Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/01/2019

Cưỡng chiếm Lộc Hưng : đánh cho tiệt nọc !

Phương Thảo

Việc người xâm chiếm đất và cư ngụ trái phép đó diễn ra đã hơn hai mươi năm. Mấy đời chủ đòi trục xuất người không được. 

lochung1

Hơn 200 hộ dân với 200 căn nhà trị giá 200 tỷ bị san bằng tức tốc. Ảnh Người Việt 

Cưỡng chế di dời ở Tây 

Sau hơn 21 năm cư ngụ bất hợp pháp trên một miếng đất rộng 43 hecta ở ngoại ô Amsterdam, 150 người đã bị cưỡng chế phải dời đi nơi khác. Chủ đất cuối cùng lấy lại được mảnh đất này để cho thuê. 

Đây vốn là nơi người ta tụ tập lai để dựng các công trình nghệ thuật tự do. Phần lớn người sinh sống ở đây là "nghệ sĩ" vô gia cư, nhưng cũng có cả dân thường. Họ dựng các công trình nghệ thuật nghệ thuật sắp đặt từ những vật dụng bỏ đi như khung xe hơi, sắt thép vụn, vải, đủ thứ hổ lốn để làm tháp UFO - vật thể lạ không xác định, nhà trên cây. Có người hiếm đất làm lều tạm, có người sống trong các căn nhà đổ nát bị bỏ hoang lâu năm, hay sông trong các chiếc thuyền đầy rỉ sắt, rách nát neo đậu ở ven bờ. 

Việc người xâm chiếm đất và cư ngụ trái phép ở đó diễn ra đã hơn hai mươi năm. Mấy đời chủ đòi trục xuất người không được. Vào tháng 7 năm 2018, những người cư ngụ tại đây nhận được yêu cầu chính thức phải dời khỏi khu vực này vào ngày Giáng sinh thứ nhất tức ngày 25 tháng 12 năm 2018. 

Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc đã yêu cầu tòa thị chính hoãn di dời sáu tháng vì người cư ngụ ở đây chưa tìm được chỗ cư ngụ thay thế. Tuy nhiên, tòa thị chính vẫn quyết định cưỡng chế di dời vì đã cho những người này đến một khu vực khác ở phía bắc thành phố có sẵn điện nước. Một số người cho rằng nơi ở mới không phù hợp với nhu cầu của họ nên nhất quyết không rời đi. Việc cưỡng chế di dời diễn ra một tuần sau năm mới, tức tụi tư bản vẫn để cho người cư ngụ bất hợp pháp mừng Giáng sinh và năm mới rồi mới bắt họ di dời.

Không có bóng dáng công an, quân đội, cũng không có người dân nào tổ chức biểu tình hay lên tiếng phản đối hay bênh vực ai. Vì việc di dời là chính đáng khi họ cư ngụ trái phép trên một mảnh đất đã có chủ mà không tốn một xu tiền thuê nhà hay đất nào. Khi dời đi, họ để lại hàng tấn rác thải đủ loại và chủ đất yêu cầu chính quyền thành phố phải trả tiền dọn rác. Sự việc được báo, đài truyền hình và mạng xã hội đưa tin trực tiếp, công khai. 

Thời điểm cưỡng bức di dời ở đây trùng hợp với sự việc tương tự ở Vườn rau Lộc Hưng Sài Gòn nhưng cách xử lý hòa n tòa n trái ngược.

Cưỡng bức di dời ở Việt Nam : đánh cho tiệt nọc !

Dân Vườn rau Lộc Hưng chỉ vì " lỡ" sống ở một mảnh đất vàng 48.000 mét vuông giữa lòng thành phố mà tính theo giá thị trường thì lên tới hàng ngàn ngàn tỷ đồng vốn chẳng phải là đất công. Chưa kể khi phân lô, chia nền, thì giá của từng lô, từng căn hộ sẽ tăng theo cấp số nhân. Một món lợi quá lớn mà nhà cầm quyền không thể bỏ qua. 

Hơn 200 hộ dân với 200 căn nhà trị giá 200 tỷ bị san bằng tức tốc. Một việc làm của chính quyền được sự hỗ trợ của hàng trăm công an, quân đội, dân phòng… nhưng không một tờ báo hay đài truyền hình chính thống nào dám đưa tin. Có lẽ vì lệnh trên bắt phải án binh bất động. Nếu minh bạch, đúng chủ trương tại sao họ lại không dám lên tiếng công khai để rộng đường dư luận và dập tắt mọi nghi ngờ ? Tin tức được lan rộng là nhờ báo lề trái, báo nước ngòa i, các nhà báo đã không còn làm cho báo nhà nước, các nhà báo công dân, Facebooker chia sẻ trên mạng xã hội.

Về lý đã có quá nhiều người phân tích từ việc chính quyền không có quyết định yêu cầu di dời, đến không có thoả thuận bồi thường và tái định cư chỗ ở cho những hộ dân cần được di dời. Người dân hòa n tòa n không có quyền khiếu kiện nên không thể thuê luật sư nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ một khi chính quyền 

Về tình : chỉ có thể gom lại bằng cụm từ "bất nhân"

Cô bé áo hồng ngồi bệt dưới đất, xuội lơ có lẽ là hình ảnh ám ảnh nhất. Cô bé này chắc không thể nào hiểu được vì sao bỗng chốc mình lại lâm vào cái cảnh "nhà tan cửa nát". Cái dáng vẻ thẫn thờ, bất lực của em làm cho người ta nghĩ đến một tương lai vô định của hàng trăm con người đang từng cư ngụ ở đó chỉ trong tích tắc thôi họ đã mất hết tất cả. 

lochung2

Cô bé áo hồng ngồi bệt dưới đất, xuội lơ có lẽ là hình ảnh ám ảnh nhất. Cô bé này chắc không thể nào hiểu được vì sao bỗng chốc mình lại lâm vào cái cảnh "nhà tan cửa nát". Ảnh Hoa Cải

Những biệt thự Sóc Sơn của người giàu ngang nhiên tồn tại dù xây dựng bất hợp pháp mà chính quyền nhắm mắt bỏ qua, hoặc không dám động tới dù báo chí lề phải đã từng lên tiếng một dạo rồi bỗng đồng loạt lặng im. Nơi người công giáo nghèo, có cả hàng chục thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sinh sống... những người không có ai chống lưng vì không bạo tiền cũng chẳng bạo quan hệ đã trở thành bình địa trong nháy mắt. 

Mảnh đất ngổn ngang hoang tàn những tưởng chỉ có thể xảy ra sau một trận thiên tai hoặc do chiến tranh tàn phá lại do những lực lượng thực thi luật pháp của chính quyền thực hiện. Người dân sẽ phải lâm cảnh màn trời chiếu đất. Còn non tháng nữa là tết, họ sẽ phải ở đâu ? Những người hảo tâm có thể quyên góp giúp đỡ họ trong lúc ngặt, nhưng còn tương lại ? 

Nhưng chính quyền đã quyết thì phải làm cho bằng được. 

Ông tướng Nguyễn Chí Vịnh khi nói về chiến tranh biên giới Tây Nam đã nói một câu vô cùng sát máu : "Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc". Tư tưởng này được áp dụng triệt để trong thời bình để cưỡng bức di dời đất đai của dân chúng thấp cổ bé họng : "Triệt cho tiệt nọc, không còn đường kêu, không còn đường sống". Dân Thủ Thiêm có giấy tờ số má mà 20 năm còn chưa kiện được nữa là !

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 11/01/2019

Quay lại trang chủ
Read 631 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)