Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/01/2019

Khủng hoảng Venezuela, tiền lệ sẽ xảy ra tại Việt Nam ?

Nhiều tác giả

Venezuela và ‘tâm trạng Việt Nam’

Mạnh Kim, VOA, 25/01/2019

Cuộc chính biến chn đng Venezuela dn đến cuc khng hong ngoi giao tc thì gia các "ông ln" cũng đang mang li "nh hưởng" đến dư lun Vit Nam.

venezuela1

Một cuc biu tình ti Venezuela chng chính ph Maduro.

Người Vit theo dõi s kin chính tr xy ra mt nước cách xa hơn 17 ngàn cây s vi cái nhìn liên tưởng rất gn : Chng nào đến lượt Vit Nam ? Thm chí có người viết : "Venezuela hôm nay, Vit Nam ngày mai !"… Tâm trng này đ đ cho thy người Vit khát khao thay đi như thế nào. Vin cnh bùng n "cách mng nhân dân" Vit Nam s xy ra, nếu nhng thc tế sau đây được xóa b

- Cuộc xung đường rm r phn đi chính ph đc tài Nicolas Maduro h tun tháng 1/2019 không phi là phn ng tc thì và bt phát. Nó là kết qu ca chui phn kháng gn như chưa bao gi ngng k t khi Nicolas Maduro lên nm quyn sau khi Hugo Chávez chết năm 2013. Yếu t liên tc "gi la" và "nuôi la" này gn như chưa bao gi Vit Nam. Các cuc xung đường Vit Nam, bt lun quy mô thế nào, cũng đu đi theo s kin và chúng nhanh chóng b dp tt ngay lúc đó. Đó là chưa kể hình thức biu tình. Cách thc t chc, kêu gi và hình thc xung đường luôn tương t. Lc lượng an ninh không khó khăn đ lên kch bn đàn áp nếu cách thc biu tình và phương pháp "vn đng nhân dân" không thay đi.

- Việt Nam chưa có nhng t chc xã hội dân s đ mnh đ đánh đng dư lun và kêu gi s đng lòng s đông – theo cách mà chính nhng t chc cng sn tng làm khi thc hin "cách mng nhân dân" lt đ nhng "chính quyn thi nát". Các t chc xã hi dân s cũng chưa xây dng được s đoàn kết cn thiết đ tr thành lc lượng tp hp mnh nhm có th tr thành đi trng vi đng cm quyn. Nhng cuc trà trn đánh phá ni b ca an ninh chưa bao gi b phát hin dn đến nghi k càng khiến s đoàn kết tr nên khó khăn. S rt khó hình thành nên phong trào một cách bn b nếu vic xây dng t chc vn tiếp tc loay hoay.

- Reuters (26/07/2018) cho biết, gn ¾ t báo Venezuela đã đóng ca trong 5 năm (Venezuela xếp 143/180 quc gia v t do báo chí theo xếp hng cPhóng viên không biên giới). Forbes (28/12/2017) cho biết thêm, ch trong hai tháng k t tháng 4/2017, chính quyn Maduro đã bt và nht tù 66 nhà báo-biên tp viên liên quan các bài viết tường thut biu tình chng chính ph ; và ít nht 49 đài phát thanh b ngng hot đng trong năm 2017. Điều đó cho thy t do báo chí dưới thi Maduro là không tn ti ; tuy nhiên, nó cùng lúc cho thy s phn kháng trước tình trng bóp nght t do báo chí ca Venezuela là rt mnh. Vit Nam (hng 175 v t do báo chí), không có phóng viên nào có "thái độ chính tr" đ khiến mình vào tù như đng nghip Venezuela. Báo chí Vit Nam có vài tng biên tp "xé rào" nhưng không có tng biên tp nào dám xé toc nhng "quy đnh báo chí" đ thng thn ch trích "đường li và ch trương ca Đng". "Phong trào dân chủ" s rt khó tr thành "phong trào" tht s nếu h thng báo chí chính thng còn lp ló sau nhng hàng rào s hãi, nếu nhng nhà báo đang ăn lương không đ can đm t chc tp th hoc tuyên b t đóng ca tòa son.

- Chính trường Vit Nam hoàn toàn không có chính trị gia chuyên nghip. H thng "người ca Đng" kim soát mi th, k c din đàn Quc hi, nơi có nhng "đi biu" va ngi ghế hành pháp, va chiếm ghế lp pháp, va ôm ghế tư pháp (chưa k "ghế" ch doanh nghip). Không có chính tr chuyên nghiệp nên "ý kiến" "đi biu" ch th hin "ý chí" ca t chc đng hơn là ý nguyn người dân. Không có chính tr gia chuyên nghip nên kh năng xây dng lc lượng chính tr đi lp, dn đến phn kháng và đo chính, là zero. Điu này ch có th khác đi hoặc chm dt, khi người dân không bao gi ngng yêu cu quyn bu c t do và quyn thiết lp mt nn chính tr đa nguyên.

- Phong trào dân chủ Vit Nam gn như không có nhà hot đng chính tr chuyên nghip. Nhng tiếng nói đơn l xut phát t bc xúc cá nhân dù tạo ra nhng cơn sóng phn n gay gt vn dường như chưa đ mnh đ lay chuyn tn gc r nhn thc xã hi. Vit Nam cn nhiu hơn nhng người có th mang li "cm hng" như Trn Huỳnh Duy Thc, nhng người không ch có th phác ha "con đường mới" cho Vit Nam mà còn có th lay tnh được cơn ng vùi ca tng lp lao đng ln sinh viên ; nhng người không ch có th giúp xóa được tâm lý s hãi ca người dân mà còn lay chuyn được c nhng ông ngh vn quen gt hoc viên chc chính quyn ln quân đội…

Thời đim hin ti, chính quyn vn rt mnh, xét v kh năng duy trì và bo v chế đ. H có mt quân đi trung thành, mt b máy an ninh khng l, mt mô hình chính tr cùng "mt h" xuyên sut t trung ương xung đa phương. Tuy nhiên, chế đ chưa bao giờ hn lon và suy yếu t bên trong nghiêm trng như lúc này. Ch là hoang tưởng nếu tin rng chế đ "vng như bàn thch" trong khi h không bao gi ngng gây oán thán bng các chính sách bt cn nhân tình. Ngòi n liên tc được chính quyn to ra. Rơm được chất đng. Ch thiếu mi la. Dù chưa có cuc biu tình nào đ sc lt đ chế đ nhưng ngày càng nhiu có nhng v đơn l mang màu sc thm chí tiêu cc hơn chng hn các v đánh tr, giết chết công an hoc các v đt bom ám sát viên chc chính quyn. Tâm lý thù ghét, mất nim tin, thm chí khinh b, đi vi chính quyn, đang lan rng, vô phương chn đng.

Những người "thuc nm lòng" lý thuyết cng sn đu biết rng mâu thun xã hi là mt trong nhng nguy cơ ln nht đe da chế đ cm quyn. Điu này đang diễn ra mi lúc mi gay gt. Nhng tay "cng sn trung kiên" cũng biết rõ rng mâu thun ni b là mt "đi k" có th dn đến sp đ chế đ. Điu này cũng đang bùng n. Mt cách tng quát, Vit Nam đang hi đ "điu kin" giai đon "tiên khi" dn đến sự v b ca mt cuc cách mng, t vic bu c phi dân ch ; s thiếu vng nn tư pháp đc lp ; s bưng bít thông tin và bt ming báo chí ; s trn áp tàn bo người dân ; s hình thành và bao che tng lp đc quyn đc li ; s tham nhũng h hóa cc kỳ nghiêm trọng ; đến tình trng vi phm thô bo quyn tư hu đt đai…

thi đim này, không ai có th nghĩ đến kh năng xy ra chính biến Vit Nam. Cũng gn như không ai hình dung có mt cuc cách mng "long tri, l đt" lt xác din mo chính tr quc gia. Hiện ti là nhng khó khăn cn nhiu n lc đ vượt qua cho mt tương lai dân ch. Hin ti cũng đy khó khăn và thách thc cho tương lai ca chính chế đ. Nhà cm quyn đang lâm vào tình thế bế tc trong vic tìm ch đng thuyết phc và xây dng nim tin người dân, vì h cùng lúc tước đot ch đng người dân và nhng quyn căn bn ca h. Chng ai tin chế đ có th nhượng b thay đi. Trong khi đó, người dân ngày càng thay đi cái nhìn v chính quyn. Đó là điu căn bn đ to ra "bào thai" cho mt cuc cách mạng, ít nht là cách mng nhn thc. T cách mng nhn thc đến cách mng hành đng cn mt thi gian "p ". Vn đ là s khát khao thay đi luôn cn được p , luôn cn được nuôi nng và duy trì, luôn cn được gieo hy vng, k c khi đi mt nhng thc tế hin ti dường như bế tc

Mạnh Kim

*********************

Venezuela "tháo chạy" : sự sụp đổ của một "tấm gương xã hội chủ nghĩa" ?

Hoa Nghi, VNTB, 25/01/2019

Venezuela, đất nước từng được báo chí Việt Nam ca tụng như một "tấm gương, một tình anh em đồng chí thắm thiết, một chủ nghĩa anh hùng, một khát vọng xã hội chủ nghĩa" đã ngày càng suy kiệt về đời sống kinh tế - xã hội.

venezuela2

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – một con người xuất thân từ tài xế, một thân phận đúng quy trình của cái gọi là "giai cấp nhân dân lao động", và vị Tổng thống này đã đưa một quốc gia từ giàu có bậc nhất Mỹ La-tinh trở thành một quốc gia mà người dân buộc phải "lục thùng rác tìm miếng ăn".

Vì sao ? Bởi đơn giản, kể từ khi Hugo Chavez lên nắm quyền, ông ta dựa vào triết lý "đào múc xúc bán tài nguyên" (một triết lý quản trị quốc gia rất cộng sản), dần hình thành một nền kinh tế có sẵn và đầy tham nhũng. Chính vì vậy, khi Maduro lên nắm quyền Tổng thống sau cái chết của Hugo Chavez năm 2013, thì một năm sau - nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu mỏ đã gặp khó khăn bởi giá dầu toàn cầu giảm trong năm 2014, các doanh nghiệp không còn có thể nhập khẩu hàng hóa với tốc độ như trước, giá cả tăng vọt và lạm phát. Và sự co lại của GDP ở Venezuela trong giai đoạn 2013-2017 nghiêm trọng hơn so với Mỹ, trong cuộc Đại khủng hoảng, hay Nga và Cuba sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Sự khủng hoảng này ảnh hưởng nặng nề đến điều kiện sống của hàng triệu người.

Thế nhưng Nicolas Maduro vẫn tại vị hết lần này qua lần khác thông qua hệ thống bầu cử dựa trên quyền lực vũ trang (cảnh sát và quân đội) cũng như chính sách "miếng bánh chống chết đói" để giữ bằng được quyền lực của mình.

Mọi chuyện có vẻ đã khác đi khi hàng triệu người dân Venezuela đã đổ xuống đường. Lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela, ông Juan Guaido, ngày 23/1 đã tự nhận trở thành tổng thống lâm thời của quốc gia này và nhận được sự ủng hộ của Mỹ cùng nhiều quốc gia khác.

Mỹ trong tuyên bố của mình đã tỏ rõ tính chất bảo hộ dân chủ, cái làm nên tính "siêu cường" của nước này : "Người dân Venezuela đã dám nói lên tiếng nói chống đối ông Maduro và chính quyền của ông ấy, yêu cầu tự do và thượng tôn pháp luật... Tôi sẽ tiếp tục dùng toàn bộ sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Mỹ để áp lực phục hồi dân chủ cho Venezuela", ông Trump nói.

Bình luận về sự kiện này, Facebooker Nguyễn Việt Thắng chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, sự xuống đường của người dân hay sự tháo chạy của Tổng thống Nicolas Maduro chính là hệ quả của "tuyên truyền dối trá, bưng bít sự thật, quan chức phè phỡn, dân tình khốn khổ". Quan điểm của ông Thắng là quan điểm của rất nhiều người dùng mạng xã hội Việt Nam sáng ngày 24/1.

Nếu Nicolas Maduro "tháo chạy" thực sự, thì điều này gây ra sự nuối tiếc của hàng triệu người. Vì sau sự sụp đổ của Liên Xô và liên minh Đông Âu, thế giới dường như mất cảnh giác với giới cánh tả mang yếu tố cộng sản. Khi Hugo Chavez lên nắm quyền, thế giới lập tức có thêm một "tấm gương sáng về chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa" để soi vào. Chưa bao giờ người dân thế giới nhận thức về hiện thực xã hội chủ nghĩa sống động đến thế, cái chủ nghĩa mà dễ dàng phá hủy một quốc gia, mặc dù quốc gia đó đầy đủ tài nguyên và tiềm lực con người. Nếu so với Triều Tiên, thì Venezuela có tính "biểu tượng" hơn, vì nó có hệ thống bầu cử, có cái gọi là "đối lập", và về mặt thông tin, nó hoàn toàn không đóng kín như Triều Tiên, thế giới vì thế có cái để nhìn vào và đối sánh.

Venezuela cho thấy câu chuyện cái mô hình và thể chế xã hội chủ nghĩa tiếp tục bị thải loại như một quan điểm tất yếu của thực tiễn và lịch sử, sự kéo dài của cái mô hình này chỉ khiến cho mạng người bị rẻ rúng và đời sống bị ngả giá giữa "đói hay là chết" với mô hình bầu cử giả hiệu. Venezuela cũng cho thấy sự quan tâm và thức tỉnh, cảnh giác của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi ngay khi hàng triệu người xuống đường, hàng loạt quốc gia có nền kinh tế phát triển đã nhanh chóng công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, người 35 tuổi là Tổng thống tạm thời. Và tất nhiên, cũng có vài quốc gia mê muội khác chống lại sự kiện xuống đường của nhân dân Venezuela, những quốc gia bảo hộ cho sự độc tài và lạm quyền lực : Mexico, Bolivia và Cuba (hai trong số này là nước xã hội chủ nghĩa, còn Mexico thì có vị Tổng thống cánh tả).

Lại nói về Juan Guaido, 35 tuổi, người vừa được Mỹ và hàng loạt quốc gia khác công nhận, ông là ai ? Ông là lãnh đạo phe đối lập, người đứng đầu Quốc Hội, và là người có tuyên bố gây chú ý rằng, ông Maduro không phải là một nhà cai trị hợp pháp và bản thân Juan Guaido sẵn sàng chịu trách nhiệm chuyển đổi chính quyền.

Chính tuyên bố gây chú ý này, đã khiến Juan Guaido vượt ra khỏi một nhà lãnh đạo đối lập, trở thành một người lãnh đạo quốc gia tiềm năng mà nhiều người ở Venezuela và bên ngoài kỳ vọng. Nói cách khác, tính trách nhiệm, tính kiểm soát quyền lực, tính thách thức sự độc tài và lũng đoạn đã trở thành "bà mụ", nâng đỡ Juan Guaido trở thành một Tổng thống hợp hiến trong tương lai. Nhưng điều cốt lõi là, Guaidó không bao giờ muốn rời khỏi đất nước của mình, ông muốn tạo ra sự thay đổi bắt nguồn từ chính vùng đất của mình.

Ngoài ra, ý thức chính trị của người dân Venezuela là rất quan trọng, hàng triệu người xuống đường ngày 23/1, nằm trong tiến trình xuống đường trước đó của người dân.

Năm 2014, hàng ngàn người đã xuống đường để phản đối lạm phát và điều kiện sống. Chính phủ đã đàn áp các cuộc biểu tình, khiến ít nhất 11 người chết.

Năm 2015, lần đầu tiên các chính trị gia đối lập giành được đa số trong cơ quan lập pháp - Quốc hội - trong gần hai thập kỷ.

Năm 2016, chính phủ Venezuela đã tước bỏ quyền lực của Quốc hội để giám sát nền kinh tế và vào tháng 3.2017, Chính phủ đã giải tán Quốc hội. Các cuộc biểu tình sau đó đã khiến hơn 100 người chết và 1.000 người bị bắt.

Và tất nhiên, những kẻ ủng hộ và trung thành với Maduro luôn đổ lỗi về sự hỗn loạn, xung đột, bạo lực, yếu kém, nghèo đói của đất nước chính từ phe đối lập hay thế lực thù địch nước ngoài,… Một cách đổ lỗi rất đúng quy trình ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Sự kiện ngày 23/1 tại Venezuela được trang New York Times bình luận rằng, dù cho cộng đồng quốc tế đang gia tăng áp lực, nhưng điều này không có nghĩa là chế độ sẽ sụp đổ. Nếu điều gì đó đã được chứng minh, thì giải pháp cuối cùng phải đến từ trong nước, không phải từ bên ngoài.

Đó là sự thức tỉnh trong nhân dân, làm nên chủ quyền nhân dân.

Hoa Nghi

********************

Biến động chính trị Venezuela : Thông điệp cho lãnh đạo Việt Nam (VOA, 25/01/2019)

Biến đng chính tr và cuc ni dy ca nhân dân Venezuela đòi lật đ tng thng xã hi ch nghĩa Nicolas Maduro đang thu hút s chú ý ca nhiu người dùng mng xã hi Vit Nam trong nhng ngày qua.

venezuela3

Những người ng hi phe đi lp biu tình chống li chính ph ca Tng thng Venezuela Nicolas Maduro hôm 23/1. Biến đng chính tr này đang thu hút s quan tâm ca nhiu người Vit Nam vì cùng là xã hi ch nghĩa.

Hai nhà hoạt đng dân ch và nhân quyn nhn đnh vi VOA rng nhiu người Vit Nam đang quan tâm đến cuc khủng hong này vì người dân Venezuela mun lt đ chính quyn xã hi ch nghĩa mà Vit Nam áp dng và nó có th là mt thông đip cho nhng nhà lãnh đo Vit Nam.

Hôm 23/1, hàng trăm ngàn người dân Venezuela đã đ xung các đường ph yêu cu chm dt chế độ xã hi ch nghĩa ca ông Maduro trong khi nhà lãnh đo đi lp Juan Guaido t tuyên xưng là tng thng lâm thi trong lúc khng hong chính tr quc gia Nam M này lên ti đnh đim.

Nhiều người dùng Facebook Vit Nam chia s nhng hình nh ca cuc biu tình Caracas kèm theo nhng li bình lun mà phn ln là ng h s ni dy ca người dân Venezuela đ đánh đ chế đ xã hi ch nghĩa.

Một Facebooker tên Thanh Ngo viết rng "Ch vì tham vọng ca mt vài người theo chủ nghĩa cộng sản xã hộimà đy c dân tc vào cnh lm than" khi bình lun v mt bài viết được chia s trên mng xã hi vi ta đ "Venezuela : T mt cường quc kinh tế ti cnh... người dân bi rác tìm ăn".

Nguyễn Chí Tuyến, mt nhà hot đng dân ch trong nước, cho biết lý do ti sao đây li là mt ch đ ‘hot’ trên mng xã hi Vit Nam lúc này.

"Lý do mà (người Vit Nam) quan tâm là vì đt nước Venezuela mc dù xa Vit Nam nhưng h có mt th chế t thi ông Hugo Chavez và bây giờ là ông (Nicolas) Maduro theo con đường ch nghĩa xã hi nên có nét ging vi Vit Nam", anh Tuyến nói t Hà Ni. "Cho nên khi chuyn chính tr xã hi xy ra Venezuela thì đương nhiên người ta s nhìn vào đó dưới nhiu góc đ khác nhau, mà đặc bit người dùng mng xã hi Vit Nam rt vui mng khi thy người dân Venezuela xung đường đ đu tranh đòi dân ch".

"Thông điệp cho lãnh đo Vit Nam"

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyn Quang A, cũng là mt nhà hot đng nhân quyn Vit Nam, cho VOA biết rng ông cũng như dư lun trên mng xã hi quan tâm nhiu v biến đng Venezuela vì "t ông (Nguyn Minh) Triết đến ông (Nguyn Phú) Trng đu đã rt hu nghị vi chế đ đc tài này".

"Mọi người quan tâm ch yếu đến mt bài hc cho các nhà lãnh đo Vit Nam rng ‘hãy coi chng’ bi vì Venezuela nó thế thì Vit Nam cũng có th xy ra như thế. Đy là mt kiu ám ch".

venezuela4

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng tiếp Tng thng Venezuela Nicolas Maduro ti Hà Ni hôm 31/08/2015. (nh chp màn hình VOV)

Năm 2008, Chủ tch nước Nguyn Minh Triết lúc đó thăm Venezuela và vào năm 2015, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng tiếp đón ông Maduro. Theo truyn thông trong nước, Vit Nam và Venezuela có quan h hu ngh "tt đp" và chng kiến nhng bước phát trin mi trên nhiu lĩnh vc trong nhng năm qua.

Theo Tiến sĩ Quang A, cũng có những ý kiến trên mng cho rng người Vit Nam nên "theo gương Venezuela.

"Xuống đường đông như vy, còn Vit Nam thì không thy gì c. Ch có xung đường (ng h) bóng đá là nhiu thôi".

"Hãy là một Venezuela tiếp theo !"

Hải Uyên, mt Facebooker, trong một đăng ti trên trang cá nhân hôm 23/1 chia s hình nh ông Guaido tuyên b tr thành tng thng lâm thi Venezuela kèm theo li kêu gi người dân Vit "hãy hành đng trước khi quá mun, hãy là mt Venezuela tiếp theo !"

Hình ảnh người lãnh đo tr Guaido cũng được nhiu người Vit Nam chia s và t lòng ngưỡng m cũng như mong ước mt ngày nào đó s có được mt nhà lãnh đo như vy.

Người dùng Facebook Lê Hng Song hôm 23/1 đưa ra nhng cm nhn cá nhân ca mình v tân tng thng lâm thi 36 tuổi, người va được Tng thng M Donald Trump công nhn, trong đó Facebooker này ca ngi ông dám đng lên cnh người dân đ "chiến đu chng chế đ đc tài, xóa b ch nghĩa xã hi". Ông Song ước mun rng "nếu Vit Nam cũng có nhng con người như thếy… ?".

Một ngày sau khi biến đng bùng n Venezuela, chính ph Hà Ni hôm 25/1 nói rng "Vit Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong mun Venezuela hòa bình, n đnh".

Tiến sĩ cho rằng "gii lãnh đo Vit Nam cũng phi theo dõi và h cũng phi rút ra nhng bài hc" từ s biến đng này.

Tổng thng M Donald Trump hi tháng 9 va qua kêu gi các nước trên thế gii "chng li ch nghĩa xã hi" và gi đó là mt "bi kch ca nhân loi". Ông nêu tên Venezuela như là mt ví d tiêu biu khi cho rng "hơn 2 triu người chốn chạy khi đt nước vì chế đ xã hi ch nghĩa ca Maduro".

******************

Venezuela có là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ? (RFA, 24/01/2019)

Biến động chính trị tại đất nước Venezuela ở Nam Mỹ xa xôi trong những ngày này khiến nhiều người Việt Nam quan tâm. Có ý kiến cho rằng chính quyền Hà Nội cần xem đó là một bài học để có hành xử đúng đắn không để rơi vào tình thế của đất nước Venezuela hiện nay.

venezuela5

Tổng thống lâm thời Guaido đang phát biểu trước người dân Venezuela. AFP

Nhà báo Phạm Thành từ Hà Nội nhận định rằng để người dân Việt Nam đứng lên phản đối như người dân Venezuela thì chưa đến lúc :

"Tôi thấy rằng từ khi cộng sản cai trị cho tới nay là hơn 70 năm thì tất cả gia đình không chỉ đồng bào miền Nam đâu mà ngay cả miền Bắc từ năm 1945 đến bây giờ thì tội ác gây ra cũng trần trấc- óc hư rồi. Người dân Việt Nam nói chung biết điều đó nhưng vì người còn có ăn chưa bị rơi vào tận cùng khó khăn, cứ phải ép và tận cùng, thấy quan tài thì họ nhỏ lệ đó là lịch sử người Việt Nam xưa đến nay".

Còn đối với nhà báo Ngô Nhật Đăng thì để thay đổi một cách hòa bình và có thể chấp nhận được thì các nhà lãnh đạo Việt Nam không cần thiết phải thay đổi hoàn toàn.

"Tình hình tại Việt Nam nếu như các nhà lãnh đạo nhìn ra được xu thế của thế giới, cũng không cần chế độ phải thay đổi hoàn toàn mà chỉ cần nới lỏng quyền lực tức là mở nắm tay ra cho xã hội dân sự phát triển và động viên sức mạnh của toàn dân tộc thì mọi sự sẽ khác. Chúng ta cũng đã thấy rằng cái quy luật của thế kỷ này là mọi sự thay đổi là bắt đầu từ bên dưới chứ không phải từ bên trên".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã có trả lời báo chí liên quan đến biến động chính trị gần đây ở Venezuela. Theo bà này thì Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi, và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định.

Nhiều nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ nhận định trên các trang cá nhân của mình rằng, sau sự kiện tổng biểu tình tại quốc gia xã hội chủ nghĩa Venezuela, thì có nhiều lo ngại từ các cấp lãnh đạo Việt Nam.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng khẳng định với chúng tôi rằng điều này chắc chắn có.

"Chúng ta thấy một số báo chí cũng đưa một số tin dù nó không hoàn toàn khách quan nhưng chúng ta cũng thấy tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tỏ ra lo lắng và khuyên hai bên kiềm chế để không xảy ra bạo lực. Chắc chắn bài học của Venezuela cũng sẽ là bài học cho Việt Nam".

Nhà báo Phạm Thành cũng có cùng nhận định :

"Hiện nay tôi cho rằng rất nhiều ông đang bóp đầu lên trán lo lắng cho thân phận của mình và đang tìm cách để giải bài toán này như thế nào. Nhiều người hy vọng cải cách lại thành xã hội dân chủ nhưng điều đó khó lắm, tại vì họ làm được điều đó họ phải vượt qua được chính mình tức là phải tự khai tử họ thì mới bỏ chủ nghĩa xã hội chuyển qua dân chủ được. Cho nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không được lâu dài nhưng sụp đổ là phải có áp lực đấu tranh từ nhân dân và nhất định phải có sự yểm trợ từ quốc tế và đặc biệt là Hoa Kỳ thì mới nhanh chóng thành công được".

venezuela6

Đụng độ giữa lực lượng chức năng và người dân Venezuela. AFP

Ngoài ra, nhà báo Phạm Thành còn cho biết thêm hai quốc gia cùng muốn đi lên chủ nghĩa xã hội, tức là cùng một ý thức hệ, cùng muốn xây dựng xã hội theo chủ nghĩa cộng sản là không công nhận quyền sở hữu , không có tự do dân chủ, tài sản là của nhà nước quản lý chứ không phải nhân dân, nghĩ theo đảng và nói theo đảng, làm theo đảng và ai chống lại thì bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, xu thế đó không thể tồn tại mãi mà phải thay đổi nếu không sẽ đến một lúc ‘tức nước vỡ bờ’ :

"Bây giờ họ phải cải cách thôi nếu không muốn đổ máu và có thể chấp nhận được. Venezuela cũng như Việt Nam thôi người ta mong muốn là chế độ bỏ độc quyền đi tổ chức chế độ dân chủ và trao quyền tự quyết cho dân nhưng tôi chưa thấy nước cộng sản nào cầm quyền mà cải cách được như thế. Nếu không có áp lực, không có mâu thuẫn đến giai đoạn phải bung ra thì điều đó khó xảy ra lắm".

Đồng thuận với điều này, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng những nét cơ bản các trạng thái chính trị của Venezuela, Trung Quốc và Việt Nam đều giống nhau, dù có đôi nét riêng, nhưng bây giờ toàn thể thế giới đều nhận thấy không thể đi theo con đường đó nữa :

"Sự thay đổi của thế kỷ 21 là sự thay đổi của tầng lớp tri thức chứ không còn là khởi nghĩa nông dân như thời thế kỷ 18,19 và thời phong kiến nữa. Tất nhiên bây giờ chúng ta thấy lực lượng tri thức đông hơn, ngay tại Việt Nam sinh viên bây giờ chắc chắn đông hơn và số lượng nhiều hơn người nông dân nên để cho sự thay đổi nó ôn hòa thì chúng ta phải đi những con người đó mới tránh được những sự lo ngại về chuyện trả thù, đỗ máu thì tất cả mọi người đều lo ngại cả".

Theo các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung nhận định rằng, để Việt Nam không phải rơi vào tình trạng như Venezuela trong tương lai thì phải có sự đồng thuận từ hai phía chính quyền và người dân. Lãnh đạo phải dũng cảm lắng nghe và phải có sự thay đổi từ bên trên giống như là một sáng kiến để huy động sức mạnh của dân tộc, ‘túi khôn’ của dân tộc nằm trong dân chúng.

Venezuela là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa và là đất nước giàu có với lượng dầu mỏ khổng lồ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của các ông Hugo Chavez, Maduro đã khiến Venezuela rơi vào tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, thiếu lương thực và nhu yếu phẩm cho cuộc sống hằng ngày ; lạm phát lên tới hàng ngàn phần trăm cùng bao tồi tệ khác đã khiến người dân đồng loạt xuống đường tổng biểu tình yêu cầu phế truất tổng thống Maduro hôm 23/1 vừa qua.

****************

Giới quan sát Việt Nam nói gì về diễn biến Venezuela ? (BBC, 25/01/2019)

Giới quan sát người Việt Nam bình luận với BBC rằng diễn biến Venezuela cho thấy "mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân".

vene2

Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido và những người ủng hộ ông

Hôm 24/1, mạng xã hội ghi nhận sự bàn tán rôm rả của các blogger Việt Nam trước tin xảy ra biểu tình hàng vạn người tại Venezuela trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công khai tuyên bố thừa nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là tổng thống tạm quyền.

Hôm 24/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng được các báo dẫn lời : "Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định".

"Việt Nam cũng mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Venezuela".

'Bài học nóng hổi'

Hôm 24/1, Giáo sư Tương Lai nói với BBC qua điện thoại từ TP Hồ Chí Minh : "Theo như tôi cảm nhận thì diễn biến Venezuela là tin vui với nhiều người dân Việt Nam".

"Tôi rất mừng khi tình hình Venezuela hôm nay cho thấy những chế độ độc tài, toàn trị không thể tồn tại được và sớm hay muộn thì những kẻ độc tài, thể chế độc tài, phi dân chủ cũng phải chịu số phận bị lật đổ".

"Theo tôi, đây cũng là bài học nóng hổi cho giới chức lãnh đạo Việt Nam vì họ xây dựng chế độ toàn trị và luôn nghĩ Venezuela là đồng chí với nhau".

"Tôi cũng nghĩ rằng trong vụ này, Mỹ gửi thông điệp đến chế độ toàn trị ở Việt Nam khi tuyên bố họ có những lựa chọn cho Venezuela".

"Tôi có cảm nhận người dân Việt Nam nói chung đều muốn được sống trong tự do, không bị đe dọa, nhưng có thể những người dân ở miền núi, nông thôn không nắm được thông tin đầy đủ, khách quan về thế giới bên ngoài".

"Điều này là do tự do báo chí bị bóp nghẹt, và mới đây là luật An ninh mạng có hiệu lực".

"Nhìn từ sự đón nhận diễn biến Venezuela, có thể thấy quần chúng Việt Nam luôn đứng về phía tiến bộ, chống áp bức, bất công, ngả về dân chủ và chống chế độ toàn trị".

vene3

Ông Guaidó tuyên bố mình là "quyền tổng thống" hôm thứ Tư

'Thay đổi trong hòa bình'

Hôm 24/1, nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện nói với BBC : "Theo những gì tôi biết về Venezuela hôm nay, đã có hàng triệu người xuống đường đòi lật đổ chính quyền của ông Nicolas Maduro. Trong nhiều năm qua, cũng đã có nhiều cuộc biểu tình tương tự để chống lại chế độ tài theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa này, nhưng không thành công".

"Dù ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez đã hoàn toàn bất xứng khi tạo ra một xã hội đổ vỡ và thất bại toàn diện, từ lý thuyết đến thực hành, đẩy nhân dân mình vào đói khổ cùng cực".

"Tình hình hôm nay đã có vẻ khác. Điều đáng chú ý trong cuộc nổi dậy này là đã có một lãnh đạo hợp pháp về mặt pháp lý, ông Juan Guaido, 35 tuổi, chủ tịch quốc hội và được sự đồng thuận của các đảng đối lập cũng như toàn thể nhân dân Venezuela".

"Ông Guaido đã tuyên thệ làm tổng thống lâm thời và được Mỹ cũng như một số chính phủ khác trong vùng công nhận. Đây là một trường hợp khá hiếm hoi khi phe nổi dậy và ông Guaido chưa thực sự chính thức chiến thắng".

"Chúng ta có thể nhìn thấy rõ có yếu tố "can thiệp từ nước ngoài". Tuy nhiên, điều này không phải là chưa từng xảy ra. Và theo tôi, nó cần thiết phải được thể hiện bởi tính nhân đạo khách quan trước sự đau khổ, tuyệt vọng của nhân dân Venezuela mà không một ai có thể phủ nhận".

"Nhân dân Venezuela cần được tự do cũng như có một cuộc sống ấm no. Thế giới đang hướng về họ với hy vọng công lý sẽ chiến thắng trước những tham vọng quyền lực một cách bệnh hoạn như chế độ Maduro".

"Liên hệ với tình hình Việt Nam. Tôi tin rằng một Juan Guaido trẻ trung, can đảm sẽ gợi cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam một cách tích cực. Tôi cũng mong các nhà lãnh đạo trong nước luôn biết lắng nghe nhân dân của mình, kịp thay đổi trong hòa bình. Tất cả mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu nó không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân".

Quay lại trang chủ
Read 572 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)