Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/05/2019

Chung quanh sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng trở lại chính trường

Nhiều tác giả

Về bài phát biểu 2.600 từ của ông Tổng Bí thư

Nguyễn Hiền, 18/05/2019

Facebooker Trần Đình Thu, người thu hút nhiều sự chú ý của nhiều facebooker vì những nhận định lạ, và hơi hướng cổ vũ cho sự gỡ bỏ chủ nghĩa xã hội ra khỏi mảnh đất Việt Nam. Trong một bài viết vào ngày 17/05, ông đề cập đến bài phát biểu 2.600 từ của ông Nguyễn Phú Trọng mà ông cho đó là "ba câu hỏi cốt lõi". Nhưng có phải, bài phát biểu này không giống như "mọi lần" hay không ?

phatbieu1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 - Ảnh minh họa

Những dòng đầu tiên trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã "gợi mở, nêu vấn đề" nhằm thảo luận và cho ý kiến.

"Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để các đồng chí quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến.".

Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không ?

Facebooker dẫn ba câu hỏi mang tính gợi mở, câu đầu tiên là "Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không ?". Nhưng thực chất, đây là câu áp đặt, bởi thực tế, toàn bộ diễn văn đã không nhắc đến một cách trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa bỏ thành phần kinh tế này, mà chỉ thuần túy là lên tiếng cảnh giác trước việc đề cao hóa kinh tế tư nhân, coi nhẹ kinh tế nhà nước thông qua việc kinh tế nhà nước làm thất thoát ngân sách trong thời gian qua, cũng như đây là ổ tham nhũng liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế - chính trị quốc gia. Quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là sự biện chứng nhằm đảm bảo các giá trị cốt lõi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm, "Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không ?" thực chất là sự củng cố của quan điểm bao quát trước đó, "Hay bây giờ nói kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa ; vừa qua kinh tế thị trường phát triển như thế được chưa ? Có bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa không ? Có lệch về phía nào không ?".

Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ?

Trong bài diễn văn cua ông Nguyễn Phú Trọng có nhắc đến quan điểm này, nhưng có vẻ Facebooker Trần Đình Thu đã tách nó ra khỏi ngữ cảnh, dẫn đến cách hiểu sai lệch về quan điểm của ông Tổng Bí thư. Quan điểm trên là mở đầu cho quan điểm diễn giải về việc, nhấn mạnh sự đổi mới chính trị chỉ thuần túy là "đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc", tức là cải cách và đổi mới cơ chế hoạt động của bộ máy, chứ không phải là "đổi mới chế độ chính trị" theo hướng loại bỏ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì thế, nên ông Nguyễn Phú Trọng mới nhấn mạnh các đại biểu là "hiểu cho đúng những cái đó", để tránh lệch pha chính trị hoặc đổi màu chính trị.

Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam hay không ?

Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, nói cách khác nó là "luật về chính đảng". Việc ông Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề "có cần phải sửa đổi điều lệ" thực ra là sự bóc tách từ báo cáo chuyên đề trong "tổng kết công tác xây dựng Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng". Và nhu cầu sửa đổi hay đặt vấn đề sửa đổi điều lệ Đảng không phải là lần đầu tiên, tuy nhiên cũng thừa nhận rằng, mỗi sự thay đổi đều mang tính chiến lược hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Lấy ví dụ như trong Đại hội III của Đảng lao động Việt Nam đã thay đổi mục đích của Đảng thành "hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam", xác lập đường hướng chiến lược phủ chủ nghĩa xã hội lên toàn quốc gia. Tuy nhiên, theo người viết, vấn đề "sửa đổi điều lệ" lần này có thể giống như lần sửa đổi tại Đại IV hoặc Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó là thay đổi về mặt "chức vụ" Tổng Bí thư, có thể đặt ra là về sự hợp nhất hai chức vụ, nhiệm kỳ của chức vụ ; hoặc thay đổi tiêu chuẩn, điều kiện của đảng viên trong tình hình mới. Cả hai yếu tố này đều có những biểu hiện trước đó, bao gồm cả siết chặt kỷ luật đảng viên trong thời kỳ 4.0 (không bàn về tam quyền phân lập, thể chế xã hội dân sự), và sự kiêm nhiệm 2 chức vụ trong thời kỳ mới.

Không phải cấm kỵ mà là thường niên

Bài khai mạc mới "gợi mở" một nửa, vì thực tế cho thế, toàn bộ bài là sự "áp đặt và nhắc nhở" của ông Tổng Bí thư đối với các vấn đề trong Đảng, mà yếu tố nổi bật là lo sợ "sự tự chuyển hóa, tự diễn biến trong đảng".

Bài phát biểu không có gì gọi là "cấm kỵ, tiến bộ lớn", bởi đánh giá như vậy là hời hợt và có phần dân liêu. Ngay cả cái quan điểm mà Facebooker Trần Đình Thu "đặc biệt chú ý", và cho đó là mang tính "khái quát cao". Cụ thể, "Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào ? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào ?". […] "Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó".

Facebooker Nguyễn Đình Thu cho rằng, "đó là tín hiệu cho thấy ông không thể chắc được điều gì. Nó hoàn toàn khác với giọng điệu từng nghe từng thấy của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam xưa nay "Chúng ta phải kiên trì trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và nhất định chúng ta sẽ thắng lợi"."

Thực ra, quan điểm này cũng không vững vàng, bởi trước đó, bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh về "tầm nhìn chiến lược dài hơn", và trong đó ông kỳ vọng rằng, việc xây dựng văn kiện đại hội phải đi từ địa phương lên, mang tính thực tiễn hơn, và dặn dò đội ngũ cán bộ phải "nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu".

Cái quan điểm nêu trên không thể áp vào quan điểm "con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và nhất định chúng ta sẽ thắng lợi" được, vì nếu gắn kết như thế này, vô tình, Facebooker Nguyễn Đình Thu đã bỏ qua cả quan điểm trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng về sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó, "tín hiệu không chắc được điều gì" còn lớn hơn lần này.

"Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Kết

Chiến dịch "đốt lò" đang tạo ra quá nhiều sự kỳ vọng về sự đổi mới trong tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng, đến mức nó trở nên hoang tưởng, và dễ đưa đến bệnh sùng kính lãnh đạo hay bái vọng chủ nghĩa quyền lực cá nhân quá đáng. 

Sự thay đổi của tư duy người đứng đầu phải đến từ áp lực xã hội và khủng hoảng kinh tế, và cả hai điều này đều chưa hiện diện đầy đủ tại Việt Nam. Đó là lý do vì sao, "người đốt lò" có thể chỉ dừng lại ở "người đốt lò", không hơn không kém.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 18/05/2019

******************

Vì sao dân hỏi ông Trọng đã khỏi ‘lú’ chưa ?

Nguyễn Hùng, VOA, 17/05/2019

Dù truyền thông nhà nước không nói ông Nguyn Phú Trng b bnh gì nhưng cũng phi mt tròn mt tháng ông tng bí thư kiêm ch tch nước mi có th xut hin tr li trước công chúng. Vì không rõ ông b bnh gì nên khó biết liu ông s th được bao lâu trên cả hai ghế đng đu đng và đng đu nhà nước. Trong vai trò tng bí thư, ông Trng cũng là Bí thư Quân u Trung ương ca Quân đi Nhân dân Vit Nam. Và trong vai trò ch tch nước, ông còn là Ch tch Hi đng Quc phòng và An ninh. Ngoài ra ông li có chân trong Đảng u Công an Trung ương. Đây là lý do sc kho ca ông vua không ngai s nh hưởng ln ti sc kho ca h thng chính tr Vit Nam.

npt3

Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng phát biu khai mc Hi ngh Trung ương 10 ti Hà Ni vào ngày 16/5/2019.

Trong những năm va qua cũng có nhng chính tr gia có tiếng lng lng ra đi mãi mãi hay ri chính trường vì bệnh tt. Gn nht là c Ch tch nước Trn Đi Quang. Xa hơn na có ông ‘tau kho có chi mô’ Nguyn Bá Thanh. gia hai ông là hai u viên B Chính tr đã hết thi Đinh Thế Huynh và Phùng Quang Thanh. Câu hi ông Trng s ôm c hai ghế được bao lâu s vẫn còn treo ở đó trong thi gian trước mt.

Nhưng mt câu hi mà mng xã hi đt ra khi ông Trng xut hin tr li là ông đã "khi lú chưa", bit danh ông có t khi còn là ch tch Hi đng Lý lun Trung ương mà t lâu b gi chch đi là hi đng lú ln trung ương. Hin nhiên ông Trng chng vui gì vi mác lú cho dù xưa h thng tuyên truyn ca Vit Nam thích thú vi nhng câu thơ được chính thc lưu hành như "ngu xun nht nhì là tng thng M".

Về mt đt phá tham nhũng, ông Trng đã làm nhng vic khiến ông ghi điểm vi người dân. Đó là nhng v khi t và xét x liên quan ti tham nhũng mà ngay c chính ông Trng trong nhim kỳ đu làm tng bí thư cũng không thc hin được. Điu này cho thy ông Trng đã loi b được nhiu đi th chính tr mun cn bước ông nhưng ông cũng to cho mình nhiu k thù. Đây có th là lý do nhng người mun ông "khi lú" s tht vng.

Trong lúc công cuộc đt lò đang din ra và gia cuc chy đua quyn lc trước Đi hi Đng ln th 13, d kiến s din ra trong năm 2021, khó có hy vọng ông Trng s có nhng đng thái gì tích cc trong các lĩnh vc t do ngôn lun, t do báo chí, t do hi hp hay t do lp hi. Ông không mun các k thù hin ti và k thù tim năng có thêm đn đ tn công ông. Và có th ông cũng không có ý đnh có những thay đi căn bn theo xu thế văn minh ca thi đi. Ngoài ra các đng chí Vit Nam làm gì cũng còn phi nhìn ngó các đng chí Trung Quc, nhng người hin còn kém ci m hơn Vit Nam trong mt s lĩnh vc trong đó có vic kim soát mng xã hi.

Bản thân ông Trng cũng không có cương lĩnh c th nào v nhng thay đi đi vi h thng chính tr đã đ ra tham nhũng. Trong li phát biu khai mc Hi ngh Trung ương 10 mà VTV Việt Nam ghi li bng video, ông tổng bí thư và ch tch nước khng đnh "chưa đt vn đ sa đi cương lĩnh" ca đng v "thi kỳ quá đ lên ch nghĩa xã hi". Gn 45 năm sau khi hai miền nam, bc thng nht, nhng người cng sn vn loay hoay trong m bòng bong xã hi ch nghĩa. Bn thân ông Trng cũng tha nhn mc tiêu biến Vit Nam tr thành nước "công nghip theo hướng hin đi" vào năm 2020 đã phá sn. Nay ông mun người ta nhìn xa hơn ti năm 2030, dp k nim 100 năm thành lp Đng Cng sn và 2045, 100 năm thành lp nước.

Với vic chp nhn kinh tế th trường, Đng Cng sn tha nhn đc quyn kinh tế là điu ng ngn. Ti phiên khai mc Hi ngh Trung ương hôm 16/5, ông Trọng yêu cu các đng viên không được kỳ th kinh tế tư nhân, thm chí ông đ ngh phong anh hùng cho nhng người xut sc.

Nhưng ông Trng và các đng chí không chp nhn mt thc tế là đc quyn quyn lc cũng tai hi không kém nhng gì mà đc quyền kinh tế đã gây ra. Nó khiến các đng viên bình đng hơn các công dân Vit Nam khác. Nếu mt người dân Vit Nam không mun tham gia Đng Cng sn, h không có cơ hi thăng tiến trong các cơ quan nhà nước và trong h thng chính tr nói chung. H hin nhiên bị kỳ th khi mun tham gia vào lĩnh vc truyn thông vì ch Đng Cng sn mi có quyn phát hình, phát tiếng và ra báo. H khó có cơ hi tr thành đi biu cho người dân vì Quc hi không phi là nơi chp nhn nhng người ngoài Đng. Quc hi khóa 14 hiện nay có ti gn 96% là đng viên cho dù tng s đng viên ch chiếm hơn 5% dân s gn 97 triu. Trong tng s gn 500 đi biu quc hi, ch có 21 người ngoài Đng, giảm mt na so vi Quc hi khóa 13.

"Quyền lc có xu hướng tham nhũng ; quyn lc tuyt đi đương nhiên là tham nhũng," s gia người Anh, Lord Acton, đã nhn đnh như vy. Quyn lc tuyt đi ca Đng Cng sn đã góp phn đ ra các chính tr gia tham nhũng và cả các chính tr gia tham lam, dt nát và vô nhân tính. Nhng chính tr gia quái thai này làm nghèo đt nước, tn thu thuế t người dân khiến h cũng thêm nghèo và làm nghèo c các giá tr căn bn trong xã hi. Lch s chưa cho thy mt chế đ đc đng nào có th mang li mt xã hi văn minh, bình đng và thnh vượng. Trung Quc là ví d rõ nht v mt quc gia có nhiu biu hin trc phú – s người giàu nhiu lên nhưng con người vn không được tôn trng, cách ng x khi đi ra bên ngoài vô cùng l bch và ít ai thích các giá tr Trung Quc.

Tự do cnh tranh trong lĩnh vc chính tr và truyn thông không đm bo Vit Nam s nhanh chóng giàu mnh và văn minh. Nhưng ít nht nó đt nn móng cho mt xã hi như thế. Nó là điu kin cn nhưng chưa đ. Người dân cn được biết nhng gì h mun biết, chng hn bnh tình ca ông Trng trong my tun trước khi ông xut hin ra sao. Ông Trng có đt câu hi v chuyn có nên bu trc tiếp tng bí thư hay không ti Đi hi Đng 13 sp ti. Đây là câu hi thú v và câu trả li s có th là ch du cho thy kh năng thay đi chính tr Vit Nam. Nhưng cũng không kém phn quan trng là cách người ta bu trc tiếp như thế nào nếu điu này thc s din ra.

Khi đề cp ti vic cn có cái nhìn dài hn, tránh nhng khu hiệu sáo rng ti phiên khai mc Hi ngh Trung ương 10, ông Trng cũng nói : "Đây là thc tin, đây không phi lý lun suông. Nhưng mà không có lý lun thì không có phong trào cách mng". Lch s các phong trào cách mng mà Đng Cng sn Vit Nam khi xướng cho thấy h ch gii phá ch không gii xây. Bi vy không phi t nhiên người ta hi ông Trng đã "khi lú" chưa. Nếu sau Đi hi 13 mà người ta vn còn "trìu mến" gi nhau là đng chí và vn còn tiếp tc vô thi hn thi kỳ quá đ lên ch nghĩa xã hi thì câu trả li có l là ‘hết thuc’. H thng chính tr hin hành s đm bo hết ông lú này li nhú ông lú khác mà thôi.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 17/05/2019

*******************

Ông Nguyễn Phú Trọng trở lại, có ‘lợi hại’ hơn không ?

Trung Khang, RFA, 16/05/2019

Hội nghị Trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 5 và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước có bài phát biểu khai mạc.

npt2

Hội nghị Trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 16/5/2019. Courtesy chinhphu.vn

Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, để nhận định về tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới.

Trung Khang : Sau khi xuất hiện trở lại đúng một tháng từ ngày 14 tháng 4, ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời tại cuộc họp với 4 vị dược cho là lãnh đạo chủ chốt, rằng Hội Nghị Trung Ương 10 chính thức diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 5. Sang ngày 15, Ông Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính Trị và có chỉ thị cho một số công tác sắp đến về mặt đảng cũng như quản lý nhà nước ? Ông có những nhận định chính nào qua các diễn biến này ?

Phạm Chí Dũng : Trước đây, chưa cơ qua báo chí nào của đảng thông báo ngày sẽ diễn ra Hội Nghị Trung Ương 10, mà chỉ có trước đây một tuần có thông tin ngoài lề trên mạng xã hội là Hội Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/5. Điều này cho thấy mạng xã hội không chỉ vượt mặt báo chí đảng mà còn vượt mặt các cơ quan đảng. Mạng xã hội cũng thông tin trước là Nguyễn Phú Trọng sẽ dự Hội Nghị Trung Ương 10, và sẽ có một bài khai mạc quan trọng.

Điều đó đã đúng, chỉ có một điểm là về mặt sức khỏe cùng xuất hiện tại hai cuộc họp trước Hội Nghị Trung Ương 10 là một cuộc họp lãnh đạo chủ chốt trong phạm vi rất hẹp, và cuộc họp thứ hai là chỉ đạo cho Bộ Chính Trị, và ông Trọng đã chính thức trở lại chính trường. Chính thức thoát khỏi vòng nghi ngờ là mất tích hay biến mất. Mặc dù chậm chạp nhưng tôi cho rằng ông ta đã phục hồi sức khỏe, đặc biệt là khả năng nói, phát âm, khá lưu loát, rành mạch, điều này cho thấy thông tin ông Trọng bị méo miệng là không đúng. Vì người mới bị méo miệng khó có thể phát âm rõ ràng như Nguyễn Phú Trọng trong những ngày vừa qua. Tôi chỉ thắc mắc làm sao ông Trọng có thể vào dự Hội Nghị Trung Ương 10, vì những ngày qua chỉ xuất hiện hình ảnh ông Trọng ngồi, không hề thấy ông ta di chuyển. Như vậy giả thuyết ông Trọng bị tai biến làm ảnh hưởng một phần cơ thể là có cơ sở, vì vậy ảnh ông ngồi có dây đai, và di chuyển có lẽ cần người dìu. Cho nên báo chí hôm nay đưa tin về Hội Nghị Trung Ương 10 chỉ thấy ông Trọng ngồi chứ không đứng, đi lại bắt tay các quan chức như những Hội Nghị khác trước đây.

Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng trở lại đã chính thức đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo Nguyễn Phú Trọng, có nghĩa là mọi kế hoạch, chương trình của ông ta trước đây. Và cũng tạm thời chấm dứt cảnh mà dư luận cho rằng "Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" trong những ngày ông Trọng nằm trên giường bệnh. Và ông ta còn tái khởi động một cách nhiệt tình hơn chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông ta. Bằng chứng là khi ông vừa xuất hiện trở lại đã xuất hiện việc bắt các quan chức tham nhũng, cụ thể là bắt giữ 2 quan chức kinh doanh được coi là sân sau của hai quan chức chính trị cao cấp. Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông ta sẽ mạnh mẽ hơn, trải rộng hơn và nghiệt ngã hơn.

Khi Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực trong đảng tại Đại hội 13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ không phải Nguyễn Xuân Phúc.

Trung Khang : Ngày đầu tiên của Hội nghị Trung ương 10 cũng đã qua, Ông có những nhận định gì liên quan Hội Nghị lần này ạ ?

Phạm Chí Dũng : Ngày làm việc đầu tiên của Hội Nghị Trung Ương 10, tức là ngày hôm nay, mặc dù cũng chả có thông tin gì cả, nhưng tôi cho rằng mọi chuyện sẽ nằm ở cuối giờ chiều ngày mai như thông tin nhân sự và kỷ luật.

Về kỷ luật sẽ logic với biểu hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngay trong những ngày ông Trọng đang mất tích vào đầu tháng 5, thì Ủy ban này vẫn họp một cuộc họp máu lửa, đưa ra nhiều quan chức hải quân của Bộ quốc phòng, và đặc biệt lôi cả cựu phó thủ tưởng Vũ Văn Ninh. Rất nhiều khả năng đó là động thái đưa những nhân vật này vào Hội Nghị Trung Ương 10 để kỷ luật có lẽ là rất nghiêm khắc. Tôi cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương vẫn hoạt động và nhận chỉ đạo từ ông Trọng trên giường bệnh, điều này cũng logic với phát biểu của ông Trọng khi tái xuất hiện ngày 14/5 và đề cập đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương rằng không được ngưng nghỉ mà phải đốt lò liên tục.

Trong Hội Nghị Trung Ương 10, ngoài Vũ Văn Ninh thì ít nhất 2 quan chức nữa sẽ bị kỷ luật là cựu phó bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang đang bị báo chí đảng ồn ào trong vụ công ty Tân Thuận và công ty Sadeco, nhiều khả năng ông Tất Thành Cang sẽ phải đi "viết nhật ký" (đi tù). Người thứ 2 là Nguyễn Đức Chung thì số phận theo tôi không đến nỗi như Tất Thành Cang, nhưng mọi con đường được quy hoạch vào bộ chính trị, quy hoạch thành bí thư thành ủy Hà Nội đã gặp phải sự tráo trở đối với ông. Điều này tôi cho rằng có lẽ là vấn đề nhân quả, nếu chúng ta nhớ lại Nguyễn Đức Chung đã tráo trở với nhân dân Đồng Tâm như thế nào ?

Đó là những vấn đề tôi dự báo về Hội Nghị Trung Ương 10.

Trung Khang : Những ‘kịch bản’ được một số người dự báo trước khi ông Trọng ngã bệnh đến nay có gì khác không ?

Phạm Chí Dũng : Trước đây có những kịch bản về mặt sức khỏe rằng Nguyễn Phú Trọng đã nằm liệt giường, đã chết, sống thực vật hay phải mất 6 tháng mới hồi phục… nhưng tôi cho giả thiết bị tai biến nhẹ có vẻ hợp lý. Theo tôi về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng là không ổn, vì tất cả các bệnh tai biến đều không ổn và chỉ tính bằng thời gian. Việc ông Trọng ngay khi vừa tái xuất hiện đã lao ngay vào công việc, và có một show diễn cùng các lãnh đạo chủ chốt mà lại cho công khai ra ngoài, điều này cho thấy ông Trọng còn yêu thương công việc lắm, quyến luyến công việc và chưa hề muốn rời bỏ cái ghế lẫn quyền lực và tham vọng của ông ta. Nhưng điều đó theo y học là đặc biệt xấu cho bệnh nhân tai biến. Nếu ông ta tiếp tục như vậy thì cơn tai biến lần 2 chẳng sớm thì muộn sẽ xảy ra và thường thường chúng ta đều biết tai biến lần 2 kinh khủng như thế nào và có thể đi luôn.

Kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng phụ thuộc hoàn toàn vào phần lớn vào sự kềm chế của ông ta, mặc dù ông ta còn làm thì có thể thúc đẩy được công cuộc chống tham nhũng của ông ta, thanh tẩy được một số quan chức tham nhũng. Mặc khác ông ta lại tiếp tục bảo thủ, tôi cũng không biết bảo thủ hay chống tham nhũng cái nào tốt hơn.

Kịch bản sức khỏe kéo theo vấn đề quyền lực, sức khỏe suy giảm kéo theo quyền lực suy giảm, kéo theo cơ chế tập trung quyền lực cá nhân suy giảm, dẫn đến cơ chế tập trung quyền lực trung ương suy giảm, kéo theo nạn loạn thần trong tương lai. Tôi tin rằng với tình trạng suy giảm không thể tránh khỏi của ông Trọng thì tình trạnh cát cứ quyền lực, thậm chí kể cả tình trạng loạn sứ quân sẽ xuất hiện tại Việt Nam không chóng thì chầy.

Trung Khang : Sau khi xuất hiện trở lại, ông Trọng nhắc nhở phải tiếp tục công cuộc chống tham nhũng ‘làm tiếp vụ nào ra vụ nấy…’ ; ông thấy điều này có hàm ý gì ?

Phạm Chí Dũng : Tôi chỉ thấy một hàm ý là ông ta đang quyết tâm đốt lò. Nhưng theo cảm nhận riêng của tôi, qua lần tái xuất hiện của ông Trọng, tôi cảm giác rằng, ông ta đang thay đổi một cách tự nhiên. Sau một sang chấn mạnh dẫn đến sang chấn thần kinh não trạng, thì dẫn đến thay đổi lớn đối với người bệnh không chỉ về mặt cơ thể, mà còn về mặt tâm sinh lý, nhận thức. Không phải vô tình mà trong những ngày vừa qua khi ông Trọng nằm giường bệnh, đã xuất hiện thông tin đây là kế giả chết bắt quạ. Trong chính trường Việt Nam đầy rẫy mưu mô xảo quyệt, đầy xảo trá, đội trên đạp dưới, nói xấu… thì bất kỳ nhân vật nào suy giảm quyền lực thì sẽ thấy hết tiền hết bạn, hết ông tôi… cực kỳ bạc bẽo.

Thì tôi nghĩ Nguyễn Phú Trọng cũng không tránh khỏi quy luật như vậy. Ông ta cũng nằm trong guồng máy tâm sinh lý chính trị như vậy, để ông ta cảm nhận được những ngày vừa qua, khi ông ta chưa nằm xuống đã xuất hiện những manh nha quyền lực khác, thậm chí muốn chiếm ghế của ông ta. Điều đó cho ông ta thấy những gương mặt khác, tấm lòng khác, cuộc đời khác, không ở đâu có sự trung thành tuyệt đối, huống chi chính trị là con điếm, tất cả chỉ là dậu đổ bìm leo, gần như là lợi dụng nhau. Nguyễn Phú Trọng đang có sự thay đổi trở nên độc đoán hơn, nghiệt ngã hơn… có nghĩa là ông ta sẽ thẳng tay trong chiến dịch đốt lò. Sau khi tái xuất chúng ta thấy ông Trọng không dùng từ nhân văn như trước đây, khẩu khí của ông ta bây giờ cứng rắn hơn, nghiệt ngã hơn.

Trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường Việt Nam. Những quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ chính trị của ông Trọng.

Trung Khang : Về mặt nhân sự cho thời kỳ sắp đến, trong phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị vào ngày 15 tháng 5, ông Trọng nhắc lại quyết tâm không sử dụng những người có biểu hiện chạy chức, chạy quyền ; điều này có ẩn ý gì không ?

Phạm Chí Dũng : Theo tôi điều này là cảm tính theo truyền thống chung chung của ông Trọng từ trước đến giờ. Vì từ trước đến nay chưa ai đưa ra được bằng chứng chạy chức chạy quyền mặc dù đã nhắc tới điều này từ 2 năm trước. Nó cũng giống như kê khai tài sản quan chức ở Việt Nam, trong 1 triệu trường hợp chỉ phát hiện 5 hay 7 trường hợp không đúng quy định. Cũng giống như quy định không nịnh bợ, như thế nào là nịnh bợ ? Như thế nào là chạy chức chạy quyền ? Người ta không đưa ra được tiêu chí, nên tôi không nghĩ rằng điều Nguyễn Phú Trọng nói không thể hiện một quyết tâm hay kế hoạch mà ông ta định làm gì đó.

Trung Khang : Nhân vật Nguyễn Văn Nên có mặt tại cuộc gặp lãnh đạo chủ chốt hôm 14 tháng 5 được nhiều người chú ý. Theo ông vì sao lại như thế ?

Phạm Chí Dũng : Có dư luận cho rằng nếu xuất hiện trong nhóm lãnh đạo chủ chốt thì Nguyễn Văn Nên sẽ được bầu bổ sung vào ủy viên bộ chính trị trong đại hội 13, đó cũng là một khả năng, vì đã có tiền lệ như ông Trần Quốc Vượng trước khi được đưa lên thành thường trực ủy ban kiểm tra trung ương thì ông ta cũng là Chánh văn phòng Trung ương đảng thân cận với ông Trọng. Nhưng theo tôi, trường hợp ông Nên không đáng chú ý lắm vì trong những cuộc họp quan trọng luôn có sự xuất hiện của vị chánh văn phòng, là người tổng hợp mọi tình hình và báo cáo ra cuộc họp. Cho nên sự xuất hiện của ông Nên là hết sức bình thường.

Trung Khang : Ông có thể đoán định trước một số kịch bản cho tình hình VN trong thời gian tới ?

Phạm Chí Dũng : Như tôi vừa nói thì tình hình Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe ông Trọng. Vì sức khỏe gia giảm sẽ kéo theo gia giảm quyền lực và có thể dẫn đến cát cứ quyền lực, chuyển giao quyền lực về tay người khác. Có thể dẫn đến đấu đá như thời tiền Đại hội 12.

Trong chính trường Việt Nam có một quy luật, tôi tạm cho là quy luật, đó là chính trường Việt Nam vào những năm lẻ thường xung đột nhiều hơn những năm chẵn. Điểm lại từ năm 2019, 2011 và đặc biệt 2015, 2017 xung đột, đấu đá nội bộ ghê gớm hơn những năm chẵn. Và năm nay 2019 có thể sẽ lập lại, và là năm đấu đá quyền lực tơi bời, và cũng có dấu hiệu như vậy trong những ngày ông Trọng nằm giường.

Ngoài ra nó còn phụ thuộc một chút vào vấn đề đối ngoại trong quan hệ với Mỹ, và kéo theo một sự thay đổi không lớn về dân chủ và nhân quyền.

Trung Khang : Xin cám ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã trả lời phỏng vấn ngày hôm nay.

Phạm Chí Dũng : Cám ơn Trung Khang đài RFA.

Trung Khang thực hiện

Nguồn : RFA, 16/05/2019

********************

‘Bệnh nhân’ Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ‘đốt lò’ : Cứ tái hiện là có kẻ bị bắt

Phạm Chí Dũng, Người Việt, 16/05/2019

Vô tình hay hữu ý, việc "bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo" Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện vào ngày 14 tháng Năm, 2019, tròn một tháng sau "biến cố bạo bệnh" ở Kiên Giang (quê hương "anh Ba X"), lại trùng với việc công an bắt giam và khởi tố hai quan chức tổng giám đốc là Tề Trí Dũng ở Sài Gòn và Bùi Quang Huy ở Hà Nội.

npt5

Tề Trí Dũng (phải) cựu tổng giám đốc Công Ty Tân Thuận (IPC) và Hồ Thị Thanh Phúc, tổng giám đốc Công Ty Phát Triển Nam Sài Gòn (Sadeco), hai quan chức ở Sài Gòn bị bắt vì cáo buộc tham nhũng trong hai ngày 14 và 15 tháng Năm, 2019, sau khi Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện. (Hình : Thanh Niên)

Cả hai quan chức kinh tế vừa bị bắt trên đều được dư luận ồn ào cho là sân sau của những quan chức chính trị cao cấp. Tề Trí Dũng móc xích với cựu ủy viên trung ương, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang. Còn Bùi Quang Huy được cho là sân sau của đương kim Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tức Chung "Con".

Nhưng khác hẳn kẻ "ăn đất" Tất Thành Cang đã bị mất phần lớn chức vụ và đang được cho ngồi chơi xơi nước để "viết lịch sử đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh," Chung "Con" lại đang được đồn đoán khá nhiều về khả năng nhân vật này không những được cơ cấu vào danh sách "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược" cho đại hội 13, mà còn có thể giành trọn một ghế trong Bộ Chính Trị.

Cho tới nay vẫn chưa ló dạng "tác giả" của vụ Bùi Quang Huy-Nhật Cường-Chung "Con," nhưng hẳn phải là một quan chức hoặc một nhóm quan chức đủ cao cấp thì mới có thể "đánh" nổi Nguyễn Đức Chung.

Vụ Nguyễn Phú Trọng vừa tái xuất hiện có thể khiến người ta liên tưởng về lần "mất tích" của ông ta vào khoảng thời gian cuối tháng Mười Một, đầu tháng Mười Hai, năm 2017.

Khi đó, Hội Nghị Trung Ương 6 vừa kết thúc với kết quả tẻ nhạt đến mức khiến nhiều người đâm ra nghi ngờ vào "lò" của Trọng đã bị ai đó dội nước ướt sũng và tắt ngấm. Cũng vào lúc đó, Tổng bí thư Trọng (ông ta chưa được ngồi ghế chủ tịch nước vì Trần Đại Quang vẫn còn sống) đã có một thời gian vắng bóng trên chính trường đến khoảng nửa tháng khiến phát sinh một số dư luận về khả năng ông ta bị "tai biến".

Nhưng đến ngày 8 tháng Mười Hai, Trọng bất ngờ xuất hiện trong một cuộc họp của Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương do ông ta chủ trì vào buổi sáng, để ngay chiều hôm đó quan chức vừa bị tước ghế ủy viên Bộ Chính Trị là Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam, tạo nên một cú chấn động trên chính trường và đánh dấu một bước ngoặt lớn và chuyển sang giai đoạn máu lửa hơn nhiều trong chiến dịch được xem là "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng.

Có gì mới ở "bệnh nhân" Nguyễn Phú Trọng ?

"Không để chống tham nhũng bị chùng xuống…" và "có khi phải làm mạnh hơn" – "bệnh nhân" Nguyễn Phú Trọng nhấn nhá và nhắc đi nhắc lại khi chủ trì cuộc họp với một số chóp bu chủ chốt như Thủ tướng Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Ngân và Thường Trực Ban Bí Thư Vượng, được Đài Truyền Hình Việt Nam ghi hình và trích xuất đưa lên bản tin tối 14 tháng Năm.

Động tác này được hiểu như chủ ý của "Tổng tịch" muốn đánh dấu sự trở lại ghế ngồi của ông ta một cách chính thức và hoành tráng, dù đó chỉ là một cuộc họp hẹp trong nội bộ cao cấp chứ không phải là một sự kiện chính trị lớn.

Giọng nói và cách phát ngôn vẫn như trước khi Nguyễn Phú Trọng bị "đột quỵ," nghĩa là vẫn ổn, và nếu ông ta có bị méo miệng như đồn đoán của dư luận thì cũng đã phục hồi hầu như hoàn toàn. Nhưng dấu hỏi còn lại vẫn là buổi thu hình đó đã không lần nào cho thấy Trọng di chuyển khỏi cái ghế mà có vẻ như ông ta đã bị bắt cứng vào đó. Điều này thêm một lần nữa làm dấy lên mối nghi ngờ của dư luận về khả năng "tập đi" của Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thể hoàn thiện, và có lẽ còn xa mới đạt đến trình độ nói năng không mấy bị vấp váp của ông ta.

Tình trạng phục hồi, hoặc tạm phục hồi khá nhanh về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng như người ta được chứng kiến ông ta trên truyền hình là khá logic với những tin tức ngoài lề gần nhất : Trọng đã vượt qua cơn nguy kịch và đang dần phục hồi, với chế độ chăm sóc đặc biệt của đội ngũ bác sĩ hàng đầu và Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương.

Nhưng lại hiện ra một sự thay đổi khá rõ trong lần tái xuất của Nguyễn Phú Trọng vào ngày 14 tháng Năm : ít cười hơn hẳn so với trước đây, cách nói năng và biểu hiện gương mặt của Trọng đượm vẻ nghiêm khắc, gia trưởng và độc đoán. Trước những cử tọa Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Quốc Vượng cắm cúi ghi chép, giọng nói và cách vung tay của Trọng vẫn bộc lộ cái thế uy quyền sau khi ông ta đã ngồi vào ghế chủ tịch nước của Trần Đại Quang, nhưng còn hơn thế, vừa riết gióng vừa nghiệt ngã như một thông điệp ngầm về việc ông ta đã trở lại quyền lực và không còn ở đâu có thể bật ra cái cảnh "vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" trong những ngày Trọng phải nằm giường.

npt6

Ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện trong cuộc họp tại Hà Nội sau đúng một tháng vắng bóng kể từ chuyến thăm Kiên Giang ngày 14/04/2019. (Hình : AFP/Getty Images)

Chỉ đạo "đốt lò" từ giường bệnh

Cách nhấn mạnh và lặp đi lặp lại của Nguyễn Phú Trọng về công tác "đốt lò" cùng nhấn mạnh vai trò của "các đồng chí Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương" đã phần nào giải thích một hành động có vẻ khá bất thường của ủy ban này. Đó là đầu tháng Năm 2019, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của cựu Chủ Nhiệm Trần Quốc Vượng và của đương kim Chủ Nhiệm Trần Cẩm Tú đã họp về tiếp tục "đốt lò" và còn có vẻ muốn "đốt lò" nóng hơn.

Trong cuộc họp đó, hàng loạt tướng lĩnh cao cấp thuộc quân chủng Hải Quân-Bộ Quốc phòng, đặc biệt trong số là có Đô Đốc Hải Quân Nguyễn Văn Hiến, đã bị lôi ra kỷ luật mà nguồn cơn rất có thể liên quan đến chuyện "ăn đất". Đặc biệt là Vũ Văn Ninh, một cựu phó thủ tướng, ủy viên Trung Ương Đảng thời Nguyễn Tấn Dũng, cũng bị lôi ra "đốt" mà nguyên do rất có thể liên đới đến vụ bán rẻ như cho cảng Quy Nhơn vào thời Đinh La Thăng còn là bộ trưởng Giao Thông Vận Tải.

Trước cuộc họp trên của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, nhiều dư luận cho rằng cơn chấn động bệnh tật đối với "Tổng tịch" Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến "lò" của ông ta tắt ngấm, hoặc cùng lắm cũng chỉ âm ỉ mà không thể duy trì được nhiệt lượng như trước đây.

Bây giờ thì đã rõ. Chính vào lúc đó, từ giường bệnh Nguyễn Phú Trọng đã có sự bàn bạc và chỉ đạo trực tiếp đối với hai nhân vật là Trần Quốc Vượng và Trần Cẩm Tú về việc duy trì "đốt lò" và còn có thể gia tăng nhiệt lượng của nó.

Một cú đánh khá mạnh của ủy ban này, vào thời điểm này, có lẽ sẽ khiến át đi phần nào những dư luận bất lợi về tình hình sức khỏe tồi tệ và thậm chí sắp "tịch" của "Tổng tịch," qua đó sẽ "lấy lại niềm tin của đảng viên và nhân dân" dành cho nhân vật mà niềm đam mê "ngồi tiếp" qua Đại Hội 13 có vẻ không hề suy suyển bất chấp trọng bệnh. Một trong những thủ pháp lấy lại niềm tin như thế là phải tiếp tục "đốt lò".

Vụ cựu Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh bị lôi ra kỷ luật đang khiến người ta nhớ lại trường hợp cựu Bí Thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và Bí Thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Theo logic đó, trong thời gian tới "lò" có thể áp sát và đốt một số quan chức, cựu chức và cả đương chức, của khối chính phủ, nơi mà mật độ tham nhũng diễn ra dày đặc nhất từ trước tới nay.

Sẽ là một Nguyễn Phú Trọng khác hẳn ?

Một khả năng khác cũng đang hiện hình dần, sau cơn chấn động thập tử nhất sinh ở Kiên Giang, Nguyễn Phú Trọng có thể thay đổi, thậm chí đổi khác nhiều về nhận thức đối với thế giới chính trị xung quanh ông ta, từ đó dẫn đến sự thay đổi về phương pháp và hành động của ông ta trong công cuộc trị đảng, trị quân theo quan điểm cứng rắn và khắc nghiệt hơn.

Và không loại trừ khả năng sau khi hồi phục sức khỏe, Trọng sẽ tăng mạnh tốc độ "đốt lò" như một cách chạy đua với thời gian ngắn ngủi còn lại trước Đại Hội 13 và những năm tháng còn lại được chăng hay chớ của cuộc đời ông ta.

Đó là tin buồn, rất buồn đối với giới cựu quan chức tham nhũng, đương kim quan chức tham nhũng và với cả những đối thủ chính trị chỉ muốn Trọng "nhắm mắt xuôi tay" càng sớm càng tốt.

"Có khi phải làm mạnh hơn" – Trọng nhấn mạnh ngay vào lần đầu tiên có thể ngồi "chủ trì họp lãnh đạo cao cấp".

Chính trường Việt Nam, đã chao đảo bởi công cuộc "đốt lò" từ giữa năm 2017 đến gần đây, lại sẽ tràn ngập cơ hội chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng mà nguy cơ bệnh tật sẽ càng khiến ông ta nung nấu ý chí phải làm một việc đủ ý nghĩa vào cuối đời và để được "lưu danh sử xanh".

Trong tâm thế đó, Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ còn khuấy đảo "đốt lò" dữ dội hơn nhiều so với trước đây và đe dọa sinh mạng hàng đàn hàng lũ quan chức đang nơm nớp hình dung ra địa ngục. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 16/05/2019

Quay lại trang chủ
Read 895 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)