Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/04/2019

Tình trạng vô kỹ cương trong học đường : trách nhiệm thuộc về ai ?

Nhiều tác giả

Bạo lực học đường sẽ được giải quyết khi Chính phủ can thiệp ?

Hòa Ái, RFA, 02/04/2019

Đích thân Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong phiên họp thường kỳ tháng 3 lên tiếng yêu cầu xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị đánh hội đồng, phải nhập viện. Dư luận nói gì trước phản ứng sốt sắng của các cấp chính quyền trong vụ việc vừa nêu cũng như trong việc giải quyết nạn bạo lực học đường ở Việt Nam ?

baoluc1

Các vụ bạo lực học đường xảy ra tràn lan ở Việt Nam. File photo

Chính phủ vào cuộc

Vụ việc một nữ sinh học lớp 9 ở trường Trung học Cơ sở (Trung học cơ sở) Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên vào ngày 22 tháng 3 bị nhóm 5 nữ học sinh đánh hội động, lột quần áo ngay tại lớp học và quay video clip đưa lên mạng xã hội đặc biệt gây chú ý trong dư luận những ngày qua.

Nhiều người quan tâm không chỉ vì thương cảm hoàn cảnh đáng thương của nữ sinh nạn nhân, không chỉ vì phẫn nộ đối với nhóm 5 nữ sinh hành hung bạn học cũng như sự tắc trách của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm mà còn vì các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương nhanh chóng xử lý vụ việc này.

Ba ngày sau khi nữ sinh lớp 9, tên Y bị đánh phải nhập viện điều trị tâm thần, nhóm 5 nữ học sinh hành hung bị hội đồng kỷ luật của nhà trường đình chỉ học tập một tuần.

Ủy ban Nhân dân huyện Ân Thi, vào sáng ngày 30 tháng 3 ra quyết định tạm đình chỉ dừng công tác điều hành 15 ngày đối với Hiệu trưởng Nhữ Mạnh Phong và cho giáo viên chủ nhiệm lớp thôi làm chủ nhiệm bắt đầu từ ngày 1 tháng 4.

Sáng 31/3, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì một cuộc họp với cán bộ ở tỉnh Hưng Yên, yêu cầu kiểm tra, xử lý kịp thời vụ việc bạo hành học đường vừa xảy ra, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Truyền thông trong nước vào ngày 1 tháng 4, cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị cách chức toàn bộ ban giám hiệu, chi ủy nhà trường, kỷ luật hội đồng sư phạm và cô giáo chủ nhiệm ; đồng thời yêu cầu Công an huyện Ân Thi vào cuộc để sớm có kết luận trả lời công luận. Song song đó, Chánh Văn phòng UBND huyện Ân Thi thông báo toàn bộ giáo viên trong tỉnh sẽ tham dự một cuộc họp trực tuyến, được dự kiến diễn ra trong tuần đầu tháng 4, do Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên chủ trì để được tư vấn các xử lý khi bạo lực học đường xảy ra.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019, diễn ra trong ngày 2 tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến vụ việc nữ sinh ở Hưng Yên bị bạn học hành hung như là một trường hợp điển hình trong vấn đề bạo lực học đường, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm để làm gương, giữ kỷ cương phép nước và cần phải làm rõ trách nhiệm của địa phương về quản lý giáo dục-đào tạo đối với các vi phạm như thế.

Ý kiến của dư luận

Đài RFA ghi nhận vài ngày trước phiên họp thường kỳ của Chính phủ diễn ra, qua hàng loạt ý kiến của độc giả trên các trang fanpage của báo quốc nội kêu gọi Bộ Giáo Dục và chính quyền các cấp cần phải nghiêm trị vụ việc nữ sinh ở Hưng Yên bị đánh hội đồng một cách dã man để làm gương trong bối cảnh tình trạng bạo lực học đường xảy ra tràn lan ; đặc biệt nên khởi tố vụ án hình sự, cho dù nhóm 5 nữ sinh hành hung đang ở độ tuổi trẻ vị thành niên, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng ông hiệu trưởng và cô giáo có hành vi không tố giác, bao che tội phạm khi bắt học sinh xóa clip "để bảo vệ danh dự cho nữ sinh bị đánh".

Bên cạnh đó, không ít ý kiến trong dư luận bày tỏ sự phẫn nộ đối với học sinh và nhà trường tại trường Trung học cơ sở Phù Ủng vì nữ sinh nạn nhân không phải bị đánh hội đồng lần đầu mà đã bị tình trạng bạn học bạo hành trong thời gian dài, nhưng không được ai can thiệp hay bảo vệ. Một cựu giám thị, làm việc nhiều năm tại trường trung học ở Đồng Tháp lên tiếng lý giải rằng đối với học sinh thì theo ông không hẳn là các em vô cảm khi thấy bạn học bị hành hung, tuy nhiên các em bị tâm lý sợ trả thù nên không dám liên can. Vị cựu giám thị không muốn nêu tên cũng giải thích liên quan vấn đề bạo lực học đường thì nhà trường phải tuân thủ theo các quy định ban hành :

"Chủ trương từ Bộ Giáo Dục và từ ngành đều có hết, nhưng thường là triển khai một cách chung chung. Trừ những trường hợp như xảy ra vụ việc thì nhà trường mới tiến hành, tức là xảy ra rồi thì mới bắt đầu xử lý".

Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019, cho biết mặc dù Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025" đã được Thủ tướng phê duyệt cũng như Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Công an đã cùng các bộ, ngành ban hành 11 thông tư phòng chống bạo lực học đường nhưng việc tổ chức thực hiện các văn bản này chưa nghiêm.

Ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã ban hành chỉ thị cho ra khỏi ngành đối với giáo viên vi phạm đạo đức ; đồng thời sắp tới tổ công tác liên ngành sẽ được thành lập để kiểm tra và xây dựng chương trình về tâm lý học đường cho học sinh, những vấn đề đạo đức nhà giáo…

Cựu giám thị ở Đồng Tháp cùng một số giáo viên đang giảng dạy ở nhiều địa phương từ Bắc vô Nam, mà Đài RFA tiếp xúc, bày tỏ với sự vào cuộc đồng loạt của các bộ, ngành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, họ có niềm tin rằng tình trạng bạo lực học đường sẽ được giải quyết đúng mức.

Những phản biện

baoluc2

Thủ tướng Chính phủ, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019, đề cập đến vấn đề bạo lực học đườngcần được xử lý nghiêm.Courtesy : VGP News

Trong những năm gần đây, cộng đồng thường xuyên báo động về tình trạng bạo lực học đường và với những thông tin mới nhất về sự phối hợp của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cùng ngành giáo dục tập trung giải quyết vấn đề này không khiến cho dư luận được an tâm hơn rằng nạn bạo hành ở trường học sẽ được chấn chỉnh.

Giới chuyên gia cho rằng không thể chỉ mỗi nhà trường chịu trách nhiệm liên đới trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam. Một chuyên gia làm việc trong Viện Khoa học-Giáo dục, không muốn nêu tên từng khẳng định với RFA rằng có 3 yếu tố quan trọng tác động đến quá trình giáo dục học sinh, đặc biệt học sinh ở tuổi vị thành niên có diễn biến tâm lý rất phức tạp :

"Cần nhớ rằng, mỗi hành vi ứng xử của học sinh trong cuộc sống thường ngày đều là hệ quả của giáo dục và đào tạo. Khái niệm giáo dục và đào tạo đề cập ở đây không giới hạn trong nội hàm nhà trường mà rộng hơn với ba yếu tố : Nhà trường-Gia đình-Xã hội".

Bộ Giáo dục và đào tạo, hồi năm 2012, công bố một thống kê cho thấy có gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài lớp học. Tức trung bình mỗi ngày xảy ra 5 vụ học sinh ẩu đả, gấp 13 lần so với một thập kỷ trước đó. Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) nhận định nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ngày càng nhiều là do :

"Trong một môi trường xã hội có rất nhiều bất an thì cũng khiến con người hung hăng hơn. Và môi trường mà các giá trị đẹp đẽ thì bị coi rẻ, các giá trị về sức mạnh được hiểu là cách người ta đè bẹp và thống trị người khác thì nó cũng gây ảnh hưởng đến trẻ con vì thực ra trẻ con chỉ là hình ảnh phản chiếu đến người lớn mà thôi".

Nhà giáo Tô Oanh, ở Bắc Giang cho rằng xu hướng bạo lực không chỉ trong phạm vi trường học mà ngay cả trong xã hội Việt Nam cũng ở mức báo động dưới sự lãnh đạo và điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà giáo Tô Oanh nêu quan điểm của ông với RFA :

"Tôi nghĩ rằng ngay từ cơ sở của xu hướng Cộng sản là dùng bạo lực để giành chính quyền, mọi thứ Nhà nước đều là trấn áp, toàn làm các điều trái luật thôi. Cho nên người dân, kể cả trẻ em không tin vào luật pháp của đất nước nữa rồi. Vì thế mới coi thường luật pháp và hành xử có tính chất theo kiểu bắt chước luật rừng".

Khi đề cập đến nạn bạo lực học đường, Nhà giáo Hoàng Oanh, ở Hà Nội cũng từng khẳng định sẽ khó có giải pháp hiệu quả cho tình trạng này :

"Tất cả mọi thứ ở Việt Nam đều ở dạng 'nói vậy nhưng không phải vậy', cho nên bây giờ dạy đạo đức bây giờ học trò nó nghe nó cứ buồn cười. Người lớn bây giờ không sợ pháp luật, trẻ con đi học cũng chả sợ nội quy hay kỷ luật của nhà trường. Hễ có chuyện gì thì bố mẹ mang quà cáp đến cho thầy cô thì mọi cái lại đâu vào đấy. Do đó, từ ảnh hưởng của xã hội là người ta tự xử, bởi vì pháp luật không được tôn trọng. Vì thế cho nên người ta phải dùng bạo lực".

Hai nhà giáo nghỉ hưu Tô Oanh và Hoàng Oanh đều cho rằng cái gốc của vấn đề chung quy vẫn là giáo dục, một cá thể, một gia đình và nhân rộng ra thành một xã hội được nhân văn, có đạo đức, tôn trọng luật pháp thì quốc gia phải đặt tiêu chí giáo dục lên hàng đầu. Thế nhưng, ngành giáo dục ở Việt Nam được đánh giá là bị lẩn quẩn, đi vào ngỏ cụt. Nhà giáo Tô Oanh nhấn mạnh hậu quả của một nền giáo dục kém tạo ra sự suy đồi đạo đức xã hội :

"Tôi cho rằng Bộ Giáo Dục Việt Nam bây giờ bị nát quá rồi. Giáo dục Việt Nam xuống cấp một cách trầm trọng cho nên đạo đức xã hội bây giờ chả ra sao cả".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận một làn sóng ủng hộ giới giang hồ ra tay nghĩa hiệp bảo vệ những người cô thế như nữ sinh lớp 9 bị hành hung ở Hưng Yên, qua hình ảnh thanh niên xăm trổ Dương Minh Tuyền, chia sẻ trên Facebook rằng nhân vật này và một số khác thuộc nhóm "anh em ngoài xã hội" đến gia đình nữ sinh bị đánh ở Hưng Yên giúp đỡ về tài chính và vào bệnh viện thăm hỏi, động viên tinh thần cho em nữ sinh này, với lời dặn dò bất kể khi nào bị bạn học hành hung, hãy liên lạc và họ sẽ bảo vệ em an toàn tuyệt đối. Nhóm "anh em ngoài xã hội" này còn gửi thông điệp đến các học sinh rằng cuộc sống có khi phải dùng đến sức mạnh để sinh tồn, nhưng đừng bao giờ dùng vũ lực để hiếp đáp người yếu thế hơn mình.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 02/04/2019

************************

Bạo lực học đường, chỉ trách ông Nhạ là sai đối tượng

Trân Văn, VOA, 02/04/2019

Câu chuyện mt n sinh lp 9 ca trường Trung hc Phù ng, huyn Ân Thi, tnh Hưng Yên b năm n sinh cùng lp đánh đp, lt qun áo hôm 22 tháng 3, dùng đin thoi ghi li toàn b cnh hành hung ri đưa lên Internet (1) đã khiến c xã hi sôi sùng sc…

baoluc3

Hình minh họa. (AP Photo/Eric Gay)

Ngành giáo dục và ông Phùng Xuân Nh (B trưởng Giáo dục và đào tạo) b c công chúng ln báo gii ch trích không tiếc li. Chuông báo đng v bo lc hc đường li được gióng lên thành nhng chui dài giòn giã…

Cho dù hệ thng công quyn đã nhp cuc, hình thức x lý liên tc được nâng lên, t đình ch công tác ca giáo viên đến cách chc hiu trưởng, gi là cách chc toàn b Ban Giám hiu trường Trung hc Phù ng… song đó ch là cht ngn.

Theo một thng kê do liên b Giáo dục và đào tạo và Công an, giai đoạn t 2011 đến 2018, trong h thng trường hc ti Vit Nam đã xy ra hơn 18.000 v phm pháp liên quan đến bo lc hc đường. Đi tượng phm pháp không ch có hc sinh, sinh viên, mà còn bao gm c giáo viên, cán b qun lý giáo dc. Trong 18.000 vụ va k có 11.000 v gây ra thương tích, 900 v uy hiếp tinh thn và 200 v xâm hi tình dc… (2).

Trên thực tế, chuyn thy đánh nhau, thy đánh trò, trò đánh thy, hc sinh đánh đp – làm nhc hc sinh, thm chí dùng đin thoi ghi li ri trưng bày trên Ineternet như khoe thành tích đã tr thành bình thường.

Một tun trước khi xy ra scandal Trung hc Phù ng, hôm 15 tháng 3, tng có hai n sinh lp 7 ca trường Trung hc Ngô Mây xã An Ninh Đông, huyn Tuy An, tnh Phú Yên b ba n sinh cùng trường đánh hi đng… (3).

Một ngày trước khi xy ra scandal Trung hc Phù ng, hôm 21 tháng 3, thêm mt n sinh khác cũa trường Trung hc Tam B (xã Tam B, huyn Di Linh, tnh Lâm Đng) b các n sinh cùng trường đánh hi hi đng… (4).

Một tun sau, khi scandal ở Trung hc Phù ng đang khuy đng d lun, mt nhóm n sinh trường Trung hc Din Hùng, xã Din Hùng, huyn Din Châu, tnh Ngh An, hành hung bn cùng trường, y như scandal mà các n sinh đng la gây ra Hưng Yên (5).

Cho dù bạo lc lan tràn trong hệ thng trường hc ti Vit Nam, cho dù t thy đến trò, già cũng như tr cùng sùng bái, chn bo lc như phương thc duy nht, va đ t khng đnh mình, va đ gii quyết tt c các vn đ, không màng ti các quy chun, cho dù th phm không ngán, nạn nhân không nghĩ đến vic da vào thiết chế hin hành,… thì đó vn không phi là li ca riêng ngành giáo dc.

Hệ thng trường hc phn ánh din mo xã hi. Làm sao có th đòi buc h thng trường hc phòng – chng hu hiu bo lc hc đường khi trong mắt h thng chính tr, h thng công quyn, danh d, sc khe, thm chí tính mng ca người Vit chng là gì c ?

Trẻ con s hc được gì t chuyn ph huynh có th xông vào trường đánh, chi giáo viên, ép hết cô giáo này ti cô giáo khác trong các trường học t Bc vào Nam phi… quỳ và không có bt kỳ ai trong s nhng ph huynh càn r này phi tr giá đt (6) ?

Trẻ con s hc được gì khi hàng ngày vn mc kích chuyn đánh, chi, đâm chém, đp phá, hành x càn r,… tr thành ph biến, cái xu, cái ác chi phi toàn b sinh hot xã hi, người ngay luôn luôn nín nhn, chu thit ?

Đã có bao giờ, đâu, h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam x lý mt cách nghiêm khc tt c nhng hành vi xâm phm danh d, sc khe, tài sn ca công dân, bt k mc đ ln hay nh như nhiu quc gia khác vn làm ?

Nếu h thng chính tr, hệ thng công quyn ti Vit Nam vn làm ngơ trước tt c các hành vi càn r đ cui cùng, ai cũng có th là nn nhân bt kỳ đâu, bt k thi đim nào thì ngành giáo dc da vào đâu đ hướng dn mm non tôn trng, bo v con người ?

***

Sinh họat xã hi ti Vit Nam càng ngày càng hn lon. Đó là h qu ca kiu tư duy và li hành x xem vic bo v trt t, tr an đ mi người có th sng an n không quan trng bng bo v s lãnh đo toàn din, tuyt đi ca Đng cộng sản Việt Nam

Đến gi, công an Vit Nam vn ch tp trung ni lc "chng các thế lc thù đch, phn đng", hiếm khi bn tâm đến vic bo v danh d, sc khe, tài sn ca công dân. X lý vi phm pháp lut liên quan ti con người vn không phi trách nhim ca công an !

Có quốc gia nào mà dân được h thng công quyền khuyến khích thay mt công an săn đui, thay mt công lý t trng tr k gian – k c bng nhng phương thc mà không quc gia văn minh nào chp nhn (nht trm vào cũi, đánh đp cho đến chết…) ?

Có quốc gia nào có nhng bi kch như nghi ng đương s phm pháp, thay vì gi công an, dân t vây, t bt, bt lm, giết lm (7), k c giết lm mt người cha đang dn con đi chơi và đt nhiên đa tr khóc (8).

Nếu h thng chính tr ti Vit Nam tht s tôn trng con người, h thng công quyn x lý ngay lập tc nhng hành vi xâm phm danh d, sc khe, tài sn ca công dân, trt t, tr an có ti t như hin nay, tr con có dám hành x bo lc trong hc đường không ?

Rõ ràng là cần lên án bo lc hc đường nhưng nếu ch khăng khăng cho rng đó là li của ngành giáo dục, là ti ca ông Nh thì chưa tha đáng. Chng phi tr con, ngay c người ln cũng có quyn sng an n, được tôn trng, bình đng trong vic th hưởng phúc li, tham gia vào vic quyết đnh vn mnh dân tc, điu hành quc gia. Đó là nhng quyền căn bn ca con người và bt c chính quyn nào, bt kỳ đâu dưới gm tri này cũng phi to điu kin đ tng cá nhân có th d dàng thc thi các quyn y ?

Đối chiếu các v hc sinh đánh, chi, làm nhc bn bè đng niên, nhiu người bo h rùng mình vì sự tàn bo ca mt s không nh mm non vi đng loi và phn n vì s càn r ca nhng mm non này. Tuy nhiên rt ít người cm thy âu lo khi có quá nhiu mm non dng dưng trước cái ác, thm chí không ít mm non thích thú tán thưởng vic chà đp, xúc phạm danh d, nhân phm ca người khác, chưa k con s ái ngi khi tt c các nn nhân t ra cam chu còn ít hơn !

Khi trẻ con là bn sao ca người ln, có l nên t trách mình trước khi trách chúng.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 02/04/2019

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/nu-sinh-lop-9-bi-ban-danh-hoi-dong-da-man-phai-nhap-vien-20190330073941912.htm

(2) https://tuoitre.vn/chong-bao-luc-hoc-duong-phai-sua-tu-goc-20190401073649056.htm

(3) https://tuoitre.vn/goi-ba-nu-sinh-lop-8-la-em-tren-facebook-mot-nu-sinh-lop-7-bi-vay-danh-20190321113411561.htm

(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/hoc-sinh-lop-8-bi-3-nu-sinh-danh-tat-da-man-ma-khong-ai-can-1392828.tpo

(5) https://tuoitre.vn/nu-sinh-lop-7-bi-nhom-nu-sinh-bat-quy-goi-vi-noi-ban-co-bau-20190401184122768.htm

(6) https://news.zing.vn/phu-huynh-danh-giao-vien-khi-tu-tuong-tra-tien-phai-co-mon-hang-ung-y-post830425.html

(7) https://vnexpress.net/phap-luat/5-nguoi-danh-chet-nam-thanh-nien-vi-nghi-bat-coc-tre-em-3829204.html

(8) https://vnexpress.net/phap-luat/dan-con-di-dao-cha-bi-dam-chet-vi-nghi-bat-coc-tre-em-3884717.html

*******************

Việt Nam sắp xử lý nghiêm sai phạm, bạo lực học đường sau các vụ đáng báo động ?

VOA, 02/04/2019

Chính phủ Vit Nam hôm 2/4 phát đi tín hiu rng h s mnh tay x lý nhng sai phm ti chn hc đường, sau khi báo chí đưa tin v mt lot v vic gây rúng đng các trường khác nhau trong vài tun tr li đây.

baoluc4

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc ti phiên hp chính ph, 2/4/2019

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc nói trong mt cuộc hp chính ph thường kỳ rng các vi phm trong lĩnh vc giáo dc-đào to mt s đa phương như ti Hưng Yên, Ngh An, Bà Ra-Vũng Tàu, Sóc Trăng "phi được x lý nghiêm đ làm gương, gi k cương phép nước", theo tường thut trên Báo Chính ph, trang thông tin chính thức trên mng ca chính ph Vit Nam.

Theo ghi nhận ca VOA qua thông tin trên báo chí và mng xã hi Vit Nam, điu Th tướng Phúc nhc đến là mt danh sách dài gm hơn 10 v vic xy ra t đu tháng 11/2018 đến nay.

Trong đó nổi lên các v mt n hc sinh lp 7 b 3 n sinh ln hơn đánh Ngh An ; mt n sinh lp 9 Hưng Yên b 5 hc sinh "lt đ", "đánh đp tàn bo" đến mc phi đi cp cu ; 22 hc sinh lp 8 b giáo viên đánh cho "bm tím" bng thước thành ph Bà Ra ; một n giáo viên Qung Bình bt 23 hc sinh lp 6 tát 230 cái vào má mt nam sinh ; mt cô giáo Hà Ni cho hc sinh tát 50 cái vào mt mt hc sinh lp 2 trường ; mt thày giáo "có hành vi dâm ô" hàng chc hc sinh n lp 5 Bc Giang ; và mt thày hiu trưởng "xâm hi tình dc" nhiu hc sinh nam Phú Th.

Trong cả năm 2018, theo thông tin VOA thu thp, cũng đã có hàng chc v vic khác gây kinh hoàng cho dư lun như giáo viên bt hc sinh quỳ hoc ung nước git gi lau ; hc sinh bt nt, đánh hi đng những em yếu thế ; mt s v hc sinh b xâm hi, hiếp dâm.

Người đng đu chính ph Vit Nam đt câu hi trong cuc hp hôm 2/4 rng "Đây có phi vn đ báo đng không ?" và nói thêm rng "Nhng vn đ xã hi ni cm như vy khiến chúng ta phi suy nghĩ, chứ không ch kinh tế, mc dù tăng trưởng kinh tế là vô cùng quan trng", theo Báo Chính ph.

Đề xut bin pháp gii quyết, B trưởng B Lao đng-Thương binh và Xã hi Đào Ngc Dung được Báo Chính ph dn li nói rng "cn x mc cao nht có th đi vi giáo viên, nhng người làm vic trong nhà trường có hành vi xâm hi tr em".

Bộ trưởng Dung nhn mnh : "Chúng ta cn x lý nghiêm minh thì mi ngăn chn được chuyn này", tin cho hay. Ông Dung cho biết trong thi gian ti b ca ông s cùng B Giáo dục và đào tạo lp các đoàn kim tra "kiên quyết x lý các vi phm trong vn đ này".

baoluc5

Bộ trưởng B Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nh

Người đng cp ca ông Dung bên phía Bộ Giáo dục và đào tạo, ông Phùng Xuân Nh, đng ý "cn x lý nghiêm đ răn đe, lp li k cương".

Tin trên Báo Chính phủ cho hay, lý gii v nhng v vic thi gian qua, B trưởng Nh nói chính ph đã ban hành mt ngh đnh v "môi trường giáo dc an toàn, lành mnh, phòng chng bo lc hc đường" ; bên cnh đó còn có 11 thông tư liên quan cp b, ngành ; nhưng theo ông Nh, vic t chc thc hin các văn bn này "chưa nghiêm", mt s đa phương "chưa sâu sát" vn đ này.

Trước phiên hp ca chính ph, B trưởng Nh đã đến làm vic hôm 31/3 với trường trung hc cơ s tnh Hưng Yên nơi xy ra v n sinh lp 9 b nhóm bn đánh hi đng. Theo báo chí trong nước, ông Nh khng đnh "đây là v vic nghiêm trng" và là "bài hc đau xót cho ngành giáo dc".

Các báo đưa tin ti cuc hp hôm 31/3, các quan chức đưa ra yêu cu "xem xét làm quy trình cách chc đi vi Ban giám hiu nhà trường" và "giáo viên ch nhim cn b x lý nng hơn".

Những v vic chn hc đường gây kinh hoàng, phn n trong thi gian qua dn đến nhiu ch trích, phn ng trong công lun. Lut sư Lê Văn Luân, người ni tiếng vì thường xuyên bày t ý kiến trên mng v các vn đ chính tr-xã hi, nhn xét rng "h thống giáo dục đã mc rung đến tn đáy ca nó".

Ông Luân quy trách nhiệm cho các hiu trưởng, mà theo cách nhìn ca ông, đó là nhng người che giu các v vic đ "cu vãn thành tích" ca các trường, và vì thế, đã "tiếp tay cho cái ác tri dy".

Ông bình luận thêm rằng các v hiu trưởng vn thường xuyên được giáo hun vo đc cách mng và lý tưởng xã hi ch nghĩa" song "nhng th đó đu tr thành vô dng".

Cùng có ý kiến v vn đ này, võ sư kiêm nhà văn Đoàn Bo Châu, có gn 105.000 người theo dõi qua Facebook, cho rằng nguyên nhân là "nn giáo dc trng hình thc Vit Nam" và "b trưởng năng lc kém".

Sâu xa hơn, ông Châu đưa ra quan đim rng v b trưởng "cũng ch là mt sn phm ca b máy nâng đ nhau, kết bè cánh đ kiếm li mà không tính đến lợi ích của đt nước".

Vì vậy, ông Châu d báo nhng s vic tương t "s còn xy ra na" bi đó là "li h thng". Vi góc nhìn ca ông, vic B trưởng Nh hay mt quan chc nào đy "phát biu my câu, k lut ai đy" ch là mt gii pháp chp vá.

Tuy vậy ông Châu cho biết ông chưa hoàn toàn mt hết nim tin, ông nói ông kêu gi nhng nhà lãnh đo "hãy m to mt mà nhìn, mà cm nhn rõ ràng s vic này và làm vic đ thc s thay đi đt nước".

Nguồn : VOA, 02/04/2019

******************

Nền giáo dục Việt Nam thua cả một cái chợ !

Hoa Nghi, VNTB, 02/04/2019

Nền giáo dục Việt Nam, nơi mà tỉ lệ tiêu cực và đánh nhau còn hơn cả một cái chợ (vốn xô bồ và đầy rẫy những va chạm trong xã hội). Và trong khi nền giáo dục cần một sự chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, chấm dứt bệnh thành tích trong giáo dục, nạn bạo lực học đường, thì người đứng đầu Bộ Giáo dục và đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ lại chỉ thể hiện "kỳ vọng học sinh đi học được hạnh phúc". Một sự kỳ vọng, thay vì là một tổng tư lệnh ngành phải đặt mục tiêu và tiến hành hành động

giaoduc2

Một học sinh tại trường Trung học cơ sở Phù Ủng (Hưng Yên) bị 5 học sinh liên tiếp đánh đập, đạp nhiều lần vào người và lột hết quần áo để quay clip.

Nếu Hào Anh - cậu bé bị chủ đầm tôm bạo hành đến mức biến dạng vào năm 2009 - 2010 gây chấn động dư luận về mức độ tàn bạo của những con người với nhau, sự vô cảm của các cơ quan - đoàn thể tại nơi Hào Anh bị bạo hành thì việc 5 học sinh liên tiếp đánh đập và uy hiếp tinh thần trực tiếp tại Hưng Yên chính là bức tranh của nạn bạo lực học đường, nạn vô cảm và bệnh thành tích trong giáo dục.

Nhà trường cố gắng giảm nhẹ hành vi bạo lực và bị bạo lực của một đứa trẻ tiểu học bằng cụm từ "đánh sơ sơ". Chính điều này, đã khiến gia đình nạn nhân đã không làm căng, cho đến khi video clip tàn bạo được tung lên mạng.

Từ "đánh sơ sơ" cho đến chia sẻ đến vô cảm của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Phù Ủng, ông Nhữ Mạnh Phong, "vì em hiền lành quá" và "không có gì ghê gớm". Chính những quan điểm như thế này đã tạo ra môi trường bạo lực nơi học đường, nơi mà đứa trẻ không phải tìm đến để học hành và được truyền đạt kiến thức, nhân phẩm, mà là để đấu đá lẫn nhau. Nơi mà những con người "hiền lành" không có chỗ đứng, thay vào đó là những "đại bàng, đầu gấu", nơi công tác quản lý, giám sát hoàn toàn bị buông lỏng và sẵn sàng buông lỏng để đạt đến sự lu mờ về mặt nhân cách và phẩm chất người nhà giáo.

Trong khi người đứng đầu nhà trường tìm cách bao biện, thì giáo viên chủ nhiệm tiếp tục không xứng đáng là người lớn hoặc ít nhất là một nhà giáo, khi cho rằng, cô không hề biết nữ sinh bị đánh do nạn không không báo cáo với cô. Tất nhiên, vì nạn nhân "quá sợ hãi", nhưng từ đây có thể đặt ra trách nhiệm và năng lực của một người quản lý lớp. Và trên cả là thái độ tránh né, bao biện, đổ lỗi của một người lớn đối với nạn nhân - vốn là một đứa trẻ. Chính vì vậy, quan điểm của Chủ tịch UBND Hưng Yên cho biết sẽ xem xét cách chức toàn bộ Ban giám hiệu, Chi ủy, kỷ luật Hội đồng Sư phạm liên quan sự việc nữ sinh bị đánh hội đồng trong buổi làm việc với trường sáng ngày 31/03 là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết để xác lập lại "trường phải là trường".

Trung học cơ sở Phù Ủng hiện diện như là một biểu hiện thực chất của khối ung nhọt ngành giáo dục hiện tại, nơi mà hiếm hoi sự "nhân bản, khai phóng" cần thiết, trong khi đủ đầy những "thành tích, giả dối, và bạo lực".

Một nền giáo dục sẵn sàng nhiều lần dung thứ cho cái sai, bao che nó và triệt hạ những tiếng nói liên quan đến lương tâm, trách nhiệm. Nơi mà kẻ đồng và có quyền trở thành vai vế quan tòa, và những người nhỏ bé - thấp cổ bé họng trở thành bị cáo.

Cách đây không lâu, cô giáo "im như thóc" Trần Thị Minh Châu, người đi ngược lại với các giá trị giáo dục, người phá hỏng hình tượng người nhà giáo được chính Nhà trường "bảo vệ tuyệt đối", trong khi em Phạm Song Toàn - người đứng ra và lên tiếng trước sự tiêu cực của cô giáo này lại bị áp lực đến mức chuyển trường. Nhưng kết quả của việc dung hòa cái xấu, rượt đuổi điều tốt đẹp đó là gì ? Đó là đến tháng 3/2019, cô giáo Trần Thị Minh Châu tiếp tục thách thức lương tri, kỷ luật, đạo đức nhà giáo bằng việc ném vở, bài kiểm tra của học sinh. Điều này cho thấy rằng, khi cái tốt đặt không đúng chỗ, nó tiếp tục nảy nở và trở thành ung nhọt (xấu xí và bệnh hoạn) trong ngành.

Nền giáo dục Việt Nam, như cách Phật giáo, đã và đang tiếp tục "đổ đốn, hư hỏng" bởi sự quan tâm không đúng mức và thiếu đi một tinh thần đúng đắn trong định hướng phát triển. Giáo dục Việt Nam trở thành cái chợ để mặc cả điểm số, thành nơi để giáo viên tha hóa, học sinh bạo lực, và hệ thống quản lý ưa chuộng những con số đẹp khi báo cáo cấp trên. 

Nền giáo dục Việt Nam, nơi mà tỉ lệ tiêu cực và đánh nhau còn hơn cả một cái chợ (vốn xô bồ và đầy rẫy những va chạm trong xã hội). Và trong khi nền giáo dục cần một sự chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, chấm dứt bệnh thành tích trong giáo dục, nạn bạo lực học đường, thì người đứng đầu Bộ Giáo dục và đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ lại chỉ thể hiện "kỳ vọng học sinh đi học được hạnh phúc". Một sự kỳ vọng, thay vì là một tổng tư lệnh ngành phải đặt mục tiêu và tiến hành hành động. 

Và nền giáo dục tiếp tục đổ đốn, như một minh chứng cho tính "chắp vá, ăn cướp" của định hướng xã hội chủ nghĩa !?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 02/04/2019

Quay lại trang chủ
Read 489 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)