Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/05/2019

Một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng vì hoạt động của con người

Nhiều nguồn tin

Thiên nhiên nguy khốn hơn bao giờ hết

VOA, 08/05/2019

Thiên nhiên hiện đang trong tình trng nguy khn nht trong lch s vi trên 1 triu loài đng-thc vt đi mt vi nguy cơ tuyt chng, các nhà khoa hc va trình bày trong phúc trình toàn din ca Liên Hip Quc v đa dng sinh hc hôm 6/5.

nature1

Một cánh rng thuc tnh Aceh, Indonesia

Tất c đu do hành động ca con người, theo phúc trình, nhưng hin gi vn chưa quá tr đ gii quyết vn đ.

Sự mt mát các ging loài đang tăng tc mc nhanh hơn trước đây t hàng chc cho đến hàng trăm ln, phúc trình cho biết.

n na triu loài cư trú trên mt đt ‘không có đ môi trường sng đ sinh tn lâu dài’ và nhiu kh năng s b tuyt chng, nhiu loài ch trong vòng vài thp niên, tr phi môi trường sng ca chúng được khôi phc. Môi trường đi dương cũng không h khá hơn.

"Nhân loại đang vô tình bóp nght s sng trên hành tinh và tương lai ca chính loài người", nhà sinh vt hc Thomas Lovejoy thuc Đi hc George Mason, người được mnh danh là ‘cha đ đu ca đa dng sinh hc nh vào nhng công trình nghiên cu ca ông, nói.

"Đa dạng sinh hc trên hành tinh này thật s đang b đp nát và đây thc s là cơ hi cui cùng ca chúng ta đ gii quyết vn đ", Lovejoy nói.

Các nhà khoa học bo tn t khp thế gii đã t tu Paris đ công b bn phúc trình dài hơn 1.000 trang. H thuc Din đàn Chính sách Khoa học Liên chính ph v Đa dng sinh hc và Dch v H sinh thái (IPBES) bao gm trên 450 nhà nghiên cu. Kết lun ca phúc trình cn phi được đi din ca tt c 109 quc gia phê chun.

Một s quc gia b thit hi nhiu hơn bi s mt mát này, chng hạn nhưng nhng đo quc nh, và h mun bn phúc trình phi đòi hi nhiu hơn. Nhng nước khác, trong đó có M, cn trng trong ngôn ng th hin mc dù cũng đng ý rng ‘chúng ta đang gp chuyn’, bà Rebecca Shaw, nhà khoa hc chính ca Qu Thiên nhiên Hoang dã Thế gii, người quan sát các cuc thương lượng cui cùng, nói.

"Đây là lời kêu gi mnh m nht chúng tôi tng thy đ đo ngược li quá trình suy gim ca t nhiên", bà Shaw nói. Kết qu ca phúc trình không ch là v bo tn đng vt và thc vt, mà là về duy trì mt thế gii vn đã tr nên khó khăn hơn cho cuc sng ca con người, ông Robert Watson, mt nhà khoa hc hàng đu tng làm cho NASA và đng đu bn phúc trình, cho biết.

"Chúng ta thật s đang đe da an ninh lương thc, an ninh ngun nước, sức khe và các yếu t xã hi ca nhân loi", Watson nói vi AP. Ông nói người nghèo các nước kém phát trin là người hng chu hu qu nhiu nht.

Kết lun dài 39 trang ca phúc trình nhn mnh năm phương cách mà con người đang làm suy gim đa dng sinh học :

Thứ nht là biến các khu rng, đng c và các khu vc khác thành nông tri, thành ph. Hành đng này đã làm mt môi trường sng ca cây c và muông thú. Khong 3/4 din tích đt, 2/3 các đi dương và 85% đt ngp nước đã mt hay biến đi nghiêm trng khiến cho các loài khó có kh năng sinh tn hơn, phúc trình cho biết.

Thứ hai là đánh bt quá mc các đi dương. Mt phn ba ngun thy sn trên thế gii đã b khai thác cn kit.

Thứ ba là gây ra biến đi khí hu t vic đt cháy nhiên liu hóa thch khiến môi trường tr nên quá nóng, quá m, quá khô cho mt s ging loài. Gn mt na các loài đng vt hu nhũ trên cn – không bao gm loài dơi – và gn 1/4 các loài chim có môi trường sng b tác tình trng m lên toàn cu tác đng nng n.

Thứ tư là gây ô nhiễm đt và ngun nước. Mi năm có t 300 cho đến 400 tn kim loi, cht hòa tan và bùn đc b thi ra sông sui hay ao h, đi dương.

Thứ năm là to điu kin cho các ging loài xâm thc xâm ln vào môi trường sng ca các loài bn đa. S lượng các loài xâm thực t bên ngoài mi quc gia đã tăng lên 70% k t năm 1970 vi mt loài vi khun đe da gn 400 loài lưỡng cư.

Đấu tranh vi biến đi khí hu và cu các ging loài đu quan trng như nhau, phúc trình cho biết, và gii pháp cho hai vn đ này cần phi được thc hin song song. C hai vn đ này tác đng ln nhau bi vì khí hu m hơn s dn đến ít ging loài hơn và mt thế gii ít đa dng hơn v sinh hc có nghĩa là s có ít cây ci hơn đ hp th lượng khí CO2 trong không khí vn là nhân t khiến Trái đt nóng lên, Lovejoy gii thích.

Các rạn san hô các đi dương là ví d rõ ràng v đim giao nhau gia biến đi khí hu và thit hi v ging loài. Nếu Trái đt nóng thêm 0,5 đ C thì các rn san hô s st gim t 70 cho đến 90%, phúc trình cho biết. Còn nếu nóng thêm 1 đ C thì 99% lượng san hô trên thế gii s gp nguy cp.

"Cứ đ mi vic như thường s là thm ha", Watson nói.

Ít nhất 680 loài đng vt có xương sng đã tuyt chng k t năm 1600. Phúc trình cho rng trên 40% các loài lưỡng cư trên hành tinh, hơn 1/3 các hu nhũ hi dương và gn 1/3 các loài cá mp đang b đe da tuyt chng.

Bản phúc trình ch đưa ra khung thi gian rt chung chung là ‘trong vài thp k’ ca tình trng suy gim đa dng sinh hc bi vì hin tượng này da trên nhiu biến s, bao gm nghiêm túc xem xét vấn đề s giúp gim mc đ nghiêm trng ca d báo, Watson nói.

"Chúng ta đang ở trong cuc khng hong tuyt chng trm trng th sáu", nhà sinh thái hc Lee Hannah thuc t chc Bo tn Quc tế và Đi hc California Santa Barbara nói.

Đã năm lần trước đây, Trái đất đã tri qua nhng đt tuyt chng t khi mà đa s s sng trên Trái đt biến mt, trong đó có mt ln khng long b tuyt dit. Tuy nhiên, Watson nói rng bn phúc trình cn trng không gi nhng gì đang xy ra hin nay là đt tuyt chng ln lần th sáu bi vì mc đ hin nay chưa tiến gn đến mc 75% ca các đt tuyt chng t trước đây.

Suy giảm môi trường sng là mt trong các nguy cơ ln nht, và điu này đang xy ra trên toàn cu, Watson nói.

Phúc trình dự đoán t nay cho đến năm 2050 sẽ có thêm 25 triu km đường sá mi được xây dng trong t nhiên và đa s các nước đang phát trin.

Bên cạnh s tuyt chng ca các ging loài, phúc trình còn cho biết 14 phương cách mà thiên nhiên h tr cho cuc sng con người đang suy thoái ngoi trừ sn xut lương thc và năng lượng. Phúc trình ch ra s đi xung trong kh năng ca Trái đt cung cp không khí và nước sch, đt đai màu m.

Phần ln nhng tác đng t hi nht có th ngăn chn được bng cách thay đi cách thc canh tác mùa màng, sn xuất năng lượng, đi phó vi biến đi khí hu và x lý cht thi, theo phúc trình. Điu đó cn đến hành đng phi hp ca các chính ph, người dân và công ty các nước.

Các cá nhân có thể góp mt tay bng cách thay đi thói quen ăn ung và s dng năng lượng, đồng ch tch ca phúc trình và nhà khoa hc sinh thái Josef Settele thuc Trung tâm Nghiên cu Môi trường Helmholtz Đc nói. Điu này không có nghĩa là phi ăn chay hay ăn rau c mà là cân bng tht, rau qu và trái cây, và đi b và đp xe nhiu, Watson nói.

"Thật ra chúng ta có th nuôi sng tt c hàng t người trên thế gii được sinh ra thêm mà không cn phi phá hy thêm mt tc đt nào trong t nhiên", Lovejoy nói. Chúng ta có th làm được điu này ch yếu bng cách không đ lãng phí thc phm và sản xut hiu qu hơn, ông gii thích.

Nguồn : VOA tiếng Việt, 08/05/2019

*********************

Giới khoa học cảnh báo một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng vì hoạt động của con người

RFA, 07/05/2019

Việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế kèm với tác động của biến đổi khí hậu đang khiến cho một triệu loài trên Trái Đất đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

nature2

Hình chụp hôm 20/3/2017 : 5 con hổ ướp đông lạnh bị giới chức chính quyền thu giữ ở tỉnh Nghệ An - AFP

Một phúc trình được công bố vào ngày thứ hai 6 tháng 5 tại Paris đưa ra cảnh báo như vừa nêu.

Phúc trình có tên "Đánh giá Toàn cầu’ nói rõ chừng 1 triệu trong tổng số ước lượng 8 triệu loài thực vật, côn trùng và động vật trên Trái Đất đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Nguy cơ này đối với nhiều loài sẽ diễn ra trong thời điểm ít thập niên mà thôi.

Hoạt động canh tác và đánh bắt thủy hải sản theo phương thức công nghiệp bị cho là những tác nhân chính khiến cho mức độ tuyệt chủng cao gấp từ hằng chục đến hằng trăm lần trung bình trong vòng 10 triệu năm qua.

Biến đổi khí hậu do phát thải từ việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch gồm than, dầu mỏ và khí đốt khiến cho thực trạng vừa nêu trầm trọng thêm.

Cảnh báo nêu rõ là chỉ có sự chuyển đổi rộng khắp trong hệ thống kinh tế- tài chính toàn cầu mới có thể giúp hệ sinh thái thiết yếu cho tương lai của các cộng đồng con người trên thế giới thoát khỏi bờ hủy diệt.

Giáo sư Josef Settele, đồng chủ trì công trình nghiên cứu để đi đến kết luận vừa nêu, cho rằng mạng sự sống thiết yếu, tác động qua lại lẫn nhau trên thế giới đang ngày càng thu hẹp đi và trở nên tệ đi. Thực trạng này do hậu quả từ hoạt động của con người mà chính nó sẽ dẫn đến mối đe dọa trực tiếp đến an sinh của chính họ khắp nơi trên thế giới.

***********************

Cảnh báo của Liên Hiệp Quốc về các loài và hệ sinh thái đang biến mất

BBC, 07/05/2019

Rừng cây bị đốn hạ, biển và đất đai bị khai thác cạn kiệt, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm. Tất cả các vấn đề đó đang đẩy thế giới tự nhiên tới bờ vực sinh tồn.

bio1

Nạn p há rừng ở Philippines - Ảnh minh họa

Những lời cảnh báo trên đến từ bản phúc trình Liên Hiệp Quốc vừa công bố (06/05/2019) ghi nhận ý kiến của trên 500 chuyên gia từ 50 nước.

Đánh giá của họ nêu ra sự mất mát trong thiên nhiên 50 năm qua và mô tả một tương lai mờ mịt với hàng trăm nghìn loài động thực vật.

Văn bản từ Cơ quan Liên chính phủ về tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái (IPBES-Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services) cũng nêu ra một chương trình cấp cứu thiên nhiên.

Chúng ta được biết từ bản báo cáo này những điều sau :

1. Tính đa dạng của thế giới tự nhiên đang biến mất nhanh chóng

Danh sách đỏ về các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng (IUCN Red List of Threatened Species- International Union for Conservation of Nature) đánh giá tác động của chúng ta - con người - với tự nhiên.

Gần 100 nghìn loài được nêu tên trong danh sách bị cho là gặp nguy hiểm, và trong đó tới 1/4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Từ loài khỉ đuôi dài ở Madagascar tới các loài ếch, kỳ nhông, hoặc các loài cây như thông, phong lan, đây là một danh sách dài.

bio2

Các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng

Bản đánh giá này chưa thể hoàn chỉnh vì chúng ta không biết có bao nhiêu loài động thực vật, nấm tồn tại trên Hành tinh này.

Người ta đưa ra con số ước tính từ hai triệu loài, đến một tỷ, nhưng đa số các chuyên gia tin rằng trên Trái Đất có khoảng 11 triệu loài.

Họ cũng tin rằng Trái Đất đang bị đẩy đến 'một bước ngoặt của tuyệt chủng về loài', lần thứ sáu trong lịch sử nửa tỷ năm qua.

Giáo sư Alexandre Antonelli, giám đốc khoa học tại Vườn thực vật Hoàng gia Anh ở Kew, nói với BBC News :

"Có bằng chứng rõ rệt là chúng ta mất đi các loài với tốc độ nhanh tới mức báo động".

Tình trạng đó từng xảy ra vào khoảng 66 triệu năm trước, khi một khối thiên thạch đâm vào Trái Đất.

Lần này thì chính con người là thủ phạm.

Mức độ tuyệt chủng của các loài nay nhanh hơn 1000 lần so với thời gian loài người xuất hiện trên thế giới này, và trong tương lai, tốc độ biến mất của các loài sẽ còn tăng lên thêm 10 nghìn lần.

bio3

Sudan : con tê giác đực cuối cùng thuộc loài tê giá trắng phía Bắc, đã chết vào tháng 3/2018

Khu vực có sự phong phú đặc biệt về chủng loài trong tự nhiên là Châu Phi, và lục địa này đang ở vào tình trạng đáng lo ngại đặc biệt, nhất là vì châu lục này là nơi duy nhất còn các động vật có vú thuộc nhóm to lớn.

IPBES công bố năm 2018 một nghiên cứu cho hay hoạt động của con người đã và đang khiến cho một nửa chim và thú tại Châu Phi bị tuyệt chủng vào năm 2100.

Vẫn nghiên cứu này cho thấy 42% động thực vật trên đất liền ở Châu Âu và Trung Á đã bị tàn lụi đi chỉ trong 10 năm qua.

2. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm là đe dọa lớn cho thiên nhiên và hệ sinh thái

Một nghiên cứu gần đây cho hay dù biến đổi khí hậu là đe dọa đang gia tăng, việc hủy hoại tính đa dạng của thiên nhiên đến chủ yếu từ hoạt động làm nông, lấy củi, đốn gỗ của con người.

Các hoạt động cùng việc khai thác quá mức thế giới động, thực vật để lấy gỗ, nạn săn bắt, câu cá làm hệ sinh thái của động thực vật bị thu hẹp lại.

bio4

Các tác nhân chính cho việc hủy hoại tính đa dạng của hệ sinh thái

Động vật có vú như con tê tê bị đẩy tới cảnh bị tuyệt diệt vì nạn săn bắn nhằm lấy vảy và thịt của nó.

Chặt đốn gỗ rừng theo cách không bền vững như ở Myanmar làm chết một loài khỉ ở đây, và việc khai hoang để trồng cấy cũng làm hại cho các loài như báo cheetah.

Chủ tịch của IPBES, Giáo sư Bob Watson nói với BBC rằng các chính phủ tập trung nỗ lực nhiều hơn vào biến đổi khí hậu chứ không phải việc bảo vệ tính đa dạng của động thực vật.

"Nhưng đây là vấn đề cũng rất quan trọng cho chính cuộc sống tốt đẹp của con người".

3. Động thực vật biến mất cùng vùng đất là nơi chúng có hệ sinh thái tự nhiên

Sự xuống cấp của chất lượng đất vì hoạt động của con người là yếu tố tiêu cực tác động xấu đến cuộc sống của ít nhất 3,2 tỷ người, và đẩy Trái Đất tới lần hủy diệt lớn thứ sáu, theo IPBES.

Tác nhân chính vẫn là nghề nông nghiệp, nghề rừng không bền vững, là biến đổi khí hậu, và trong một số trường hợp, sự bành trướng của đô thị, việc xây đường xá, và khai khoáng.

Đất xuống cấp gồm cả việc rừng bị mất đi.

Trên toàn cầu việc trồng rừng và xây dựng các đồn điền có làm mức độ mất đất rừng chậm lại, nhưng riêng rừng rậm nhiệt đới thì tốc độ mất đi lại tăng lên.

Đây chính là nơi có tính đa dạng cao nhất về các loài động thực vật.

Chừng 12 triệu hectare rừng nhiệt đới bị mất đi trong năm 2018, với tốc độ bằng 30 sân bóng đá mỗi phút.

bio5

Biểu đồ nạn phá rừng từ năm 2002 đến năm 2018

4. Chuyển đổi hệ sinh thái gây ra mất mát sinh học

Theo IPBES, chỉ 1/4 đất trên Địa Cầu là không bị các hoạt động của con người tác động. Nhưng đến 2050, số đất 'không có người dùng' giảm xuống còn 1/10.

Giáo sư Mercedes Bustamante từ Đại học Bresilia nói với BBC News :

"Vấn đề sử dụng quỹ đất là thách thức trọng tâm cho môi trường như chúng ta đang chứng kiến".

Từ 2001, Indonesia mất đi hàng triệu hectare đất rừng nguyên sinh. Trong năm 2018, sự mất mát này giảm đi 40% nhờ luật pháp chặt chẽ hơn và vì mùa mưa làm giảm các vụ cháy rừng.

Thế nhưng, các đồn điền trồng cọ lấy dầu vẫn đang tiếp tục làm hệ sinh thái còn lại ở Indonesia thu hẹp lại.

bio6

Bản đồ đánh giá mức độ đốn gỗ, khai hoang rừng ở Indonesia

Các vùng rừng ven biển của Đông Nam Á, như trên các đảo Borneo và Sumatra sẽ mất đi một trong ba loài chim, và gần 1/4 loài động vật có vú, nếu tốc độ phá rừng cứ tiếp tục như hiện nay, theo IPBES.

5. Một số vùng rừng rậm nhiệt đới đang bị xóa sổ

Vùng Amazon có những khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, và là nơi ở của nhiều loài động thực vật còn chưa được phát hiện.

Rondônia, nằm ở phần phía Tây của Amazon, có những rừng cây rậm rạp nhất trong cả vùng.

Nhưng cây bị đốn liên tục tại đây để lấy đất trồng cấy hoặc nuôi gia súc.

Ngoài ra là đốn rừng lấy gỗ và khai khoáng.

Bức tranh dưới đây là đồng ruộng, khu định cư chen vào các mảng rừng bị chia cắt.

2018

bio7

1984

bio8

************************

Một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại

RFI, 06/05/2019

Đã có một triệu loài động vật, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và nhịp độ này đang tăng lên : thiên nhiên vốn đang nuôi sống nhân loại tiếp tục suy tàn, nếu không "thay đổi sâu sắc" phương thức sản xuất và tiêu thụ của con người. Đó là lời báo động chưa từng thấy từ bản báo cáo của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh thái (IPBES) được công bố hôm nay 06/05/2019.

bio9

Rừng vùng Amazon ngay cạnh khu vực rừng đã bị khai hoang để lấy đất trồng đậu nành, Ảnh chụp tại bang Mato Grosso miền tây Brazil, ngày 04/10/2015. Reuters/Paulo Whitaker/File Pho

Sau ba năm nghiên cứu, 450 chuyên gia cảnh báo là những hành động của con người như phá rừng, canh tác quá mức, lạm sát thủy hải sản, đô thị hóa ồ ạt, khai khoáng, đã khiến cho 75% môi trường sinh thái trên đất liền và 66% trên biển bị tổn hại. Bên cạnh đó là hiện tượng biến đổi khí hậu, nạn ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm lấn.

Hậu quả : khoảng 1 triệu trên tổng số 8 triệu loài động vật và thực vật trên Trái Đất hiện nay đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài sẽ biến mất trong những thập niên tới.

Con người vốn phụ thuộc vào thiên nhiên để ăn uống, hít thở, sưởi ấm, chữa bệnh… sẽ ra sao ? Ông Robert Watson, chủ tịch IPBES nhận định : "Vẫn còn chưa muộn, nhưng chỉ với điều kiện chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ".

Mục tiêu trước mắt là chuyển đổi hệ thống sản xuất nông phẩm "bền vững" để có thể nuôi sống 10 tỉ người trên Trái Đất năm 2050, và thay đổi cả thói quen tiêu thụ. Greenpeace cho biết hoan nghênh khuyến cáo sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn thịt và sữa, để giảm bớt tác động tiêu cực cho đa dạng sinh thái – dù báo cáo không nêu trực tiếp do áp lực từ các quốc gia xuất khẩu thịt.

IPBES cũng gợi ý các chính phủ định ra hạn ngạch đánh cá hoặc có những trợ giúp về tài chính, thuế khóa, đặt chất lượng sống lên trên chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Báo cáo khẳng định những người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, và đặc biệt là các thổ dân sống lệ thuộc vào thiên nhiên.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 654 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)