Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/06/2019

Vết thương Thiên An Môn vẫn chưa lành trong ký ức thế giới

Nhiều tác giả

Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 : Ước mơ dân chủ tan vỡ nhưng ký ức không phai

Tú Anh, RFI, 06/06/2019

Ba mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, những sinh viên Trung Quốc thoát được súng đạn và xích xe tăng sống lưu vong hầu hết nghĩ rằng "ước mơ" một đất nước dân chủ ngày càng xa dần. Tổ quốc của họ chìm sâu trong độc tài và tuyên truyền thô bạo, vượt tầm quốc gia. Trở lại cuộc đấu tranh bất thành 1989 với Trương Luân và phóng viên Eric Meyer.

muaxuan1

Ông Trương Luân, một trong những gương mặt đấu tranh phong trào Thiên An Môn 1989.Lun Zhang.© Seuil Delcourt,2019 Gombeaud, Zhang, Ameziane

Một biến cố đẫm máu

Cuộc đàn áp đẫm máu một cuộc nổi dậy tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh, cách nay đúng ba mươi năm, vẫn còn ghi đậm trong ký ức thế giới. Phát sinh từ tháng 04/1989, sau khi Hồ Diệu Bang, một nhà lãnh đạo có uy tín, bị cách chức tổng bí thư hai năm trước, từ trần, phong trào phản kháng tập hợp các thành phần sinh viên, trí thức, công nhân tố cáo tham nhũng và đòi hỏi cải cách dân chủ theo tư tưởng của… Đặng Tiểu Bình.

Có lúc một triệu người kéo về Thiên An Môn. Nhưng đêm mồng 03 rạng mồng 04/06, chiến xa và lính Trung Quốc tràn vào quảng trường bắn giết, "tiêu diệt 300 kẻ phản động", theo con số của chính quyền ; ít nhất "1400 nạn nhân" không một tấc sắt trong tay bị thảm sát, theo Amnesty International. Những xác người đẫm máu và nhất là hình ảnh một thanh niên vô danh một mình ngăn đoàn xe tăng đã ghi sâu vào ký ức thế giới. Ba mươi năm sau, cuộc thảm sát Thiên An Môn vẫn bị chế độ xem là "nhạy cảm".

Xóa ký ức dân hay ký ức Đảng

Nhân 30 năm thảm sát Thiên An Môn, AFP đặt câu hỏi với một số cựu sinh viên. Châu Phong Tỏa (Zhou Feng Suo) cách nay 5 năm, để đánh dấu 25 năm Thiên An Môn, cựu lãnh tụ sinh viên Bắc Kinh còn liều lĩnh sử dụng hộ chiếu Mỹ quá cảnh Hoa lục 72 tiếng đồng hồ miễn chiếu khán. Năm nay thì không.

Guồng máy Nhà nước được trang thiết bị công nghệ tối tân để theo dõi từng công dân, trừng phạt mọi chỉ trích. "1984" tiểu thuyết của nhà văn George Orwell (tác giả "Trại súc vật") không kinh khiếp bằng chế độ Tập Cận Bình. Chính sách đàn áp đã lên đến mức độ cao nhất, theo nhận định của người đứng hàng thứ năm trong danh sách truy nã của an ninh Trung Quốc. Bộ máy tuyên truyền nhồi nhét tư tưởng dân tộc cực đoan vào đầu một thành phần trẻ ở đại học. Bức tường lửa đã loại trừ mọi thông tin liên quan đến phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh, người dân bị tuyên truyền từ lúc còn thơ ấu trong khi những tác nhân trực tiếp tham gia nay đều ở tuổi 50.

Bao nhiêu người Trung Quốc biết hay còn nhớ đến những năm 1987-1988-1989, khi sinh viên, giáo sư, công nhân, trí thức muốn tham gia vào tiến trình mở cửa Trung Quốc trong niềm hy vọng sau những thập niên u ám của chủ nghĩa Mao ?

Để canh tân Trung Quốc, phải giải quyết hai vấn nạn : độc tài và tham nhũng. Xu hướng cải cách trong Đảng cộng sản, với tổng bí thư Hồ Diệu Bang được cả một thế hệ trẻ nhiệt tình ủng hộ : thế hệ Thiên An Môn, tên quảng trường lớn nhất của thủ đô Trung Quốc. Nhưng niềm hy vọng cải cách đã tan vỡ. Một trong những người trẻ đó là Châu Phong Tỏa, là Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu’er Kaixi), là Vương Đan (Wang Đan) hay là Trương Luân (Zhang Lun).

Gió mới

Tham gia chương trình "Bước tiến của thế giới" trên đài RFI, giáo sư xã hội học Trương Luân, 56 tuổi, tị nạn tại Pháp phân tích tình huống xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, nguyên nhân nguồn cội đưa đến phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh. Tác giả quyển sách "Tiananmen 1989, Nos Espoirs Brisés" (Tạm dịch là Thiên An Môn 1989, hy vọng của chúng ta tan vỡ) hồi tưởng :

"Cuộc tranh luận vào thời điểm đó chủ yếu là xoay chung quanh hướng cải cách và mở cửa Trung Quốc. Nếu có mở cửa kinh tế thì sẽ có mở cửa chính trị, đó là quan điểm của các nhà cải cách trong Đảng cộng sản và của phong trào sinh viên thời thập niên 1980. Trong khi đó, quan điểm của phe bảo thủ là cải cách vừa phải thôi, chỉ phát triển kinh tế trong mục đích cho dân làm ăn giàu lên một chút để củng cố quyền lực của Đảng cộng sản.

Cuộc đối đầu giữa hai xu hướng này được thể hiện qua các cuộc xuống đường của sinh viên và những cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng suốt thập niên 1980. Đó chính là chiếc chìa khóa để hiểu tình hình Trung Quốc trong thập niên 1980".

Cũng theo Trương Luân, trong lịch sử không riêng gì Trung Quốc, hiếm khi người dân chứng kiến một giai đoạn đặc biệt như thế : vừa qua khỏi đêm dài lạnh cóng của thời Mao thì gặp được ngay ngọn gió mát của mùa xuân. Năm 1976, cái chết của Mao Trạch Đông, lúc đầu mang lại ít nhiều lo lắng, không biết Trung Quốc sẽ đi về đâu. Nhưng sau đó là một niềm vui lớn bởi vì Mao qua đời cho phép Trung Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài, người dân cảm thấy có quyền ước mơ một tương lai không bị áp đặt.

Tại Trung Quốc lúc đó, người người ra đường ca hát, nhảy múa. Bị cấm đoán lâu năm, giới trẻ không biết các điệu khiêu vũ Tây phương thì có thế hệ già thời Dân Quốc hướng dẫn. Công viên, góc phố biến thành trường khiêu vũ.

Về phần chính quyền, Đặng Tiểu Bình ban hành chính sách bốn hiện đại hóa : nông nghiệp, công nghiệp,quốc phòng, khoa học kỹ thuật và còn táo bạo thêm bước thứ năm : dân chủ hóa.

Từ người hùng Hồ Diệu Bang…

Từ năm 1978, người được trao trọng trách thi hành là Hồ Diệu Bang, và cũng sẽ là người gồng gánh thảm kịch 10 năm sau đó. Giáo sư Trương Luân :

"Hồ Diệu Bang tham gia cách mạng cộng sản từ lúc còn trẻ. Ông có nhãn quan chính trị canh tân,nhân bản. Ông cũng nói đến dân chủ nhưng điều cốt lõi hơn hết là ông là một nhà cải cách lớn. Hồ Diệu Bang cố gắng bảo vệ một số nhà trí thức tự do. Nhưng ông đã phải trả giá đắt cho lập trường canh tân.

Khi phong trào sinh viên xuống đường diễn ra liên tiếp vào cuối năm 1986 và năm 1987, phe thủ cựu đổ tội lên đầu ông. Họ nói rằng đó là lỗi của Hồ Diệu Bang. Họ thành công đuổi ông ra khỏi chính quyền. Đối với sinh viên chúng tôi, Hồ Diệu Bang là điểm tựa trong Đảng (tổng bí thư từ 1980 đến 1987). Ngày ông qua đời, 15/04/1989 cũng là ngày niềm hy vọng đổi mới tắt lịm".

…đến các sinh viên dũng cảm ở Thiên An Môn

Phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh đã bùng phát mạnh hơn với cái chết của nhân vật lãnh đạo rất được sinh viên và trí thức Trung Quốc mến mộ và kỳ vọng, theo như nhà báo Pháp, Eric Meyer, lúc đó là phóng viên trẻ đến Bắc Kinh chưa được bao lâu. Nhân chứng này cho biết ông đã tháp tùng sinh viên mỗi ngày đi bộ 20 km từ khu cư xá đại học ra quảng trường Thiên An Môn. Một trong những biểu ngữ của sinh viên gắn trên mộ cố tổng bí thư là "Hồ Diệu Bang : anh hùng bảo vệ dân chủ".

Trong cư xá, sinh viên treo những tấm biển lớn : "Dân Chủ, Tự Do cho người dân và Tiền cho giáo dục". Đêm 15/04, hai ngàn sinh viên kéo ra quảng trường Thiên An Môn. Ban lãnh đạo Trung Quốc, trừ tổng bí thư Triệu Tử Dương ôn hòa, quyền hành trong tay thủ tướng Lý Bằng và "thượng hoàng Đặng Tiểu Bình" không hài lòng.

Công an được lệnh giải tán biểu tình trong đêm. Hành động này bị sinh viên phản ứng tức khắc. Sáng hôm sau, Vương Đan, sinh viên ban Sử, tuyên cáo bản yêu sách đầu tiên : phục hồi Hồ Diệu Bang, phục hồi danh dự các nạn nhân của chiến dịch đánh tư sản, bài trừ nạn tham ô, công nhận tự do báo chí, tự do học hành, tự do biểu tình và đòi các lãnh đạo Đảng cộng sản phải công khai xin lỗi nhân dân.

Để gây sức ép, từng đoàn sinh viên Trung Quốc, trên toàn quốc và ở Mỹ kéo về hợp với hai đại học ở Bắc Kinh là Bắc Đại và Thanh Hoa, ít nhất 50.000 người tham gia bãi khóa, nhưng không phải để lật đổ chế độ. Giáo sư Trương Luân khẳng định :

"Chính từ ngày 16 tháng 04 năm 1989, sinh viên phát động một phong trào bãi khóa trên khắp nước. Không phải chỉ ở Bắc Kinh mà tất cả các đại học trên toàn quốc đều tham gia. Tự do báo chí, tự do học hành, tự do biểu tình… là những đòi hỏi của thời đại.

Vào thời điểm đó, chính quyền Trung Quốc đã nói đến việc tiến tới một chế độ dân chủ hơn với một chế độ biết thượng tôn pháp luật. Nhưng tôi muốn nói thêm ở đây là nhãn quan của phương Tây về cuộc cách mạng Thiên An Môn phạm nhiều sai lạc. Họ cho rằng sinh viên nổi dậy lật đổ chế độ. Trên thực tế, qua các yêu sách đòi dân chủ, nhân quyền, sinh viên Trung Quốc tìm cách thúc đẩy cải cách nhanh hơn, nhiều hơn, hỗ trợ cho nỗ lực của phe cải cách trong đảng để công cuộc đổi mới được tiến hành một cách sâu rộng, một cách dân chủ với mục tiêu tối hậu là làm cho Trung Quốc trở thành một đất nước tân tiến".

Nhà báo Pháp Eric Meyer cho biết thêm là không riêng gì sinh viên, mọi người dân Trung Quốc đều nghĩ rằng Thiên An Môn là "điểm hẹn sau cùng", là cuộc tranh đấu cuối cùng tiến tới một cuộc giải phóng ôn hoà, một nền dân chủ, một cuộc đại hòa giải dân tộc, một niềm tin "không tưởng". Ba mươi năm nhìn lại, nhà báo Pháp nhìn nhận chính ông, phóng viên trẻ lúc đó, trong tận đáy tim, cũng bị tinh thần lạc quan lây nhiễm, cũng tin một cách chân thật là sẽ có một cuộc hòa giải dân tộc, Đảng cộng sản trao quyền lại cho dân.

Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình và phe Lý Bằng chuẩn bị các biện pháp mạnh. Đợt đầu tiên, lệnh giới nghiêm bị sinh viên xem thường, binh lính gốc thủ đô không thi hành lệnh đàn áp. Đặng Tiểu Bình gọi điện cho tất cả các tỉnh gặn hỏi theo ai : Triệu Tử Dương hay theo họ Đặng ?

Phải đánh tan ước mơ của tuổi trẻ để tồn tại

Đến ngày 26/04, Nhân Dân Nhật Báo của Trung ương đảng đăng một bài xã luận gọi phong trào Thiên An Môn là một âm mưu lật đổ Đảng cộng sản của một nhóm nhỏ phản loạn. Giáo sư Trương Luân thuật tiếp :

"Bài xã luận nổi tiếng đó đã làm cho sinh viên nổi giận. Bởi vì mục tiêu tranh đấu của sinh viên là Trung Quốc được canh tân sâu rộng, không bao giờ chúng tôi có ý định làm đất nước hỗn loạn. Chúng tôi nổi giận dựng lên bức tượng nữ thần tự do ở quảng trường Thiên An Môn đối diện với chân dung của Mao bị ném sơn là một hành động biểu tượng : tuổi trẻ hết sợ hãi.

Khi chính quyền ban hành lệnh giới nghiêm và chọn giải pháp huy động quân đội đàn áp, cơn giận càng bốc lên cao vì chúng tôi hiểu ra rằng không thể đối thoại với chế độ này. Chính quyền coi dân là kẻ thù. Lúc bấy giờ, khẩu hiệu tranh đấu là : đòi cách chức Lý Bằng, đòi một quốc hội đại diện dân đúng nghĩa, đòi báo chí phải tự do thật sự không viết những điều gian dối. Chúng tôi muốn thế hệ lãnh đạo già nua ra đi nhường chỗ cho những người trẻ có đầu óc đổi mới để Trung Quốc được tự do và hy vọng".

Lần này, chính quyền Trung Quốc, sau khi cách chức tổng bí thư Triệu Tử Dương, sử dụng biện pháp mạnh. Ngày 15/05, Bắc Kinh đón tiếp một sự kiện ngoại giao quan trọng : chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev sang thăm trong bối cảnh Đông Âu bắt đầu sôi sục đổi mới. Đúng vào lúc này, sinh viên tranh đấu đưa ra hai yêu sách : công nhận phong trào sinh viên là một phong trào ôn hòa và thứ hai là đối thoại chân thật.

Lý Bằng không chấp nhận điểm nào chỉ ra lệnh cho sinh viên rút về cư xá. (Trong hồi ký, Lý Bằng cho biết chính Giang Trạch Dân là người chỉ đạo cuộc thảm sát để sau đó lên thay Triệu Tử Dương).

Bạo lực không dừng lại ở Trung Quốc ?

Theo nhà báo Eric Meyer, tin đồn đàn áp được tung ra, sinh viên thủ đô được cha mẹ gọi về nhà. Cuối cùng trừ những sinh viên thật trẻ nhất định không bỏ cuộc và đồng bạn từ các tỉnh không có tiền hồi hương cố thủ, hàng ngũ tranh đấu bị thưa dần. Đặng Tiểu Bình huy động gần nửa triệu quân từ Mãn Châu, trong đó có sư đoàn 27, đa số là nông dân không biết chuyện gì diễn ra tại Bắc Kinh, về thủ đô "dẹp loạn" : từ 1.400 người đến 10.000 người chết, theo thẩm định của nhiều nguồn tin. Đông nhất là chết ở các con đường quanh Thiên An Môn, theo giáo sư Trương Luân. Cuộc đàn áp vẫn kéo dài đến nay.

Ngày 02/06/2019, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố tại Diễn đàn an ninh Singapore : đàn áp Thiên An Môn là quyết định đúng.

Bình luận về sự kiện này, nhật báo Pháp Le Monde cảnh báo các nền dân chủ trên thế giới là Trung Quốc không chỉ đàn áp trong nước mà nay đã đủ mạnh để lũng đoạn Liên Hiệp Quốc trong mưu toan thiết lập một giá trị nhân quyền theo kiểu độc tài Trung Quốc.

Trước khi qua đời, Triệu Tử Dương để lại di chúc : một chế độ nếu không biết nghe sự thật để thay đổi sẽ bị sụp đổ. Dự báo "hiền triết" nhất có lẽ là của cựu sinh viên Vương Đan, bị trục xuất sang Mỹ sau 5 năm tù. Tác giả các yêu sách tranh đấu 30 năm về trước chia sẻ với AFP : Cuối cùng thì Tập cũng sẽ theo Mao.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 06/06/2019

*****************

Thiên An Môn : 'Tin ai chứ đừng tin Đảng'

Nguyễn Hùng, VOA, 06/06/2019 alt="Mẹ của một trong những sinh viên bị giết trong sự kiện Thảm sát Thiên an môn năm 1989. " itemprop=url class=" enhanced" v:shapes="_x0000_i1025">

Những ngày đu tháng Sáu này cả thế gii, tr Trung Quc, nh v cuc thm sát dân thường, ch yếu là sinh viên, ti trung tâm Bc Kinh tròn ba thp niên trước.

tian1

Mẹ ca mt trong nhng sinh viên b giết trong s kin Thm sát Thiên an môn năm 1989.

Nỗi đau ln nht thuc v nhng người m, người cha, người thân ca hàng trăm hay thm chí hàng ngàn người đã b Gii phóng quân Nhân dân cán chết bng xe tăng, bn, đánh hay đâm cho ti chết quanh Qung trường Thiên An Môn.

Cuộc thm sát nhng người biu tình ôn hòa din ra đêm 3, sáng 4/6 đã gây sng st c Trung Quc và trên thế gii hi gia năm 1989, ch vài tháng trước khi Bc tường Berlin sp đ.

Vài năm sau biến c, Trung Quc được gi là ‘lc t’, tc tháng và ngày xy ra cuc bn giết ca nhng người lính Trung Quc nhm vào chính đng bào mình, mt nhóm hơn 180 bà m đ dũng cm đã lp ra nhóm ‘Nhng Bà Mẹ Thiên An Môn’.

Cho tới nay, 55 bà m đã ra đi mà chưa đòi được công lý cho các con. Gn 130 người còn li vp phi bc tường lng câm mà Đng Cng sn Trung Quc dng lên quanh biến c Lc T. H cũng b sách nhiu đ đường ch vì không chu t bnh trình tìm sự tht.

Trong một video đăng ti nhân tưởng nim 30 năm cuc thm sát, các bà m nói :

"Các con ơi, đây là [rượu] mi các con. Năm nay k nim 30 năm Lc T. Hãy đ c thế gii thy chúng ta, đ chúng ta bình an… Các m s c tìm li gii thích cho các con. Các con đừng lo nhé".

Biết trước s b ngăn cn tưởng nim công khai ngày con mt, các Bà M Thiên An Môn đã gi đi thông đip t trước dp này vài tháng. Trong thư được báo Mirror ca Anh dn li, bà Ding Zi Lin, năm nay 82 tui, người có con trai 17 tui Jiang Jie Lian b bn chết 30 năm trước, viết :

"Chính quyền gi c đng nhân viên ti đng gác trước ca nhà chúng tôi và cm chúng tôi ra ngoài hay t do đón khách vào mi dp nhy cm chính tr. Ngay c khi h đ chúng tôi ra khi nhà, h c công an và các nhân viên mc thường phục đi xe bám đuôi chúng tôi".

"Điện thoi ca chúng tôi b nghe lén, máy tính b thâm nhp. Mt s người chúng tôi còn b gn camera theo dõi c trong và ngoài nhà. Mt s người tng hơn mt ln b cnh sát triu tp ti… và thm chí b còng tay đưa ti trung tâm giam gi".

Tờ Mirror cũng nói cnh sát buc bà Ding phi ri nhà Bc Kinh và đi hơn 1.000km v quê tnh Giang Tô trong dp k nim này. Đng Cng sn chp nhn di trá chính bn thân, người dân và công lun đ bo v uy tín mà thc ra h không có là bao. Nhiều người dân Trung Quc khi phi đi mt vi t tham nhũng, ca quyn và bè phái đu hiu Đng Cng sn Trung Quc phi chu trách nhim cho thc trng hin nay. Các nhà lãnh đo cng sn ch không mun người dân biết h không phi bây giờ mi t như thế.

Bất chp nhng c gng thô bo ca Đng Cng sn Trung Quc nhm ty xoá lch s, nhiu người có lương tri đã tìm mi cách đ ghi nh tên tui nhng người ngã xung khi đng lên đòi nhng quyn căn bn trong đó có t do bày t ý kiến, tự do hội hp và t do tham gia các hot đng chính tr. Mt d án mi được công b mang tên S tht 30 ghi li hình nh và thông tin v nhng sinh viên đã b quân đi Trung Quc giết theo lnh ca lãnh đo Trung Quc Đng Tiu Bình, Lý Bng và nhng người khác.

Dự án tng hp các tư liu t nhiu năm qua trong đó có các phng vn vi cha m ca nhng sinh viên b sát hi.

Trong video thu năm 2014 nhân kỷ nim 25 năm cuc thm sát, bà Qi Guo Xiang, m ca sinh viên 18 tui Liu Hong Tao, người b bn vào c hai chân và sau đó qua đời hôm 4/6/1989, nh li nhng gì con trai nói khi được cha m nhc nh hc hành chăm ch và không tham gia chính tr :

"[C]háu nói với tư cách sinh viên đi hc và công dân Trung Quc, cháu phi có trách nhim. Cháu nói ‘vì vn mnh dân tộc, mi người đu phi có trách nhim’. Nói cách khác là khi đó cháu đang bày t lòng yêu nước".

Còn người cha ca sinh viên Hc vin Công ngh Bc Kinh, ông Liu Re Nan, nhc li nhng gì con ông viết tr li khi ông khuyên con đng vi vàng vì các vn đề Trung Quc còn cn nhiu thi gian đ gii quyết : "Nếu ai cũng đi người khác làm cách mng và ch [ch] hưởng thành qu thì liu s đt được gì ?". Ông Liu cũng nói cu con 18 tui còn ly ví d nhng người đu tranh đến na đường thì b cuc và bình luận rng nếu ai cũng b cuc c thì s không còn ai tun hành na.

Hai ông bà cũng nhắc li cu con trai sinh năm 1971 và cao gn 1m8 đã không được cha tr khi vào ti bnh vin vì các bác sĩ được lnh phi làm vy. Bà Qi nói thêm : "Tôi không dám nhìn ảnh con. Tôi cất tt c đ đc ca con tôi đi. Tôi cũng không dám mang tro ca con v nhà. Tôi không có ch nào đ chôn tro. Lúc đu tôi đ … H Bc, nhưng sau vài ngày người ta không cho đ đy. Tôi không còn cách nào khác là ri tro con tôi xung sông Dương T đ con tôi thy thế gii t do".

"Những k ra quyết đnh đy s không có kết cc tt đâu. Chúng tôi biết kêu ca đâu bây gi ? Chng đâu c", bà Qi nói nhưng vn tin rng cui cùng "s đòi được công lý".

Còn ông Liu tuyên bố : "Tôi không ghét nhng người khác. Tôi ghét Đng Tiu Bình. Tôi ghét Lý Bng. Chúng là quân sát nhân".

Trong video khác, cũng do nhóm Những Bà M Thiên An Môn hp tác thc hin, ông Sun Cheng Kang, cha ca sinh viên 19 tui Sun Hui b bn chết hôm 4/6/1989, nói : "Con chúng tôi chỉ đi xe đp trên ph thôi mà b bn chết. Trong biến c Thiên An Môn, con chúng tôi ch là sinh viên, tay không mang vũ khí mà người ta bn cháu bng súng máy được sao ? Tôi đã tui 70 ri, tôi không s. Thích bt thì bt, thích giết thì giết".

"Tôi thúc giục Đng Cng sn Trung Quc và Ch tch Tp đ tâm ti vn đ chưa được gii quyết t nhiu thp niên. Đng đ chúng tôi mang điu này xung m. Tôi cũng kêu gi mi người có lương tri, các bn bè quc tế, nhng người yêu hòa bình trên thế gii ng hộ các gia đình nn nhân chúng tôi".

Cha mẹ sinh viên 20 tui Wu Guo Feng t Đi hc Nhân Dân Trung Quc, người b bn vào sau đu và đâm vào bng hôm 3/6/1989, nói rng con ca ông bà đã mun ri Bc Kinh đ đp xe v quê T Xuyên đ chng kiến cnh biểu tình ở các nơi khác ngoài th đô Trung Quc.

Sinh viên Wu gửi đin v cho cha m t cui tháng 5/1989 xin 200 nhân dân t đ đi đường nhưng khi hai ông bà lên Bc Kinh nhn xác con, tin vn chưa đến nơi. Ông Wu Ding Fu nói trước khi b bn chết, con trai ông đã tham gia tuyệt thc năm ngày năm đêm dù ông đã khuyên can rng Đng Cng sn s ra tay tàn đc và thm chí giết nhng ai trái li.

Ông Wu cũng nói người ta t chi cho phép ông mang xác con v quê đ người thân được nhìn mt ln cui. Ông được thông báo rằng chính quyn lnh phi ha táng Bc Kinh. Vi kinh nghim tri qua Cách mng Văn hóa, các cuc đu tranh chng Hu khuynh và Bè lũ bn tên cng thêm vi thm sát Thiên An Môn, ông Wu nói : "Cht li mt câu thôi : ‘Tin ai thì tin ch đng tin đảng vì bất c lý do gì’".

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 06/06/2019

*******************

Thiên An Môn : Bài học gì cho giới đấu tranh Việt Nam ?

BBC tiếng Việt, 05/06/2019

Vào buổi tối mùng 4 tháng 6, của tám năm trước, khi những người dân ở Đài Loan, Hongkong và khắp nơi trên thế giới thắp nến tưởng nhớ những nạn nhân của cuộc thảm sát Thiên An Môn, anh ở đó, trong căn nhà của mình tại Hà Nội, nghĩ về ngày mai.

tian2

Giới đấu tranh dân chủ Việt Nam học được gì từ phong trào đấu tranh Thiên An Môn năm 1989 ?

Ngày hôm sau sẽ là Chủ Nhật, ngày 5 tháng 6, 2011, ngày mà Trịnh Hữu Long lần đầu tham gia vào một phong trào biểu tình.

"Đêm đó, tôi không ngừng nghĩ về sự kiện ở Thiên An Môn. 'Liệu chính quyền Việt Nam có đàn áp cuộc biểu tình như cái cách chính quyền Trung Quốc đã làm năm 1989 không ? Liệu họ có bắt chúng ta ? Liệu họ có giết chúng ta ?'" Long nhớ lại.

"Điều tôi chắc chắn là vụ thảm sát ở Thiên An Môn có một tầm ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, khiến người dân lo sợ về những thứ mà chính quyền Việt Nam sẽ thực hiện để phản ứng lại một phong trào đối lập".

Cuộc biểu tình vào 2011 của người dân Việt Nam và cuộc biểu tình ở Thiên An Môn vào 1989 cùng nhắm đến một đối tượng : Chính quyền Trung Quốc.

Phong trào đấu tranh đã bị châm ngòi bởi các sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp, tấn công và đe dọa tàu dân sự Việt Nam hôm 26/5/2011 tại vùng biển Việt Nam tuyên bố thực thi chủ quyền.

Nó đã trở thành một trong những phong trào lớn nhất, dài nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam, kéo dài hai tháng rưỡi, từ Chủ Nhật 5/6 tới Chủ Nhật 21/8/2011, và vẫn là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại tính tới thời điểm hiện tại.

"Nó đánh dấu sự khởi đầu của làn sóng mới của phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam", Long nói.

Mùa Hè năm đó, Long và những người biểu tình cứ nói mãi về sự kiện Thiên An Môn năm 1989, dự đoán những gì có thể xảy ra với họ khi phong trào nhanh chóng lớn mạnh.

Trong suốt cuộc biểu tình mùa hè 2011, nhiều lực lượng an ninh, công an, trật tự, dân phòng, quần chúng đã được huy động để giải tán, cản trở các cuộc biểu tình và ít nhất 15 người đã bị bắt giữ.

May mắn thay, nó đã không kết thúc một cách đẫm máu như ở Thiên An Môn.

Bài học

Bài học lớn nhất từ phong trào Thiên An Môn, theo Long, người sáng lập và biên tập tờ Luật Khoa Tạp chí, có lẽ là "cách vực dậy từ sau cuộc đàn áp".

"...cách chúng ta có thể dùng sự đàn áp của chính quyền để làm suy yếu tính chính danh của nó, và cách để chúng ta có thể giữ đà phát triển một phong trào mạnh và bền vững hơn. "

"Bản chất của một dân chủ hóa sôi động (eventful democratization) là nó xảy ra bất ngờ và đột ngột, và sự thành công của nó còn nhiều hoài nghi".

"May mắn không như những sinh viên ở Thiên An Môn, người biểu tình Việt Nam hồi 2011 không phải trải qua một cuộc đàn áp đẫm máu và chúng ta có cơ hội để giữ cái đà này và làm mạnh phong trào".

"Đó là bởi vì chúng ta có công cụ truyền thông, như mạng xã hội và tờ báo độc lập, vốn gần như ngoài tầm kiểm soát của chính quyền".

"Với công cụ truyền thông, chúng ta có thể dùng cuộc thảm sát Thiên An Môn để làm suy giảm tính chính danh của chủ nghĩa cộng sản tại việt Nam, và có lẽ đó là một trong những tác động lớn nhất của phong trào Thiên An Môn đối với Việt Nam".

"Sự tàn sát đối với các nhà hoạt động Thiên An Môn là một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy một chế độ cộng sản sẽ bất chấp đến đâu để đàn áp chính người dân của họ. Và điều đó không có lợi cho thể chế đó lâu dài".

tian3

Các sinh viên biểu tình chăm sóc cho một sinh viên khác bị thương tại Thiên Ân Môn đêm 3/6/1989

"Sau phong trào 2011, chúng tôi đã thành lập hàng chục tổ chức xã hội dân sự bao gồm Diễn đàn Xã hội Dân sự của Tiến sĩ Nguyễn Quang A". Trịnh Hữu Long tiết lộ.

"Điều chúng tôi có thể làm để tránh một sự thất bại khác của một tiến trình dân sự sôi động là giáo dục công chúng về chính trị, nhân quyền, pháp quyền và dân chủ ; khuyến khích và trao quyền cho công dân để họ thực hiện quyền của họ hàng ngày, cho lợi ích của riêng họ ; và thành lập thêm các tổ chức xã hội dân sự để huy động người dân tham gia vào chính trị và học hỏi cách làm hoạt động từ đó".

Tương đồng, khác biệt giữa Phong trào dân chủ Việt Nam và Trung Quốc

Nguyễn Trường Sơn, vận động cho khu vực Đông Nam Á của tổ chức Ân xá Quốc tế, cũng vẫn nhớ mãi ngày 5/6/2011.

"Tôi biết đến sự kiện Thiên An Môn qua Internet khi mới bước chân vào trường đại học, và hồi sinh viên tôi có tham gia phong trào biểu tình chống sự xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông".

"Cảm giác lúc bấy giờ là khá đa dạng, một phần thì tôi cảm thấy được truyền cảm hứng bởi tinh thần đấu tranh cho tự do của các sinh viên Trung Quốc ở thời điểm đó, phần thì tôi cảm thấy kinh hoàng trước sự tàn bạo của chính quyền Trung Quốc, khi thảm sát chính người dân của mình".

tian4

Sinh viên Việt Nam chưa quan tâm đến đấu tranh dân chủ như những sinh viên Trung Quốc thập niên 80 ?

Giờ đây nhìn nhận lại, Sơn nhận xét phong trào dân chủ ở Trung Quốc những năm 80 và phong trào dân chủ Việt Nam hiện tại không có nhiều điểm tương đồng.

"Trước hết, phong trào dân chủ ở Trung Quốc được dẫn dắt bởi sinh viên, trong khi số đông sinh viên Việt Nam hiện nay hầu như không bày tỏ bất cứ sự quan tâm nào đối với dân chủ. "

"Thứ hai, cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Trung Quốc hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một phong trào dân chủ thực thụ, từ quy mô tham gia của người dân, sự lãnh đạo, các yêu sách, và thành công trong việc đòi buộc lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ phải thừa nhận và tiến hành đàm phán với họ. Những yếu tố này vẫn chưa xuất hiện ở phong trào dân chủ ở Việt Nam".

Tuy vậy, cách thức đàn áp những người đấu tranh, thì có một sự tương đồng rõ rệt giữa hai chính quyền Việt Nam và Trung Quốc. Sơn dẫn chứng từ việc giam lỏng (canh me), buộc rời khỏi địa phương, cách ly với truyền thông và quốc tế, cắt đứt nguồn sống (công việc, thu nhập), loại bỏ khỏi dòng chính của xã hội, ép đi tị nạn, tới bỏ tù tùy tiện...

Nhưng cũng cần phải chỉ ra rằng, trong chính trị Việt Nam hiện đại, chưa xảy ra cuộc đàn áp tập thể nào quy mô và đẫm máu như sự kiện Thiên An Môn.

Anh cũng nhận ra có sự thay đổi trong mức độ kiểm duyệt tin tức về Thiên An Môn ở Việt Nam.

"...bây giờ thì chúng ta đã thấy báo chí nhà nước đăng tin về sự kiện này, ngoài ra, sự phổ biến của internet cũng khiến cho công tác kiểm duyệt gặp khó khăn hơn trước".

Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam không được tiếp cận với triết học một cách đầy đủ, theo Sơn.

"Trong khi thế giới triết học mênh mông là vậy, thì tất cả những gì sinh viên Việt Nam được học chỉ là một phạm vi rất hẹp xung quanh quan điểm về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của Marx và Lenin. Ngoài ra, sinh viên phải tin vào những gì họ được dạy, chứ không được khuyến khích phê phán, hay phản biện".

"Việc sinh viên Việt Nam được tiếp cận với internet, từ đó tiếp xúc với các luồng tư tưởng và thông tin khác, như sự kiện Thiên An Môn, hay các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền là một điều tích cực. Tùy vào sự quan tâm của mỗi người mà mức độ khai sáng sẽ khác nhau, nhưng chí ít, là các bạn sẽ có được cái nhìn với nhiều hơn một góc độ, để rồi tự mình đặt câu hỏi, tự mình tìm kiếm tri thức".

tian5

Đêm thắp nến ở Hong Kong 04/06/2019 tưởng niệm Thiên An Môn quy tụ chừng 180 nghìn người (theo ban tổ chức), một con số chưa có với cho bất cứ cuộc xuống đường nào ở Việt Nam gần đây vì dân chủ

Không thể để xảy ra một thảm sát Thiên An Môn ở Việt Nam

"Chúng tôi không thể để xảy ra một cuộc thảm sát Thiên An Môn xảy ra ở Việt Nam và chúng tôi phải cố gắng hết sức có thể để học hỏi từ nó", Trịnh Hữu Long nói.

"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tinh thần của phong trào Thiên An Môn sẽ mãi truyền cảm hứng không chỉ ở Việt Nam và ở những quốc gia khác trên thế giới, bởi chỉ từ việc học hỏi từ nó, chúng ta có khiến phong trào dân chủ quốc tế mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn".

Còn với Nguyễn Trường Sơn, nhìn theo thực tế, Việt Nam không cần một Thiên An Môn và cũng khó để nó có thể xảy ra.

"Không ai muốn có đàn áp, thiết quân luật, và thảm sát cả. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính phủ Việt Nam.

"Về mặt thực tế, với tình hình hiện tại, khi sinh viên và dân chúng ở Việt Nam không tỏ ra mặn mà với dân chủ như người Trung Quốc đã từng hồi năm 1989, thì rõ ràng là sẽ không có một phong trào dân chủ lớn nào xảy ra ở Việt Nam trong tương lai gần cả".

BBC tiếng Việt

***********************

Tưởng niệm Thiên An Môn : 180 ngàn dân Hồng Kông canh thức

Tú Anh, RFI, 05/06/2019

Lo âu cho chính tương lai của mình, tối thứ Ba 04/06/2019,dân Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát phong trào dân chủ Thiên An Môn cách nay 30 năm bằng đêm canh thức, tập hợp khoảng 180.000 người tại một công viên, theo số liệu của chính quyền được Asia News trích dẫn.

tian6

Hàng chục nghìn người dân Hồng Kông thắp nến tưởng nhớ nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn cách đây 30 năm, công viên Victoria, Hồng Kông, ngày 04/06/2019. Reuters/Tyrone Siu

Đám đông, tay cầm nến, đồng ca những bài tranh đấu, lắng nghe các nhân chứng, theo tường thuật của AFP. Từ 29 năm qua, năm nào, Hồng Kông cũng tổ chức lễ canh thức tưởng nhớ các nạn nhân bị chế độ độc tài thảm sát.

Ba mươi năm sau, những đoạn phim quân đội Trung Quốc nổ súng vào sinh viên phản kháng không khỏi gây xúc động và lo ngại. Một người từ Hoa lục tham dự cho biết : "Trung Quốc muốn xóa sự kiện, cấm sách báo nói đến, nhưng chúng tôi làm cho Thiên An Môn lưu truyền mãi mãi trong lịch sử".

Hồng Kông là lãnh địa duy nhất của Trung Quốc còn có thể tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn và tranh đấu cho nhân quyền.

Cũng theo AFP, đêm canh thức còn mang đầy ý nghĩa biểu tượng trong bối cảnh bản thân người dân Hồng Kông phải nỗ lực tranh đấu cho các quyền tự do của mình đang bị Bắc Kinh tìm cách bóp nghẹt dần dần.

Theo hiệp định trao trả nhượng địa ký kết giữa Luân Đôn và Bắc Kinh năm 1997, Hồng Kông được bảo đảm các quyền tự do cho đến 2047. Nhưng chính quyền Hồng Kông, nằm trong tay phe thân Bắc Kinh đang chuẩn bị một dự luật cho phép dẫn độ "nghi phạm Hồng Kông"sang Hoa lục xét xử. Dự luật này bị giới kinh tế và luật gia phản đối kịch liệt.

Ban tổ chức hy vọng, đêm tưởng niệm Thiên An Môn, sẽ tạo thêm thanh thế cho cuộc tuần hành chống dự luật dẫn độ vào Chủ Nhật 09/06. Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ lợi dụng dự luật này để truy bắt những nhà tranh đấu dân chủ.

Từ khi Tập Cận Bình nắm quyền, rất nhiều công dân Hồng Kông bị mất tích bí ẩn để rồi sau đó xuất hiện trên truyền hình nhà nước Trung Quốc theo kịch bản "thành khẩn khai báo và tự nguyện xin ra tòa".

Tú Anh

*******************

Thiên An Môn trong những ca khúc nhạc rock bị cấm tại Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 05/06/2019

Suốt 30 năm, sự kiện Thiên An Môn trở thành cụm từ "húy" tại Trung Quốc. Càng đến ngày 04/06 kỉ niệm vụ thảm sát những người đấu tranh đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, bộ máy kiểm duyệt Trung Quốc càng hoạt động hết công suất. Âm nhạc không phải là trường hợp ngoại lệ !

tian7

Ca sĩ nhạc rock Trung Quốc Lý Chí (Li Zhi) trong một buổi biểu diễn. Ảnh chụp màn hình YouTube. RFI tiếng Việt

Lý Chí (Li Zhi), một ca sĩ nổi tiếng trong làng nhạc rock Trung Quốc, biến mất một cách bí ẩn từ tháng 02/2019 mà theo một bài viết của AP ngày 03/06, "những nghệ sĩ dám nói về Thiên An Môn bị đẩy vào bóng tối". Sau hai ca sĩ nhạc rock đàn anh Thôi Kiện (Cui Jian) và Hà Dũng (He Yong), Lý Chí dám đề cập về vụ thảm sát Thiên An Môn trong một số bài hát của mình.

Vẫn hãng tin AP, vào đầu tháng 04/2019, đưa tin "Một nghệ sĩ bị Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Tứ Xuyên cấm lưu diễn 23 buổi" trên địa bàn tỉnh vì có "các hành động không phù hợp". Công chúng bắt đầu chú ý và liên hệ đến việc Lý Chí mất tích từ hồi tháng Hai sau khi anh đăng một tấm ảnh chụp đang được truyền nước trong một bệnh viện.

Theo Hermine Roumilhac, phóng viên của ban tiếng Hoa đài RFI, Lý Chí chỉ nổi tiếng và có ảnh hưởng trong giới nhạc rock tại Trung Quốc, nhưng chính nhờ lệnh cấm trên, ca sĩ sinh năm 1978 được công chúng biết đến nhiều hơn :

"Người ta khám phá ra rằng đây là một ca sĩ dấn thân và dám hát nhiều bài hát về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. Vì thế người ta cũng hiểu hơn về "các hành động không phù hợp" mà Lý Chí bị cáo buộc. Từ một ca sĩ không tên tuổi, Lý Chí bỗng trở thành một ngôi sao dù bị cấm biểu diễn ở Trung Quốc.

Như nhận xét của nhiều nhà báo, các biện pháp kiểm duyệt, cấm đoán của chính quyền Trung Quốc lại càng giúp các nghệ sĩ bị kiểm duyệt trở nên nổi tiếng hơn. Lý Chí là một trường hợp như vậy. Nếu không có quyết định kiểm duyệt trên, rất ít người biết rằng ca sĩ nhạc folk rock đã sáng tác nhiều ca khúc về sự kiện Thiên An Môn".

Ba bài hát gợi nhắc Thiên An Môn trong vòng kiểm duyệt

Ba bài hát của Lý Chí đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về Thiên An Môn thường được nhắc đến là Dân tộc không cần tự do, Quảng trường, Mùa Xuân 1990...

Trong bài thứ nhất Dân tộc không cần tự do, Lý Chí hát : 

"Một người anh em đến tìm tôi, mang tiền và những câu chuyện tới. Cậu ấy vừa cười vừa nói : dân tộc không cần tự do vì chúng ta đang sống trong thời kỳ đẹp nhất, trong giai đoạn đẹp nhất. Có những người thầm lặng theo dõi, lại có những người chồng chất hoài nghi về cuộc đời, nhưng tôi nghe thấy họ đồng thanh hô : Dân tộc không cần tự do".

Hermine Roumilhac nhấn mạnh : 

"Nếu như nghe kỹ lời bài hát và âm điệu, chúng ta thấy bài hát mang vẻ chế giễu, mỉa mai. Đó là lời nói đùa khi cho rằng "Dân tộc không cần đến tự do". Thực ra đó là cách Lý Chí nói rằng "người dân cần tự do".

Bài hát thứ hai, Mùa Xuân 1990, nhắc đến kỷ niệm một năm ngày mất của một nữ sinh 17 tuổi :

"Tối nay, chị gái của em, em nghĩ tới chị. Bạn bè của chị già đi, còn chị mãi ở tuổi 17".

Hermine Roumilhac cho rằng :

"Lời bài hát hẳn nhắc đến cái chết của một ai đó trên quảng trường Thiên An Môn. Đó là cách để thể hiện tình yêu đối với những người đến quảng trường rồi không trở về. Trong bài hát, Lý Chí không nói chính xác về chuyện gì nhưng người nghe có thể đoán được qua tựa đề bài hát Mùa Xuân 1990 rằng ai đó đã chết trên quảng trường Thiên An Môn".

Bài hát thứ ba, Quảng trường, trực tiếp nhắc đến quảng trường Thiên An Môn và phong trào sinh viên 1989. Lý Chí cố tình sử dụng những từ ngữ rất mạnh, gây sốc cho người nghe, nhưng để cảnh tỉnh thế hệ trẻ.

"Hôm nay, quảng trường này là mồ chôn tôi, bài hát này dành tưởng nhớ bạn. Bạn sẽ được giáo dục và bạn sẽ thành một người xấu, chỉ biết ăn, uống, tiểu tiện, đại tiện. Bạn sẽ như một con vật, sẽ không biết cứu những người đang dần chết".

Trong điệp khúc, có đoạn : 

"Giết nó đi ! Đâm cho nó thêm phát nữa ! Còn tôi, tôi không hề tin về điều này ! "Có thể là Lý Chí bắt chước giọng của một quân nhân quát những người biểu tình có mặt trên quảng trưởng Thiên An Môn.

Hermine Roumilhac kể tiếp :

"Trong một buổi biểu diễn, khi bắt đầu đến bài Quảng trường, một người nào đó trong thính phòng hét lên : "Gọi xe cứu thương ! Gọi cứu thương ngay !" Hình ảnh này làm liên tưởng tới đoạn video rất nổi tiếng về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, trong đó người ta thấy nhiều học sinh, sinh viên vừa kêu "Cứu thương ! Cứu thương !" vừa mang người bị thương đến các xe cấp cứu nhưng hẳn đó có người bị chết trước khi được cấp cứu".

Cả ba bài hát trên của Lý Chí xuất hiện vào khoảng năm 2015 và vẫn được hát trong các buổi biểu diễn nhỏ. Bỗng nhiên từ tháng 04/2019, tất cả các tài khoản mạng xã hội Weibo và WeChat của ca sĩ bị đóng. Các trang nghe nhạc trực tuyến xóa hết tất cả các bài hát của Lý Chí… không để lại bất kỳ dấu vết nào như Lý Chí chưa từng tồn tại. Hermine Roumilhac giải thích :

"Vì vào đúng đợt 30 năm sự kiện Thiên An Môn, hoặc là vì ca sĩ bị ai đó tố cáo, hoặc do Lý Chí bắt đầu có chút tiếng tăm. Nếu như chỉ hát trên sân khấu nhỏ khoảng 30 người, ca sĩ không có vẻ gì là nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Nhưng giới trẻ bắt đầu biết đến anh. Ca sĩ nhạc rock có ít nhiều ảnh hưởng đến giới trẻ.

Trong một đoạn video mà tôi xem được, một số thanh niên đến xem Lý Chí biểu diễn, họ nói là nhờ Lý Chí, họ học được cách hiểu cuộc sống. Họ ủng hộ anh vì Lý Chí giúp họ nhận ra cuộc sống thực. Đúng là nhờ sự chân thành, với những ca từ trong bài hát của mình, Lý Chí dần trở thành người quan trọng đối với những người ủng hộ anh".

30 năm Thiên An Môn, 30 năm nhạc rock bị cấm ở Trung Quốc

Xuất hiện tại Trung Quốc vào thời kỳ cải cách kinh tế trong những năm 1980 sau 10 năm khổ nhục dưới thời Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976), nhạc rock gắn liền với một phần lịch sử Trung Quốc. Hermine Roumilhac giải thích tiếp :

"Có nhiều người đi nước ngoài về hoặc sinh viên nước ngoài đến Trung Quốc du học đã mang vào đất nước nhiều dòng nhạc nước ngoài. Vì thế, trong các trường đại học, sinh viên được tiếp xúc với nhạc rock và bắt chước phong cách này, thành lập các nhóm nhạc rock. Ngay từ năm 1979 đã xuất hiện những nhóm rock đầu tiên trong nhiều trường đại học ở Bắc Kinh (Wan Li Ma Wang, Bu Dao Weng), sau đó là nhiều nhóm rock khác (Dalu Yuedui của người nước ngoài)".

Trong một bài viết về "Lịch sử chính trị của dòng nhạc punk-rock Trung Quốc", nhà nghiên cứu Pháp Nathanael Amar nhận định nhạc rock trở thành công cụ phản kháng của sinh viên và thể hiện niềm hy vọng dân chủ cho cả một thế hệ trẻ.

Thôi Kiện (Cui Jian, sinh năm 1961), là một trong những ca sĩ dấn thân thể hiện khát khao tự do của giới trẻ. Được mệnh danh là "người đỡ đầu cho nhạc rock Trung Quốc", chính Thôi Kiện giúp nhạc rock trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc. Theo Hermine Roumilhac, các bài hát của anh rất nổi tiếng, trong đó phải kể đến bài Tôi chẳng có gì (1986), ghi dấu ấn trong làng nhạc rock Trung Quốc :

"Trong bài hát này, ông nói đến chuyện tình của một chàng trai và một cô gái. Chàng trai kể : "Tôi hỏi một cô gái, em có muốn đến với anh không ?". Cô gái cười trả lời tôi : "Ồ, anh chẳng có gì. Không tiền, không tự do !".

Thực ra, người ta có thể hiểu câu chuyện này theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa đen, đó là một câu chuyện tình, nhưng cũng có một số phân tích cho rằng "cô gái" trong bài hát được ví như Trung Quốc, kiểu : Tôi sẵn sàng cống hiến hết mình cho đất nước, nhưng đất nước lại nói rằng tôi chẳng có gì để trao cho đất nước, vì thế đất nước không cho tôi gì hết, kể cả tự do".

Qua những lời ca, Thôi Kiện gián tiếp thể hiện quan điểm của anh về cuộc sống và xã hội, về chính trị và tự do trong những năm 1980. Điều đặc biệt là Thôi Kiện đã hát ca khúc này, cùng với nhiều bài khác, trên quảng trường Thiên An Môn vào tháng 05/1989 khi phong trào sinh viên bắt đầu. Từ đó, Tôi chẳng có gì trở thành bài ca của cả một thế hệ trẻ Trung Quốc.

"Cũng từ đó, Thôi Kiện bị cấm, như nhiều nhóm nhạc rock khác. Lịch sử nhạc rock Trung Quốc chấm dứt cùng với sự kiện Thiên An Môn. Họ bị cấm biểu diễn trước công chúng. Vì thế, họ chỉ biểu diễn nhỏ lẻ trong những quán bar hoặc tại sân khấu tư nhân. Rất nhiều nhóm bị tan rã. Thôi Kiện tiếp tục hát nhưng bị cấm tổ chức những chương trình biểu diễn lớn".

Thu Hằng

**********************

Thiên An Môn : Mỹ hoàn toàn thất vọng về nhân quyền tại Trung Quốc

Gia Hưng, RFI, 04/06/2019

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 03/06/2019, phát biểu rằng Hoa Kỳ hoàn toàn mất hy vọng về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, 30 năm sau sự kiện Thiên An Môn. Ông Pompeo đồng thời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và người Duy Ngô Nhĩ.

tian8

Một xe cảnh sát trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 04/06/2019. Reuters/Thomas Peter

Theo hãng tin AFP, trong bài phát biểu đánh dấu ngày tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn cách nay 30 năm, ngoại trưởng Mỹ ca ngợi "phong trào biểu tình rất anh hùng" vẫn còn có tiếng vang trong lòng "những người yêu tự do trên thế giới".

Ông Pompeo nói thêm : "Trong những thập niên sau đó, Hoa Kỳ đã hy vọng rằng việc Trung Quốc hòa nhập với cộng đồng quốc tế sẽ dẫn đến một xã hội cởi mở, bao dung hơn. Thế nhưng, các hy vọng đó đã sụp đổ". Ngoài ra, lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc tới nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và tố cáo chính quyền Bắc Kinh "đang dần dần xóa bỏ phong tục, văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ và đạo Hồi". Ông kêu gọi trả tự do cho bất kỳ ai bị bắt vì "mong muốn hành xử những quyền tự do cơ bản".

Chính quyền Trung Quốc đã phản đối gay gắt phát biểu của ngoại trưởng Mỹ. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng ông Pompeo chủ ý tấn công hệ thống chính trị, bôi nhọ tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Trung Quốc", và xét cho cùng thì "những phát ngôn lố bịch này sẽ bị ném bỏ vào thùng rác của lịch sử". Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng đưa ra hàng loạt lập luận bác bỏ từng phát biểu của ông Pompeo, và cho rằng "nhân quyền tại Trung Quốc đang ở thời kỳ tốt nhất từ trước tới giờ".

Gia Hưng

******************

Thiên An Môn : 30 năm sau, chính quyền Trung Quốc vẫn sợ

Tú Anh, RFI, 04/06/2019

Cách nay 30 năm, cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn bị đàn áp đẩm máu. Sự kiện chế độ huy động quân đội nổ súng vào thanh niên là bằng chứng Đảng cộng sản Trung Quốc cố bám quyền lực bằng mọi giá và không dung thứ hay hòa giải với mọi khuynh hướng cải cách ở trong hay ngoài đảng. Ba mươi năm sau, họ vẫn còn nơm nớp lo sợ.

tian9

Trên quảng trường Thiên An Môn ngày 16/05/2019. Reuters/Thomas Peter

Kiểm duyệt mạng xã hội, câu lưu các nhà hoạt động nhân quyền, ngăn chận tự do thông tin : chính phủ Trung Quốc áp đặt một bức màn sắt nhân 30 năm vụ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn. Tưởng niệm nạn nhân bị quân đội đàn áp đêm mùng 03 rạng sáng mùng 04 tháng sáu năm 1989 là một điều cấm kỵ tại Trung Quốc.

AFP đương cử hai trường hợp cụ thể xảy ra vào sáng nay : một phóng viên của hãng tin Pháp muốn đến quảng trường Thiên An Môn thu hình lễ thượng kỳ mỗi ngày đã bị công an chận lại. Một phóng viên khác thuê phòng khách sạn có cửa sổ nhìn ra quảng trường bị đổi phòng vào phút chót với lý do phải sơn sửa lại.

Ai cũng có thể là kẻ thù

Bầu không khí còn căng thẳng hơn vì năm 2019 không phải chỉ có sự kiện 30 năm Thiên An Môn, mà còn trùng hợp với sinh nhật 70 năm chế độ Cộng sản, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ. Hàng loạt công dân bị xem là thuộc loại "nhạy cảm" bị đưa ra khỏi thủ đô. Trong số này có luật sư nhân quyền Phố Chí Cường, cựu giáo sư Đinh Từ Lâm, người phụ nữ đứng đầu hiệp hội các bà mẹ mất con trong vụ đàn áp 1989, nhà báo Cao Du, hay ông Bào Đồng, cựu thư ký của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương, dù đã 86 tuổi, vẫn bị canh chừng 24 giờ trên 24 giờ.

Tuy huy động mọi biện pháp khống chế toàn diện, chính quyền Trung Quốc vẫn không yên tâm. Các phương tiện truyền thông hoàn toàn im lặng, trừ một bài trên Hoàn Cầu Thời Báo biện minh cho cuộc thảm sát, nhưng bằng tiếng Anh. Còn tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phượng Hòa ở Singapore, cũng để biện minh cho quyết định dùng vũ lực, không được loan tải hay trích dẫn tại Hoa lục.

Trong biến cố lịch sử phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh, sinh viên và công nhân Trung Quốc hưởng ứng xu hướng cải cách trong đảng với hai nhân vật biểu tượng là tổng bí thư Hồ Diệu Bang và người kế nhiệm là Triệu Tử Dương. Cuối cùng là Hồ Diệu Bang bị cách chức và chết vì lên cơn đau tim. Triệu Tử Dương sau đó cũng bị phe Lý Bằng và Đặng Tiểu Bình cáo buộc "nhu nhược" và cách chức.

Theo nhận định của Bào Phác, con trai của nhà ly khai Bào Đồng, mà một thời là cánh tay mặt của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương, sau cuộc đàn áp đẩm máu và truy bức đó, người dân Hoa lục không còn chấp nhận rủi ro xuống đường đòi dân chủ. Nhưng chế độ vẫn luôn cảm thấy bị đe dọa và không ngừng tăng cường các biện pháp khống chế xã hội.

Cả nước bị theo dõi

Một nhà tranh đấu có kinh nghiệm tù đày cho biết là Đảng cộng sản tấn công vào bất cứ người nào bị xem là mối đe dọa cho chế độ. Xu hướng này tăng tốc kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Hơn 200 luật sư và nhà hoạt động bị bắt trong năm 2015 là một bằng chứng.

Nạn nhân được quốc tế biết đến nhiều nhất là Lưu Hiểu Ba, người chủ xướng "Hiến chương 2008", khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, chết vì bệnh ung thư gan vào năm 2017, vài ngày sau khi tạm ra khỏi nhà tù.

Biện pháp khống chế mới nhất là thiết lập mạng camera nhận diện và thu âm phát hiện quan điểm "trái luồng".

Câu hỏi then chốt là chính sách trấn áp từ trong trứng nước có mang lại kết quả tuyệt đối hay không ? Trả lời Le Figaro, một giáo sư đại học Thanh Hoa, nguyên là sinh viên Thiên An Môn, e rằng Tập Cận Bình, với quy chế "hoàng đế mãn đời" sẽ tung ra một cuộc "cách mạng văn hóa" mới, lần này nhằm khống chế thành phần trí thức, học giả.

Trái lại, nhà hoạt động công đoàn Hàn Đông Phương, tị nạn ở Hồng Kông, tỏ ra lạc quan. Sự kiện trong năm 2017, hơn 50 sinh viên ban triết học Mác bị bắt giam vì tội đem "kiến thức" ra giúp công nhân thành lập công đoàn là dấu hiệu cho thấy thế hệ trẻ ở Hoa lục không phải ai cũng bị khẩu hiệu "làm giàu trước đã" đánh lừa.

Tú Anh

********************

Các nhà ly khai Trung Quốc nhìn lại Thiên An Môn 30 năm sau

Thanh Phương, RFI, 04/06/2019

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi những chiếc xe tăng của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc nghiền nát phong trào biểu tình phong trào đòi dân chủ của sinh viên Bắc Kinh, các nhà ly khai Trung Quốc nhìn lại sự kiện này như thế nào ? Hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe ý kiến của một số người.

tian10

Hàng trăm ngàn người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn ngày 17/05/1989. Reuters/Ed Nachtrieb

Trên đài RFI, nhà văn Thái Sùng Quốc (Cai Chongguo), một sinh viên từ Vũ Hán lên thủ đô tham gia phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh, nhớ lại không khí lạc quan vào thời ấy :

"Sau vụ thảm sát, người ta cho đó là những sinh viên mơ đến nền dân chủ và chỉ muốn lật đổ chế độ cộng sản. Sự thật không phải như thế. Đa số sinh viên chỉ đòi những cải tổ. Chúng tôi đã tin rằng đảng, các lãnh đạo và nhà nước sớm muộn gì cũng sẽ lắng nghe chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn cải tổ chính trị, chứ không làm cách mạng.

Vào năm 1989, chúng tôi có phần nào lạc quan, vì đã có một cải tổ chính trị, đã có một cải tổ kinh tế rộng lớn. Kể từ những năm 1978-1979, Đặng Tiểu Bình đã từ bỏ chính sách của Mao Trạch Đông, ông ấy đã mở cửa Trung Quốc, đưa tư bản nước ngoài vào, cho phép người dân lập công ty.

Giới sinh viên chúng tôi nghĩ rằng một lãnh đạo Cộng Sản như Đặng Tiểu Bình đã tiến hành những cải tổ kinh tế triệt để, như vậy ông ấy có thể tiến hành luôn cải tổ chính trị. Thế mà cuối cùng ông ấy lại bắn vào sinh viên. Chẳng khác gì ông nội bắn vào những đứa cháu của mình".

Là một trong những lãnh đạo phong trào Thiên An Môn cách đây 30 năm, nhà bất đồng chính kiến hiện sống lưu vong Ngô Nhĩ Khai Hy (Wu’er Kaixi) không giấu vẻ cay đắng :

"Vào năm 1989, chúng tôi đã rất hy vọng, nhưng rốt cuộc phong trào lại kết thúc với một vụ thảm sát. Trong 30 năm qua, tôi đã phải sống lưu vong, nhưng tôi không muốn mất hy vọng. Tuy vậy, thế hệ trẻ hiện nay rất khó mà huy động lực lượng để chiếm quảng trường Thiên An Môn một lần nữa, bởi vì trong thời gian qua, chính phủ Trung Quốc đã trở thành một trong những chế độ toàn trị và tàn bạo nhất trong lịch sử thế giới.

Tôi lên án thế giới và nhất là phương Tây đã giúp cho Trung Quốc trở thành một chế độ như thế. Hiện nay ta có thể tự hỏi không biết nhân dân Trung Quốc có dám nổi dậy lần nữa hay không, nhưng ai cũng thấy là tình hình bây giờ khó khăn hơn rất nhiều. Phương Tây có lỗi một phần và lẽ ra phải thúc đẩy Trung Quốc đi theo con đường dân chủ.

Thế mà trong 30 năm qua, cộng đồng quốc tế lại đối xử với Trung Quốc như là với một chính phủ có trách nhiệm. Vào thời đó, chúng tôi nghĩ rằng, đối thủ của chúng tôi, tức nhà nước, sẽ chọn đi theo con đường đúng đắn. Chúng tôi tin tưởng như thế, chúng tôi tin tưởng như thế. Nhưng rất đáng buồn là chế độ này đã chọn phương án tệ hại nhất cho Trung Quốc".

Về phần nhà thơ Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu), trả lời phỏng vấn RFI, ông đưa nhận định :

"Vụ thảm sát Thiên An Môn đã là điểm khởi đầu của mọi tiến triển của Trung Quốc trong 30 năm qua. Chính vì vậy mà rất cần nhớ lại sự kiện này. Chúng ta cần phải nhớ rằng vào lúc đó một viên tướng đã nói với Đặng Tiểu Bình điều này : "Giết 200 ngàn người sẽ mang lại cho chúng ta 20 năm ổn định".

Tôi nghĩ là ông đã hiểu quá rõ chế độ này và chúng ta cũng vậy, cũng cần phải hiểu điều đó. Rồi người dân và chính phủ đã thỏa thuận với nhau như thế này : các người có thể làm bất cứ điều gì, kể cả làm giàu, nhưng các người sẽ không có tự do ngôn luận, lẫn nhân quyền và dân chủ.

Nói như thế chẳng khác gì : Chúng tôi đã nổ súng và việc này là hoàn toàn đúng đắn. Cần phải đàn áp để duy trì chế độ hiện hành. Và đúng là chính phủ vẫn tiếp tục nghĩ như thế : Nếu không có vụ thảm sát Thiên An Môn, sẽ không có một đất nước Trung Quốc thịnh vượng, với những thành công kinh tế như hiện nay.

Tóm lại, phương Tây đã không thể xuất khẩu nền dân chủ của họ sang Trung Quốc, nhưng bây giờ có nguy cơ là Trung Quốc xuất khẩu chế độ toàn trị của mình sang các nước khác trên thế giới".

"Trung Quốc tiếp tục chối bỏ Thiên An Môn, nhưng chúng tôi sẽ không để thế giới lãng quên", đó là đề tài một bài viết của ông Hà Tiểu Thanh (Rowena Xiaqing He) đăng trên tờ nhật báo Anh The Guardian ngày 03/06/2019. Hà Tiểu Thanh là tác giả cuốn sách "Những người Thiên An Môn lưu vong : Những tiếng nói đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc" (Tiananmen Exiles : Voices of the Struggle for Democracy in China)

Tác giả bài viết kể lại câu chuyện của Liane, một sinh viên từ Hồng Kông sang Bắc Kinh để ủng hộ các cuộc biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn. Vào đêm 03/06/1989, khi 200 ngàn binh lính Trung Quốc tàn sát những thường dân trong tay không một tấc sắt, Liane đang đứng kế bên Viện Bảo tàng Cách mạng Trung Quốc, nằm ở một góc của quảng trường. Cô đã bất tỉnh sau khi không thể ngăn được một thanh niên liều chết xông về phía các binh lính. Người Liane dính đầy máu của thanh niên này.

Khi Liane tỉnh dậy, những người xung quanh định đưa cô lên xe cứu thương, nhưng khi biết rằng Liane không bị thương, một nữ bác sĩ tuổi trung niên bèn nắm tay cô và nói : "Này cháu, cháu nên trở về Hồng Kông, cháu cần phải sống để nói cho thế giới biết rõ chính phủ của chúng tôi đêm nay đã đàn áp chúng tôi như thế nào".

Theo Hà Tiểu Thanh, do lúc đó công dân Hồng Kông còn được hưởng các quyền tự do trước khi vùng lãnh thổ này được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, cho nên người dân Bắc Kinh đã hy vọng là những người như Liane sẽ là nhân chứng dùm cho họ. Mà đúng như thế : Vào đêm hôm ấy, đa số người dân Trung Quốc cứ lo rằng máu đã đổ một cách vô ích.

Tác giả bài viết nhắc lại rằng, trong 30 năm qua, chế độ Bắc Kinh đã sử dụng bộ máy nhà nước để xóa bỏ hoặc bóp méo ký ức về hai ngày 03 và 04/06. Ban lãnh đạo của thời kỳ hậu Thiên An Môn mô tả phong trào này là một âm mưu của phương Tây nhằm làm suy yếu và chia rẽ Trung Quốc, đồng thời biện minh cho cuộc đàn áp của quân đội là cần thiết cho sự ổn định và thịnh vượng của đất nước.

Nhưng những người sống sót và gia đình các nạn nhân vẫn bác bỏ quan điểm chính thức nói trên. Chính vì vậy mà những người mẹ vẫn không được phép mở miệng để công khai khóc than cho con mình, và yêu cầu của họ đòi mở điều tra độc lập để khôi phục sự thật và công lý vẫn luôn bị khước từ.

Đối với Hà Tiểu Thanh, "di sản của Thiên An Môn không chỉ thuộc về Trung Quốc hay nhân dân Trung Quốc, mà là của cả thế giới. Nỗi khao khát tự do, công lý, sự thật của nhân loại là không biên giới. Cuộc đàn áp ngày 04/06 đã phá vỡ cái nền tảng chung đó của nhân loại. Chính vì vậy mà trong suốt ba thập niên qua, các thành phố lớn trên thế giới vẫn tưởng niệm sự kiện này".

Cũng trên nhật báo The Guardian, nghệ sĩ và cũng là nhà hoạt động chính trị Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) thẳng thừng lên án phương Tây đồng lõa trong việc che giấu sự kiện Thiên An Môn trong 30 năm qua. Ông Ngải Vị Vị nhắc lại rằng 30 năm sau, vụ thảm sát này vẫn chính thức được gọi là "Sự cố Bốn tháng Sáu" và chính phủ sử dụng đủ mọi cách để trấn áp, bắt bớ và giam cầm bất cứ ai nói đến "Bốn tháng Sáu".

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị nhấn mạnh : "Những gì xảy ra ngày 4 tháng 6 không chỉ là vấn đề của riêng Trung Quốc. Đó không chỉ là một sự kiện đã xảy ra cách đây 30 năm. Sự bất công không có thời hạn. Nó vẫn ám ảnh chúng tôi và tác động đến suy nghĩ của chúng tôi cho đến khi nào công lý được thực thi. Nhưng dung thứ sự bất công và bóp méo thông tin là một hành động khuyến khích và đồng lõa. Chính sự dung thứ này khiến cho các chế độ toàn trị thoải mái vượt qua những lằn ranh đỏ. Đó chính là điều đã xảy ra sau sự kiện "Bốn tháng Sáu", khi phương tây viện cớ rằng xã hội Trung Quốc sẽ trở nên dân chủ hơn sau khi trở nên giàu hơn. Trung Quốc nay đã trở nên thịnh vượng hơn và hùng mạnh hơn trên trường quốc tế, nhưng vẫn chưa phát triển thành một quốc gia dân chủ đa nguyên. Chế độ này vẫn tiếp tục bác bỏ mọi giá trị căn bản : công bằng xã hội, cạnh tranh bình đẳng và tự do. Tất cả chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho sự thất bại này".

Thanh Phương

Quay lại trang chủ
Read 612 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)