả thải bằng cống ngầm đặt dưới đáy biển, nằm ngoài khơi vịnh Sơn Dương, không thể quan sát, không thuận tiện cho giám sát theo quy định.

Với những sai phạm này, tôi cho rằng không thể kỷ luật Nguyễn Thái Lai bằng hình thức tước tư cách "nguyên thứ trưởng" tương tự cách làm với ông Vũ Huy Hoàng, người từng được gọi là nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Thay vào đó, sai phạm của Nguyễn Thái Lai cũng cần phải xem xét hình sự. Theo quy định tại Điều 285 – tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có quy định, người nào vì thiếu trách nhiệm mà thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3-12 năm.

Bài viết quá dài vì tôi chỉ ra chi tiết những sai phạm với bằng chứng rõ ràng kèm theo những quy định pháp luật. Hi vọng mọi người đọc sẽ có thêm hình dung về câu chuyện này, lên tiếng để những kẻ làm sai phải trả đúng cái giá cần trả.

Trong cá nhân này, tôi lưu tâm nhiều hơn về người tên Võ Kim Cự. Người ta nói, "Lạc nước hai Xe đành bỏ phí. Gặp thời một Tốt cũng thành công". Võ Kim Cự là người nhờ Formosa mà gặp thời một Tốt cũng thành công. Nhưng bây giờ đã đến lúc lạc bước hai Xe đành bỏ phí.

formosa2

Ký thỏa thuận cho thuê đất 70 năm.

Formosa3

Ký thỏa thuận cho thuê đất 70 năm.

formosa4

Hình 1 - Báo cáo sai sự thật về năng lực của Formosa.

Phần 2 : Quan hay Dân, ai phải trả giá ?

Trong bài viết trước, tôi đã nói chi tiết về Võ Kim Cự, nguyên trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, từng là phó chủ tịch, bí thư Hà Tĩnh, hiện là chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

formosa5

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

Câu chuyện Formosa được vẽ ra, chắc chắn không chỉ bởi bàn tay của hai cá nhân ấy. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp thêm vài dữ liệu cho các anh chị tham khảo để nhìn rõ những ai đã mở toang cửa rước Formosa vào Việt Nam, những người đã quản lý "tốt", những người đã nâng cao nhận thức về môi trường của Nhân dân và ý thức hơn về cách để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình…

1. Ai nghèo mà được bình yên ?

Sau Võ Kim Cự, khi nói đến Formosa, người tiếp theo tôi nhớ đến là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ấn tượng nhất của tôi về ông là quan điểm thà nghèo nhưng bình yên. Có lẽ vì tôi chỉ là một thường dân bé mọn, một phụ nữ quanh quẩn góc bếp nên suy nghĩ khác nhiều. Tôi vẫn nghĩ, không một đất nước nào nghèo mà có thể bình yên. Cái nghèo thường luôn đi kèm với sự phụ thuộc, sự đớn hèn. Cái nghèo dẫn đến bất ổn xã hội. Trong suy nghĩ giản đơn của mình, tôi cho rằng một nhà lãnh đạo nhất thiết phải là người có khát khao và hành động để làm cho đất nước trở nên giàu có và bình yên, chứ không an phận chấp nhận cái nghèo.

Trở lại câu chuyện Formosa, tôi được biết vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, thời điểm Formosa xin vào Vũng Áng và trong suốt thời gian Formosa xây dựng nhà máy tại Hà Tĩnh, ông Hoàng Trung Hải là Phó thủ tướng Chính phủ, phụ trách nhiều vấn đề nảy sinh ở dự án Fomosa Hà Tĩnh.

Ngày 24/12/2007, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi làm việc với Formosa để nghe Tập đoàn này báo cáo về dự án đầu tư khu luyện gang thép 15 triệu tấn/năm và cảng nước sâu Sơn Dương. Sau buổi làm việc, thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Hoàng Trung Hải, Formosa đã xây dựng báo cáo đầu tư về hai dự án trên. Theo đó, thời gian xây dựng lò cao số 1 được rút ngắn từ 48 tháng xuống còn 36 tháng.

Ngày 4/3/2008, ông Hoàng Trung Hải là người ký văn bản chấp thuận chủ trương cho Formosa đầu tư nhà máy thép ở Vũng Áng. Cần rạch ròi rằng, thu hút FDI là cần thiết để phát triển kinh tế. Phát triển ngành thép cũng cần thiết. Nhưng, với lý lịch gây ô nhiễm môi trường của Formosa, lại là một dự án quy mô lớn ở một lĩnh vực có nhiều nguy cơ phá hoại môi sinh, trong khi hoàn toàn không có kinh nghiệm ở lĩnh vực luyện thép, thì rõ ràng chấp thuận cho Formosa vào Hà Tĩnh là một quyết định đầy dũng cảm mang tính đột phá và tiềm ẩn rủi ro cao.

Sau khi được Võ Kim Cự cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong quá trình triển khai dự án, Formosa nhận được hàng loạt ưu ái. Trong số đó phải kể đến ưu ái về thuế. Giấy chứng nhận đầu tư ký cho Formosa không có mục nào cho thấy tập đoàn này được miễn thuế tài nguyên và phí môi trường đối với hoạt động khai thác cát san lấp nền. Luật Thuế Tài nguyên cũng không có quy định nào miễn thuế đối với trường hợp như Formosa. Thực tế Formosa có một nhà thầu Bỉ thực hiện hút cát từ biển để lấy cát san lấp nền thực hiện xây dựng khu luyện thép, thay vì phải mua cát.

Ngày 3/7/2014, Thanh tra Chính phủ có văn bản kết luận một số vấn đề liên quan đến quản lý đất đai và xây dựng của Hà Tĩnh, trong đó có nêu rõ Hà Tĩnh chậm thu thuế tài nguyên và thu chưa đủ phí môi trường đối với cát dùng để san lấp nền trong dự án xây dựng nhà máy luyện thép Formosa, chưa thu phí xả thải là không đủ quy định. Đến thời điểm ban hành kết luận, Formosa đã nộp phí tài nguyên.

Trùng hợp là trước đó, ngày 29/6/2014 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Tài chính tạm ứng 250 tỉ đồng từ ngân sách Trung ương cho Hà Tĩnh để hoàn trả số tiền thuế tài nguyên và phí môi trường đã thu của Formosa.

Trước đó nữa, vào đầu tháng 1/2013, Formosa kiến nghị Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải xem xét nhiều hạng mục dự án cần nhận được sự hỗ trợ. Trong đó có trang 14 của văn bản nói về vấn đề xin cấp giấy phép thi công và giấy phép xây dựng. Văn bản của Formosa viết như sau : Theo đúng quy trình, sau khi toàn bộ các công trình thuộc dự án hoàn thành thiết kế cơ bản, chủ đầu tư phải cung cấp bản vẽ và tư liệu, sau khi được Bộ Công thương phê chuẩn sẽ xin Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp giấy phép thi công và giấy phép xây dựng. Nhưng vì quy mô dự án lớn, nếu chờ các công trình hoàn thành thiết kế cơ bản, sau đó xin giấy phép thi công thì sẽ kéo dài thời gian xây dựng. Do đó, hình thức xây dựng dự án là tiến hành đồng thời giữa thiết kế và thi công, nhiều hạng mục đã được tiến hành thuận lợi dưới sự giúp đỡ của Chính phủ và Hà Tĩnh.

Formosa cho biết, vào tháng 12/2012, thiết kế cơ sở của dự án đầu tư đã được gửi lên Bộ Công thương. Tập đoàn này kiến nghị Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép trong thời gian chờ hoàn thành thủ tục thì Formosa vẫn được thi công xây dựng. Sau khi hoàn thành thẩm duyệt hồ sơ sẽ xin giấy phép thi công và giấy phép xây dựng.

Như vậy nghĩa là, Formosa xin cơ chế thi công dự án trước khi thiết kế cơ sở được phê duyệt, xây dựng các công trình trước khi có giấy phép xây dựng. Đến giờ, Formosa có được hưởng cơ chế này hay không, tôi cho rằng những người có trách nhiệm hoàn toàn có thể kiểm tra xem Formosa có giấy phép xây dựng hay chưa, nếu có thì ở thời điểm nào và thực tế họ đã xây dựng các hạng mục công trình từ thời điểm nào ?

Việc Formosa có thể tự ý xây dựng nhà máy luyện cốc bằng công nghệ dập cốc ướt thay vì cốc khô như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt vào tháng 6-2008, cùng với 52 lỗi vi phạm khác, đã là một câu trả lời. Khi trao đổi với tôi, một vị lãnh đạo cấp cục ở Bộ Công thương nói, xây dựng không có giấy phép thì chỉ trời mới biết họ làm cái gì trong khu đất ấy.

2. Ngồi xổm trên luật

Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai đã bị kết luận có sai phạm nghiêm trọng khi cấp giấy phép xả thải cho Formosa ra biển. Đường ống xả thải của Formosa được đặt ngầm ở độ sâu 17m, nằm ngoài khơi Vịnh Sơn Dương. Vị trí đặt ống xả thải này là trái luật bởi theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đường ống xả thải phải đặt ở vị trí sẽ quan sát, thuận tiện cho kiểm tra giám sát. Quá trình cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa tham vấn người dân theo đúng quy định.

Như vậy, đường ống xả thải ra biển của Formosa là một di sản trái luật. Chính ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nói vào ngày 29/4/2016 rằng, luật quy định đường ống phải đảm bảo thật sự thuận lợi cho các cơ quan kiểm tra, như vậy không thể để ngầm được. Tới đây, Formosa phải đưa đường ống ngầm này lên để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát.

Tuy nhiên, đến ngày 4/7/2016, cũng vẫn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng ông Trần Hồng Hà lại nói, vấn đề không phải là đường ống ngầm mà là nước thải trước khi thải ra môi trường trong ống ngầm này đã được xử lý đạt tiêu chuẩn hay chưa, việc kiểm sóat để đảm bảo chắc chắn nước thải đảm bảo an toàn có minh bạch không, khi có sự cố thì phương án dự phòng là gì ? Nếu nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn, thì vẫn có thể thải qua các ống ngầm đã xây dựng.

Tôi đồng ý với quan điểm vấn đề nằm ở nước thải đã được xử lý hay chưa. Nhưng năng lực kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng tồi tệ ra sao đã được Nhân dân cả đất nước này thấy rõ qua vụ việc cá chết ở miền Trung. Hơn nữa, một nhà đầu tư có thâm niên phá hoại môi trường như Formosa thì thật khó để tin tưởng. Chừng nào còn tồn tại một cái cống ngầm thì chừng đó chẳng ai biết họ sẽ tống thứ gì ra biển miền Trung. Hơn nữa, cần lưu ý là đường ống ấy đặt ngầm là trái quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Thế nên, ông Trần Hồng Hà không thể dùng quyền lực Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường của mình để thừa nhận một thứ trái luật. Cho một thứ mà chính mình đã khẳng định là trái luật được tồn tại, liệu đó có thể coi là hành vi ngồi trên luật ?

Thử hỏi, còn ai tin tưởng một người như thế đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường ?

3. Dối trời lừa dân

Trong câu chuyện về Formosa, tôi tuyệt đối không thể nào quên hình ảnh các quan chức ăn hải sản để an lòng dân ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Thân là người đứng đầu ngành y tế, gác cửa ở lĩnh vực an toàn thực phẩm, chăm lo sức khoẻ cho 92 triệu dân, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lại có những hành động không thể nào chấp nhận được.

Cụ thể, khi sự việc cá chết còn đang gây hoang mang dư luận và chưa biết nguyên nhân từ đâu, vào ngày 1/5/2016, bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng : Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như tôm, cá, ốc, sò, mực, một số loại rau để phân tích.

Kết quả đo được thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người. "Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn. Riêng các mẫu hải sản ở Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày 2/5 sẽ có kết quả".

Ngày 3/5, bà Tiến khoe trên facebook một tấm hình đang cùng thuộc cấp của mình ăn tiệc hải sản ở Hà Tĩnh để truyền đi thông điệp hải sản an toàn.

Thực tế thì sao, hải sản chết do nhiễm chất độc phenol, cyanua từ trong chất thải độc hại mà Formosa xả ra biển miền Trung. Đến tháng 8/2016, chính ngành y tế kiểm nghiệm vẫn phát hiện tại Hà Tĩnh có mẫu cá trạng buồn nhiễm cadimi vượt ngưỡn giới hạn tối đa, cá mỏ neo, cá đuối, ghẹ ba mắt, cá nhồng… nhiễm cyanua và mẫu cá đuối, ghẹ ba mắt, cá man nhiễm phenol. Tại Quảng Bình, thời điểm này vẫn phát hiện mẫu ghẹ nhiễm phenol.

Đó là chưa kể, trong tháng 7/2016, ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm phát hiện tới 25,9% mẫu hải sản nhiễm kim loại nặng. Thêm nữa, tại thời điểm xảy ra cá chết, các nhà khoa học lấy mẫu phân tích cũng đã phát hiện các mẫu hải sản bị nhiễm phenol và cyanua.

Lương tâm một con người không cho phép nói rằng hải sản an toàn để người dân tiếp tục ăn hải sản đang chứa những chất cực độc. Đó là hành động dối trên lừa dưới, dối trời lừa dân, coi thường sức khoẻ của nhân dân, đầu độc dân. Vậy Bà Tiến tiếp tục ngồi ghế Bộ trưởng y tế để làm gì ?

Một cá nhân khác tôi cho rằng trí tuệ thấp, nhân cách kém, cần phải bị xem xét xử lý kỷ luật, đó chính là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn. Khi miền Trung xảy ra thảm hoạ cá chết, người dân Hà Tĩnh lo lắng, nhân dân cả nước hoang mang, ông Đặng Ngọc Sơn nói rằng người dân cứ yên tâm ăn cá, cứ yên tâm tắm biển. Đây là một lời nói trấn an dư luận không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào. Điều này có thể để lại hậu hoạ khôn lường. Xét cả tâm và tầm, ông Sơn không đủ để ngồi ghế Phó thường dân chứ đừng nói Quan Phụ mẫu của một Tỉnh.

Còn những cái tên khác cũng xuống tắm biển, ăn cá để trấn an dư luận, mọi người có thể giúp tôi liệt kê bằng các comment phía dưới bài viết này. Nếu tôi liệt kê ra hết thì tẩu hoả nhập ma mất.

4. Ai cầm đèn chạy trước ô tô ?

Trong phần một "Lạc nước hai xe đành bỏ phí..." của chủ đề "Formosa – Cái giá phải trả", tôi đã viết khá chi tiết về những sai phạm của Nguyễn Thái Lai và Võ Kim Cự.

Về một số ý kiến cho rằng, Võ Kim Cự không thể tự cho phép Formosa được đầu tư 70 năm, tôi sẽ thông tin thêm vài dòng. Thực tế ông Cự đã tự ý cam kết với Formosa trước khi cấp phép.

Về chủ trương đầu tư, Chính phủ chỉ chấp thuận cho Formosa đầu tư nhà máy thép, chứ không phải chấp thuận cho đầu tư 70 năm. Muốn được đầu tư 70 năm, Hà Tĩnh cần có văn bản xin ý kiến và Chính phủ phải chấp thuận bằng văn bản giấy trắng mực đen.

Giấy trắng mực đen cho thấy, ngày 3/7/2014, Thanh tra Chính phủ kết luận Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là trái quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư 2005. Thanh tra Chính phủ kiến nghị giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét xử lý.

Ngày 1/8/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tiếp tục giữa thời hạn 70 năm cho Formosa. Sau đó, Chính phủ chấp thuận kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, ông Cự không cầm đèn chạy trước ô tô thì ai vào đây ?

Phần 2 của chủ đề "Formosa – Cái giá phải trả", tôi chỉ mong mọi người có thêm dữ liệu, chứ không có niềm tin và kỳ vọng gì nhiều. Bằng chứng là sau những hành động ở vụ cá chết vào tháng 5/2016, đến tháng 7/2016, bà Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục được phê chuẩn là Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tuy nhiên, như tôi vẫn nói, vụ Formosa sẽ đi vào lịch sử không chỉ là câu chuyện vi phạm của một nhà đầu tư, không phải chỉ là một sự cố môi trường như cách người ta gọi tên hiện này. Câu chuyện về Formosa sẽ đi vào lịch sử về sự lựa chọn, về ứng xử của giới chức với người dân. Lịch sử thì luôn công bằng, nhân dân luôn nhắc nhớ.

Bạch Hoàn

Nguồn : FB Bạch Hoàn, 23&26/02/2017

Published in Diễn đàn
jeudi, 16 février 2017 17:46

Nhân dân mãi là người chịu đau

Nếu như trước đây gần một năm, chính Chu Xuân Phàm tự nhận Formosa giết biển miền Trung Việt Nam bằng một câu hỏi rất kêu "Việt Nam chọn thép hay chọn cá ?" thì sau đó gần một năm, chính nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã trả lời câu hỏi ai là thủ phạm chính trong việc giết chết biển Việt Nam bằng hành động ngăn chặn, đánh đập, bắt bớ, đe dọa, thậm chí ruồng bố những người dân đi kiện Formosa. Vì sao ?

formosa1

Chính Chu Xuân Phàm tự nhận Formosa giết biển miền Trung Việt Nam bằng một câu hỏi rất kêu "Việt Nam chọn thép hay chọn cá" ?

Vì trước đây một năm, với tính khí phổi bò của một nhà quản lý luôn ăn trên ngồi trốc, ăn to nói lớn với các quan lại địa phương và mặc dù mang thân phận một kẻ thực dân đúng nghĩa nhưng Chu Xuân Phàm lại quá được giới chức đại phương o bế bởi những đồng tiền mà Formosa ném ra nên đâm ra Phàm trở nên hống hách đến độ hoang tưởng, nghĩ rằng Formosa là kẻ mang ánh sáng cho kinh tế Việt Nam, thậm chí không chừng là ánh sáng khai thị cho Việt Nam…! Chính vì vậy, khi phóng viên VTC14 hỏi Phàm về vấn đề hải sản chết hàng loạt, Phàm không ngại ngần hỏi ngược, vừa hỏi mà cũng vừa là răn đe "Việt Nam chọn cá hay chọn thép ?".

Chính sự hống hách phổi bò của Phàm đã làm mọi chuyện trở nên xấu hơn. Nhưng xấu cho Formosa một thì xấu cho kẻ đã nhận tiền của Formosa và rước cái tập đoàn vốn bị tai tiếng về tàn phá môi trường này vào Việt Nam thì mười. Và không dừng ở đó, hàng loạt vấn đề về cho thuê đất vược quá ngưỡng cho phép của luật nhà đất Việt Nam, hoàn thuế mờ ám, các khoản lót tay có liên quan đến các quan chức cộm cán trong hệ thống trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Điều này dẫn đến hệ quả hết sức tồi tệ đối với các cái ghế quyền lực đang bị lung lay ở trung ương đảng cộng sản vì Formosa nhanh chóng trở thành nhược điểm, thành tử huyệt của phe cánh thân Trung Quốc, và mọi vấn đề có liên quan đến Formosa, biển miền Trung đều có thể trở thành tử đòn đối với họ. Trong khi đó, đáng sợ nhất là các phái đối lập trong hệ thống chính trị cộng sản Việt Nam vẫn chưa có động tịnh nào, họ dụng chiêu "ngư ông đắc lợi" bằng cách chấp nhận, ra vẻ như là đang thỏa hiệp với Formosa để họ đền bù một khoản tiền bé mọn có tính tính tượng trưng cho ngư dân.

Bởi 500 triệu đô là mới nghe thì to lớn nhưng nếu chia đều cho các nạn nhân thiệt hại do biển nhiễm độc khắp miền trung thì mỗi người nhận chưa được 10 đô la. Số tiền này đủ để mua bánh mì lạt ăn sáng chừng hai tháng cho một người. Nếu cộng thêm bữa trưa, bữa tối thì ăn nhín uống nhịn chưa đủ một tuần. Trong khi đó, phía chính phủ lại phân năm xẻ bảy số tiền đó ra để lên các "dự án lớn, có tính lâu dài cho ngư dân". Và đương nhiên, số tiền đền bù chỉ còn lại chưa đầy 3 đô la trên mỗi nạn nhân bị thiệt hại kinh tế. Người dân bức xúc là chuyện đương nhiên!

Khi người dân càng bức xúc thì có một nhóm chính trị trong nội bộ trung ương đảng cộng sản càng thấy vui và ngồi rung đùi, án binh bất động để xem trận đấu. Trong khi đó, phe phái đã từng có liên hệ với Formosa và chính quyền Trung Quốc tỏ ra lo lắng và bất an, vì nếu như sự vụ này thực sự đưa ra ánh sáng, thanh tra chính phủ sẽ chính thức vào cuộc để bứt một dây mà động cả rừng.

Và ở đây, rõ ràng cả hai phe cũng chẳng tốt đẹp gì với nhân dân mà chỉ toàn là lợi dụng nhân dân. Kẻ thì bán đứng dân tộc, bán đứng tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia cho ngoại bang. Kẻ kia thì bán đứng sinh mệnh và quyền lợi nhân dân cho nước cờ chính trị của mình. Ở đây, chỉ có nhân dân là chịu thiệt mọi bề.

Kinh tế gia đình khủng hoảng, sinh kế bị đập nát, muốn nộp đơn khiếu kiện kẻ đã gây ra sự thiệt hại cho con người và tài nguyên quốc gia thì liền bị kẻ đã đi đêm với Formosa chặn đứng bằng mọi giá và ruồng bố. Bởi nếu người dân kiện được Formosa, truy ra manh mối tội lỗi thì điều đó cũng đồng nghĩa với sự thành công, ván cờ chính trị đã đến lúc bị đối phương chiếu nước bí. Chính vì vậy mà bằng mọi giá, họ phải chặn đứng nhân dân kiện Formosa nhằm bít những lỗ hổng tội lỗi của họ.

Thử đặt một giả thuyết, nếu không có cuộc đấu đá chính trị này, thẳng tay trừng trị Formosa và đưa tập đoàn này ra tòa án quốc tế nếu họ không đền bù đúng mức và thẳng tay đóng cửa Formosa thì nhân dân có phải đội đơn đi kiện, phải biểu tình như đã có ?

Chắc chắn là nhân dân sẽ bái phục nhà cầm quyền và chẳng rỗi hơi đâu mà đi biểu tình nếu như nhà cầm quyền đối xử tốt với dân. Nghiệt nỗi, ở đây, cái bóng của Formosa quá lớn, đụng đến nó là đụng đến chỗ nhạy cảm nhất của hệ thống chính trị nên một kẻ khôn ranh sẽ không lựa chọn đụng đến nó mà để cho nó tự diễn biến.

Chiêu bài để Formosa tự diễn biến đã xảy ra, không có vụ trừng phạt hay kiện tụng nào cả, Formosa tha hồ diễn trò cúi đầu xin lỗi, rơi nước mắt trước bàn dân thiên hạ và bỏ ra một chút tiền đền bù, bỏ thêm một chút tiền đút lót. Và đương nhiên cả kẻ thủ phạm và kẻ chơi đòn triệt đối phương đều có thể vui vẻ nhận tiền. Nước cờ tự nó ắt đi đến chung cục. Một kiểu vừa đánh cờ vừa gọi cà phê thuốc lá cho cả đối phương để xem đối phương loay hoay đi vào nước bí của mình.

Và trong cuộc cờ này, chỉ có nhân dân mất tất cả. Hai phe đánh nhau, kẻ nào ngã ngựa thì trắng bụng về quyền lực nhưng cũng đủ tiền bạc để sống nhiều đời, nhiều họ. Kẻ thắng thì một tay thâu tóm quyền lực làm vua một cõi. Chỉ có nhân dân héo mòn, đau khổ và tuyệt vọng vẫn cứ nỗ lực, cố gắng đi tìm công lý, đi tìm sự thật. Trong khi đó, sự thật nằm trong nước cờ chính trị của các bên, chính vì vậy, khi nhân dân đi tìm sự thật cũng có nghĩa là đang đụng đến vấn đề tử sinh của phe nhóm chính trị, đụng đến thủ phạm bự con nhất trong các vụ liên quan đến cái chết của môi trường Việt Nam. Và nhân dân cứ mãi là người chịu đau trên ván cờ chính trị, trong bữa tiệc lịch sử!

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA tiếng Việt, 16/02/2017 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 16 février 2017 14:57

Formosa : đành chào thua sao ?

Hôm 04/02/2017, một nguồn tin từ Hà Tĩnh cho biết Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Hà Tĩnh đã được cấp giấy phép để xây dựng một khu nhà ở cho các cán bộ nhân viên ngay tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng vốn đầu tư lên tới 90,6 triệu USD. Vào đầu tháng 2/2015, kế hoạch này đã được phía Formosa đề nghị nhưng khi chưa được cấp giấy phép thì đầu năm 2016 đã xảy ra thảm họa cá chết nên kế hoạch phải đình lại.

formosa1

Khu kinh tế Vũng Áng - Ảnh minh họa

Tại sao thua đậm ?

Bản tin nói trên cho thấy kế hoạch đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước chống Formosa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khó thành công. Chính quyền đang vô hiệu hóa cuộc đấu tranh và tiến tới bước thứ hai trong kế hoạch "àm ăn" đầy mờ ám với công ty Formosa. Tại sao cuộc đấu tranh đang lên như vũ bão, tưởng như "ngày tàn của chế độ đã đến" lại chìm xuống ?

Tôn Tử nói : "Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi", có nghĩa là biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. Kế hoạch đấu tranh của người Việt chống Formosa đã rơi vào trường hợp thứ ba, nên khó thắng được.

Để làm sáng tỏ sự thất bại của cuộc đấu tranh và làm sao để phục hồi lại, trước hết chúng tôi xin tóm lược chuyện "làm ăn" của công ty Formosa tại Việt Nam, cuộc đấu tranh chống Formosa và thủ đoạn vô hiệu hóa cuộc đấu tranh của chính quyền.

Formosa tung hoành tại Việt Nam

Năm 2001, công ty Formosa đã đến Việt Nam làm ăn, đầu tiên thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa. Công ty này đã được cấp phép xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai, với số vốn gần 1 tỉ USD. Formosa đã thuê gần như toàn bộ hơn 300 ha diện tích của khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 để xây dựng các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, Formosa còn được xây cất nhiều cơ sở khác như Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm), Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… với số doanh thu mỗi năm lên khoảng 100 triệu USD.

Mặc dầu không hề chuyên về ngành gang thép, tháng 7/2008 Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Hà Tĩnh lại được phép thành lập và khai thác khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD. Công ty này được thuê tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm. Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm !

Để phục vụ dự án "vĩ đại" này, tỉnh Hà Tĩnh đã phải giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ dân thuộc 9 xã vùng huyện Nam Kỳ Anh.

Hoạt động ngoài vòng pháp luật

Được chính quyền Nguyễn Tấn Dũng che chở, công ty Formosa đã hoạt động ngoài vòng luật pháp. Công ty đã tuyển dụng hơn 3.000 lao động từ Trung Quốc đưa đến Vũng Áng. Năm 2014, chính quyền mở cuộc kiểm tra và nhận thấy tại khu này có 6.121 lao động nước ngoài, nhưng chỉ có 3.261 được cấp giấy phép, trong đó chỉ có 1.400 trên 4.154 lao động Trung Quốc có giấy phép. Như vây có đến 2.860 lao động nhập lậu.

Công ty Formosa đã xin xây dựng miếu thờ trong khu vực dự án Formosa, tuy tỉnh Hà Tĩnh chưa đồng ý, công ty này vẫn xây dựng.

Ngày 25/03/2015, giàn giáo cảng Sơn Dương bị sập khiến 13 người chết, 29 người bị thương.

Ngày 04/04/2016, công ty cho thải ra biển một khối lượng nước thải có chứa nhiều chất độc làm cá chết nỗi đầy trên các bãi biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên.

Trước đó, ngày 05/03/2016, doanh nghiệp này đã bị phát hiện đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên. Hơn 15 chuyến xe đã chở một khối rác thải có trọng lượng hàng trăm tấn từ công trường Formosa đổ xuống trong các khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

formosa2

Rác thải từ công trường Formosa tiếp tục đổ xuống trong các khu vực dân cư lân cận một cách vô tội vạ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Dân chúng đã nổi lên biểu tình phản đối khắp nơi, nhất là giáo dân thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, đòi chính phủ phải điếu tra, truy tố và trục xuất công ty Formosa ra khỏi Việt Nam, bắt công ty này phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho dân chúng.

Tìm cách vô hiệu hóa

Ngày 21/04/2016 Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã thông báo cho Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh biết sẽ kiểm tra việc xử lý các chất thải của công ty này. Cuộc kiểm tra sẽ bắt đầu vào ngày 26/04. Lúc đầu nhà cầm quyền cho rằng cá chết là do thủy triều đỏ. Nhưng khi thấy sự láo khoét này chẳng lừa dối được ai, chính quyền phải tìm ra một giải pháp khác là cho điều tra qua loa rồi thương lượng với công ty Formosa, đưa ra một kết quả giả tạo để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước.

formosa3

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra tình trạng cá chết ven biển - Ảnh : Nguyễn Phúc

Chiều 30/06/2016, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội và cho biết kết quả cuộc điều tra vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung gồm ba điểm chính sau đây :

1. Đã xác định được nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa các độc tố như Fenol, Cyanur, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.

2. Thủ phạm vụ thải nước có chất độc làm cá chết là Công ty Formosa Hà Tĩnh.

3. Công ty Formosa đã công khai xin lỗi Chính phủ và Nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xin bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.

Cách hành động của Địch và Ta

Trên nguyên tắc, việc bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào những sự thiệt hại thật sự (actual damages) mà chủ thể vi phạm đã gây ra. Sự thiệt hại đó không phải chỉ là những sự thiệt hại ngay lập tức mà còn cả sự thiệt hại sẽ gây ra sau này. Nếu muốn đi tới môt sự thỏa thuận ngoài tòa án thì phải có cuộc thương lượng giữa chủ thể gây ra tai nạn và các nạn nhân bị thiệt hại hay người đại diện của họ.

Khi chấp nhận số tiền bồi thường là 500 triệu USD, chính phủ đã vi phạm hai sai lầm quan trọng sau đây : (1) Chưa xác định được sự thiệt hại thật sự của các nạn nhân mà đã tự ý ấn định số tiền bồi thường, và (2) Giành quyền đại diện cho những người bị thiệt hại để thương lượng và nhận một số tiền bối thường tượng trưng. Hai hành động này đều bị coi là bất hợp pháp.

Nhưng với trò ma tịch ma bùn này, Đảng và Nhà Nước đã vô hiệu hóa được cuộc đấu tranh của các nạn nhân, vì những người đấu tranh không biết "Địch" và không biết "Ta"

Với Đảng Cộng sản Việt Nam, trong bất cứ trường hợp nào đều phải coi thủ đoạn là phương thức hành độnh chính để đạt kết quả tối đa, trong khi đó những người tự xưng là "đi guốc trong bụng cộng sản" lại luôn hành động theo cảm tính nên thường bị dịch lừa hay "trúng kế địch".

Giáo phận Vinh dưới dự lãnh đạo của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, đã có những cuộc đấu tranh rất quyết liệt để bảo vệ môi trường và quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng. Các giáo xứ Phú Yên, Mành Sơn, Song Ngọc, Ngọc Long, Xuân Kiều dưới sự lãnh đạo của các Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Thục đã đứng lên hàng đầu. Chưa bao giờ người ta thấy dưới chế độ cộng sản Việt Nam có những cuộc vùng dậy có tổ chức, có lãnh đạo và can trường như vậy.

Với những cuộc biểu tình thông thường, Công an đã chận ngay khi mới phát động. Với những bài giảng như của Linh mục Đặng Hữu Nam, nếu những nhà tranh đấu khác mà nói gióng như vậy, công an đã bắt và truy tố chiếu theo điều 88 hay điều 258 của Bộ Luật Hình Sự. Phải chăng vì Công giáo có tổ chức, có lãnh đạo và có hậu thuẫn quốc tế nên công an né ?

Chúng tôi không tin như vậy. Lúc đầu, đa số những nạn nhân của vụ Formsa đếu hướng về các giáo xứ với hy vọng sẽ được chính quyền bồi thường. Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, họ không còn chịu nổi sự đói khát và thiếu thốn, chính quyền liền đến và để nghị trả cho họ một số tiền bồi thường nào đó. Biết rằng số tiền đó quá ít so với những thiệt hại thật sự mà họ phải gánh chịu, nhưng có còn hơn không, họ đành chấp nhận số tiền nhỏ đó để sống một vài tháng rồi đi kiếm việc làm khác giải quyết cuộc sống… Cho đến nay, chính quyền chỉ mới chi ra 4.680 tỉ đồng trong số 11.500 tỉ đồng nhận được, nhưng cuộc tranh đấu cứ chìm xuống dần.

Còn người Việt đấu tranh ở hải ngoại có giúp được gì không ?

Chúng tôi đã nói nhiều lần, cộng đồng người Việt hải ngoại là một cộng đồng không có tổ chức chặt chẽ, không có lãnh đạo, không có kế hoạch hành động… nhưng ai cũng có thể là lãnh tụ. Võ khí đấu tranh chính của họ là những tuyên ngôn tuyên cáo với nội dung gần giống nhau : Tố cáo cộng sản ngu dốt, gian ác, thất bại và sắp sụp đổ rồi. Họ rất thích "biểu dương khí thế". Nghe trong nước có biểu tình và có đánh nhau với công an họ rất sướng. Những bài giảng của Linh mục Đặng Hữu Nam đã làm tinh thần họ phấn khởi, họ chuyền cho nhau nghe, vỗ tay tự sướng và la lên : "Ta đã thắng" ! Lúc đó bảo đóng góp là họ sẵn sàng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, đâu lại vào đó !

Con đường có thể đi tới ?

Khi Linh mục Đặng Hữu Nam đưa 506 hộ dân đi nộp đơn khiếu kiện ở tòa án huyện Kỳ Anh, chúng tôi có viết rằng ở các nước văn minh, theo đuổi một vụ kiện như vụ thải độc chất ở Vũng Áng của Formosa là một vụ kiện "chắc ăn 100%", nhưng ở Việt Nam, tòa án không phải là cơ quan bảo vệ công lý mà là một cơ quan xét xử theo lệnh, nên kiện ở đó cũng như kiện củ khoai. Tòa đã bác đơn của 506 hộ với lý do "đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế". Nếu chúng ta trình lên đầy đủ các bằng chứng không thể chối cãi được, tòa sẽ nói rằng Formosa đã bồi thường 500 triệu USD rồi, còn kiện gì nữa !

Trong bài "Đi kiện Formosa không dễ !" phổ biến ngày 29/09/2016, chúng tôi đề nghị dựa theo "Công ước Minamata về thủy ngân" mà Việt Nam đã ký kết cùng với 140 nước khác ngày 11/10/2013 tại Kumamoto, Nhật Bản, để yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi đã nhờ một vài luật sư tại California đứng tên, họ đã đồng ý. Nhưng cần phải có một hai chuyên gia về môi trường ở Việt Nam lấy mẫu nước ở vùng có cá chết, phân chất và chứng nhận hàm lượng thủy ngân ở trong đó để cho thấy lời tuyên bố của chính quyền rằng biển miền Trung đã an toàn là dối trá. Căn cứ vào những thông tin đó, chúng ta mới có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra. Nhưng chẳng chuyên gia nào ở Việt Nam muốn bị liên lụy. Nếu không làm được như vậy, thì chỉ còn một cách là đánh võ rừng.

Đành chào thua sao ?

Việc công ty Formosa Hà Tĩnh được cấp giấy phép xây dựng một khu nhà ở cho cán bộ nhân viên ngay tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng vốn đầu tư lên tới 90,6 triệu USD là một bước tiến mới của chính quyền. Từ 2015, công ty Formosa đã cho biết khi dự án nhà máy gang thép chính thức đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tăng lên rất nhiều, khoảng 20.000 người.

formosa4

Biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm và tiêu diệt nguồn thủy sản dọc bờ biển miền Trung

Một nguồn tin nói rằng việc hình thành Formosa Hà Tĩnh cũng như nhà máy gang thép Ninh Thuận có mục tiêu chính là bán gang thép của Trung Quốc với nhãn hiệu "made in Vietnam" vì gang thép của Trung Quốc thặng dư quá nhiều. Phải dùng quota của Việt Nam mới có thể xuất cảng gang thép của Trung Quốc được. Nếu đúng như thế thì đây là một thảm họa khó lường.

Thảm họa sẽ tăng lên khi "Donald Trump chống Trung Quốc" đang thương lượng với Trung Quốc để cho Exxon Mobil khai thác mõ dầu khí ở ngoài khơi Quảng Nam, còn Mỹ để cho Trung Quốc sử dụng và khai thác các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Trump đã công nhận chính sách "Một Trung Quốc".

Sáng ngày 14/02/2017, Linh mục Nguyễn Đình Thục đã dẫn giáo dân giáo xứ Song Ngọc thuộc ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đi kiện Formosa. Cuộc tranh đấu đang bị đàn áp. Chính quyền rồi cũng sẽ đối phó như trường hợp của Linh mục Đặng Hữu Nam trước đây. Mấy tên công an cấp nhỏ chẳng biết gì, chỉ đâu đánh đó.

formosa5

Hãy áp dụng "Công ước Minamata về thủy ngân"

Nếu không áp dụng "Công ước Minamata về thủy ngân", khó có thể tìm ra con nào đường nào khác để loại trừ thảm họa Formosa.

Ngày 16/02/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn