Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn (RFA, 15/05/2020)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vào ngày 15/5 tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 102 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

vandon1

Khu Vân Đồn. Photo : Thanh niên

Báo trong nước loan tin cùng ngày.

Tin cho biết, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Thời gian thực hiện thí điểm là 3 năm, kể từ ngày 21/4/2020.

Cũng tại buổi lễ, ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh được phân công, kiêm nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

Ông Lê Hữu Phúc, Phó Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh được điều động bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

Trước đó, vào ngày 14/11/2019, Chính phủ ra Nghị quyết 102/NQ-CP về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Nghị quyết này có hiệu lực trong cùng ngày. Mục tiêu đến 2050, xây dựng và phát triển khu kinh tế Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đến ngày 17/2 vừa qua, Chính phủ Hà Nội ban hành quyết định số 266 được Thủ tướng ký duyệt để Vân Đồn được chính thức quy hoạch đến năm 2040 thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực ; là cửa ngõ giao thương quốc tế.

Theo đó, Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có sòng bạc, du lịch biển - đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp ; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế. Quyết định nêu rõ, đến năm 2030, Vân Đồn dân số khoảng 140.000-200.000 người, nhu cầu đất sử dụng khu chức năng khoảng 5.500 ha. Đến năm 2040, dân số tăng lên khoảng 300 – 500.000 người, nhu cầu sử dụng đất khu chức năng 12.050 ha.

Theo quy hoạch được công bố thì huyện Vân Đồn sẽ phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến văn hóa, giáo dục, dịch vụ thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, thể thao y tế, giao thông…

Vào năm 2018, Chính phủ Hà Nội đã chỉ đạo soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Dự luật đặc khu, để trình Quốc hội xem xét. Ba đặc khu gồm Vân Đồn ở Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Sau đó, nhiều cuộc biểu tình chống Dự luật đặc khu đã diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước vào tháng 6 năm 2018 khiến Chính phủ phải ngừng việc đưa dự luật ra Quốc hội. Những người phản đối dự luật lo ngại nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép người Trung Quốc vào chiếm đất của Việt Nam tại những địa điểm trọng yếu.

********************

Điều tra lô hàng sừng tê giác hơn 3 tỷ đồng tại Quảng Ninh (RFA, 15/05/2020)

Công an thành phố Móng Cái đang tiến hành điều tra làm rõ vụ vận chuyển lô sừng tê giác, trị giá hơn 3 tỷ đồng bị bắt giữ hồi cuối tháng 3 vừa qua.

vandon2

Hải quan tại sân bay Nội Bài gỡ các mảnh sừng tê giác nhập lậu khỏi bao bì tại Hà Nội. Bức ảnh chụp ngày 25 tháng 7 năm 2019. AFP - Ảnh minh họa

Báo trong nước dẫn thông tin từ Trạm Kiểm soát liên hợp Km15, Bến tàu Dân Tiến ở Quảng Ninh loan tin ngày 15/5.

Tin cho biết, trong quá trình lực lượng chức năng kiểm soát y tế đối với người lưu thông qua Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đã phát hiện xe khách chạy hướng Hạ Long đi Móng Cái có hành khách Trần Văn Quyền, sinh năm 1984, giấu trong hành lý 3,155 kg sừng tê giác, trị giá hơn 3 tỷ đồng và không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.

Sau đó, hành khách Trần Văn Quyền khai nhận vận chuyển số sừng tê giác này cho một người đàn ông tên Trung, quốc tịch Trung Quốc, từ thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh đến thành phố Móng Cái để nhận 2 triệu đồng tiền công.

Phía Công an thành phố Móng Cái, Công an tỉnh Quảng Ninh hiện đang tiếp tục tiến hành làm rõ vụ việc.

Vẫn tin liên quan, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau vừa tuyên phạt bị cáo Trần Quý, Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng và các đồng phạm trong vụ án vận chuyển trái phép 114 cá thể tê tê trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, ông Quý bị kết án 13 năm tù giam và phạt bổ sung 100 triệu đồng vì là người đứng ra tổ chức hoạt động vận chuyển trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Ngoài ra, ba bị cáo khác liên quan đến vụ án cũng bị kết án về tội "Giả mạo trong công tác" gồm Nguyễn Hải Nam 12 năm tù giam và phạt bổ sung 50 triệu đồng ; Lê Việt Lĩnh 10 năm tù giam và Ngô Vũ Lâm - Cán bộ kiểm lâm 2 năm tù giam.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đưa ra kết quả thanh tra cho hay Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Đăng đăng ký thực hiện dự án đầu tư du lịch kết hợp nuôi động vật hoang dã trên cụm đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Cà Mau.

Tuy nhiên, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Đăng không xây dựng các hạng mục công trình như trong báo cáo ban đầu và cũng không có bất kỳ hoạt động du lịch nào trên đảo mà chỉ thực hiện nuôi động vật hoang dã với mục đích xuất bán.

********************

Gần 100 ha rừng trồng ở Khánh Hòa nghi bị đốt (RFA, 15/05/2020)

Gần 100 ha rừng keo tại Khánh Hòa đã bị thiêu rụi, lá chuyển sang màu vàng úa và khó có khả năng phục hồi trong thời điểm khô hạn, nắng nóng như hiện nay. Đơn vị chủ rừng nghi có người đốt.

vandon3

Khu vực rừng bị cháy hầu như không thể phục hồi. congluan.vn

Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi ngày 14/5, ông Đặng Quang Thành, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa cho biết, hiện đơn vị đang kiểm đếm diện tích rừng tại khu vực Suối Trầu, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa bị cháy. Đây là rừng keo được đơn vị liên doanh với các hộ gia đình trồng từ năm 2017, 2018.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h sáng 12/5 khi nhân viên bảo vệ rừng phát hiện điểm cháy và thông báo Ban quản lý rừng phòng hộ. Khi lực lượng chữa cháy tiếp cận đã phát hiện nhiều điểm cháy rừng khác xung quanh. Đến ngày 13/5 vụ cháy mới được dập tắt hoàn toàn.

Ông Thành cho biết đơn vị ông nghi ngờ có người đốt hoặc do người săn mật ong bất cẩn gây ra cháy rừng.

Chi cục Kiểm lâm tình Khánh Hòa đang giao lực lượng tổ chức kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân và thiệt hại các vụ cháy rừng trồng xảy ra trên địa bàn trong mấy ngày qua. Ngoài vụ cháy rừng trồng tại thị xã Ninh Hòa nêu trên, các vụ cháy khác bao gồm rừng keo tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh hôm 14/5 và rừng trồng tại xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh hôm 13/5.

Cũng tin liên quan, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm liên quan đến vụ cháy rừng tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang xảy ra vào ngày 5/5. Lực lượng chức năng xác định có hơn 32 ha rừng bị cháy. Trong đó, diện tích phá, đốt là 3,5 ha ; diện tích thiệt hại do cháy lan là 28,8 ha.

Published in Việt Nam
mardi, 28 mai 2019 21:33

Đặc khu ngầm

1g30 sáng 27/5/2019, tàu bay mang hiệu số B373 - 800 xuất phát từ Bảo An, Thâm Quyến, Trung Quốc đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, chính thức khai mở Sân bay quốc tế Vân Đồn.

Nếu ai về Vân Đồn thì sẽ biết, Luật Đặc khu chỉ là trên bàn giấy để hợp thức hóa, thực chất Vân Đồn vẫn xây dựng và ồ ạt đến chóng mặt. Nếu chúng ta mở bản đồ vệ tinh trên google map, sẽ thấy Vân Đồn đang chuẩn bị cho những đại dự án, đa số là nhà đầu tư nào mà không cần nêu tên ra, hỏi ai cũng biết.

Ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng 

dackhu1

Ảnh chụp từ vệ tinh một khu vực rộng lớn đang ồ ạt xây dựng ở Vân Đồn.   

Ngày 27/10/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII họp kỳ thứ 6 với nhiều nội dung về phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Quảng Ninh cho phát triển ở Vân Đồn vào các ngành nghề ưu tiên như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần. Đó là khi dự luật đặc khu chưa thông qua. Sau đó Dự luật đặc khu bị bác, thì chủ trương phát triển đó vẫn không thay đổi. Vì Luật đặc khu quốc hội Việt Nam cho ra bàn thảo tháng 5-2018. 

Tuyến cao tốc nối Hà Nội - Hải Phòng qua thành phố Hạ Long và đến Vân Đồn. Đến hết năm 2020, sẽ hoàn thành kết nối cao tốc từ Vân Đồn đến thành phố Móng Cái và đưa vào sử dụng đồng bộ các loại hình giao thông đường cao tốc, đường biển và đường hàng không kết nối Vân Đồn với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn quy mô cấp 4E, đường cất hạ cánh dài 3,6km, công suất 2,5 triệu lượt khách/năm, tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỉ đồng dự kiến từ 25 đến 31/12 sẽ khánh thành, đưa vào vận hành khai thác thương mại.

Sẽ có cảng nước sâu đón tàu biển cỡ lớn

Liên danh nhà đầu tư Trung quốc báo cáo về 3 dự án lớn tại khu kinh tế Vân Đồn cho UBND tỉnh Quảng Ninh. Đó là dự án Khu đô thị ven biển Bắc Cái Bầu ; tuyến đường sắt cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và dự án Cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong. Ước tính tổng mức đầu tư 3 dự án này không dưới 10 tỉ USD [1].

Đó là cơ sở hạ tầng cho những đại dự án lâu dài mà tất cả vốn vay, chưa ai biết nhà đầu tư nào ? Nhất những năm qua đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng. Dù luật đặc khu thông qua hay không chỉ là hình thức, ngày đêm ở Vân Đồn vẫn đang xây dựng phục vụ cho Đặc khu thật sự nó không nằm trên bàn thương thảo, một cuộc đi đêm... như cách bà Kim Ngân nói là Dọn Ổ Cho Phượng Hoàng. Thực chất luật đặc khu không thông qua, nhưng ổ đã dọn sẵn.

Dân không muốn Đảng đã quyết !

Dù muốn hay không, chắc chắn đã có sự thỏa thuận ngầm, ngầm đến nỗi như hội nghị Thành Đô mà không một ai biết chính xác hội nghị ấy bàn cái gì ? Và muốn hay không Đặc khu đã được Bộ chính trị bấm nút thông qua với Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, và tất nhiên số năm thuê đất không dưới 70 năm, như cách cho Formosa thuê. Chúng ta chưa thể biết thỏa thuận ngầm cho thuê đất là bao nhiêu năm, bao nhiêu hecta.

dackhu2

Chuyến bay Thâm Quyến hạ cánh Vân Đồn sáng nay.

Quan trọng chúng ta thấy Đặc khu đang hình thành ấy do chủ trương Bộ chính trị đề ra ấy có khả thi hay không ? Có tạo điều kiện phát triển kinh tế hay không ? Có giải quyết công ăn việc làm cho người địa phương hay không ? Thì chúng ta so sánh đặc khu đã hình thành ở Campuchia ra sao.

Hy vọng có thêm công ăn việc làm từ đầu tư Trung Quốc của cư dân Sihanoukville sớm lụi tàn. Thành phố biển đang "thay da, đổi thịt" chóng mặt của Campuchia dần biến thành một tiểu Trung Quốc

Với sự đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc, các đặc khu kinh tế (SEZ) mọc lên dày đặc tại Campuchia. Tỉnh Sihanoukville với thủ phủ cùng tên hiện là khu vực có nhiều SEZ nhất tại quốc gia Đông Nam Á này.

Rắc rối lớn

Trong tổng số 7 SEZ ở đây, đặc khu Sihanoukville (diện tích hơn 11 km2) là lớn nhất và do Trung Quốc vận hành. 90% số công ty đang hoạt động trong đặc khu có tổng số vốn hơn 3 tỉ USD này là của Trung Quốc. Các công ty nói trên nhận được hàng loạt chính sách miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và ưu đãi thuế doanh nghiệp.

Đặc khu được coi là biểu tượng mới của tình hữu nghị Trung Quốc – Campuchia đang lên kế hoạch nâng tổng số công ty hoạt động ở đây lên con số 300 vào năm 2020. Giới chức trách địa phương kỳ vọng chiến lược này sẽ tạo ra thêm 100.000 việc làm cho cư dân địa phương, trong khi chính phủ trông chờ có thêm nguồn thu thuế.

Tuy nhiên, kỳ vọng này dường như quá xa vời khi nhiều quốc gia khác nhận đầu tư của Trung Quốc không còn xa lạ gì với hiện tượng các chủ doanh nghiệp của quốc gia đông dân nhất thế giới đưa chính lao động của họ tới thay vì sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Ngoài đặc khu kinh tế, Trung Quốc còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác ở Sihanoukville như các cảng biển, cao tốc, sòng bạc… [2].

Nói tóm lại, Trung Quốc lựa chọn những Đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc là những địa thế về biển đẹp, muốn xây dựng khu du lịch nhưng muốn đó là phải lãnh thổ của Trung Quốc. Như người Campuchia cho Trung Quốc thuê đặc khu Sihanoukville, người Canpuchia chỉ được bán hàng rong và làm dịch vụ đấm bóp không hề phát triển kinh tế cho dân địa phương. Đó là chưa nói về nguy cơ mất chủ quyền như Sri Lanka [3] thì Việt Nam cũng nằm trong vòng xoay này, không thể nào khác được. Không hề có lợi ích kinh tế, cũng như không hề đảm bảo an ninh... không hiểu Bộ chính trị tại sao muốn đến thế ?

Phạm Minh Vũ

Nguồn : VNTB, 28/05/2019

[1] https://dulich.tuoitre.vn/van-don-va-nhung-du-an-khung-2018…

[2] https://motthegioi.vn/…/thanh-pho-bien-campuchia-tro-thanh-…

[3] https://m.trithucvn.net/…/sri-lanka-nan-nhan-moi-nhat-cua-c…

****************

Phi trường Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên từ Trung Quốc (Người Việt, 27/05/2019)

Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, phi trường tư nhân đầu tiên của Việt Nam, vừa đón chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Bảo An, Thẩm Quyến, Trung Quốc.

dackhu3

Chuyến bay mang số hiệu DZ62249 xuất phát từ Bảo An, Thẩm Quyến (Trung Quốc) đưa 140 hành khách hạ cánh tại Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn

Theo VTC News, chuyến bay này đáp xuống lúc 1 giờ 30 phút sáng 27 tháng Năm, mang số hiệu DZ62249 và được đón bằng nghi thức phun vòi rồng, bắn pháo sáng.
Phi trường Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh, do tập đoàn SunGroup làm chủ.

VTC News dẫn lời đại diện tập đoàn SunGroup cho biết "Đây là chuyến bay quốc tế đầu tiên đáp xuống Vân Đồn, giúp sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam chính thức khai mở thị trường quốc tế giàu tiềm năng".

Tin cho hay, "hãng hàng không khai thác chặng Vân Đồn – Thẩm Quyến là Donghai Airlines, dưới dạng các chuyến bay ‘charter’ – là cách gọi đối với loại máy bay do các công ty lữ hành thuê riêng cho những tour du lịch".

"Ông Phạm Ngọc Sáu – Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn khẳng định, sân bay cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động khai thác của Donghai Airlines tại Vân Đồn, đồng thời thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến Vân Đồn và Hạ Long tới Thẩm Quyến và thị trường Trung Quốc", theo VTC News.

"Việc chính thức khai trương đường bay mới Vân Đồn – Thẩm Quyến là tiền đề để sân bay Vân Đồn tiếp tục theo đuổi chiến lược hướng tới thị trường quốc tế, mà trước mắt là các thị trường đông dân tại Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản", ông Sáu nói thêm.

Điều đáng lưu ý đó là tại sao lại là Vân Đồn – Thẩm Quyến ?

Tin tức trước đây từng cho biết Vân Đồn là một trong 3 thành phố được đưa vào dự luật Đặc khu. Hai thành phố còn lại là Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Một nhà báo trong nước từng đưa ra nhận định ý tưởng đặc khu đã có từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhà báo này cũng cho biết thêm chủ trương đặc khu Vân Đồn là do "nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào những năm của thập niên 90".

Thêm nữa, sáu năm trước, ngày 14/3/2013, trên trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đăng tải một bài báo bằng Anh ngữ với tiêu đề : Việt Nam học hỏi về Đặc khu kinh tế của người Trung Quốc (Vietnam study Chinese special economic zone).

Nội dung của bài báo cho biết đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng Ninh vào ngày 19/1/2013 để trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm về chiến lược kiến trúc hình thành phát triển cho đặc khu kinh tế (SEZ) Vân Đồn.

Dẫn đầu đoàn đại biểu này là Giáo sư, Tiến sĩ, bà Đào Nhất Đào (Tao Yitao), Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc. (C.L)

Published in Diễn đàn
samedi, 08 décembre 2018 21:40

Âm thầm chuẩn bị

Trong 3 đặc khu kính tế rải đều trên 3 miền là Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, thì Vân Đồn có một vị trí đặc biệt bởi đơn giản vì nó tiếp giáp với Trung Quốc. Nếu đứng trên góc độ của người quan lí đất nước Việt Nam thì cả 3 nơi là như nhau, nếu đứng trên góc độ nhà đầu tư Trung Quốc hoặc chính quyền Trung Quốc, thì Vân Đồn chiếm tầm quan trọng bậc nhất, vì nó rất dễ sáp nhập vào Trung Quốc.

vandon1

Đề án thành lập Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn

Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Chính trị lại giấu giếm nhân dân cho phát hành tập "Đề Án Thành Lập Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn" để mỗi đại biểu quốc hội đọc và quán triệt chỉ đạo Bộ Chính trị rồi sau đo hủy để phi tang ? Điều này cho thấy Bộ Chính trị đang phản bội lại nguyện vọng nhân dân. Với sự kiên quyết thực hiện đến cùng chủ trương, điều này cho thấy Bộ Chính trị đang thực hiện chỉ đạo cấp trên. Tại sao phải soạn kỹ đề án cho Vân Đồn trước ? Và tại sao phải giấu dân ?

Phần mở đầu của đề án, Bộ Chính trị đã công nhận con đường phát triển kinh tế đã bế tắc hoàn toàn cần phải đổi mới. Đồng thời do sự mâu thuẫn giữa quy mô nền kinh tế quá nhỏ bé và nhu cầu tái thiết đất nước quá lớn (tức họ đã công nhận kinh tế nát bét) đã buộc họ phải thay đổi mô hình kinh tế. Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao bao quốc gia đi theo nền kinh tế tự do để tiến lên văn minh thịnh vượng sờ sờ ra đó Việt Nam không áp dụng mà lại chọn mô hình Đặc khu kinh tế để làm cứu cánh ? Lại một lần nữa sau Hội nghị Thành Đô, Bộ Chính trị lại chọn con đường ngã sang Trung Quốc chứ không chủ trương tách ra quỹ đạo của nó. Còn nguy hiểm hơn, chủ trương này đã được Bộ Chính trị ra quyết định bằng nghị quyết số 11/BQ-TW phát hành ngày 03/06/2017. Mà một khi chủ trương đã thành nghị quyến thì đấy là mệnh lệnh Quốc hội phải thông qua.

Ai cũng biết để dọn đường cho cải cách kinh tế thì trước tiên Trung ương phải thay đổi chính trị trước. Trong khi đề án đang được bí mật phổ biến cho đại biểu quốc hội quán triệt thì Nguyễn Phú Trọng cũng ráo riết thực hiện việc nhất thể hóa vừa rất vội vã vừa rất tàn bạo để khớp với mô hình chính trị của Trung Quốc. Đây là một kế hoạch được hoạch định bởi ai ? Không cần nói toạc vì chắc mọi người không khó để nhận ra.

Đỗ Ngà

Nguồn : Tiếng Dân, 08/12/2018

Published in Diễn đàn