Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/05/2019

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm thứ 25 tại Quốc hội Hoa Kỳ

Thanh Trúc

Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc hội Mỹ rơi vào tháng Năm cũng là tháng Di Sản Châu Á Thái Bình Dương ở Hoa Kỳ. Năm nay, Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam lần thứ 25 được tổ chức ngày 9/5/2019 tại tòa nhà Hart của Thượng Viện Mỹ.

ngay1

Bà Libby Liu, Giám đốc Đài Á Châu Tự Do phát biểu tại buổi lễ RFA

Đây là sự kiện quan trọng trong sinh hoạt hàng năm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Washington DC cũng như các tiểu bang xa, bắt nguồn từ Nghị Quyết chung SJ-168 của Quốc hội Hoa Kỳ và Công Luật số 103-258 do tổng thống Bill Clinton phê chuẩn và ban hành năm 1994, công nhận ngày 11 tháng Năm hàng năm là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, Đạo Luật phản ảnh cam kết ủng hộ của chính phủ và người dân Mỹ đối với công cuộc tranh đấu của người Việt hải ngoại cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời thể hiện ý chí và sự vận động, cỗ vũ quyền con người cho người dân trong nước.

Với chủ đề Quyền Tự Do Phát Biểu,Quyền Tự Do Internet, buổi lễ được bảo trợ bởi thượng nghị sĩ Tim Kaine cùng một số các dân biểu và thượng nghị sĩ lưỡng viện quốc hội thường quan tâm lên tiếng, thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền cho Việt Nam.

Ngoài ra còn có sự bảo trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Công và Lao Động Mỹ (AFL-CIO), các tổ chức nhân quyền quốc tế, phái đoàn các cộng đồng bạn như Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Tây Tạng, Gilgit Baltistan.

Bên cạnh đó là sự tham gia của các cộng đồng, tổ chức, đoàn thể Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu. Trưởng ban tổ chức, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thi, cho biết : 

Năm nay ban tổ chức chọn đề tài Quyền Tự Do Phát Biểu và Quyền Tự Do Internet vì lý do là năm ngoái Việt Nam thông qua bộ Luật về An Ninh Mạng mới, có hiệu lực tháng Giêng năm nay, nói lên sự đàn áp, trấn áp về tự do ngôn luận. Đó là mối quan tâm của ban tổ chức, mình muốn trong dịp sắp tới đây, ông Scott Busby, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ về Việt Nam, và sẽ có những đàm thoại về tự do, một trong những đề tài mà ban tổ chức đã đưa những dữ kiện đó cho ông Busby.

Về thành phần những phai đoàn người Việt từ xa đến tham dự, bác sĩ Diệu Thi nói :

Năm nay rất đông, hơn 12 tiểu bang, trong đó có Massachusetts, New Jersey,Pensylvania, North Carolina, Georgia, Florida, Tenessee, Arkansas, Texas, Washington State, California và đồng thời có phái đoàn của Canada luôn.

Một người trẻ hiện là đương kim chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Virginia, Maryland và Washington DC, cũng là chủ tịch Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay, anh Lý Thanh Phi Bảo :

Lâu nay Việt Nam mình ở đây cũng đã đấu tranh rất nhiều, nhưng Bảo thấy năm nay đặc biệt là có sự đoàn kết, nhiều phái đoàn nhiều tiểu bang và rất nhiều người trẻ góp sức với nhau, đó là một chuyện đáng mừng cho cộng đồng của mình.

Đến từ Nam California, ông Tạ Đức Trí, thị trưởng thành phố Westminster :

Chúng ta thấy được Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam hàng năm đã tụ họp được rất nhiều các phai đoàn, các tổ chức cộng đồng từ khắp những tiểu bang xa. Hôm nay chúng tôi phải nói là rất vinh dự được cùng rất nhiều phái đoàn từ nơi xa đến đây. Chúng ta tranh đấu thì chúng ta có hy vọng cho một Việt Nam tự do và dân chủ trong tương lai.

Năm 2020 là tròn 25 năm Hoa Kỳ cùng Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, suốt 25 năm qua thì quan điểm của hành pháp và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn là một nước Việt Nam với một môi trường lành mạnh cho tự do và nhân quyền, vì thế Washington luôn mong muốn đồng hành cũng như thúc đẩy Việt Nam tiến trên con đường dân chủ và nhân bản, Đó là lời tuyên bố của ông Scott Busby, từng phụ tá ngoại trưởng Mỹ chuyên trách dân chủ, nhân quyền và lao động, hiện là quyền cố vấn cấp cao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

ngay2

Quan khách tham dự Ngày nhân quyền - RFA

Là người sẽ dẫn đầu phái đoàn ngoại giao Mỹ về Việt Nam tuần tới để thảo luận trong vòng đối thoại thường niên về nhân quyền giữa Hoa Kỳ vcho vòng thảo luận thường niên Mỹ Việt về nhân quyền, ông Scott Busby bày tỏ với đài với đài Á Châu Tự Do :

Rằng Hoa Kỳ vẫn thường hy vọng một tình trạng nhân quyền tốt đẹp cho từng quốc gia, và Mỹ cũng đã ghi nhận một số tiến triển về quyền con người ở Việt Nam như tôi nêu lên trong bài nói chuyện của tôi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục áp lực để Việt Nam phải cải thiện nhiều hơn nữa bởi hãy còn quá nhiều vấn đề về quyền con người ở Việt Nam.

Sẽ phải tạo sức ép với Việt Nam hơn nữa trong việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm, trong đó có cả các bloggrs từng viết bài cho đài Á Châu Tự Do nhưng không may một người may đã bị bắt tại Thái Lan và hiện tại đang bị giam giữ ngồi tù ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ nói lên sự quan tâm của chúng tôi về những trường hợp như vậy, đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho họ.

Cũng như mọi năm, người được mời làm diễn giả trong Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam là giám đốc đài Á Châu Tự Do, bà Libby Liu.

Trong cung cách người đứng đầu một cơ quan truyền thông với một Ban Việt ngữ mà tiếng nói được gởi về trong nước, bà Libby Liu bày tỏ sự vinh dự cùng niềm hân hoan của bà khi mục kích cảnh tượng của Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc hội Mỹ mà bà đã chứng kiến và dự phần bao năm qua, bà Libby Liu không quên nhắc lại sứ mạng của đài Á Châu Tự Do là cổ vũ cho nhân quyền và tự do ở Việt Nam. Bà cũng nhắc đến những nhà dân chủ, nhà hoạt động nhân quyền, những tổ chức xã hội dân sự đang nở rộ bất kể sự trấn áp của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhiều tên tuổi của tù nhân lương tâm được đề cập tới, những hành
động trấn áp của Nhà Nước Việt Nam đối với phong trào dân chủ, kể cả vụ khủng hoảng môi trường Formosa phản ảnh sự tắc trách trong việc bảo vệ quyền con người của chính phủ Việt Nam cũng được bà Lybby Liu lần lượt nhắc nhở lại.

Lần đầu tiên đến sự kiện, cũng là người được mời phát biểu, cựu tù nhân lương tâm, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói cảm tưởng của cô là xúc động trước quang cảnh trang trọng của Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ :

Thực sự cũng là lần đầu tiên Quỳnh biết có Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam ngay trong Thượng Viện của Quốc hội Mỹ, Quỳnh nghĩ rằng với những người trẻ được bắt đầu từ những viên đá đặt trước của các bác các chú ở đây thì hy vọng các bạn ở bên trong Việt Nam sẽ có thêm động lực, có thêm sự khuyến khích khi biết rằng cộng đồng người Việt hải ngoại luôn đồng hành cùng với nhân quyền Việt Nam và tự do cho Việt Nam.

Đối với Thượng nghị sĩ John Cornyn của tiểu bang Texas, thì đáng tiếc là ngày nay nhiều người Mỹ ở Hoa Kỳ đã quên đi bài học lịch sử. Và bài học mà di dân Việt Nam đã mang theo khi đến đất nước này, là điều kiện ngặt nghèo của đời sống không có tự do tôn giáo, không có tự do biểu đạt lẫn tự do ăn nói. Bởi thế điều vô cùng quan trọng là phải nhắc mọi người hiểu rằng đó là những điều không thể coi thường.

Sau cùng, nói về nhân quyền của Việt Nam thì chừng như không có chọn lựa nào khác hơn là đưa Việt Nam trở lại CPC danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do, dân chủ và nhân quyền, là tuyên bố của dân biểu Chris Smith, tác giả Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam từng được hạ viện thông qua nhưng chưa thành luật vì bị bác ở thượng viện.

Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tiếp nối qua ngày hôm sau, thứ Sáu 10/5/2019, bằng cuộc vận động tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mục đích là đề đạt nguyện vọng và ý kiến xây dựng nhằm có thể ảnh hưởng đến Vòng Đối Thoại Nhân Quyền Thường Niên Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội cuối tháng Năm này.

Thanh Trúc tường trình từ Washington DC.

Nguồn : RFA, 09/05/2019

****************

Hà Nội phản bác báo cáo ‘sai lệch’ của Mỹ về tự do tôn giáo Việt Nam (VOA, 09/05/2019)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 9/5 phn bác các thông tin trong báo cáo ca y ban T do Tôn giáo Quc tế ca Hoa Kỳ, mà h cho là "sai lch" và "thiếu khách quan" trong đánh giá v tình hình tôn giáo ca quc gia Đông Nam Á này.

ngay3

Người dân tham gia mt bui cu nguyn tp th đ kêu gi công lý cho mt blogger và mt nhà hot đng bo v quyn đt đai ti nhà th Thái Hà Hà Ni hôm 18/9/2016. M cho rng t do tôn giáo Vit Nam còn b xâm phm nhưng Hà Ni phn bác báo cáo đó.

Báo cáo thường niên năm 2019 ca y ban T do Tôn giáo Quc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công b hôm 29/4 nhn đnh rng tình hình vi phm t do tôn giáo Vit Nam tiếp tc "có khuynh hướng tiêu cc" và "tình trng chung ca các nhóm tôn giáo ( Vit Nam) đã xu đi trong năm 2018".

Các vấn đ ln ti Vit Nam được USCIRF nêu trong bn phúc trình 2019 là : Hi C đ, Chi phái Cao Đài 1997, tình trng vô quc gia ca người Tin Lành H’mong và Tây Nguyên, tù nhân lương tâm, và vic chính quyn đàn áp các cuc biu tình ôn hòa.

"Báo cáo của y ban T do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ ghi nhn nhng thành tu và tiến trin trong công tác bo đm và thúc đy đi sng tôn giáo, tín ngưỡng ti Vit Nam, nhưng đáng tiếc trong báo cáo vn còn mt s đánh giá không khách quan, trích dn nhng thông tin sai lch v Việt Nam", người phát ngôn ca B Ngoi giao Vit Nam Lê th Thu Hng nói trong phn tuyên b đăng trên trang web ca B Ngoi giao Vit Nam hôm 9/5.

Tuy nhiên bà Hằng không ch ra nhng thông tin "sai lch" cũng như nhng đánh giá "không khách quan" trong báo cáo của USCIRF.

Trong kết lun ca báo cáo ca USCIRF, cơ quan ca chính ph M cho rng "Vit Nam rõ ràng đã ci thin các điu kin t do tôn giáo trong 40 năm k t khi Đng Cng sn lên nm quyn… nhưng nhng vi phm v t do tôn giáo vn nm trong mức đ ca mt quc gia cn được quan tâm đc bit (CPC) theo Đo lut T do Tôn giáo Quc tế (IRFA)".

Báo cáo của USCIRF viết rng : "Trong năm 2018, chính quyn tiếp tc đàn áp trên din rng các lãnh t tôn giáo, các nhà bo v nhân quyn, các nhà hot động ôn hòa, và nhng người ch trích khác trên toàn quc, đc bit là đ đáp tr nhng cuc phn đi trên din rng chng li Lut An ninh mng hà khc và d lut v đc khu kinh tế".

Tuy nhiên, Bộ Ngoi giao hôm 9/5 khng đnh rng : "Chính sách nht quán của Nhà nước Vit Nam là tôn trng và đm bo quyn t do tín ngưỡng, tôn giáo và t do không tín ngưỡng, tôn giáo ca công dân".

Theo BNG thì khoảng 95% dân s Vit Nam có đi sng tín ngưỡng, trên 24,3 triu người là tín đ ca các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân s ; gn 53 ngàn chc sc, 134 ngàn chc vic, 28 ngàn cơ s th t

Theo người phát ngôn ca b, "Vit Nam đã không ngng hoàn thin h thng pháp lut, chính sách v tín ngưỡng, tôn giáo, đc bit vic thông qua Lut tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị đnh hướng dn thi hành Lut tín ngưỡng, tôn giáo".

Trong khi đó, một trong nhng vi phm ca Vit Nam mà báo cáo ca USCIRF đ cp đến là vic chính quyn Đà Nng cưỡng chế chùa An Cư qun Sơn Trà, và tch thu đt ca 7 h dân giáo x Cn Du vào tháng 11/2018.

Nói với VOA hôm 30/4, các chc sc tôn giáo đc lp Vit Nam cho biết h đng tình vi báo cáo 2019 ca USCIRF và nhn mnh rng M nên áp dng Lut Magnistky đ trng pht quan chc Vit Nam vi phm lut.

Hôm 29/4, một ln na USCIRF đề xuất B Ngoi giao M đưa Vit Nam tr li danh sách Các quc gia đáng quan tâm đc bit (CPC) da trên nhn đnh rng Hà Ni vn "tiếp tc đàn áp nhiu cá nhân và t chc tôn giáo".

*********************

Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình sau 10 tháng bị giam vẫn chưa được gặp luật sư (RFA, 09/05/2019)

Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, người bị bắt gần trọn 10 tháng, vẫn chưa được cơ quan tiến hành tố tụng cho gặp luật sư tham gia bào chữa dù Luật tố tụng quy định việc này phải hoàn thành trong 24 giờ.

ngay4

Anh Huỳnh Đức Thanh Bình - Courtesy FB Huỳnh Đức Thanh Bình

Luật sư Nguyễn Văn Miếng đăng tải thông tin vừa nêu trên trang cá hôm 8/5, cho biết thêm ông đã gửi văn bản yêu cầu cấp thông báo bào chữa đến cơ quan chức năng.

Trao đổi với RFA vào tối ngày 9/5, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết :

"Tôi gửi qua đường bưu điện. Tôi yêu cầu lên thẳng Viện trưởng Viện Kiểm sát vào ngày hôm qua thì có lẽ hôm nay bên Viện Kiểm sát nhận được, rồi văn thư họ chuyển đến tay Viện Trưởng thế nào thì tôi cũng không rõ lắm".

Vẫn theo Luật sư Miếng, sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ thì trong vòng 24 giờ thì cơ quan tiến hành tố tụng thông báo việc bào chữa xem luật sư có đủ điều kiện tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo đó hay không, nếu đủ thì coi như ông được công nhận, nếu thiếu thì họ nói ông bổ sung hoặc nói ông không đủ điều kiện và không cho tham gia.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng là người được bà Nguyễn Thị Huệ - mẹ của bị cáo Huỳnh Đức Thanh Bình mời bào chữa cho sinh viên này.

Huỳnh Đức Thanh Bình sinh ngày 14/7/1996, bị bắt vào ngày 07/7/2018, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trong vụ án mà cơ quan chức năng nói với thân nhân là "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" do ông Michael Phương Minh Nguyễn ở Hoa Kỳ và những người cùng nhóm thực hiện.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Miếng, ông đã nhiều lần làm thủ tục đăng ký bào chữa cho sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình tại cơ quan an ninh điều tra, nhưng bị phía cơ quan này từ chối quyền tham gia bào chữa, không đúng với luật định.

Giải thích việc này, Luật sư Miếng nói thêm :

"Điều luật có quy định là trong những án an ninh quốc gia, có thể bên Viện trưởng Viện Kiểm sát sẽ quyết định cho luật sư/ người bào chữa tham gia khi vụ án kết thúc điều tra để giữ bí mật điều tra. Tức điều luật nói Viện trưởng Viện Kiểm sát là người quyết định có cho luật sư tham gia ngay từ đầu hay không. Tuy nhiên tất cả những án an ninh từ trước đến giờ, khi luật sư làm thủ tục, tự động cơ quan an ninh điều tra trả lời luật sư không được tham gia giai đoạn điều tra, tức là họ tự động luôn. Họ cũng căn cứ điều luật đó, nhưng quyết định không phải từ ông Viện trưởng Viện Kiểm sát".

Hiện tại, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết đang tiếp tục chờ thư trả lới từ phía Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi liên lạc với bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của nhà hoạt động Huỳnh Đức Thanh Bình, để hỏi thăm tình hình và được bà cho biết lần gần nhất cô được gặp Bình là vào tháng 4 sau khi có kết luận điều tra :

"Cô vô thăm thì Bình vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ hỏi thăm về tình hình sức khỏe thôi, Mình chỉ được gặp khoảng 20 – 30p gì đó, chỉ hỏi thăm tình hình gia đình rồi đồ ăn thăm nuôi nhiêu đó thôi cũng đã kịp hết giờ rồi, với lại công an nhiều lắm và họ cũng đã dặn trước là không được nói gì hết chỉ được hỏi về sức khỏe về gia đình không được nhắc gì về vụ án. Cô không biết về vụ án nên cũng chẳng biết hỏi gì".

Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, sinh năm 1996, hiện ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, bị khởi tố và tạm giam với cáo buộc tham gia tổ chức gọi là ‘Quốc Nội Quật Khởi’, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 109 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Anh Huỳnh Đức Thanh Bình bị bắt cùng cha là ông Huỳnh Đức Thịnh, và ông Michael Phương Minh Nguyễn, facebooker Trần Long Phi, Facebooker Quốc Báo.

Quay lại trang chủ
Read 489 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)