Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/06/2019

Nhớ lại cuộc thảm sát Thiên An Môn 30 năm trước

Nhiều tác giả

30 năm : làm sao có thể quên !

Phạm Phú Khải, 04/06/2019

Hôm nay là ngày 4 tháng Sáu, đánh dấu 30 năm k nim biến c Thiên An Môn. Hàng trăm ngàn người, và có lúc lên đến c triu, thuc đ mi khuynh hướng khác nhau, biu tình nguyên tháng Năm cho đến ngày 3 tháng Sáu 1989 đ yêu cu t do hóa chính tr. H đòi hỏi dân ch, mc du phn ln phong trào sinh viên lúc đó cũng không tht s hiu dân ch là gì. Giáo sưPerry Link, một trong các chuyên gia hàng đu v Trung Quc, cho rng lúc đó dân ch đi với hàng triu người biu tình này đơn gin ch là không b chính quyn kim hãm như trước đến nay na (get off my back).

tam1

Hình ảnh một sinh viên Trung Quốc hiên ngang đứng chặng đoàn xe tăng tại ngay quảng trường Thiên An Môn ngày 5 tháng Sáu 1989 trở thành biểu tượng hùng hồn nhất cho sự bất khuất trước bạo lực.

Nhưng sau thi kỳ thương lượng vi sinh viên, B Chính Tr ca Đảng cộng sản Trung Quc hp vi nhau, gia hai phe bo th và cp tiến, và họ đã tham kho ý kiến Đng Tiu Bình đ đi đến quyết đnh cui cùng đi phó vi biến s này. H Đng đã quyết đnh dùng vũ lc. Ông ra lnh gii toán biu tình trong vòng 24 tiếng k t đêm 3 tháng Sáu nhưng không mun đ máu. Lnh này nghe tht mâu thuẫn, nhưng cp quân đi mun thc hin thành công thì không còn cách nào khác là đàn áp thng tay, k c dùng xe tăng và bn đn tht vào người dân. S người chết cho đến hôm nay không ai biết rõ con s chính thc. Theo BBC thì ước đoán khong 10 ngàn người b giết theo tài liu mi nht ca Anh quc.

Điều đáng nói đây là ngày hôm sau, mc du đoàn biu tình b đàn áp và gii tán gn như hoàn toàn, tinh thn đu tranh vn bt dit. Hình nh một sinh viên Trung Quc hiên ngang đứng chng đoàn xe tăng ti ngay qung trường Thiên An Môn ngày 5 tháng Sáu 1989 tr thành biu tượng hùng hồn nht cho s bt khut trước bo lc.

n hai tun sau, theo giáo sưAndrew J. Nathan, một trong các chuyên gia Trung Quc tng xut btài liệu v biến c Thiên An Môn trước đây vi giáo sư Perry Link, cho biết ngày 19 đến 21 tháng Sáu năm 1989, B Chính tr Đng Cng sn Trung Quc t chc cuc hp m rng, bao gm các lãnh đạo lão thành nhưng vn còn nh hưởng trong đng. Các tho lun và phát biu này đã bàn v biến c Thiên An Môn và làm sao rút ra được các bài hc quan trng đ không nhng tránh đ lp li mt s kin tương t trong tương lai, mà còn đ hướng dn giới lãnh đo chính tr Trung Quc trong thi gian ti. Nhng tho lun này không ch điu hướng Giang Trch Dân và H Cm Đào mà còn cho Tp Cn Bình cũng như các thế h kế tiếp. Không my ai biết chi tiết bí mt v các phát biu mt này cho đến thi gian gần đây. Nhà xut bn ti Hng Kông có tên New Century Press đã tiết l các tài liu mt này, giúp làm sáng t nhng gì đã xy ra sau biến c Thiên An Môn. Ba bài hc cho các lãnh đo Trung Quc là : mt, Đảng cộng sản Trung Quốc đã b bao vây trường kỳ t k thù trong nước thông đồng vi k thù bên ngoài (thù trong gic ngoài) ; hai, ci t kinh tế phi đng ưu tiên đàng sau s k lut v ý thc h và s kim soát xã hi ; ba, đng s phi gc ngã trước k thù nếu đ cho ni b mình chia r. Nathan cho biết các phát biu này cho chúng ta nhìn thấy rõ các tính toán đàng sau mt văn hóa chính tr đc tài qua hành đng ca h, và hiu được như thế thì s không ngc nhiên vi nhng hình thc kim soát vô cùng phc tp và xâm phm đến các thế lc đu tranh cho dân ch hóa.

Như tôi đã từng trình bày trước đây, gii lãnh đo cng sn Trung Quc hoàn toàn không đếm xa gì, và không có tư duy nào, v các quyn t do căn bn ca người dân, bởi văn hóa chính tr ca h không h đ cao t do chính tr cho cá nhân. Mi th được ngu trang dưới chiêu bài tp th, đ ri mt hay vài nhân vt nm trong tay mi quyn quyết đnh quan trng nht, k c quyn sinh sát bt c ai.

Một s các phát biu t phía bo th này, còn gi là phe diu hâu, là cc kỳ giáo điu và nhàm chán, chng da vào d kin khoa hc nào ngoài tr s bày t lòng trung thành mù quáng vi quyết đnh đàn áp thng tay phong trào sinh viên bng bo lc ca Đng Tiu Bình và quan điểm của Th tướng phe bo th Lý Bng. Phn ln đu bt đu phát biu như mt hình thc tuyên th s trung thành ca h "Tôi hoàn toàn đng ý vi" hay "Tôi hoàn toàn ng h" v.v… Nathan cũng nhn đnh rng tht ra Triu T Dương, tuy cp tiến nht trong đng và phần ln là người thi hành các chính sách đi mi và ci t ca Đng Tiu Bình, và ng h phong trào sinh viên ti Thiên An Môn lúc đó, nhưng ông không bao gi kêu gi đa đng, trước cũng như sau khi b qun thúc. H Triu ch kêu gi đng nên tin tưởng người dân, cho nên đ gii truyn thông phn nh s tht (hoc ít ra nhiu hơn chút), tho lun vi sinh viên và các nhà phê bình khác, gim bt s xiết cht v xã hi dân s, đ cho các tòa án đc lp hơn, và đ cho các nhà lp pháp đc lp hơn. H Triệu tin rằng làm như thế s giúp cho đng có chính nghĩa/đáng hơn, giúp cho đc đng đng vng hơn. Nhưng Đng Tiu Bình đã đng v phe diu hâu, là ngày hôm nay tuy làm cho đng mnh hơn v b mt hơn bao gi hết k t thi Mao Trch Đông, nhưng cũng rt dễ bể, mng manh.

Giáo sư Perry Link cũng có viếbài mới nht về biến c 4 tháng Sáu cách đây vài hôm. Ông đưa ra nhiu bin lun v lý do ti sao chúng ta nh về ngày này : nhng ánh sáng rc ca la trên lưỡi lê ; bn cht đích thc ca Đảng cộng sản Trung Quốc ; ca nhng s ti t nht xy ra ti đó, và nhng điu tt nht th hin t nhng con người khao khát thay đi ; nh, bi vì nó là mt cuc tàn sát, không ch là đàn áp hay biến s ; chúng ta nh vì nó làm cho chúng ta tr thành nhng con người tt hơn, bi vì quyn li, theo nghĩa vt cht, được lãnh đo ca tng sut ngày, trong khi quan tâm v mt đo đc, tinh thn cũng quan trng không kém. Tht ra nó còn quan trng hơn vt chất nhiu. Chúng ta nh ngày 4 tháng Sáu vì chính quyn Trung Quc mun chúng ta quên. Trên hết, giáo sư Link cho rng chúng ta nh, vì nhng cú sc trong đi đi vi đu óc con người s tn ti rt lâu (như điu tôi từng viết trên blog này).

100 năm về trước, người dân Trung Quc đã căm phn vì quyết đnh ca Hoa Kỳ thay vì tr tnh Shandong trước đó b Đc đô h li cho ch quyn ca Trung Quc thì li giao cho Nhật, gây lên làn sáng căm phn, dn đếPhong trào Ngũ Tứ, từ đó đưa đến s hình thành Đảng cộng sản Trung Quốc hai năm sau. Chế đ này s vn tiếp tc khai thác tinh thn dân tc ca họ bng mi h thng tuyên truyn cùng vi s bưng bít và bo lc bng mi cách đ đ cao tính chính nghĩa ca h, duy trì trt t xã hi và trên hết đ tiếp tc cm quyn. Biến c Thiên An Môn cách đây 30 năm đã là đ tài b cm k hoàn toàn trong nước. Giới tr ln lên mù m v biến c này. Và ch nghĩa dân tc s b kích đng tr li đ người Trung Quc đng v phía Tp Cn Bình và lãnh đo chính tr ca h. Các mong mun thay đi chính tr trong ni b Trung Quc s càng khó khăn và thách thc hơn nhất là khi đối din vi các "mi đe da" t bên ngoài, nhưcuộc thương chiến hiện nay, khi chế đ cm quyn tìm mi cách khai thác nó. S còn quá sm đ biết kết qu sau cùng ra sao. Rất có th yếu t quyết đnh sau cùng s là ai kiên nhn hơn ai đ chu đng các tht thit trước mt cho mc tiêu đường dài.

Úc Châu, 04/06/2019

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 04/06/2019

*******************

Trung Quốc sẵn sàng cho Thiên An Môn mới ?

Nguyễn Tường Thụy, VNTB, 04/06/2019

Trở lại với câu hỏi "Liệu có thảm sát Thiên An Môn ở Việt Nam hay không ?". Không ai có thể có câu trả lời chắc chắn về những gì chưa diễn ra. Tuy nhiên, tôi cũng như Đoan Trang, "vẫn tin vào chút tình đồng bào, tình người có trong họ (nhà cầm quyền Việt Nam)" và hy vọng rằng họ không sắt máu như Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng để trả lời : "Không" thì không ai có thể khẳng định.

tam2

30 năm sự kiện Thiên An Môn - 4/6/1889 - 4/6/2019.

Cách đây 30 năm, một cuộc biểu tình khổng lồ đòi dân chủ nổ ra tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc mà tâm điểm là Thiên An Môn do giới sinh viên tổ chức. Cuộc biểu tình này vào đỉnh điểm lên tới cả triệu người tham gia.

Với chủ trương đè bẹp bất cứ sự xáo động nào để giữ ổn định chính trị từ phía Đảng cộng sản Trung Quốc, cuộc biểu tình đã bị đàn áp đẫm máu. Quân đội được huy động với qui mô quân đoàn và số binh lính được huy động bằng một nửa đội quân xâm lược Việt Nam vào Tháng 2 năm 1979.

Quân đội đã nhả đạn vào đám đông biểu tình, cho xe tăng cán lên họ.

Bao nhiêu người thiệt mạng trong cuộc đàn áp này ? Vài trăm, vài nghìn hay 10 nghìn ? Con số này bị giấu giếm và không bao giờ có được. Nó chỉ có thể được tiết lộ khi một chế độ dân chủ thay thế cho chế độ độc tài hiện nay ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo thông tin trong một bài "Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989" ngày 29/02/2016 của tờ PetroTimes thì số bị giết cụ thể đến con số lẻ là 10.454 người

Một chế độ man rợ, chống lại loài người, không có lý do gì để tồn tại trong một thế giới văn minh.

Cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn là một vết nhơ không bao giờ gột rửa được trong lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc. 

Cứ nghĩ rằng việc bắn giết đồng bào của mình chỉ xảy ra ở thời điểm ấy, khi mà những giá trị dân chủ của nhân loại còn ít lan tỏa đến Trung Quốc. Cứ nghĩ rằng họ sẽ phải ân hận, sẽ phải rút kinh nghiệm và lấy làm tiếc vì việc làm của những người lãnh đạo tiền nhiệm.

Vây mà 30 năm sau, chứ không phải là vừa sau năm 1989, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn không hề thấy sai lầm trong việc bắn giết đồng bào của họ ở Thiên An Môn. Theo VOA thì ngày 2/6, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói rằng cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh 30 năm trước là quyết định "đúng đắn".

Phát ngôn của họ Ngụy với tư cách Bộ trưởng quốc phòng tại một diễn đàn quốc tế đương nhiên không phải là ý kiến cá nhân. Nó phản ánh nhãn quan của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Trên thực tế thì suốt 30 năm qua, Trung Quốc không hề có một ý kiến chính thức hay ít ra từ một nhà lãnh đạo nào tỏ ra "lấy làm tiếc" về sự kiện này. Nếu Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình thừa nhận sai lầm thì với sự kiện Thiên An Môn họ cho là chuyện đương nhiên phải thế.

Quan điểm giữ ổn định chính trị được đưa ra để đàn áp khốc liệt mọi sự phản kháng ở Trung Quốc. Họ muốn một sự ổn định kiểu nhân dân làm nô lệ thì cứ làm nô lệ, họ cai trị thì cứ cai trị. Như thế là ổn định chính trị. Chính sự duy trì ổn định này đã khép nhân dân Trung Quốc vào thân phận tôi đòi, mất hết tinh thần phản kháng và các giá trị dân chủ bị chặn đứng tại biên giới tư tưởng. 

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, nếu có những biểu tình qui mô tương tự biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 cũng sẽ bị đàn áp, bắn giết. Súng vẫn nhả đạn vào những người biểu tình và những mảng thịt nát bét, những búi tóc vẫn tiếp tục quấn vào bánh xích xe tăng.

tam3

Súng vẫn nhả đạn vào những người biểu tình và những mảng thịt nát bét, những búi tóc vẫn tiếp tục quấn vào bánh xích xe tăng.

Phát ngôn này của Ngụy Phượng Hòa làm cho người Việt nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rùng mình. Họ đặt câu hỏi : Nếu Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Quốc, thì số phận của người Việt Nam sẽ ra sao ? Tất nhiên còn rẻ rúng hơn những người Trung Quốc bị giết ở Thiên An Môn.

*

Nhà báo Phạm Đoan Trang đặt câu hỏi : "Liệu có thảm sát Thiên An Môn ở Việt Nam hay không ?" 

Bàn về câu hỏi này, cần phải liên hệ đến tình hình ở Việt Nam :

Đợt biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu vào Tháng 6 năm ngoái, nhà nước đã dẹp được bằng đàn áp, bắt bớ và bỏ tù. Nhưng giả sử không dẹp được thì sao ? 

Ở Việt Nam, chưa có đợt biểu tình nào qui mô và dài ngày như ở Thiên An Môn. Tinh thần phản kháng ở Việt Nam hiện nay còn xa mới bằng tinh thần Thiên An Môn 30 năm trước. Lưu ý rằng 30 năm trước chưa có sự bùng nổ thông tin nhờ mạng Internet như ngày nay.

Đoan Trang kể một câu chuyện về một người bạn Trung Hoa của cô là Rose Tang, một trong các nhân vật lãnh đạo sinh viên còn sống sót và tự do sau sự kiện Thiên An Môn.

Rose Tang nói với Đoan Trang rằng sai lầm lớn nhất của chị và các bạn sinh viên hồi đó, là đã tưởng rằng "Đảng và Nhà nước Trung Quốc không thể ác đến thế".

Chị thừa nhận với Đoan Trang rằng "chúng tôi ngây thơ. Chúng tôi đã nghĩ là họ sẽ không bắn giết những người dân không một tấc sắt trong tay, những người thậm chí không hề kêu gọi lật đổ chính quyền. Chúng tôi đã chỉ muốn đối thoại mà thôi. Chúng tôi đã quá ngây thơ, cứ tưởng những viên đạn bay trên đầu chúng tôi chỉ là đạn cao su…".

Trở lại với câu hỏi "Liệu có thảm sát Thiên An Môn ở Việt Nam hay không ?". Không ai có thể có câu trả lời chắc chắn về những gì chưa diễn ra. Tuy nhiên, tôi cũng như Đoan Trang, "vẫn tin vào chút tình đồng bào, tình người có trong họ (nhà cầm quyền Việt Nam)" và hy vọng rằng họ không sắt máu như Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng để trả lời : "Không" thì không ai có thể khẳng định.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 04/06/2019

*****************

Thiên An Môn 30 năm sau

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 03/06/2019

Một bức tượng của Lưu Hiểu Ba vừa được dựng lên tại Praha, thủ đô Cộng hòa Tiệp, để kỷ niệm 30 năm cuộc tàn sát Thiên An Môn.

tam4

Quảng trường Thiên An Môn ngày 18/05/1989, khi hàng ngàn sinh viên và công nhân biểu tình đòi tự do dân chủ. (Hình : Getty Images)

Lưu Hiểu Ba, nhà văn được giải Nobel Hòa bình, là một trong "Tứ Quân Tử", những giáo sư đã tới ủng hộ, cố vấn cho các sinh viên tuyệt thực phản kháng và giúp tải thương khi xe tăng quân đội cộng sản Trung Quốc bắt đầu bắn vào các sinh viên tay không, ngày 4 tháng Sáu năm 1989.

Cuộc tàn sát Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử Trung Quốc. Cả thế giới kinh tởm hành động dã man này. Nhưng chế độ cộng sản vẫn từ chối không nhìn nhận tội lỗi.

Đảng cộng sản Trung Quốc nay đã tỏ ra "ôn hòa" hơn, không gọi cuộc biểu tình, tuyệt thực của sinh viên và công nhân trong hai tháng của năm 1989 là "nổi loạn", chỉ gọi là "hỗn loạn". Một số cựu sinh viên, trong số 150 người trốn thoát nhờ một tổ chức sinh viên ở Hồng Kông, đã được trở về thăm quê hương.

Nhưng Trung Quốc vẫn không cho phép ai được biết sự thật về biến cố thảm khốc này, không bao giờ hối lỗi.

Một phóng viên đài BBC mới đi phỏng vấn nhiều người ở Trung Quốc, đưa cho họ coi đoạn phim chàng thanh niên tiến tới chặn xe tăng, nhưng hầu hết mọi người, nhất là giới trẻ, chưa thấy hình ảnh đó bao giờ. Đảng cộng sản sợ sự thật. Vì không ai có thể chấp nhận một chế độ đem xe tăng tới bắn vào những thanh niên vô tội. Những thanh niên này chỉ có một "tội" là chống đám cường hào tham nhũng đang đục khoét nước Trung Hoa.

Hồng Kông là nơi duy nhất trên thế giới còn kỷ niệm Thiên An Môn mỗi năm. Năm 2009 số người tham dự lên tới 150.000, các năm 2012, 2014 đã lên 180.000. Nhưng trong lục địa, những chữ như "phong trào sinh viên" hay tên "Triệu Tử Dương" đều bị kiểm duyệt khi đưa lên mạng.

Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) là Tổng bí thư năm 1989 và đã đi ra quảng trường Thiên An Môn gặp gỡ các sinh viên. Ông đồng ý với nhu cầu chống tham nhũng họ nêu ra. Ông ta bị cất chức, rồi bị quản thúc đến lúc chết. Năm 1997, Triệu Tử Dương đã viết thư yêu cầu đảng cộng sản nói sự thật và chấm dứt buộc tội các sinh viên, "Nhân dân không bao giờ quên dù chúng ta cứ tiếp tục che đậy", ông nói.

tam5

Ông Triệu Tử Dương, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc bước ra quảng trường Thiên An Môn gặp gỡ các sinh viên, ngày 19/05/1989. (Hình : Getty Images)

Nhưng Trung Quốc không thể nào cho người dân biết sự thật Thiên An Môn. Bởi vì công nhận sự thật đó có nghĩa là họ cũng đồng ý với các lý tưởng mà các sinh viên nêu lên : Tự Do và Dân Chủ. Lật ngược những lời vu cáo những sinh viên can đảm đó, hàng ngàn người đã chết, tức là đồng ý với lý tưởng của họ. Nghĩa là phải thay đổi chế độ, nhập vào trào lưu dân chủ hóa của thế giới. Sau đó, không thể nào đoán chuyện gì sẽ xảy ra !

Bởi vì chế độ cộng sản ở Trung Quốc hiện nay cũng không khác chế độ cộng sản trước đây 30 năm : Độc tài Đảng Trị. Nhiều người giàu có hơn, nhưng tham nhũng còn tăng nhanh hơn Tổng sản lượng nội địa !

Nhưng sự thật Thiên An Môn sẽ làm lung lay hai thứ "cột trụ" của Đảng cộng sản Trung Quốc, là Đặng Tiểu Bình và Quân giải phóng ! Đặng Tiểu Bình đang được tôn thờ như thần tượng ! Quân đội cộng sản sẽ tự thấy nhục nhã khi người dân biết họ đã bắn chết hàng ngàn sinh viên tay không tấc sắt.

Đảng cộng sản biết rằng mở cửa cho tự do dân chủ tức là chịu có ngày đảng hết nắm quyền. Tập Cận Bình vẫn còn nhắc đi nhác lại cho các đảng viên nghe "Bài học Xô Viết sụp đổ" chỉ vì Gorbachev muốn thí nghiệm tự do dân chủ, dù với mục đích bảo vệ quyền hành của đảng.

Đảng cộng sản muốn xóa dấu vết của những vũng máu tại Thiên An Môn, nhưng người dân Trung Quốc không bao giờ quên. Mới tháng trước, một nhà tranh đấu, Trần Binh (Chen Bing) đã bị tuyên án ba năm rưỡi tù vì vào năm 2016 anh đã kêu gọi đồng bào tưởng nhớ Biến Cố Lục Tứ (ngày 4 tháng Sáu) bằng các nhãn hiệu gắn trên chai nước ngọt.

Nỗ lực xóa ký ức của ngày Lục Tứ có khi gây tai hại cho đảng cộng sản. Năm 2007 trên tờ Thành Đô Vãn Báo ở tỉnh Tứ Xuyên người ta thấy một trang quảng cáo với những lời ca ngợi hội "Các Bà Mẹ Thiên An Môn", một tổ chức của các bà mẹ kiên cường hỏi "Các con tôi đâu rồi ? Cho tôi biết sự thật !".

Một cô thư ký trong ban quảng cáo của tờ báo chịu đăng và nhận tiền quảng cáo. Vì cô chưa được nghe nói đến cuộc tàn sát đó bao giờ ! Trong trường thầy cô không dậy, ở nhà bố mẹ không dám nói, báo chí không bao giờ đả động tới ! Cô cứ tưởng Thiên An Môn là nơi xảy ra một vụ hầm mỏ sập đổ làm chết người, vào ngày 4 tháng Sáu, và "Các Bà Mẹ Thiên An Môn" chỉ khiếu nại đòi bồi thường !

tam6

Hàng ngàn người Hong Kong thắp nến tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. (Hình : Getty Images)

Guồng máy truyền thông dối trá của đảng cộng sản còn huấn luyện cho các thanh niên không biết gì về vụ thảm sát biết đặt câu hỏi ngược lại nếu có ai nhắc đến tội ác ngày 4 tháng Sáu của đảng. Họ hỏi : "Các anh chị lại nghe đài, đọc báo Tây phải không ? Làm sao anh biết đó là sự thật ?". Miếng võ "Tin bịa đặt phản động" Fake News được sử dụng khắp nơi để che giấu sự thật ! Nhiều người Trung Hoa đã sống, đã chứng kiến cuộc tàn sát, bây giờ cũng ngần ngại không muốn kể cho con cháu mình nghe !

Chiến dịch che giấu của Trung Quốc gây tai hại cho chính họ. Khi các thanh niên biết sự thật, qua mạng internet, họ sẽ thất vọng về đảng nặng nề hơn. Khi nhìn thấy cảnh tham nhũng, bất công còn đang diễn ra trước mắt, khi nhớ lại các sinh viên thời 1989 mang lý tưởng hào hùng như thế nào, giới trẻ Trung Quốc bây giờ sẽ xấu hổ khi thấy họ thật ra chỉ là phường "giá áo, túi cơm", chỉ lo cơm áo gạo tiền, không xứng đáng làm một người Trung Quốc !

Nhiều nhà tranh đấu dân chủ ở Trung Quốc bây giờ vẫn chọn số điện thoại tận cùng bàng bốn con số "8064". Họ có cách nhắc nhở lẫn nhau !

Dân Hồng Kông và Đài Loan được biết về "Biến cố Lục Tứ" sẽ không bao giờ tin tưởng vào những hứa hẹn của chế độ cộng sản Trung Quốc. Cựu tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou,) một người được coi là "thân Bắc Kinh trong vấn đề thống nhất", cũng nói rằng việc thống nhất sẽ không thành nếu sự thật về vụ Thiên An Môn không được làm sáng tỏ.

Triệu Tử Dương trước khi chết có lần đã cảnh cáo đảng rằng chế độ độc tài bưng bít sự thật sẽ khiến cho chính nó không bao giờ được nghe nói sự thật, không thể tự thay đổi, từ đó sẽ tự hủy diệt.

Một chế độ như vậy không tạo được cơ hội cho sáng kiến, phát minh, là những điều kiện tối cần cho tiến bộ. Chế độ đó, trong 30 năm qua, đã càng ngày càng tham nhũng, lạm quyền nhiều và nặng nề hơn. Sẽ đến lúc người dân Trung Hoa thất vọng và họ sẽ đòi biết sự thật ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 03/06/2019

*******************

30 năm sự kiện Thiên An Môn : Trung Quốc vẫn nỗ lực xóa bỏ ký ức

John Sudworth, BBC, 04/06/2019

Không có một chương trình tưởng nhớ chính thức nào về sự kiện năm 1989 ở Bắc Kinh. Nhưng tuyên bố đó, mặc dù chính xác, nhưng quá trung lập.

tam7

Chuyện gì đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước ?

Thực tế, những gì xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn được đánh dấu mỗi năm bởi một hành động lớn, mang tính quốc gia có thể được gọi là "sự quên lãng".

Vài tuần trước ngày 4 tháng Sáu, cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất thế giới rơi vào tình trạng quá tải khi một mạng lưới thuật toán tự động khổng lồ cùng hàng chục ngàn người 'kiểm duyệt' phải tìm mọi cách xóa sạch mọi tài liệu tham khảo trên internet.

Những người được cho là quá khiêu khích trong nỗ lực trốn tránh các biện pháp kiểm soát có thể bị bỏ tù với những bản án lên đến ba năm rưỡi.

Và đó là bản án dành cho một nhóm gần đây đã tìm cách kỷ niệm ngày này bằng cách dùng cụm từ "Tiananmen Massacre" làm nhãn hiệu cho sản phẩm.

Chỉ việc đăng lại những hình ảnh trên Twitter, mạng xã hội bị cấm thậm chí không thể truy cập được đối với hầu hết người dùng internet Trung Quốc, cũng có thể khiến anh bị giam giữ.

Vài tháng trước, tôi đã tự mắt chứng kiến ​​mức độ chính quyền sẽ thực hiện để đảm bảo rằng công dân Trung Quốc không có bất kỳ cuộc thảo luận công khai hoặc hành động tưởng niệm nào.

Vào ngày Tết Thanh minh, thời điểm mọi người đến thăm mộ người thân của họ, BBC đã sắp xếp để gặp một người phụ nữ có con trai bị bắn vào đầu ở phía Bắc Quảng trường Thiên An Môn, ngay sau khi những đội quân đầu tiên tiến vào trong thành phố.

tam8

Bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling) giơ tấm hình của con trai bà cho phóng viên vào 2014

Như mọi năm, bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling), 81 tuổi, đang lên kế hoạch đưa hoa đến nghĩa trang nhỏ, yên bình, nơi tro cốt của Vương Nam (Wang Nan), 19 tuổi, được chôn cất, gần Di Hòa Viên, Bắc Kinh.

Nhưng chúng tôi thấy nghĩa trang đã bị quây kín bởi các nhân viên bảo vệ theo dõi bia mộ của Wang Nan.

Chúng tôi đã bị tra hỏi bởi các cảnh sát mặc sắc phục và thậm chí còn kiểm tra hộ chiếu và thẻ báo chí, và lấy thông tin của chúng tôi.

Và sau đó cảnh sát hộ tống bà Trương đến ngôi mộ con trai và được hộ tống khỏi nghĩa trang để tránh xa các nhà báo.

tam9

Khu mộ của gia đình của bà Trương nơi chôn cất chồng và con trai bà

Kho dữ liệu của BBC lưu trữ hàng loạt sự kiện, trong đó cái chết của Vương Nam đóng một phần rất nhỏ.

Các đoạn phim với mỗi khung hình là một minh chứng cho sự dũng cảm của những người quay nó, cho thấy những người lính tiến tới với vũ khí giữ ngang tầm bóng đổ trên những chiếc xe tăng.

Những thước phim quay lại khoảnh khắc những người biểu tình hoảng sợ leo lên những xe đạp hoặc bỏ chạy trong lúc đem theo những thi thể đầy máu, đầy vết đạn vào bệnh viện.

Nhưng với tôi, khoảng khắc này đặc biệt ấn tượng.

'Họ cầu xin anh ta đừng bắn'

Trong ánh sáng ban ngày, tiếng súng nổ lẻ tẻ vẫn có thể được nghe thấy trên khắp thành phố và một du khách người Anh rõ ràng đang bị sốc. Margaret Holt đã vô tình bị cuốn vào một trong những khoảnh khắc quyết định của thế kỷ trước.

"Người lính này, anh ta bắn một cách bừa bãi vào đám đông và ba cô gái trẻ đã quỳ xuống trước mặt anh ta và cầu xin anh ta ngừng bắn", cô nói lặng lẽ, chắp hai tay theo kiểu cầu nguyện.

"Và anh ta đã giết họ".

"Một ông già giơ tay lên vì muốn qua đường, và anh ta cũng bắn ông ấy".

Holt lúc đó khoảng cuối 50 hoặc đầu 60 và đang học vẽ trong một tòa nhà chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn vài trăm thước, bà Holt chỉ ra ngoài cửa sổ khi bà mô tả những gì đã xảy ra với người lính.

"Băng đạn trên súng của anh ta hết nên khi anh ta cố thêm đạn thì đám đông lao vào và treo cổ anh ta trên một cái cây".

Toàn bộ lời mô tả diễn ra trong vòng 24 giây.

Nhưng chính sự ngắn gọn của nó đã nhấn mạnh sự tàn bạo của lực lượng được sử dụng để xóa bỏ một cuộc biểu tình ôn hòa, và sự phẫn nộ của đám đông bên kia đầu đạn.

Nó cũng cho thấy tại sao, ngay cả ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn cố gắng hết sức để chôn vùi tất cả các cuộc thảo luận về những gì đã diễn ra.

Làn gió đổi thay

Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Bắc Kinh và hàng chục thành phố khác của Trung Quốc vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1989 đã được châm ngòi - như thường lệ - bởi một sự kiện hoàn toàn bình thường : cái chết vào tháng Tư của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây, Hồ Diệu Bang, một nhà lãnh đạo ủng hộ tự do kinh tế và tự do chính trị.

Sự đau buồn, thương tiếc kéo dài, chủ yếu từ các sinh viên, đã nhanh chóng biến thành các cuộc biểu tình trên đường phố quy mô lớn với lời kêu gọi danh tiếng của ông được khôi phục và để di sản của ông được vinh danh với những cải cách trên diện rộng : một nền báo chí tự do, tự do hội họp và chấm dứt tình trạng quan chức tham nhũng.

tam10

Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chia rẽ về cách đối phó với các cuộc biểu tình

Tại Bắc Kinh, khoảng một triệu người đổ về Quảng trường Thiên An Môn, chiếm giữ không gian công cộng rộng lớn tại trung tâm chính trị của thủ đô với cờ, biểu ngữ và lều.

Trong lúc đó, những làn gió đổi thay đã thổi qua từ Đông Âu, thêm vào đó là chuyến thăm của nhà lãnh đạo Liên Xô Michael Gorbachev đến Bắc Kinh vào giữa tháng Năm để tham gia hội nghị thượng đỉnh Xô-Trung lần đầu tiên trong 30 năm.

Đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, cũng như với những người biểu tình, đất nước lớn nhất Đông Á dường như ở bờ vực của một thời khắc lịch sử, và nội bộ Đảng cộng sản đã chia rẽ về giải pháp đối phó.

Và cuối cùng, phe cứng rắn đã giành chiến thắng.

Đêm khuya ngày 3 tháng 6 và đến sáng ngày hôm sau, một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn đã được phát động trên quảng trường, với hàng loạt chiếc xe tăng và binh lính tiến vào với đạn thật.

Tại các giao lộ dọc theo tuyến đường đến Thiên An Môn, những người từ chối di chuyển đã bị bắn một loạt đạn.

Một số người như lời kể của vị khác du lịch trên đã chiến đấu lại bằng tay không, và một số xe bọc thép được cho là đã bị bốc cháy bởi những quả bom cocktail Molotov người biểu tình tự chế.

tam11

Một chiếc xe bọc thép bóc cháy vào 4/6/1989 gần Quảng trường Thiên An Môn

Ngày nay, sự kiểm duyệt và những bí mật khiến người ta chưa thể xác định chính xác bao nhiêu người đã chết trong đêm đó. Không có một con số chính thức đầy đủ về những người đã chết và bị thương nào được công khai.

Theo những phóng viên nước ngoài có mặt ở đó, đến thăm các bệnh viện trong thành phố và hầu hết đều ước chừng số người thiệt mạng là từ hàng trăm đến 2000-3000 người.

Ít nhất một nguồn tin ngoại giao, được đưa ra trong thời điểm vụ việc đang sôi sục, đề nghị một con số lớn hơn.

Điều không thể tranh cãi là đó là khoảnh khắc lực lượng quốc phòng quốc gia lại đóng vai một đội quân xâm lược, tấn công chính người dân của họ trong chính thủ đô của họ.

Đó là một bước ngoặt tiếp tục định hình Trung Quốc ngày hôm nay.

'Người chặn xe tăng'

Có lẽ không có gì có thể minh họa cho sự hiệu quả của 30 năm kiểm duyệt của Trung Quốc hơn hình ảnh 'Người đàn ông chặn xe tăng', hay còn gọi là là 'Tank Man'.

Vào ngày 5 tháng 6, một ngày sau khi giải phóng mặt bằng quảng trường, một hàng xe tăng đã được trông thấy rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn dọc theo Đại lộ Trường An, nơi hầu hết các vụ giết người đã diễn ra.

Video ghi lại cảnh một người biểu tình đơn độc đặt mình trước chiếc xe tăng bọc chì và sau đó cứ đi qua đi lại chặn đầu chiếc xe mỗi khi nó cố gắng lách khỏi anh ta.

Người đàn ông, mặc áo sơ mi trắng và quần đen và cầm hai chiếc túi, trèo lên chiếc xe tăng và cố gắng khuyên can với phi hành đoàn qua nắp xe.

Đối với thế giới bên ngoài, hình ảnh mang đầy tính biểu tượng này là một đối chiếu giữa sự đàn áp độc đoán với một tinh thần bất chấp không thể chối cãi.

Nó biểu trưng cho tất cả những gì đã xảy ra trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.

Cũng cần phải chỉ ra rằng người chỉ huy xe tăng, không hề hay biết hàng chục ống kính quốc tế đang chĩa vào anh ta, có vẻ đã nhượng bộ.

'Người đàn ông chặn xe tăng' đã không bị bắn hay bị cán qua nhưng số phận của anh ta vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Ở Trung Quốc, hình ảnh kinh điển này đã bị xóa sạch khỏi ý thức của công chúng.

Tội ác bất nhân

Ngày nay, Quảng trường Thiên An Môn hầu như không đổi thay so với những hình ảnh video năm 1989.

Bức chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn được treo ở vị trí trang trọng nhất, với vẻ mặt nguyên sơ, hơi mỉm cười.

Nụ cười đó đã từng bị ba người biểu tình ném đầy trứng và sơn trước khi họ bị bỏ tù 20 năm.

Nhưng bên ngoài quảng trường đó, Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt trong ba thập kỷ qua.

Khi nó ngày càng trở nên giàu có và mạnh mẽ hơn, sự thành công đó dường như là sự phản bác của Bắc Kinh đối với những trang báo quốc tế - bao gồm cả bài viết này, vốn cứ mãi khẳng định rằng một chương đen tối, bị chôn vùi trong quá khứ đó vẫn còn quan trọng.

Bao Đồng là một cựu quan chức cao cấp, người ngồi bên lề những bàn thảo luận cấp cao về những biến động chính trị năm 1989.

Ông bây giờ là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã thụ án 7 năm, tất cả đều bị biệt giam, do ủng hộ những người biểu tình Thiên An Môn.

"Điều làm tôi lo lắng", ông nói, "là trong 30 năm qua, tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đứng bên cạnh tội ác vô nhân đạo ngày 4 tháng Sáu".

"Họ coi đó là một bài học quý giá, như một trò ảo thuật đằng sau sự trỗi dậy của quốc gia. Họ coi đó là lợi ích".

"Đảng cộng sản Trung Quốc nên cho phép mọi người thảo luận - nạn nhân, nhân chứng, người nước ngoài, nhà báo đã ở đó. Họ nên cho phép mọi người nói những gì họ biết và tìm ra sự thật".

Ông chắc chắn rằng nếu những yêu cầu của người biểu tình đã được lắng nghe từ những năm trước, thì tương lai của Trung Quốc sẽ không chỉ là một sự thịnh vượng, mà còn là một sự cân bằng và công bằng hơn.

"Tôi thấy một Trung Quốc không có Vạn Lý Tường Lửa, không có tầng lớp đặc quyền. Thật không may, sẽ có ít tỷ phú hơn nhưng ít nhất là những người lao động nhập cư nghèo có thể được sống tự do mà không phải bị đuổi ra khỏi các thành phố lớn. Và một Trung Quốc không cần phải đánh cắp công nghệ nước ngoài".

Quyền lực bằng mọi giá

Điều trớ trêu trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là bất chấp niềm tin hy vọng của nhiều người rằng sự thay đổi thực sự đã đến, thì thay vào đó họ có thể đã đẩy cơ hội cải cách chính trị ở Trung Quốc lùi lại một thế hệ, thậm chí hơn.

Một số ít sinh viên đã công khai kêu gọi cách mạng, họ rất có thể sẽ là những nhà lãnh đạo tồi và bị chia rẽ bởi bởi chủ nghĩa bè phái, mâu thuẫn và khuynh hướng độc đoán của chính họ (như các tài liệu cũ cho thấy).

Nhưng những người cứng rắn trong nội bộ Đảng cộng sản đã cho rằng, ngay cả những yêu cầu hạn chế nhất về một nhà nước pháp quyền và những quyền tự do dân chủ sẽ chấm dứt sự độc quyền quyền lực của họ.

Nếu các cuộc biểu tình này không bao giờ xảy ra, nếu các nhà cải cách cao cấp không bị thanh trừng hay bỏ tù, liệu Trung Quốc có theo con đường của các quốc gia Châu Á khác, như Đài Loan và Hàn Quốc, dần dần từ bỏ chế độ độc đoán ?

Ở Trung Quốc, một sự tưởng nhớ là không thể : Một thế hệ cũ không được phép nhớ, một thế hệ mới thậm chí không được phép biết.

Thay vào đó, quyết định đã được đưa ra khi đó là một quyết định vẫn còn giữ cho đến hôm nay. Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ giữ quyền lực bằng mọi giá, và không một phong trào nào được phép đe dọa điều này.

Ba mươi năm trôi qua, nỗ lực "xóa ký ức" vẫn tiếp diễn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Quay lại trang chủ
Read 909 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)